Câu
1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"
Ngữ
nghĩa của từ văn hóa:
-
Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.
-
Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc
-
Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.
Câu
2. Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh",
"văn hiến", "văn vật".
Văn
hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn
minh: nền văn hóa phát triển ở mức độ cao (đặc trưng), nó có những đặc trưng
cho cả một xã hội rộng lớn, một thời đại và cả nhân loại.
Văn
hiến: là những truyển thống văn hóa lâu đời còn lưu giữ được.
Văn
vật: truyển thống văn hóa biểu hiện ở các giá trị vật chất như nhân tài và di
tích, công trình, hiện vật.
Văn
vật
|
Văn
hiến
|
Văn
hóa
|
Văn
minh
|
Thiên
về giá trị
Vật
chất
|
Thiên
về giá trị
tinh
thần
|
Chứa
cả giá trị vật chất và tinh thần
|
Thên
vể giá trị vật chất - kĩ thuật
|
Có bề dày lịch sử
|
Chỉ
trình độ phát triển
|
||
Có tính dân tộc
|
Có
tính quốc tế
|
||
Gắn bó nhiều hơn
với phương Đông nông nghiệp
|
Gắn
bó nhiều hơn với phương Tây đô thị
|
Câu
3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay
Văn
hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội.
Câu
4. Nêu
một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.
1. Văn hóa học
-
Là khoa học nghiên cứu về các vấn đề vă hóa của một địa phương, dân tộc hay cả
nhân loại
2. Các chuyên nghành.
-
Văn hóa đại cương (vấn đề văn hóa)
- Địa
lý văn hóa (nghiên cứu dưới góc độ đất đai)
- Lịch
sử (nghiên cứu trong tiến trình lịch sử)
-
Cơ sở (một nền văn hóa bao gồm sử và địa văn hóa, bảo tồn và phát triển văn
hóa)
-
Văn hóa là đặc trưng của con người nên phải được truền dạy và tiếp thu.
-
Văn hóa giúp cải thiện cuộc sống, tâm hồn ra khỏi những hệ lụy tầm thường của vật
chất. (không đồng nhất ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vần đề)
- Cần
có thái độ tôn trọng và khoan dung vì văn hóa là chìa khóa của sự hòa nhập.
Câu
5. Có
mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?
-
Có hai loại hình văn hóa nhân loại là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
và loại hình văn hoá gốc du mục.
Câu
6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông
nghiệp.
Văn
hóa du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, TQ
Văn
hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông TQ,
Okinawa, Bang Asem Ấn Độ..
-
Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á
và Siberia.
-
Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ
còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây.
Câu
7. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả
của nó.
Văn
hóa gốc du mục
|
Văn
hóa gốc nông nghiệp
|
-
Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó
phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn.
-
Sống du cư do tập tính chăn nuôi.
-
Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động.
|
-
Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông
ngòi, thuận tiện cho trồng trọt.
-
Sống định cư để trồng trọt.
-
Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang
tính chất trọng tĩnh
|
Câu 8. So sánh cách ứng xử với tự nhiên của
cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.
Văn
hóa gốc du mục
|
Văn
hóa gốc nông nghiệp
|
-
Í phụ thuộc vào thiên nhiên và không quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên.
-
nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó và hòa hợp với tự nhiên.
-
Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với
thiên nhiên.
-
Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên
|
-
Nghể trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư nên phụ thuộc vào thiên nhiên.
-
Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên.
-
Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ gìn môi trường sống.
-
Hòa hợp với tự nhiên
|
Câu
hỏi phụ:
vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người
phương Đông chúng ta?
-
Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa phần
các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn
nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.
-
Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy
hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân
VD:
các hành vi đốt rừng phòng hộ, săn bắt động vật rừng quy hiếm vv...
- Đối
với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên họ có
ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất cao,
-
Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự nhiên nên
cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.
-
Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.
Câu
9. So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân
du mục cùng những hệ quả của nó.
Văn
hóa du mục
|
Văn
hóa nông nghiệp
|
-
Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng
đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.
-
Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.
-
Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người
cai trị.
-
quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng.
|
-
Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ nữ.
-
Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách
nhiệm cung hình thành sớm.
-
Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, địa phương cục bộ.
|
Câu
hỏi phụ: tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi
cách ứng xử của văn hóa nông nghệp là trọng phụ nữ?
-
Truyền thống Việt Nam thì yếu tố xem trọng phụ nữ thể hiện rất rõ nét:
+
Phụ nữ cai quản kinh tế, tài chính trong gia đình, giáo dục con cái.
+
Vùng nông nghiệp ĐNA được phương Tây gọi là xứ sở mẫu hệ, điều này còn thể hiện
rõ ở chê độ mẫu hệ của các dân tộc ít người như Ede, Giarai ngày nay..
-
Tư tưởng coi thường phụ nữ vốn là do Trung Hoa truyền vào nước ta trong giai đoạn
Bắc thuộc.
-
Nước ta mới thoát khỏi thời đại phong kiến chưa lâu nên quan niệm này còn chậm
thay đổi.
Câu
10. So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả
của nó.
Văn
hóa gốc du mục
|
Văn
hóa gốc nông nghiệp
|
-
Trong lĩnh vực nhận thức thiên về lối tư duy phân tích ( theo lối khách quan,
lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển)
-
Chú trọng các yếu tố (sống thực dụng, thiên về vật chất)
-
Chấp hành nghiêm những quy định, trật tự, luật lệ xã hội mà tư duy đề ra.
|
-
Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp.
-
Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà nông nghiệp quan tâm không phải là yếu
tô riêng lẻ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng.
-
Tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú.
|
Câu
11. Trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa", từ "văn
hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn
hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào?
- Từ
"văn hóa" trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa" đề cập
đến khía cạnh đời sống tinh thần. Bởi vì khi ta nói đến kinh tế là nói đến phạm
trù vật chất, văn hóa ở đây gắn với khái niệm tinh thần.
-
Các phạm vi ngữ nghĩa của từ văn hóa:
+ Văn hóa được dùng theo nghĩa để chỉ học thức
(trình độ văn hóa).
+ Văn hóa được dùng để chỉ lối sống (nếp sống văn
hóa)
+ Theo nghĩa chuyên biệt thì nó còn chỉ trình độ
phát triển theo một giai đoạn nào đó (vă hóa Đông Sơn).
+ Nghĩa rộng của từ văn hóa bao gồm tất cả, từ những
sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động...
Câu
12. Trong
cụm từ "nền văn hóa dân tộc", từ "văn hóa" đề cập đến khía
cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những
phạm vi ngữ nghĩa nào?
- Từ
"văn hóa" trong cụm từ "nền văn hóa dân tộc" bao hàm cả hai
nghĩa là vật chất và tinh thần.
