Dân
tộc Việt Nam ta đã trải qua biết bao cuộc đâu tranh chống xâm lược để bảo vệ
hòa bình đât nước. Tuy nhiên, trong những trang sử sáng ngời đó của dân tộc vẫn
còn tồn tại một thời kì đen tối, một thời kì mà vua chúa chỉ biết tranh giành
quyền lực, “cõng rắn cắn gà nhà”, nội chiến xảy ra liên tục, thời kì mà nhân
dân phải sống trong bầu trời đen tối, không lối thoát. Đó chính là thời của vua
Lê và chúa Trịnh. Vào năm 1627 cuộc nội chiến của họ Trịnh và họ Nguyễn bắt đầu
đã làm cho nhân đân Việt Nam, nhất là nhân dân Việt Nam ở Đàng ngoài vô cùng
đau khổ. Các chính sách tàn ác của chúa Trịnh, đặc biệt là Trịnh Giang đã đẩy
nhân dân ta tới chỗ cùng cực, điêu đứng lại càng thêm đau khổ gấp bội. Để giành
lại nhân quyền và dân quyền của chính bản thân mình, nhân dân ta đã nổi dậy chống
lại triều đình phong kiến, và những cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ngày một
nhiều và ngày một mạnh. Những cuộc chiến tranh đã khiến cho nhân dân khổ càng
thêm khổ, con xa cha vợ xa chồng… Chính trong hoàn cảnh đó Đặng Trần Côn đã thổ
lộ một cách tài tình nỗi lo âu của mình cũng như của biết bao người dân khác
trong xã hội phong kiến loạn lạc ở Chinh
phụ ngâm khúc. Vì vậy tác phẩm của ông ngay từ khi mới lọt lòng đã được người
đương thời ca tụng, coi đó là tiếng oán ghét chung của nhân nhân chống chiến
tranh phi nghĩa dai dẳng chỉ làm đổ nát đât nước, đau khổ nhân dân.
Đến
với Chinh phụ ngâm khúc, ta sẽ thấy
nó không chỉ đặc sắc ở bản gốc chữ Nôm của Đặng Trần Côn mà ngay cả trong bản dịch
của Đoàn Thị Điểm tác phẩm cũng hấp dẫn không kém. Để tìm hiểu rõ hơn về những
nét đặc sắc của bản gốc do Đặng Trần Côn sáng tác và sự thành công của bản dịch
do Đoàn Thị Điểm dịch lại chúng tôi xin gửi đến cô và các bạn bài tiểu luận So
sánh nguyên tác và bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” để cho thấy cái hay của bản dịch.
Xin
chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của cô đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt tiểu
luận này.
Thành
phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014
Nhóm
4
1. GIỚI
THIỆU
1.1.
Tác giả
Đặng Trần Côn là
nhà thơ ưu tú của thế kỉ 18, đương thời liệt vào hàng “Thanh Trì tứ hổ” (Đặng
Trần Côn, Trương Nguyễn Đẩu ở Nhân Mục, Hồng Điền ở Kim Lũ, Nguyễn Hiền ở Trương
Mai). Ông đã viết áng thơ “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lớn của dòng văn chương
cổ điển Việt Nam, lên án chiến tranh phi nghĩa, đề cao khát vọng hạnh phúc, bảo
vệ hòa bình. Người đời đều biết nguyên văn chữ Hán và ca ngợi tuyệt tác của
ông.
Tiểu sử Đặng Trần
Côn đến nay còn biết được rất ít về ông. Các nhà nghiên cứu đoán ước ông sinh
vào khoảng giai đoạn từ năm 1710 đến 1720 đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Côn
xưng chúa, cầm quyền và mất vào khoảng năm 1745. Quê ông ở làng Nhân Mục, huyện
Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Thanh Xuân- Hà Nội.
Sự nghiệp văn
chương của ông đều bằng Hán văn. Ngoài tiểu thuyết Bích Câu kỳ ngộ ông còn có
thơ Tiêu Tương bát cảnh, mấy bài phú : Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố
y, Khấu môn thanh …
Ông là người chăm
học tài ba, phóng túng “đềnh đoàng, không chịu ràng buột”, ưa ngâm vịnh nghe
Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ bèn làm một bài yết kiến bà. Bà xem thơ chê trẻ
con và bảo nên học thêm rồi mới làm cho. Ông đỗ thi Hương cống nhưng thi Hội
thì bị hỏng. Sau đó được bổ làm huấn ở đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai,
sau thăng chức Ngự sử đại phu, được một thời gian ngắn thì mất.
