- Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học
Bốn quan niệm về
hiện đại hóa trong văn học:
1.1. Hiện đại hóa
được hiểu như sự vận động lịch đại của văn học, cái sau mới hơn cái trước, khác
cái cũ trước đó. Như vậy, hiện đại hóa là một quá trình diễn ra liên tục không
ngừng.
1.2. Hiện đại hóa
được xem như một quá trình mà văn học bắt đầu có được đặc điểm, tính chất của
văn học ngày nay. Theo đó, hiện đại hóa đồng nghĩa với đương đại.
1.3. Hiện đại hóa
như một quá trình gia nhập vào quỹ đạo chung của các nền văn học đã được quốc
tế hóa, tức quá trình hội nhập vào dòng chảy của các nền văn học tiên tiến
đương đại trên thế giới (Phương Tây hóa).
1.4. Hiện đại hóa
như một chuỗi tiến bộ nghệ thuật, một sự vận động từ thấp lên cao, từ dở đến
hay theo phạm trù giá trị.
Quan niệm phổ biến về hiện đại hóa trong văn học Việt Nam :
Hiện đại hóa văn học là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống
thi pháp văn học Trung đại để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình
của văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp), nhằm hội nhập với nền văn học
hiện đại thế giới.
Đặc trưng thi pháp văn học Trung đại:
- Cao nhã (thể hiện
ở: mục đích sáng tác, tác giả, công chúng, truyền bá, hình tượng, ngôn ngữ…)
- Quy phạm (quan
niệm và sử dụng các thể loại văn học; sử dụng văn liệu theo mô tip, công thức…)
- Ước lệ trở thành
nguyên tắc, chuẩn mực . Từ đó dẫn đến tính uyên bác, cách điệu hóa; tính sùng
cổ và tính phi ngã.
(Xem thêm: Lê Trí
Viễn, Đặc trưng văn học Trung đại Việt Nam )
2. Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu từ bao giờ?
2.1. Có các ý kiến khác nhau:
-
Phạm Thế
Ngũ (Việt Nam văn học sử
giản ước tân biên), Thanh Lãng (Bảng lược đồ văn học Việt Nam ): từ 1862.
-
Các nhà
nghiên cứu ở miền Bắc (Giáo trình trước 1975): coi văn học 30 năm đầu thế kỷ XX
là thời kỳ cận đại, còn văn học hiện đại bắt đầu từ khoảng 1930 hoặc 1932.
=> Hiện nay, các ý kiến tạm thống nhất coi văn học
hiện đại Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XX, trong đó, 30 năm đầu thế kỷ XX được xem
là giai đoạn giao thời, chuyển tiếp từ phạm trù trung đại sang hiện đại. Sự
phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối chứ không phải là một lát cắt rạch ròi
về thời gian.
2.2. Những tiền đề kinh tế, xã
hội và văn hóa Việt Nam
đầu thế kỷ XX đáp ứng yêu cầu HĐH văn học
-
Hình
thái kinh tế, xã hội thay đổi từ XH Phong kiến sang XH tư bản dưới hình thức
thuộc địa, từ đó dẫn đến sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ làm thay đổi ý thức xã
hội (ý thức hệ PK ko còn địa vị độc tôn, bên cạnh còn xuất hiện ý thức hệ TS,
VS).
-
Sự hình
thành đội ngũ nhà văn và công chúng văn học mới khác thời Trung đại do tiếp xúc
với Phương Tây về tư tưởng, học thuật, văn hóa, văn học (trí thức Tây học, TTS,
thị dân, HS, SV…). Cái mới đó là sự thức tỉnh y thức cá nhân.
-
Tính
chất chuyên nghiệp hóa của hoạt động sáng tác văn học (viết văn là một nghề
kiếm sống, tác phẩm là hàng hóa để kinh doanh, đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp).
-
Có các
phương tiện hỗ trợ cho hoạt động sáng tác, giới thiệu, truyền bá tác phẩm (nhà
in, nhà XB, báo chí…)
-
Có chữ quốc
ngữ dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.
3. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra như
thế nào?
3.1. Từ Dịch thuật, mô phỏng, phóng tác các
tác phẩm văn học nước ngoài đến tự sáng tác (dịch tiểu thuyết Tàu, Pháp, Anh,
Nga... )
3.2. Hiện đại hóa cả nội dung và
hình thức. Nội dung thay đổi đòi hỏi hình thức cũng phải thay đổi theo.
3.3. Khó khăn, quanh co, phức tạp.
4. Các giai đoạn của văn học hiện đại Việt Nam
-
30 năm
đầu thế kỷ XX: chuẩn bị, chuyển tiếp, giao thời giữa VH trung đại và VH hiện đại.
-
1930 –
1945: Hoàn thiện một chu trình hiện đại, đạt nhiều thành tựu, hội nhập văn học
thế giới. Xu hướng vận động bao trùm là hiện đại hóa.
-
1945 –
1975: Do chiến tranh, VH vận động theo hướng quần chúng hóa và cách mạng hóa.
-
Sau
1975: Văn học bước vào thời “hậu hiện
đại”, vận động theo hướng dân chủ hóa.
* Văn học đổi mới hiện đại được thể hiện như thế nào ?
- Về
nội dung
-
Văn học
in đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn.
-
Con
người cá nhân đòi khẳng định một cách sôi nổi, khẩn thiết trên tinh thần nhân
bản.
-
ko bị
giới hạn đề tài. Cuộc sống muôn màu cũng như thế giới nội tâm con người được
phản ánh chân thực, đa dạng và phong phú.
( So sánh với văn học Trung
đại)
2. Về hình thức:
-
Ngôn
ngữ: dùng chữ quốc ngữ mang tính cá thể hóa gắn với đời thường, diễn đạt tinh tế
hiện thực khách quan và thế giới tâm hồn con người, mang bản sắc dân tộc (ly
khai văn biền ngẫu; ít dùng điển tích, điển cố; phá bỏ ước lệ…).
-
Thể loại
phong phú, bậc thang giá trị các thể loại thay đổi, văn xuôi nghệ thuật chiếm
ưu thế. Nhiều thể loại mới, chất lượng nghệ thuật cao (Thơ tự do, Phóng sự,
tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, lý luận phê bình VH…).
-
Thơ ca
từ bỏ thi pháp trung đại nhằm thể hiện khát vọng thành thật của cái “tôi” cá
nhân muôn hình, muôn vẻ.
-
Tiểu
thuyết, truyện ngắn từ bỏ kết cấu truyền thống (coi trọng cốt truyện, kể tả
theo thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu); lấy nhân vật làm trung tâm, chú
trọng XD nhân vật, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lý. Con người bé nhỏ, cái
đời thường vào VH như một đối tượng thẩm mĩ.