-
Đó là sự tổng hòa hai giá trị vật chất và tinh thần.
Câu
13. Tương
tự như câu 12 "trong cụm từ trình độ văn hóa"
-
Trình độ học vấn.
Câu
14. Văn
hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại?
Hiện nay, văn hóa du mục hiện hành tồn tại ở những khu vực nào?
-
Văn hóa gốc nông nghiệp phân bố điểm hình ở:
+ Phía Nam sông Dương Tử- TQ,.
+ tập trung nhiều nhất ở những vùng lúa nước Đông
Nam Á cổ bao gồm: Nam Trung Hoa, Okinawa của Nhật Bản và Bang Asem của Ấn Độ.
-
Vùng chuyển tiếp: từ Tây Nam Á qua Ấn Độ, Đông Bắc Á qua Xiberia.
-
Văn hóa gốc du mục còn ở phương Tây và vủng chuyển tiếp nhưng ngày nay văn hóa
gốc du mục điển hình tồn tại ở vùng chuyển tiếp.
Câu
15. Nêu
ví dụ về cách ứng xử trọng lí của cư dân gốc du mục và trọng tình của cư dân gốc
nông nghiệp trong đời sống xã hội hiện nay.
-
Trọng lý của cư dân gốc du mục:
+
Trong công việc khi giải quyết một vấn đề nào đó người phương Tây thường thuận
theo tính logic của vấn đề, sẵn sàng triệt hạ, phê phán người khác nếu quan điểm
của người đó không hợp lí.
VD:
Trong một cuộc họp nếu như cấp trên làm sai, cấp dưới sẵn sàng phên phán, tranh
cãi và triệt hạ quyết liệt để nhằm thể hiện cái tôi cá nhân, không nhún nhường
như người châu Á.
+ Về
mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo lối trọng tình. Có
nhiều câu ca dao đã nói lên điều này: một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.
Điều này dẫn đến hệ lụy là cư dân gốc nông nghiệp không tôn trọng pháp luật,
mang tâm lí "huề cả làng" để giải quyết mọi việc. VD: nền bóng đá Việt
Nam ngày càng đi xuống, các cấp lãnh đạo cứ đùn đẩy trách nhiệm để rồi cứ
"huề cả làng", chẳng giải quyết được vấn đề cho thỏa đáng.
Câu
16. Hiện
nay thuật ngữ "văn hóa Việt Nam" được trình bày theo những khuynh hướng
nào? Trong đó, khuynh hướng nào được giới khoa học ủng hộ nhiều nhất? Từ đó hãy
nêu định nghĩa văn hóa Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới
các quan niệm khác nhau:
·
Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa
Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
·
Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh
đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
·
Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc
gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa
tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó
phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm
thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt
Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn
hóa dân tộc.
Câu 17. Người ta thường dực
vào những tiêu chí nào đề định vị một nền văn hóa quốc gia/ dân tộc? Ở mỗi tiêu
chí ấy, cần quan tâm đến những vấn đề gì để có thể định vị một nền văn hóa? Cho
ví dụ về một trong số những tiêu chí đang đề cập.
- Các tiêu
chí để định vị văn hóa:
+ Điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái
+ Dân cư
+ Kinh tế
+ Hình thức tổ
chức cộng đồng
+ Sự giao lưu
và tiếp biến văn hóa.
Cần quan tâm
đến các yếu tố sau:
+ Điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái
+ Đặc điểm
dân cư
+ Đặc trưng
kinh tế
+ Thiết chế
xã hội và tổ chức đời sống cộng đồng, sự glvh.
VD: Nói đến
Việt Nam thì tiêu chí đầu tiên ta phải xét đến là dân cư. Việt Nam có 54 dân tộc
anh em cùng chung sống, một đất nước đa dân tộc, đa sắc màu và có truyền thống
chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất.
Câu 18. Cần dựa
vào những đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái để định vị
văn hóa Việt Nam? Tại sao?
Ta cần tìm hiểu
những đặc điểm về tọa độ, vị trí địa lý, sông ngòi, địa hình, khí hậu, tài
nguyên, thổ nhưỡng để có thể định vị một cách chính xác về văn hóa Việt Nam.
- Những đặc
điểm tự nhiên quy định về đời sống và những nét tính cách dân tộc
- Việt Nam
là bán đảo, diện tích 33 vạn km2, hơn 3000km bờ biển,
chỉ số duyên hải (ISCL) tính được lớn hơn 10,06.
- Địa hình dốc, mưa theo mùa, mạng lưới sông
ngòi dày đặc, bồi lấp không hoàn chỉnh, hay có úng lụt, tạo thành vùng sinh
thái có nhiều mặt nước chiếm chỗ.
- Khí hậu tương đối đa dạng, thuận lợi vì nóng ẩm,
có ích cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn: mưa,
lũ, bão, ẩm, dịch bệnh..
- Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuến tạo nên một sắc
thái vùng miền đa dạng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sán đa dạng, phong phú
nhưng nhìn chung trữ lượng chưa cao. Ưu thế chủ yếu là đất.
- Vị trí giao tiếp nằm ở cửa ngõ giao lưu văn hóa
Đông - Tây.
Câu 19. Cần dựa vào những đặc điểm nào của đặ điểm
dân cư để định vi văn hóa Việt Nam? Tại sao?
- Khảo sát các đặc điểm về nguồn gốc, nhân chủng,
phân chia khu vực cư trú, vai trò dân tộc chủ thể, tín ngưỡng dân gian bản địa.
- Việt Nam như một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc
với những truyền thống rất khác nhau..
- Dân tộc chủ thể là người Kinh (Mongoloit) nam Á.
- Sự vượt trội về yếu tố phương Nam và thiếu vắng
hoàn toàn hoạt động du mục.
Câu 20. Cần dựa vào những đặc
điểm nào về đặc trưng kinh tế đề định vị văn hóa Việt Nam? Tại sao?
- Xem xét loại hình kinh tế
và phương thức làm ăn sinh sống cụ thể được mỗi dân tộc lực chon và áp dụng
trong quá khứ cũng như ở hiện tại re sao. Chúng đã tạo ra những đặc trưng văn
hóa nào?
- Hình thức lao động, sản xuất
truyền thống: nông nghiệp trồng lúa nước. Quá trình chinh phục đồng bằng châu
thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực chống lũ lụt, người Việt cần
tới sức mạnh cộng đồng.
- Người nông dân Việt không
quen hạch toán và lường tính xa, thiếu tính kỉ luật và không chịu áp lực cao
trong công việc.
Câu 21. Tương tự 20 nhưng nội
dung là "hình thức tổ chức cộng đồng"
- Sự hình thành nhà nước và
thể chế chính trị trong lịch sử vả đặc biệt là cách thức tổ chức các địa vị xã
hội nông thôn.