Tác phẩm “Chinh
phụ ngâm” có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch
Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Bản dịch thành công nhất trong số đó được gọi là
“Bài hiện hành”, tạm gọi là bản dịch A, nhưng tên tác giả bản dịch vẫn gây nhiều
tranh cãi. Đa phần cho rằng đó là của Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng
khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.
Theo giáo sư
Hoàng Xuân Hãn thì bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích vì “có thể nói Phan
Huy Ích đã nhuận sắc lại bản dịch trước kia của Đoàn Thị Điểm, vì vậy mà bản dịch
của ông hoàn hảo hơn”.
Như
vậy ta sẽ tìm hiểu đôi nét về hai tác giả dịch thơ này:
Đôi nét về Đoàn
Thị Điểm (1705-1748), tự Hồng Hà. Bà là người làng Hiếu Phạm, huyện Văn Giang,
tỉnh Bắc Ninh, em gái ông Giám sinh Đoàn Luân. Bà rất thông minh, năm lên sáu
tuổi đã làu thông “Tứ kinh ngũ thư”. Bà có “dung sắc diễm lệ, cử chỉ đoan
trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ” (Đoàn thị thực lục). Thuở nhỏ từ chối
không chịu để cha nuôi là thượng thư Lê Anh Tuấn tiến cung. Năm 37 tuổi lấy tiến
sĩ Nguyễn Kiều làm kế thất. Về phần sự nghiệp, bà có soạn tập “Tục Truyền Kỳ”
và diễn Nôm bài Chinh phụ ngâm này.
Còn về Phan Huy Ích (1750-1822) hiệu Dụ Am, người
làng Thu Hoạch, huyện Thạch Hà, Nghệ Tĩnh con rể Ngô Thì Sĩ, sử gia thời Hậu
Lê. Đậu hương nguyên, hội nguyên, đình nguyên, tiến sĩ. Làm quan triều Lê được
Trịnh Sâm trọng dụng. Nhà Lê mất, ông lánh Tây Sơn. Quang Trung mời ông ra cùng
Ngô Thì Nhậm lo ngoại giao. Nguyễn Ánh lên, ông ra đầu thú, làm cố vấn giao thiệp
với Mãn Thanh, về quê hưởng nhàn.
1.2.
Tác phẩm
1.2.1. Hoàn
cảnh sáng tác
Chinh phụ ngâm được sáng tác vào
khoảng thời gian từ Chinh phụ ngâm là tác phẩm thuộc về thời đại đặc biệt
trong cả lịch sử xã hội cũng như lịch sử văn học Việt Nam. Đó là thời đại của
sự tồn tại trái khoáy đầy thách thức với những nguyên tắc của đạo lý Nho gia “Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân”
của hai ngôi chúa - chúa Trịnh Đàng Ngoài và chúa Nguyễn Đàng Trong, bên cạnh
ngôi vua Lê lúc này đã trở thành tượng gỗ; kèm theo đó là những cuộc nội chiến
hao người tốn của liên miên suốt mấy trăm năm. Bước sang thế kỷ XVIII - “Thế kỷ nông dân khởi nghĩa” tình hình
càng trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. Tuy nhiên, cũng trong thời đại này,
kinh tế đô thị đã dần hình thành và phát triển, tạo nên những mảng màu tươi mới
và đa sắc hơn trong lòng xã hội phong kiến, tạo tiền đề cho sự manh nha những
tư tưởng và cảm xúc mới của thời đại.
Chinh phụ ngâm được sáng tác vào
khoảng những năm 40 của thế kỷ XVIII và ngay lập tức được đánh giá rất cao,
thậm chí tạo ra “cơn sốt” diễn âm kéo dài ít nhất là đến đầu thế kỷ XIX. Phan
Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Sách Chinh phụ ngâm là bởi Hương cống Đặng Trần Côn soạn, nhân đầu đời
Cảnh Hưng, việc binh nổi dậy khiến người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời
thế mà làm ra”. Phan Huy Ích thì đã ca ngợi:
“Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm,
Cao tình dật điệu bá từ lâm.
Cận lai khoái chá đương truyền tụng,
Đa hữu thôi xao vi diễn âm”
Cao tình dật điệu bá từ lâm.
Cận lai khoái chá đương truyền tụng,
Đa hữu thôi xao vi diễn âm”
Dịch nghĩa
“Khúc Chinh phụ ngâm của tiên sinh làng Nhân Mục,
Tình cao điệu lạ rải khắp rừng văn.
