Tuesday, June 16, 2015

Quy luật vận động của VHVN giai đoạn 1930 -1945 - Nguyễn Văn Hai

Standard


1.  Sự vận động của VHVN là quá trình vận động của sự thoát ly mạnh mẽ , từ bỏ hệ thống thi pháp cổ => hướng tới một hệ thống thi pháp mới ( có sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây ). Tóm lại, Quy luật vận động của VHVN 1930 -1945 là tập trung thực hiện quá trình hiện đại hóa trong văn học.

2. Hiện đại hóa được hiểu theo các ý như sau:
Bốn quan niệm về hiện đại hóa trong văn học:
- Hiện đại hóa được hiểu như là sự vận động lịch đại của văn học, cái sau mới hơn cái trước, khác cái cũ trước đó. Nó được hiểu là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng, như một dòng chảy lịch đại.
- Hiện đại hóa là quá trình khi văn học bắt đầu có được đăc điểm tính chất như văn học ngày hôm nay. như vậy hiện đại hóa đồng nghĩa với đương đại.
- Hiện đại hóa như một quá trình ra nhập vào quỹ đạo chung của các nền văn học đã được quốc tế hóa. Tức là quá trình hội nhập vào dòng chảy các nền văn học tiên tiến đương đại phương Tây, nên còn gọi là phương Tây hóa.

- Hiện đại hóa như một chuỗi tiến bộ nghệ thuật, một sự vận động từ thấp lên cao từ dở đến hay theo phạm trù giá trị.
=> Bốn quan niệm này đan xen và trùng nhau.
Quan niệm phổ biến về hiện đại hóa trong văn học Việt Nam: Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình của văn học phương Tây ( chủ yếu là văn học Pháp) nhằm hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

Đổi mới về nội dung
-  Văn học in đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn.
-  Con người cá nhân đòi khẳng định một cách sôi nổi, khẩn thiết trên tinh thần nhân bản.
-  Không  bị giới hạn đề tài. Cuộc sống muôn màu cũng như thế giới nội tâm con người được phản ánh chân thực, đa dạng và phong phú.
  ( So sánh với văn học Trung đại)
- Vượt qua tính uyên bác cách điệu hóa: Không phải là kiểu tích cú tầm chương của văn học Trung Đại với hàng loạt các điển tích điển cố khó hiểu khó nhớ, thay vào đó sự sáng tạo với vốn hiểu hiết sâu rộng và tư duy mang tính triết lý cao.
Phá bỏ tính phi ngã, sùng cổ với cả một hệ thống các tiêu chuẩn, quy ước đã chuẩn mực đánh giá cho các giá trị đời sống: Nói đến vua hiền phải ví như Nghiêu, Thuấn; nói đến sức mạnh phải nói như Hạng Vũ; nói đến trí tuệ phải kể như Gia Cát,... Cả đời phấn đấu chỉ để cố cho bằng được cổ nhân, cho nên không bao giờ vượt qua cái bóng cổ nhân để có sự sáng tạo mới mẻ của riêng mình. Đã đến lúc phải đưa văn học thoát ra cái cực đoan này, để tránh sự nhàm chán khô cứng, nhất phiến xưa nay.


Đổi mới về hình thức:
- Ngôn ngữ: dùng chữ quốc ngữ mang tính cá thể hóa gắn với đời thường, diễn đạt tinh tế hiện thực khách quan và thế giới tâm hồn con người, mang bản sắc dân tộc (ly khai văn biền ngẫu; ít dùng điển tích, điển cố; phá bỏ ước lệ…).
- Thể loại phong phú, bậc thang giá trị các thể loại thay đổi, văn xuôi nghệ thuật chiếm ưu thế. Nhiều thể loại mới, chất lượng nghệ thuật cao (Thơ tự do, Phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, lý luận phê bình VH…).

- Tiểu thuyết, truyện ngắn từ bỏ kết cấu truyền thống (coi trọng cốt truyện, kể tả theo thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu); lấy nhân vật làm trung tâm, chú trọng XD nhân vật, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lý. Con người bé nhỏ, cái đời thường vào VH như một đối tượng thẩm mĩ.
- Phá bỏ hệ thống ước lệ của văn học cổ điển. Khuynh hướng hiện đại hóa đã chi phối việc chọn lựa đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng, cốt truyện, thi pháp, việc sử dụng các hình thức tu từ, mỹ từ và ngôn ngữ văn học nói chung
=> Bước đầu văn học phải thay đổi về mặt nội dung tư tưởng cũng như mục đích sáng tác. Sau đó có những tìm tòi sáng tạo về mặt nghệ thuật, đặt nền móng xây dựng hệ thống thi pháp hiện đại. Văn học phải thể hiện tiếng nói cá nhân, tự do dân chủ, phải được quốc ngữ hóa, đại chúng hóa và chuyên nghiệp hóa. 
Thơ ca từ bỏ thi pháp trung đại nhằm thể hiện khát vọng thành thật của cái “tôi” cá nhân muôn hình, muôn vẻ.