- Nhà nước đầu tiên ở Việt
Nam được xây dựng cuối thời Đông Sơn, cách nay 2500 - 2700 năm (xuất hiện tương
đối sớm), liên tục đối đầu với quá trình bành trướng xuống phía Nam của đế chế
Trung Hoa.
- Xu hướng chủ đạo của thiết
chế nhà nước trong lịch sử là sự thắng thế của hình thức nhà nước trung ương tập
quyền, tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài, từ đó hình thành một hệ thống
lưỡng ban (văn và võ).
- Làng là loại hình tụ cư của
người Viêt với nhiều đặc trưng riêng biệt về văn hóa. Các đặc trưng: đoàn kết,
hiếu thảo, trọng lão, chủ nghĩa, bình quân, các làng hòa hảo với nhau...
Câu 22. "sự giao lưu và
tiếp biến văn hóa"
- Hoàn cảnh dựng nước và giữ
nước, thái độ ứng xử với văn hóa ngoại lai (chủ động hay bị động, tự nguyện hay
cưỡng bức..)
- Chịu ảnh hưởng sớm và mạnh
mẽ của văn hóa Trung Hoa thông qua con đường chiến tranh xâm lược (cưỡng bức và
đồng hóa) và giao thương buôn bán (giao lưu, tự nguyện), Nho giáo và các loại
hình văn học, nghệ thuật..
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ thông qua con đường giao lưu, buôn bán, Phật giáo và một số loại hình kiến
trúc Phật Giáo.
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây (Pháp, Mĩ) thông qua con đường chiến tranh xâm lược, giao thương
buôn bán, Thiên chú giáo và một vài loại hình kiến trúc, văn học.
- Ảnh hưởng văn hóa Champa
qua giao thương, buôn bán, chiến tranh xâm lược: Islan giáo và một số loại hình
kiến trúc, văn học..
Câu 23. Kể tên các thời kì
văn hóa trong tiến trình văn hóa Việt Nam. Trình bày vắn tắt vai trò của từng
thời kì trong việc định hình văn hóa Việt Nam.
- Tiến trình văn hóa Việt
Nam chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa
thời chống Bắc thuộc, Văn hóa Đại Viêt, Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại.
- Sáu giai đoạn hình thành
ba lớp văn hóa: bản địa, giao lưu TH và phương Tây.
+ Lớp văn hóa bản địa bao gồm
lớp văn hóa Tiền sử và Văn Lang - Âu Lạc . Thành tựu lớn của giai đoạn này là sự
hình thành nghể nông nghiệp lúa nước, tạo tiền đề phát triển cho một đất nước
nông nghiệp điển hình.
+ Lớp văn hóa giao lưu với
Trung Hoa và khu vực hình thành hai giai đọa phát triển: giai đoạn văn hóa chống
Bắc thuộc và văn hóa Đại Việt. Thời kì hình thành hai xu hướng trái ngược nhau:
Hán hóa và Việt Hóa các yếu tố Trung Hoa. Văn hóa Nho Giáo thời kì này phát triển
lên đến đỉnh cao.
+ Lớp văn hóa giao lưu với
phương Tây bao gồm hai giai đoạn: Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Thời kì
này cũng có hai xu hướng: Âu hóa và Việt hóa các yếu tố phương Tây. Đây là thời
kì hứa hẹn sẽ đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, đạt
đỉnh cao mới.
Câu 24. Việt Nam thời kì tiển
sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào? Cho biết về sự khoanh vùng địa lí của
các nền văn hóa cổ ấy.
- Có 3 nền văn hóa cổ:
+ Văn hóa Đông Sơn: hình
thành trực tiếp từ 3 nền văn hóa: sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun), thuộc giai đoạn đồng thau. Tính thống nhất văn hóa được thể hiện
từ môt vùng rộng lớn từ bờ sông Gianh đến Quảng Bình.
+ Văn hóa Sa Huỳnh: từ Đèo
Ngang đến Đồng Nai (gọi tên theo một đặc điểm khảo cổ học ven biển thuộc tỉnh
Quãng Ngãi), chủ nhân là người tiền Mã lai, mang nhiều yếu tố Nam Á.
+ Văn hóa Đồng Nai phân bố ở
Đông Nam Bộ.
Câu 25. Việt Nam thời kì tiển
sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào? Cho biết những nhà nước sơ khai nào được
hình thành trên cơ sở thành tựu của các nền văn hóa ấy.
- Văn hóa Đông Sơn hình
thành nhà nước sơ khai là Văn Lang và Âu Lạc, đây là những nhà nước đầu tiên, tạo
tiền đề cho thể chế chính trị của nước ta.
- Nhà nước Champa hình thành
từ cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của Văn Hóa Trung Hoa, Ấn Độ. Tuy
nhiên, sự "Ấn Độ hóa" ban đầu chỉ xảy ra ở lớp mặt văn hóa (tầng lớp
trên của Xã hội).
- Văn hoa Đồng Nai (Óc Eo),
gắn liền với sự ra đời của vương quốc Phù Nam (TK II-VII) ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Câu 26. Nêu khoảng thời gian
lịch sử, mốc khởi đầu và kết thúc của thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
trong tiến trình văn hóa Việt Nam và cho biết hai xu hướng chính trong sự phát
triển văn hóa Việt nam thời kì này.
Thời gian lịch sử:
- Vào năm 179 TCN, Triệu Đà
vua nước Nam Việt, xâm chiếm Âu Lạc.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm
được nước Nam Việt, đổi vùng đất Âu Lạc thành Giao Chỉ.
- Thời kì này kéo dài từ năm
179 TCN (tuy vậy, nó chỉ bắt đầu thực sự sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng năm 435 TCN) tới năm 938 chiến thắng Ngô Quyền đã mở ra thời kì độc lập,
tự do cho dân tộc.
- Đây là thời kì nghìn năm Bắc
thuộc và chống Bắc thuộc, tồn tại xu hướng Hán hóa và chống Hán hóa mạnh mẽ.
Câu 27. Cho biết vào thời kì
Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam kết tinh những giá trị truyền thống
cơ bản nào?
- Văn hóa bản địa thời kì
này vẫn được bảo tồn và phat triển.
- Có sự tiếp thu và làm chủ
những ảnh hưởng văn hóa của nước ngoài.
- Tiếp thu kĩ thuật làm giấy
của Trung Quốc, nhân dân ta đã tìm tòi, khai thác tài nguyên địa phương và chế
tạo ra giấy tốt hơn, chất lượng có phần hơn Trung Hoa.
- Ảnh hưởng kĩ thuật gốm sứ,
tiếp thu kĩ thuật của Trung Hoa và sáng tạo thêm nhiều loại hình trang trí mới,
- Tiếp biến về ngôn ngữ,
trên cơ sở chữ Hán của người Việt biến ra âm của người Việt.