Gần đây truyền tụng lấy làm thích lắm,
Đã có nhiều kẻ trau dồi lời mà diễn âm”
(Dụ Am ngâm tập - Ngẫu thành)
Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu
lục lại thể hiện thái độ trọng thị một cách gián tiếp thông qua những giai
thoại có phần huyền bí: “Khoảng năm về
già, ông làm khúc Chinh phụ ngâm, cả thảy đến mấy nghìn lời”. Làm xong, đưa
ông Thì Sĩ xem, ông Ngô thán phục mà rằng: “Văn
này đánh đổ cả lão Ngô già này chứ còn gì nữa”.
Vào đầu đời Cảnh Hưng tức năm 1740.
Trong triều, vua Lê Hiển Tông lên ngôi; Trịnh Giang bị truất, Trịnh Doanh lên
thay. Đây được coi là thời kì rối ren có những chuyển biến quan trọng trong
lịch sử nước ta. Việt sử thông giám cương
mục chép: “đời vua Lê Ý Tông
(1735-1740) trong lúc Trịnh Giang cầm quyền, chính sự hư hỏng, thuế khóa nặng
nề, lòng người ao ước sự hoan lạc” “Ở Ninh Xá là Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, ở Mộ
Trạch có Ngô Trách Oánh…tốp to tốp nhỏ nổi lên khắp nơi khởi binh xưng vị
hiệu…Dân chúng miền Đông Nam vác cày cuốc, mang gậy gộc đi theo… Đám nhiều có
hang vạn, đám ít có hàng nghìn.”… do đó những cuộc khởi nghĩa nông dân nổi
lên khắp tứ trấn. Chính quyền phong kiến đối phó khẩn trương “Tăng cường lực lượng phòng thủ, thường
xuyên tuần hành ở những nơi hiểm yếu và tuyển thêm binh linh ở các trấn để bổ
sung vào bộ máy đàn áp…đồng thời hạ lệnh cho các lộ như Sơn Tây, Thanh Hóa đều
phải dặt những đồn hỏa hiệu lên trên các đỉnh núi, cùng dân sở tại ngày đêm
cach giữ, hễ có biến động là đốt báo hiệu”. Tiếp theo sau đó là những cuộc
hành quân đánh dẹp không phải một nơi mà cũng không phải một lần. chiến tranh
xảy ra liên mien. Đốt phá giết chóc không ngừng. Nhân dân đã khốn khổ nay càng
khốn khổ hơn. Đau thương li tán chẳng chừa một tầng lớp nào.
Chinh phụ ngâm
đã biểu đạt được không khí của cả thời đại đầy biến động ấy. Gắn bó từ thuở ấu
thơ và rồi tiếp tục những tháng năm của tuổi hoa niên đèn sách, những năm cuối
đời ở chức Ngự sử đài chiếu khám, thậm chí, kể cả lúc được bổ tri huyện ở Thanh
Oai cách kinh thành không xa. Có thể nói, Đặng Trần Côn cảm nhận được rất rõ
tình thế nguy nan “tứ diện thụ địch” lúc này của Thăng Long. Đây chính là hoàn
cảnh thích hợp nhất cho việc thể hiện trong văn chương lòng yêu tha thiết đối
với mảnh đất lịch sử oai hùng và thân thuộc, nỗi lo lắng đến sự an nguy của đất
nước, những chiêm nghiệm về thời thế... Nhưng đồng thời, mẫn cảm nghệ sĩ cũng
đã cho Đặng Trần Côn cảm nhận được một hiện thực khác đằng sau khói lửa chiến
tranh - nỗi lòng của những người ở lại, những xúc cảm dồn nén của người thiếu
phụ chốn phòng khuê khắc khoải chờ chồng cùng những ước mong thầm kín về tình
yêu, hạnh phúc. Chạm đến miền tâm tư ấy, khúc ngâm đã làm vang lên những âm
hưởng hoàn toàn khác so với văn chương “tải đạo”, “ngôn chí” vốn được coi như
đường hướng duy nhất, ngự trị suốt gần mười thế kỷ văn học trung đại. Chỉ với
Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn đã xứng đáng được xem như người tiền trạm cho
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX.
“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
Dịch nghĩa
“Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”.
Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”.
1.2.2. Nội
dung ý nghĩa tác phẩm
Chinh phụ ngâm gồm 478 câu thơ được viết theo thể trường đoản
cú. Tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt thể hiện
tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Chinh phụ ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà
vai chính cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người
chinh phụ. Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua
truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia cuộc chiến. Trong bối cảnh này, nàng
chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết
tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ
và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết.
Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê
phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một
hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe thay thế vào đó là một
nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt,đầy oan
hồn tử khí, niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Trong phần tiếp theo câu chuyện chủ là yếu diễn tả tâm trạng
trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là chồng quá hạn không về, cũng
không có tin tức gì và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kì
quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người
chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ giữa đêm khuya vắng, đối diện với
hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán trường khi tìm chồng trong mộng lại buồn
hơn,lần giở kỉ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói,thấy
thân phận của mình không bằng chim muông,cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng,
chán trường tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi
trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng.
Kết thúc khúc ngâm người chinh phụ hình dung ngày chồng chiến
thắng trở về giữa bóng cờ tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và được
cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình yên ả.
2. NỘI
DUNG CHÍNH
2.1.
So sánh nguyên tác và bản dịch
2.1.1. Nội
dung
Dịch
một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thật là một việc không mấy dễ
dàng. Người dịch không những phải lĩnh hội trọn vẹn cái thâm ý trong tác phẩm
mà còn phải vận tâm tư, tình cảm vào tác phẩm để có thể chuyển tải nguyên vẹn
tinh thần vào bản dịch. Có một giai đoạn khá dài, nhiều tác giả sử dụng chữ Hán
để sáng tác văn học. Và việc tiếp nhận một tác phẩm chữ Hán với người Việt là
không đơn giản. Vì vậy, các dịch giả đã “ra tay” để người đương thời và người hậu
thời có thể chiêm ngưỡng và thán phục cái hay, cái đẹp trong tác phẩm.
Trong
những tác phẩm được dịch từ xưa đến nay, ta không thể bỏ qua tác phẩm “Chinh phụ
ngâm khúc” của Đặng Trần Côn. Nghi án về dịch giả của tác phẩm vẫn chưa được
sáng rõ. Nhưng điều quan trọng là cho đến ngày nay, ta đã có trong tay một bản
diễn Nôm của tác phẩm rất hoàn chỉnh. Biết bao nhà phê bình đã khen ngợi tài dịch
thuật của dịch giả. Bởi lẽ, trong bản diễn Nôm, ta không chỉ thấy sự bảo đảm về
nội dung mà còn cảm nhận được sự tự nhiên, tinh tế trong từng câu chữ. Vì vậy,
việc so sánh nội dung giữa tác phẩm gốc và bản diễn Nôm là một điều cần thiết.
Nội
dung của tác phẩm chinh phụ ngâm có thể tóm gọn lại như sau. Người phụ nữ đưa
tiễn chồng ra chiến trận với hy vọng chồng sẽ lập nên công danh rạng rỡ. Thế
nhưng trong khoảng thời gian chờ chồng trở về, nàng cảm thấy nhớ chồng và lo
cho sự sống của chồng ngoài chiến trường. Đợi mãi không nhận được tin chồng còn
sống hay đã chết, người phụ nữ đã phải tưởng tượng cảnh chồng trở về đoàn tụ hạnh
phúc. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng phản chiến và phủ dày một màu tâm tưởng. Vì vậy,
để đảm bảo nội dung và tư tưởng của tác phẩm khi diễn Nôm là một việc khó. Ấy vậy
mà bản diễn Nôm của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” đã hoàn thành được sứ mạng của nó
một cách xuất sắc.
Ngay
từ những câu đầu, ta đã thấy bản diễn Nôm diễn đạt rất hoàn chỉnh ý trong
nguyên tác:
Phiên
âm:
Thiên địa phong
trần
Hồng nhan đa
truân
Dịch
nghĩa:
Vừa khi trời đất
nổi cơn gió bụi
Cho nên kẻ hồng
nhan chịu lắm nỗi vất vả gian nan
Diễn
Nôm:
Thủa trời đất nổi
cơn gió bụi
Khách má hồng
nhiều nỗi truân chuyên
Dịch
giả đã diễn Nôm chuẩn đến từng từ để bảo vệ được nội dung của nguyên tác. Ta thấy
rõ hình ảnh thời cuộc lúc bấy giờ. “Cơn gió bụi” chỉ về binh biến, giặc giã. Và
người chịu mất mát là “khách má hồng”. Tại sao lại dịch là “khách má hồng” mà không phải là “kẻ hồng nhan”? Từ
“khách má hồng” cho ta cái cảm nhận cuộc đời như một quán trọ, con người
sống một cách vô thường, đến đó rồi đi đó. Cũng trong từ ngữ ấy mà ta được báo
trước về cuộc đời lắm đắng cay của người phụ nữ thời bấy giờ. Nội dung của bản
diễn Nôm không chỉ thống nhất với nguyên tác mà còn gợi lên trong lòng người đọc
chiều sâu trong từng con chữ.
Ở
một khung cảnh khác, ta thấy hình ảnh người phụ nữ sau khi tiễn chồng cùng với
nỗi lòng của nàng:
Phiên
âm:
Lang khứ trình hề,
mông võ ngoại
Thiếp quy xứ hề,
tạc dạ phòng
Quy khứ lưỡng hồi
cố
Vân thanh dử sơn
thương
Dịch
nghĩa:
Nơi chàng ra ngoài là nơi mưa dầm
gió lạnh
Nơi thiếp về là nơi buồng cũ hôm
kia
Người đi, kẻ về hai bên cùng trông
nhau
Chỉ còn thấy mây kia núi nọ xanh
xanh thôi.
Diễn
nôm:
Chàng thì đi cõi
xa mưa gió
Thiếp lại về buồng
cũ chiếu chăn
Đoái trông theo
đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc,
trải ngàn núi xanh
Nỗi
buồn tiếc lẫn nhớ thương chồng trong nguyên tác vẫn được bảo toàn trong bản diễn
Nôm. Cái cảnh chồng một nơi, vợ một nẻo thật đáng thương. Trong bản diễn Nôm giữa
hai câu thơ trên và dưới có sự cân đối về mặt ý nghĩa, giữ nguyên được ý đồ của
tác giả. “Lang khứ trình hề…Thiếp quy xứ hề”-“Chàng thì đi…Thiếp thì về”; “Mông
khứ ngoại…tạc dạ phòng”- “Cõi xa mưa gió…buồng cũ chiếu chăn” Dịch không chỉ
sát nghĩa mà còn rất chuẩn. Chỉ có một điểm đáng lưu ý đó là dịch giả đã dịch từ
“tạc dạ phòng” có nghĩa là phòng cũ hôm qua thành “buồng cũ chiếu chăn”. Đúng là ý nghĩa của câu thơ vẫn không thay đổi
mấy nhưng sắc thái đã có phần khác đi. Nếu người chinh phụ trở về phòng và nhớ
đêm trước khi tiễn chồng ra trận thì tâm trạng của nàng sẽ chất chứa nhiều niềm
tiếc nuối, quyến luyến lẫn đắng cay bởi lẽ thời gian trôi mau, cuộc sống thay đổi
quá nhanh chóng và bất ngờ. Còn nếu nàng “về buồng cũ chiếu chăn” thì lại khác.
Tâm trạng của nàng sẽ là tâm trạng nhớ nhung, buồn bã và hiu quạnh. Trong nơi
buồng cũ ấy không chỉ là một đêm được ở bên chồng mà còn là cả một khoảng thời
gian dài vợ chồng xây dựng hạnh phúc. Vì vậy, khi về nơi buồng cũ cũng là lúc
người phụ nữ đối diện với nỗi nhớ nhung sâu sắc hơn bao giờ hết. Cảnh vật vẫn vậy,
vẫn yên bình nhưng không còn ấm áp nữa. Cái ấm áp ấy đã “cũ”, đã thuộc về quá
khứ, về khoảng thời gian mà con người không bao giờ có thể với tay lấy lại
trong cuộc đời. Ở mỗi phương diện, mỗi cách dùng từ ta lại cảm nhận sắc thái của
tác phẩm ở một độ khác nhau. Và thật lạ, tuy đọc bản diễn nôm tác phẩm, ta lại
cứ tưởng mình đang đọc bản gốc của tác phẩm vậy.