- Vào thời Hùng Vương, nền
văn hóa của người Việt rất phong phú, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở
khu vực ĐNA trước khi nó được truyền ba tới miền này.
- Nét đặc biệt là lòng tôn
trọng phụ nữ của văn hóa Việt cổ. Biểu hiện cụ thể là truyền thống dũng cảm chống
ngoại xâm và lãnh đạo nhân dân của bà Trưng, bà Triệu. Vai trò củ ngừi phụ nữ
trong gia đình và xã hội được đề cao.
- Cùng với phon tực dùng trống
Đồng, nhiều tục lệ truyền thống khác vẫn được giữ gìn như tục cạo tóc hay lưu
tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.
- Tuy chưa có một nền văn học
chính thức và thành văn nhưng vẫn có đời sống văn học khá cao.
- Nền văn nghệ giàu có va tiếp
tục phát triển dưới dạng các huyền thoại, huyền tích hay ca dao, tục ngữ.
- Sự du nhập của văn hóa
Trung Quốc đã có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với đời sống văn hóa Việt
Nam, nhất là những trung tâm chính trị, buôn bán tập trung như Luy Lâu, Long
Biên..
- Về âm nhạc thì bên cạnh một
số nhạc cụ có ảnh hưởng của Trung Hoa như khánh, chuông thì còn chịu ảnh hưởng
của Ấn Độ và Trung Á như trống cơm, hồ cầm và còn những nhạc cụ độc đáo khác
như cồng, chiêng..
- Người Viêt Nam mất nước chứ
không mất làng. Nền đô thị của phong kiến Trung Quốc thời Bắc thuộc chỉ có chiều
dài thời gian chứ thiếu bề rộng không gian và càng thiếu hẳn về bề sâu trong
lòng xã hội nước ta.
* Một số nhận định chung:
- Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
là hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt với nhau. Nó chi phối toàn bộ cuộc sống
Viêt Nam và tiến trình lịch sử Việt Nam hàng nhiều thế kỉ.
- Chế độ phong kiến Trung Quốc
đóng vai trò quan trọng để thống nhất, tổ chức đất nước.
- Trên cơ sở văn minh nông
nghiệp và xóm làng, nhân dân ta đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa Trung Quốc, Ấn
Độ và vủng biển Phương Nam.
Câu 28. Trong thời kì phong
kiến tự chủ, có mấy lần văn hóa Việt Nam được phục hưng và phát triển đỉnh cao?
(nêu mốc thời gian cụ thể).
- có 3 giai đoạn văn hóa
Viêt Nam được phục hưng và phat triển đến đỉnh cao:
+ Lý - Trần - Hồ (thế kỉ XI-
đến thập niên đầu thế kỉ 15)
+ Thời Minh thuộc - Hậu Lê
(TK 15)
+ Văn hóa Việt Nam phục
hưng.
Câu 29. Kể tên các triều đại
thời kì phong kiến tự chủ trong tiến trình văn hóa Việt Nam.
- Có rất nhiều vương triều
phong kiến: Ngô (938), Lý (1010), Trần (1226), Hồ (1400), Hậu Lê (1428), Mạc
(1527), Trịnh Nguễn (1570 - 1786), Tây Sơn (1786), Nguyễn (1802), 1858 thực dân
Pháp xâm lược.
Câu 30. Kể tên các cuộc chiến
chống xâm lược Việt Nam thời phong kiến tự chủ.
Những cuộc chiến chống ngoại
xâm: chống Tống (981 - 1077), Nguyên Mông (1258 - 1288), Minh (1406 - 1428),
Xiêm (1784), Thanh (1788).
- Đây là thời kì lịch sử có
nhiều biến động của chiến tranh xâm lược và phong trào nông dân nổi dậy ở khắp
nơi.
Câu 31. Nêu ngắn gọn các
thành tựu văn hóa tinh thần của Việt Nam thời kì Lý- Trần- Hồ.
- Đây là thời kì dung hòa
tôn giáo giữa Nho - Phật - Đạo.
- Đại đa số ở các quốc gia
phát triển tôn giáo có chiến tranh tôn giáo xảy ra nhưng ở Viêt Nam thì không
có. Các tôn giáo phát huy rất tích cực vai trò của mình.
- Thời Trần, Nho giáo giữ vị
trí độc tôn, đặc điểm tích cự của Nho giáo là phân chia tôn ti theo thứ bậc.
- Giáo dục ở thời Lý - Trần
- Hồ đều được chăm lo và phát triển. 1070 nhà Lý dựng văn miếu và mở Quốc Tử
Giám. 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
--> đánh dấu một bước
phát triền trong lịch sử pháp quyền của nước ta, đến nhà Trần thì việc học
hành, thi cử được chính quy hóa, cho phép lập Quốc học, Viện và các trường ở
xóm làng.
- Văn hóa Bác học hình thành
và phát triền khá phong phú.
- Từ thế kỉ XI chữ Nôm đã
hình thành, phat triển lên đỉnh cao là thế kỉ XIII.
- Ca múa nhạc, chèo, tuồng
ra đời và phát triển trong thời kì này.
- Văn hóa dân gian phát triển,
đồng thời tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ.
- Nhà Hổ mặc dù trị vì trong
một khoảng thời gian ngắn nhưng Hồ Quý Ly đã tiến hành những chính sách rất tiến
bộ, đặc biệt là phat triền chữ Nôm, chấn chỉnh chê độ học hành, thi cử.
Câu 32. Nêu ngắn gọn thành tựu
văn hoa tinh thần của Việt Nam giai đoạn chống quân Minh xâm lược và giai đoạn
Hậu Lê.
- Chính sách tàn bạo của nhà
Minh đã chia đất nước ta thành 39 thành trì, với hơn 8 cơ quan để vơ vét bóc lột.
Đặc biệt là chúng cho đốt hết các văn bia, đốt hết các sách mà người Việt có, bắt
dân ta ăn mặc theo Trung Quốc, bắt những người tài giỏi đưa về đất nước chúng
phục vụ.
- Chính sách thời Hậu Lê và
những thành tựu văn hóa:
+ Quan tâm đến đê điều và
các công trình thủy lợi.
+ Phát triển các làng nghề
thủ công, lập ra nhiều trung tâm thủ công nghiệp.
+ Mở mang giáo dục, xây dựng
chế độ đào tạo nho sĩ chính quy.
+ 1483 Lê Thánh Tông đã sưu
tập các luật pháp trước đây để đưa ra bộ luật khá hoàn chỉnh.
+ Văn học chữ Nôm phát triển,
tiêu biểu là Quốc Âm Thi tập của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ.
+ KHTN: thời kì này phát triển
khoa học tự nhiên, xuất hiện những học giả nổi tiếng như Trạng Nguyên Lương Thế
Vinh với tập Đại Thành Toán Pháp.
+ Nghệ thuật sân khấu: tuồng,
chèo đạt đến trình độ ổn định về mặt nghệ thuật.
+ Kiến trúc và điêu khắc có
bước phát triển so với trước. Con rồng với đầu to, có sừng, năm móng, lông gáy
tua tủa. --> thể hiện uy quyền của triều đình, khác so với rồng thời Lý.
Câu 33. Nêu ngắn gọn thành tựu
văn học Viêt Nam giai đoạn thế kỉ 18. Theo anh/chị, có gì mâu thuẫn giữa sự sụp
đổ hoàn toàn của chê độ phong kiến với sự phát triển rực rỡ của thời kì này?
- Đây là thời kì văn học
phát triển chưa tùng có trong lịch sử
+ Xã hội phong kiến kệch cỡm-->
văn học trào phúng.
+ Con người rơi vào bế tắc,
thúc đẩy phat triển văn học nhân văn, tập trung phản ánh nỗi đau khổ, thân phận
con người.
+ Phân biệt gay gắt trong nội
bộ phong kiến.
+ Đánh dấu sự đỗ vỡ hoàn
toàn của Nho giáo, tạo điều kiện cho thơ Nôm và văn học dân gian phát triển.
+ Bão táp khởi nghĩa (khởi
nhĩa nông dân rất nhiều, đa số thất bại), hình thượng người anh hùng áo vải
trong văn học đã trở thành bất tử, được đề cao hơn tất cả, là hình tượng đại diện
cho khát vọng của nhân dân.
--> Mặc dù trong hoàn
cành nhiễu nhương, Nho giáo sụp đổ nhưng văn học vẫn phát triển rực rỡ, suy cho
cùng vì văn học là tấm gương phản chiếu tâm hồn con người, là khát vọng tự do,
là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân thời loạn lạc. Văn học không thoái trào mà
càng phát triển rực rỡ hôn là do những nhân tố trên.
- Một vài thành tựu tiêu biểu
của văn học thời kì này:
+ Tác phẩm chữ Nôm phát triển
mạnh mẽ (thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Cung Oán Ngâm Khúc, Bà Huyện Thanh Quan).
+ Văn học dân gian (Quan Âm
Thị Kính, Phạm Công - Cúc Hoa, Phan Trần- Truyện thơ nôm Khuyết Danh.)
+ Thơ lục bát, song thất lục
bát đạt đến độ nhuần nhuyễn và điêu luyện nhất,
+ Hát tuồng, chèo, ả đào
phát triển rất mạnh.
- Chưa bao giờ văn học phát
triển đến đỉnh cao rực rỡ như vậy.
Câu 34. Tại sao nói văn hóa
Việt Nam cuối thê kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là một sự đứt gãy lịch sử chưa từng có.
Văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ
19 đầu thế kỉ 20 là sự đứt gãy lịch sử chưa từng có, bởi vì:
- Bối cảnh lịch sử rất nhiều
biến động:
+ Pháp xâm lược Việt Nam
(1858), chiếm Gia Định (1862), chiếm 6 tỉnh miền Tây (1867), Hà Nội (1882), Huế
(1883).
+ Pháp tiến hành khai thác
thuộc địa, buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng. Nhiều nhà yêu nướ lãnh đạo
nhân dân đấu tranh chống Pháp.
+ Thời kì hình thành 3 tư tưởng:
chống Pháp, theo Pháp, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Pháp.
--> Văn hóa tiếp biến và
xoay chuyển theo chiều hướng dân tộc, tư tưởng đề cao tinh thần dân tộc, chống
ngoại xâm.
- Đặc trưng văn hoa thời kì
này co rất nhiều sự thay đổi:
+ Văn hóa vật chât: Pháp xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cai trị là chính. Xây dựng các tỉnh lộ, đường
sắt, đô thị công nghiệp, kiến trúc phục vụ hành chính (trường học, viện bảo
tàng, thư viện..)
+ Văn hóa tinh thần:
* Báo
chí thời Pháp phát triển rất mạnh (tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, Chữ Hán.).
*(
Văn học có bước chuyển mình rất mạnh "một năm ở ta bằng 30 năm ở người".
Văn học phát triển cả về hình thức và nội dung, trong 30 năm đã đạt được những
thành tựu rất lớn.
* Tiểu
thuyết là một thể loại mới vào thời kì này.
* Văn
học khẳng định cái tôi cá nhân và xuất hiện nhiều thế hệ những cây bút hùng hậu
(Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Trương Vĩnh Kí, Tự Lực
văn đoàn.). Văn học Việt Nam đã phát triển gần hơn với văn học hiện đại.
- Văn hóa Việt Nam có sự
chuyển biến ghê gớm chưa đầy 100 năm (ăn mặc, giáo dục, văn học...), hòa nhập với
thế giới hiện đại.
- Song song với sự phát triển
ấy thì nhân dân ta vẫn giữ gìn và bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc, đó
chính là sự tiếp biến văn hóa.
- Sự đứt gãy như là sư tiếp
nối, phát triển văn hóa thời kì trước lên một tầm cao mới hơn.
Câu 35. Những biểu hiện hiện
đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
. Ở Việt Nam , chưa có ý
kiến bàn kỹ về thời điểm xuất hiện của nền văn học hiện đại dân
tộc. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là vào đầu thế kỷ
XX, rõ nét hơn là từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với
những truyện của Nguyễn Bá Học (1857 -1921), Phạm Duy Tốn (1883-1942),
đặc biệt là với tiểu thuyết Tố
Tâm (1925 ) của Hoàng Ngọc Phách ( 1896-1973). Gần đây, có ý kiến
muốn đẩy thời điểm xuất hiện của nền văn học hiện đại Việt Nam vào
những thập niên cuối thế kỷ XIX, vì năm 1887 đã xuất bản truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng
Quản (1865 – 1911), một truyện viết bằng chữ quốc ngữ, mang nhều nét
mới khá rõ so với truyện truyền thống viết bằng chữ Hán hay chữ
Nôm, về mặt đề tài , cốt truyện , kết cấu, nhân vật,
ngôn ngữ. Ngoài ra , còn phải kể đến những truyện của Trương Vĩnh Ký
(1837- 1898), Hồ Biểu Chánh (1884- 1958 ) và những bằng chứng khác có
thể tìm thấy trong báo chí quốc ngữ khá phong phú và sôi động ở Nam
Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2.
Ở Việt Nam, văn học hiện đại
xuất hiện trên cơ sở những điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa
nào ? Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu lưu ý các tiền đề sau đây :
2.1. Ảnh hưởng sự tiếp xúc với các
nước phương Tây, đặc biệt là hậu quả sự xâm lược và tiếp theo đó là
chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam, từ đây
từng bước đã được thiết lập những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa tư
bản, diễn ra quá trình đô thị hóa và tư sản hóa, tác động một cách đột biến đến toàn bộ xã hội
nước ta.