Trong
hai câu tiếp theo, nếu ở nguyên tác, ta thấy “hai bên cùng trông nhau” thì ở bản
diễn Nôm “Đoái trông theo đã cách ngăn”- ta có cảm giác như chỉ có một đôi mắt
xa xăm của người chinh phụ đoái theo bước chân của chồng. Và, một lần nữa, tâm
trạng của người phụ nữ lại được khắc họa một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Dịch
như vậy không làm lệch ý nghĩa của tác phẩm mà còn rất phù hợp. Bởi lẽ đây là
“Chinh phụ ngâm khúc”- là khúc ngâm của người chinh phụ - thì lẽ dĩ nhiên, nỗi
lòng của người phụ nữ sẽ trở nên sắc nét hơn trong tác phẩm. Để rồi từ đó, một
màu xanh hòa với màu nhớ, tạo nên một bản màu thâm trầm, buồn bã. Điểm hay
trong bản diễn Nôm ở câu thơ này là dịch giả đã “pha màu” cho bức tranh trong
tác phẩm rất khéo. Nếu bản nguyên tác chỉ vẽ nên một hình ảnh thật bình thường
“mây kia núi nọ xanh xanh” thì trong bản diễn Nôm ta sẽ thấy mây tuôn màu biếc,
núi trải dài sắc xanh. Màu sắc có sự sống động hơn hẳn. Và, ta có cảm giác như
màu xanh xanh quá, xanh đến rợn ngợp. Cũng bởi cái sắc xanh ấy làm lòng người
thấm thía nỗi buồn. Để rồi mắt cứ tìm mắt, người lại tìm người, nhưng khoảng
cách không gian đã khiến họ không thể nhìn thấy nhau:
Phiên
âm:
Lang cố thiếp hề,
Hàm Dương
Thiếp cố lang hề,
Tiêu Tương
Tiêu Tương yên
cách Hàm Dương thụ
Hoàng Dương thụ
cách Tiêu Tương giang
Dịch
nghĩa:
Hẳn chàng trông thiếp từ đất Hàm
Dương
Thiếp trông chàng nơi sông Tiêu
Tương
Những chòm cây Hàm Dương bị làn
khói Tiêu Tương ngăn trở chẳng thấy
Mà sông Tiêu Tương cũng bị cây Hàm
Dương che chẳng thấy nhau
Diễn
Nôm:
Chốn Hàm Dương
chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương
thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương
cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương
cách Tiêu Tương mấy trùng
Nếu
trong nguyên tác, tác giả chỉ dùng từ “cố” –“trông” để diễn tả trạng thái của
người đi, kẻ ở thì dịch giả lại thể hiện một cách linh hoạt hơn. Người đi thì sẽ
“ngoảnh lại”, kẻ ở thì phải “trông sang”. Ta không chỉ thấy ánh mắt lưu luyến của
đôi vợ chồng mà còn thấy hình ảnh, cử chỉ rất đáng thương của họ. Trong cái
“ngoảnh lại”, và “trông sang” ấy có một cái gì đó day dứt hơn cả tâm trạng lưu
luyến. Cũng bởi hai hành động đó mà ta cảm nhận được khoảng cách giữa họ đang
tăng dần. Và rồi, chàng khuất bóng ở Hàm Dương, nàng ở lại Tiêu Tương. Nếu đọc
nguyên tác, ta sẽ thấy những vật cản hiện ra một cách rõ ràng- đó là khói, là
cây- làm nhòe đôi mắt, làm khuất tầm nhìn. Nhưng thật lạ, khi đọc bản diễn Nôm,
ta lại có một cảm giác khác mặc dù ý nghĩa vẫn vậy. Ta tưởng như nàng là khói
Tiêu Tương đang muốn vấn lấy chàng -cây Hàm Dương. Nhưng khoảng cách “mấy
trùng” kia đã khiến khói không thể vấn lấy cây. Từ ngữ diễn giải được lượt bớt
để ta thấy một mối liên quan mới giữa những hình ảnh, và rồi ta thêm thấu hiểu
nỗi đau chia ly trong thời buổi loạn lạc.
Thời
gian chia li là thời gian đau khổ. Chính vì vậy, khi viết về khoảng thời gian
chờ đợi chồng đến mòn mỏi của người chinh phụ, tác giả đã viết:
Phiên
âm:
Sầu tự hải
Khắc như niên
Dịch
nghĩa:
Nỗi sầu như bể rộng
Một khắc canh
như năm dài
Diễn
Nôm:
Khắc giờ đằng đẵng
như niên
Mối sầu dằng dặc
tựa miền biển xa
Bản
phiên âm thật ngắn gọn- chỉ sáu chữ mà gói trọn được thời gian hiện thực lẫn thời
gian tâm tưởng. Đây sẽ là một thách thức lớn với người diễn Nôm- phải làm sao để
bộc lộ được hết tất cả ý nghĩa, tâm tư được gói trọn trong những con chữ nhỏ
bé. Và như ta đã thấy, bản diễn Nôm đã diễn lại hai câu thơ này một cách thành
công. Không chỉ thể hiện được nỗi sầu đầy như biển, thời gian một khắc dài như
một năm mà nó còn khiến người đọc cảm nhận được tâm trạng của người chinh phụ.