2.2. Cũng do tiếp xúc với các nước
tư bản phát triển, nhất là sau thất bại cay đắng trước sự xâm lược
của đế quốc Pháp, các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam
càng ý thức sâu sắc về sự khủng hoảng và bất lực của chế độ phong
kiến và xã hội truyền thống kiểu châu Á ở nước ta, và cũng thấy rõ
không thể cứu nước nếu không canh tân đất nước, nếu không thực hiện
công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước theo con đường của các nước
phát triển .
Do đó, song song với các cuộc vận
động cứu nước, từ giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện những điều trần,
chủ trương, phong trào nhằm duy tân đất nước, hiện đại hóa đất nước,
khởi đầu với Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, rồi
được dấy lên cao trào với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân đầu thế kỷ, và
sau đó với Đảng cộng sản Đông dương.
2.3. Trong phạm vi văn hóa văn học ,
các cơ quan báo chí, xuất bản, các trường học qua việc giới thiệu,
dịch thuật, truyền bá khoa học, tư
tưởng, văn hóa văn học của các nước phát triển, đặc biệt là của
Pháp, cũng có đóng góp đáng kể vào việc chuẩn bị cho sự ra đời
của văn học hiện đại Việt Nam .
2.4.Tác động thuận lợi đến tiến trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam,
phải nói đến sự phổ biến mạnh mẽ của chữ quốc ngữ từ nửa sau thế
kỷ XIX.
IV. Các
giai đoạn tiến trình hiện đại hóa
của văn học Việt Nam
Theo ý chúng tôi, căn cứ vào những
mốc lớn trong lịch sử hiện đại Việt Nam, có thể phân biệt 3 giai
đoạn chủ yếu của tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam :
- Giai đoạn 1, từ cuối thế kỷ XIX đến
Cách mạng tháng 8 /1945. Trong giai đoạn này, quá trình hiện đại hóa
diễn ra trong hoàn cảnh đất nước còn là thuộc địa của Pháp .
- Giai đoạn 2, từ Cách mạng tháng 8
/1945 đến ngày đất nước giành được độc lập và thống nhất trọn vẹn
.Tiến trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này chịu sự chi phối
quyết định của hoàn cảnh chiến tranh , đất nước lại bị chia cắt làm
2 miền với chế độ chính trị khác nhau.
- Giai đoạn 3, từ 1975 đến nay. Văn học
Việt Nam giai đoạn này là văn học của cả nước độc lập, thống nhất
và hòa binh , nhưng vẫn chịu nhiều biến động dữ dội , đặc biệt chịu
sự tác động của 2 sự kiện lớn là chủ trương Đổi mới năm 1986 và sự
sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước như Liên Xô và
các nước Đông Âu.
V. Đặc
điểm tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam
Tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, và nói chung sự vận
động và phát triển của văn học
Việt Nam, trước hết và trực tiếp chịu sự chi phối của những điều
kiện lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam, nhưng cũng có liên
quan nhất dịnh đến những đặc điểm của sự vận động và
phát triển chung của văn học phương
Đông .
1. Khác với phương Tây trên nhiều
điểm về sinh hoạt và tư duy, phương Đông có lối suy nghĩ thiết thực ,
thiên về tư duy tổng hợp , bên cạnh
những yếu tố gián đoạn, đặc biệt coi trọng tính
liên tục trong sự phát triển , chọn nhịp độ phát triển vừa
phải , con người luôn gắn với cộng
đồng , ngay cả khi đề cao ý thức cá nhân , phẩm giá cá nhân. Do đó
mà văn học luôn liên hệ mật thiết với các lĩnh vực hoat động khác
như đạo đức, tôn giáo, chính trị ,
văn hóa …, và trong văn học , nội
dung và hình thức đều được chú ý , nếu không nói là nội dung thường
được coi trọng hơn hình thức,sự cách tân luôn gắn chặt với truyền
thống,
2. Do phải đấu tranh liên tục cho nền độc lập của
đất nước suốt trong lịch sử lâu dài và ngay trong thời hiện đại, cho
nên văn học Việt Nam thường xuyên nêu cao một mục tiêu phấn đấu lớn
là tinh thần dân tộc, bản lĩnh dân
tộc ,do vậy tính hiện đại của văn học luôn đi đôi với tính dân tộc .
Thời kỳ hiện đại của văn học Việt
Nam đã bắt đầu khi Việt Nam còn là một nước thuộc địa trong gần nửa
thế kỷ, sau đó trải qua 30 năm chiến tranh , đất nước bị chia cắt làm
2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau , mặc dù không phải từ năm
1975 mà có thể nói từ Cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với
những đặc điểm , hệ lụy , thăng trầm phức tạp của nó.
So với các nước phương Đông khác như
Trung quốc và Nhật Bản , thì con đường hiện đại hóa của văn học Việt
Nam có những điểm khác biệt khá lớn.
Có thể nói cả văn học Trung quốc, Nhật Bản, Việt Nam đều
chuyển sang thời kỳ hiện đại gần cùng một thời gian, trước sau không
bao lâu. Nhưng khi bước vào thời kỳ hiện đại hóa văn học,Trung quốc
và Nhật Bản đều là những nước độc lập , quan hệ với quốc tế rộng
mở và chủ động hơn Việt Nam nhiều.
Trong giai đoạn trước Cách mạng
tháng 8 / 1945, tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam bắt đầu
khá đậm nét với trào lưu lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm “Thơ mới”
với những thành tựu nổi bật mà Hoài Thanh cho là đã tạo nên “một
cuộc cách mệnh trong thi ca” và nhóm
Tự lực văn đoàn hùng hậu . Sau đó không lâu đã xuất hiện và
ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trên văn đàn trào lưu hiện thực và khuynh hướng văn
học cách mạng . Với tiến trình hiện đại hóa, văn học Việt Nam ngay
trong giai đoạn trước cách mạng đã có những bước tiến lớn. Bên cạnh
thơ đã có truyền thống hàng nghìn năm , đã xuất hiện văn xuôi và
kịch. Tiến trình hiện đại hóa càng được củng cố với Đề cương văn hóa Việt Nam nêu bật 3
phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng, do Đảng cộng sản đưa ra năm
1943 .