Những tính từ “đằng đẵng”, “dằng dặc” được sử dụng rất hiệu quả. Qua đó, ta thấy
hình ảnh người chinh phu chờ chồng đến mòn mỏi, từ ngày này qua ngày khác.
Trong lòng nàng không chỉ là sự cô đơn, buồn bã mà còn là sự bồn chồn, day dứt
khôn nguôi. Tuy hai câu diễn Nôm có sự hoán đổi vị trí cho nhau nhưng điều đó
không làm mờ nhạt quy luật tâm lý- con người luôn có cảm giác thời gian chờ đợi
dài hơn rất nhiều so với thời gian sinh hoạt bình thường. Tất cả ý nghĩa của bản
phiên âm đều được giữ nguyên ven. Hơn thế nữa, bản diễn Nôm còn thể hiện lại
hai câu phiên âm một cách rất tự nhiên. Tình cảm, tâm trạng của người chinh phụ
đến với lòng người đọc một cách dễ dàng, tự nhiên.
Tuy
chỉ so sánh một số câu điển hình trong bản phiên âm và bản diễn Nôm của tác phẩm
“Chinh phụ ngâm khúc” nhưng ta đã phần nào hình dung ra sự thành công của bản
diễn Nôm. Ta có cảm giác như dịch giả đang đồng sáng tạo với tác giả để có thể
thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận được từng rung động dù là
nhỏ nhất trong trái tim của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Thế nhưng,
trong quá trình diễn Nôm, hẳn có những chỗ còn thiếu sót do sự cách biệt ngôn
ngữ. Vì vậy, ta cũng cần phải thấy trong bản diễn Nôm có những chỗ chưa trọn vẹn.
Trong
bản diễn Nôm, có diễn rằng:
Đưa chàng lòng dằng
dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa,
thủy khôn bằng thuyền
Khi
đọc hai câu trên, nhiều người không thể hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của nó. “Bộ
khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền” có nghĩa là gì? Và tại sao đang nói về
tâm trạng của người chinh phụ ở câu trên thì lại nói đến chuyện ngựa thuyền ở
câu dưới? Mối quan hệ giữa chúng là như thế nào? Nhiều câu hỏi được đặt ra khiến
ta phải quay lại bản phiên âm:
Quân đăng đồ hề thiếp hận bất như câu
Quân lâm lưu hề thiếp hận bất như chu
Có nghĩa là:
Chàng lên đường bộ, thiếp tự giận sao thiếp không bằng con ngựa
Chàng trẩy đường thủy, thiếp tự giận sao thiếp không bằng chiếc
thuyền.
Như vậy, nếu chỉ đọc bản
diễn Nôm, ta sẽ khó lòng hiểu được tâm trạng tự trách móc của người phụ nữ tiễn
chồng ra trận. Tuy nhiên, ta cũng cần thấy dịch giả đã cố gắng diễn Nôm tác
phẩm sao cho trọn vẹn nhất có thể trong thể thơ mà mình chọn lựa.
Thêm nữa, trong bản diễn
Nôm, có một số chỗ bị lược bớt làm mất đi tinh thần của nguyên tác:
Phiên âm:
Vị qua sơ trất vân hoàn kháo
Vị quân trang điểm ngọc phu chi
Dịch nghĩa:
Thiếp lại vì chàng mà chải mái tóc “Vân hoàn”
Và vì chàng mà trang điểm vẻ “Ngọc cơ chi”
Diễn Nôm:
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.
Bản diễn Nôm đã không đề
cập đến tóc Vân hoàn và vẻ Ngọc cơ chi. Vì vậy, ta không thấy được hình ảnh
người phụ nữ vui mừng ra sao khi tưởng tượng cảnh chồng trở về, gia đình sum
vầy hạnh phúc. Mái tóc Vân hoàn là mái tóc sà nhiều lớp như tầng mây, là một
kiểu bới trong cung, rất đẹp. Vẻ ngọc cơ chi là vẻ da trơn như ngọc, mịn như
mỡ. Khi đọc bản phiên âm và được giải thích, ta mới hiểu người phụ nữ đón chồng
trở về đã quan tâm đến ngoại hình của mình như thế nào. Nàng muốn mình phải
thật đẹp, đẹp nhất trong mắt chồng. Trong cái cách nàng trang điểm, sửa sang
bản thân chứa đựng niềm hạnh phúc đến vô biên. Ta có cảm giác như con người
thật trong nàng đã sống lại vì nàng đã tìm thấy lý do sống trên đời. Thế nhưng,
khi đọc hai câu ngâm khúc này trong bản diễn Nôm ta lại không thể thấy được
nhiều đến vậy. Ta chỉ dừng lại ở hình ảnh người phụ nữ “điểm phấn, đeo hương”
đón chồng chứ vẫn chưa thấy được niềm vui, hạnh phúc trong nàng.