Trong 30 năm sau Cách mạng tháng Tám
(1945 – 1975 ), đất nước trải qua một cuộc chiến tranh cực kỳ ác liệt . Tiến trình hiện
đại hóa của văn học không phải bị đứt đoạn như có người khẳng định
, mà chuyển theo một hướng khác lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu hào
hùng của dân tộc, của nhân dân nhằm giành độc lập và thống nhất đất
nước. Trong thời kỳ này , văn học miền Bắc và miền Nam có những
khác biệt lớn trong tiến trình hiện đại hóa.Văn học miền Bắc vừa
cổ vũ cho tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”,
vừa kêu gọi xây dựng xã hội mới, thấm đẫm chất sử thi và tinh thần
lạc quan cách mạng . Giá trị của văn học miền Nam là tinh thần nhân
văn và những tim tòi về nghệ thuật và hình thức .
Sau 1975, nền văn học hiện đại Việt
Nam trở thành một nền văn học thống nhất , vận động và phát triển
trong không khí hòa bình. Văn học trở lại với sự vận động , phát
triển bình thường của nó , tức thể hiện tinh thần thời đại thông qua
những biểu hiện phong phú , đa dạng của cuộc sống, đặc biệt chú ý
đến cái bình thường hằng ngày. Tập trung sự chú ý vào hiện tại,
trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, từ hiện tại văn học lại có nhu
cầu nhìn nhận, đánh giá lại nhiều hiện tượng đã qua, trong chiến
tranh cũng như trong xây dựng cuộc sống
mới trên miền Bắc từ sau năm 1954. Tinh thần của công cuộc
Đổi mới được đề ra từ năm 1986,
rồi sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1989 cũng
tác động cực kỳ mạnh mẽ đến văn học Việt Nam giai đoạn này.
Câu 36. Kể tên một vài công trình kiến trúc thời
Pháp con tồn tại ở Việt Nam hiện nay.
- Ở
Hà Nội:
+ Tòa Án nhân dân tối cao: Một công trình gây ấn tượng
ở ti lệ hài hòa giữa kiến trúc cổ điểm Châu Âu và vẻ quý phái, sang trọng.
+ Phủ Chủ Tịch: Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch)
xây dựng năm 1902. Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do Kiến trúc sư
Vildieu thiết kế, xây dựng mất hơn 5 năm.
+ Nhà thờ lớn Hà Nội: Nguyên thủy, nhà thờ này có
tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph)
do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của
Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận.
+ Ga Hà Nội
+ Chợ Đồng Xuân
+Cầu Long Biên
- Ở
TP. Hồ Chí Minh:
+Nhà hát Lớn: Nhà hát lớn TP HCM tọa lạc trên đường Ðồng
Khởi, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Đây là mộ trong
những nhà hát đầu tiên và lâu đời nhất ở Việt Nam. Công trình do người Pháp xây
dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900 và được xem như một địa điểm du lịch của thành
phố.
+Nhà thờ Đức Bà: Nhà thờ
Đức Bà Sài Gòn, tên đầy đủ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm
Nguyên tội, là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Sài Gòn, với 2 tháp chuông
cao 60 mét, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận
1).
+ Bưu điện trung tâm thành phố
Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là tòa nhà được người
Pháp xây dựng trong khoảng thời gian từ 1886 - 1981, có phong cách kiến trúc
Gothique độc đáo, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á
quyện vào nhau theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Villedieu và phụ tá
Foulhoux
+ Trụ sở UBND TP HCM Trụ
sở UBND TP HCM nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi đường Pasteur (phía tây),
Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê Thánh Tôn (phía nam). Thời
Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm
việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Giai đoạn từ
năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ
sở của UBND TP.HCM.
Câu 37. Kể tên một vài tác
giả và tác phẩm được coi là sự chuyển giao giữa văn học Việt Nam trung đại và
hiện đại.
Văn học Việt Nam có sự chuyển
giao mạnh nhất là vào những năm 1900 - 1930, có thể kể ra một vài tác giả và
tác phẩm tiêu biểu như:
- Các tác phẩm của nhưng nhà
Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Tinh.
- Các tác giả Nam bộ như Trần
Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan),
Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên),
Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình), đặc
biệt là Hồ Biểu Chánh ,
đều bị chi phối bởi khuynh hướng đạo lí.
- Kịch là một loại hình nghệ
thuật sân khấu rất mới, có giá trị văn học, chỉ xuất hiện từ khi có sự du nhập
của nền văn hóa phương Tây. Một số tác giả tiêu biểu thời này như Vũ Đình Long,
Nam Xương đã dùng thể loại hoàn toàn mới
mẻ này để phản ánh hiện thực xã hội đương thời.
- Sự kết hợp hai yếu tố cũ
và mới trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là hiện tượng phổ biến
nhất trong văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX. “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách là một tác phẩm tiêu biểu mang nhiều yếu
tố pha tạp hai giá trị truyền thống và hiện đại.
- Nhìn chung, văn học giai
đoạn này còn rất nhiều tác phẩm, tác giả có sự kết hợp như trên, tạo nên những
giá trị văn học có tính chất trung gian giữa truyền thống và hiện đại. Truyện
ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, thơ văn Tản Đà, Trần Tuấn
Khải... Người viết chỉ nêu một số trường hợp tiêu biểu để chứng mình văn học
giai đoạn đầu thế kỉ XX là dấu nối giữa hai nền văn học cũ và mới. Dấu nối đó
được tạo nên bằng sự lắp ghép, pha tạp các yếu tố cũ và mới trong nghệ thuật lẫn
nội dung.
Câu 38. Cơ cấu các thành tố
văn hóa của văn hóa Việt Nam?
Văn hóa có thê được chia đôi
thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, một số học giả nói đến bốn thành tố
như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật.
- Nền văn hóa Việt Nam là
tài sản của công đồng người Việt Nam (chủ thể văn hóa). Trong quá trình tồn tại
và phát triển, chủ thể văn hóa đã tích lũy được kho tàng kinh nghiệm và tri thức
phong phú về vũ trụ và con người - đó là văn hóa nhận thức.
- Văn hóa tổ chức đời sống cộng
đồng (tổ chức đời sống cá nhân và đời sống tập thể) liên quan đến giá trị nội tại
của văn hóa.
- Cộng đồng chủ thể văn hóa
tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên
nhiên, khí hậu..) và môi trường xã hội (các dân tộc, các quốc gia khác). Điều
này đã dẩn đến sư hình thành văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng
xử với môi trường xã hội.
Câu 39. Trình bày đôi nét về
Văn hóa nhận thức về tự nhiên - vũ trụ của người Việt cổ.
- Lối tư duy, nhận thức thế
giới theo lối phạm trù, các cặp đối lập tồn tại. Cặp đôi khởi nguồn và khái
quát nhất là Âm - Dương --> hình thành vạn vật. VD: nóng - lạnh, ngày -
đêm...
- Khái quát thành Tam tài,
âm dương kết hợp, tạo thành mô hình tồn tại và bền vững trong xã hội. VD: không
gian - thời gian - con người, cõi trời - cõi thế - cõi âm...
- Từ nhiều trạng thái có thể
phát sinh thêm ví dụ: tĩnh - động tạo ra Vuông - tròn, từ nóng - lạnh tạo ra
sáng - tối.
- Nền văn hóa nông nghiệp
(âm) và nền văn hóa du mục (dương).
- Quan niệm vật nào trội hơn
về cường độ thì là Dương, tuy nhiên, không có gì là thuần nhất, trong dương có
âm và ngược lại.
- Âm dương và những yếu tố
khác có sự chuyển hóa.
- Quan niêm nhận thức trong
tính cách người Việt tạo thành những đặc điểm riêng: thích sự quân bình về âm
dương, không thích sự thái quá, quan niệm về yếu tố dương phát triển, không có
nhiều tư tưởng phát triển.
Câu 40. Triết lí Âm Dương là
gì? Triết lí Âm Dương có quan hệ như thế nào đến tính cách người Việt cổ?
- Triết lí âm dương được cấu
thành từ hai cặp yếu tố: đất - trời và mẹ - cha, đó là sự khái quát đầu tiên
trên con đường dẫn đến triết lí âm dương. Người ta dùng hai vạch ngắn -- để kí hiệu cho âm và - vạch dải để kí hiệu cho
dương.
Triết lí âm dương có hai quy
luật, đó là:
+ Quy luật về thành tố:
không có gì hoàn toàn dương hoặc hoàn toàn âm, trong âm có dương và trong dương
có âm.
+ Quy luật về quan hệ: âm và
dương luôn gắn bó mât thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương,
dương cực sinh âm.
- Triết lí âm dương và tính
cách người Việt:
+ Tư duy lưỡng hợp bộc lộ rất
rõ nét qua khuynh hướng cặp đôi xuất hiện ở khắp nơi, từ tư duy đến lối sống, dấu
vết cổ xưa đến thói quen hiện đại. VD: vật tổ người Việt là một cặp Tiên - Rồng..
+ Người Việt Nam nhận thức rất rõ về hai quy luật của triết lí âm
dương, có triết lí sống quân bình, khả năng thích nghi cao và lạc quan với hoàn
cảnh.
Câu 41. Tam tài là gì? Ngũ
hành là gì? Ý nghĩa của con số 3 trong tam tài và con số 5 trong ngũ hành?
- Tam tài là khái niệm bộ ba
, "ba phép" (tài=phép, phương pháp): Thiên - Địa - Nhân. Song, có lẽ
đây là một tên gọi xuất hiện về sau dùng để gọi sự vận dụng cụ thể một quan niệm
triết lí cổ xưa về cấu trúc không gian của vũ trụ dưới dạng môt mô hình ba yếu
tố. Số 3 trong tam tài là thể hiện một cách bao hàm, trọn vẹn ba yêu tố này.
- Ngũ hành (kim - mộc - thủy
- hỏa - thổ) được hình thành từ hai bộ Tam tài "Thủy- Hỏa- Thổ" và
"Mộc - Kim - Thổ". Số 5 tức là "Ngũ" trong ngũ hành không
phải là yếu tố cấu thành mà là năm loại hình vận động (hành= sự vận động)
- Cũng phải nói thêm là 5 được
cấu tạo từ 3 + 2 chứ không phãi 4 + 1, bởi vì theo quan niệm người Việt cổ, 2+3
chính là tỉ lệ âm dương họp lí hơn cả.
Câu 42. Quan niệm của người
Việt cổ về con người tự nhiên như thế nào?
- Người Việt cổ quan niệm
con người và vũ trụ như một thực thể thống nhất (thiên địa vạn vật nhất thể),
con người như là một "tiểu vũ trụ".
- Quan niệm về âm dương vũ
trụ và con người thống nhất với nhau: từ ngực trở lên là âm, tử ngực xuống dưới
là dương, quan hệ trước sau thì bụng là âm, lưng là dương vv..
+ Vũ trụ cấu trúc theo ngũ
hành, con người cũng có ngũ tạng (thậm, tâm, can, phế, ti), 5 phủ (bàng quang,
tiểu tràng, đởm, đại tràng, vị), 5 giác quan, 5 chất cấu tạo nên nhiều hoạt động
theo nguyên lí ngũ hành.
- Cơ chế ngũ hành tác động
qua lại lẫn nhau rất tài tình.
- Quan niệm coi trọng trục
tâm - thận, coi nhận thức là trung tâm nên hình thành nền y học khác hẳn y học
Phương Tây
Câu 43. Cách nhìn cổ truyền
về con người xã hội
- Mỗi người có một lá số
theo hệ đếm can chi.
- Mỗi người có một quan hệ
tương sinh, tương khắc
- Đề cao tính cộng đồng, tôn
ti thứ bậc, trọng đạo lí và tình nghĩa.
- Hình thành quan niệm về
linh hồn, lấy con người làm trung tâm để đánh giá tự nhiên.
Câu 44. Kể tên một vài tín
ngưỡng của người Việt cổ, Trình bày hiểu biết của anh/ chị về một trong số những
tính ngưỡng ấy
- Tín ngưỡng phồn thực:
+ Việc thờ cơ quan sinh dục
nam nữ còn được gọi là thờ sinh thực khí (sinh= đẻ, thực= nảy nở, khí= công cụ).
Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn
hóa nông nghiệp.
+ Bên cạnh thờ sinh thực khí
(= yếu tố), cư dân trồng lúa nước còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên
tính ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.
+ Tín ngưỡng phồn thực có
vai trò lớn trong sự hình thành đời sống tín ngưỡng thời cô của người Viêt,
tiêu biều qua biểu tượng trống Đồng.
- Tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên:
+ Sùng bái tự nhiên là giai
đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của người Việt cổ. Tín ngưỡng của người
Việt là tín ngưởng đa thần. Hình tượng nữ thần là các bà, các mẹ là hình tượng
tiêu biểu.
+ Tục thờ Bà Trời, Bà Đất,
Bà Nước, những nữ thần cai quản hiện tượn tự nhiên, thiết thân nhất với cuộc sống
của người trồng lúc nước
+ Trong mảng tính ngưỡng
sùng bái tự nhiên còn có tục thờ Động Vật (chim, rắn, cá sấu) và Thực Vật (cây
lúa, cây cau, cây đa, quả bầu).
- Tín ngưỡng sùng bái con
người:
+
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thân, cái tình thần trừ tượng, khó
nắm bắt nên được thần thánh hóa thành khái niệm linh hồn (hồn và vía).
+ Niềm
tin về người chế đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên.
+ Người
Việt còn có tục thờ Thổ Công
+ Thờ
thần hoàng làng, thờ quốc tổ và thờ thánh, thờ tứ bất tử vv...
Câu 45. Hiểu biết của anh
/chị về tình hình tôn giáo nói chung hiện nay.