Tuy rằng bản diễn Nôm
còn tồn tại một số sai sót nhỏ trong việc diễn đạt nội dung của bản gốc nhưng
ta không thể phủ nhận sự thành công của nó. Bản diễn Nôm đã giúp người đọc hiểu
gần như trọn vẹn cả tác phẩm và điều đáng khen ngợi đó là bản diễn Nôm thể hiện
rất tự nhiên mạch cảm xúc của tác phẩm. Nhiều lúc, khi đọc bản diễn Nôm, ta có
cảm giác như dịch giả cũng là tác giả, còn bản diễn Nôm là một tác phẩm có cuộc
sống độc lập, không bị lệ thuộc, ràng buốc bởi bất cứ một điều nào khác. Từng
câu chữ tuôn ra một cách thật tự nhiên- tự nhiên như cuộc sống. Mạch cảm xúc
như dòng suối tuôn tràn làm dậy sóng lòng người đọc. Và như vậy, ta có thể
khẳng định: Đây là một bản dịch thành công!
2.1.2. Nghệ thuật
Chinh
phụ ngâm khúc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Trung đại
Việt Nam. Tác phẩm được Đặng Trần Côn viết theo thể “cổ phong” phóng túng tự
do, giàu nhạc điệu trong “nhạc phủ”. Nhạc phủ nguyên nghĩa là cơ quan chuyên
coi sóc về âm nhạc do Hán Vũ Đế Lưu Triệt đặt ra, việc của họ chủ yếu cải quản
về âm nhạc và sưu tập dân ca, rồi phối vào âm nhạc để tiện cung ứng cho triều
đình diễn xướng trong yến tiệc. Nhạc phủ từ đó đã trở thành một loại thơ có thể
phối vào âm nhạc, không bó buộc cách gieo vần hay cách đặt câu dài ngắn. Về
hình thức, thịnh hành nhất là ngũ ngôn và tạp ngôn (dài ngắn xen kẽ).
“Liên hiệp tinh
kì xuất tái sầu
Huyên huyên tiêu
cổ từ gia oán
Hữu oán hề phân
huề
Hữu sầu hề khế
khoát”
Đặc biệt, Chinh phụ ngâm khúc còn chịu ảnh
hưởng của thể “từ” mà Khuất Nguyên đã từng sữ dụng để viết nên Ly Tao. Trong mỗi
câu thường xuất hiện âm đệm “hề” có tác dụng đưa đẩy như
“Du du bỉ thương
hề, thùy tạo nhân”
(Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?)
Đến với bản dịch ta sẽ thấy cho dù Phan Huy
Ích hay Đoàn Thị Điểm là dịch giả thì các vị cũng đã rất tài tình khi sử dụng
thể song thất lục bát để dịch lại áng văn trường thiên này. Thể song thất lục
bát rất đắc dụng trong việc chuyển tài những tác phẩm như Chinh phụ ngâm. Nếu
như thể lục bát được dùng trong truyện thơ như Truyện Kiều, hay Lục Vân Tiên có
tác dụng kể lại những câu chuyện dài hơi thì thể song thất lục bát lại hoàn
thành sứ mệnh của mình trong việc diễn đạt nội dung trữ tình. Hai âm 7-7 đi liền
nhau, lặp đi lặp lại trong một vòng tuần hoàn nhịp nhàng kết hợp với nhiều vần
trắc và tiết tấu theo nhịp 3/4 tạo nên không khí buồn thương, trầm lắng giúp
tác giả diễn tả những thứ tình cảm da diết, nhớ nhung khôn nguôi, nỗi đau khổ uất
ức,…
“Chàng thi đi/
cõi xa mưa gió
Thiếp thì về/ buồng
cũ chiếu chăn”
Hay
“Cùng trông lại/
mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh/
những mấy ngàn dâu”
Có
những câu thơ mang nặng những thanh trắc miêu tả một tình cảm khúc mắc, đau buồn,
trách móc vừa tự giận mình trước đêm đông gợi nhớ
“Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên”
Nhịp
điệu uyển chuyển và sự xen kẽ của vần lưng và vần chân, tạo nên sự quấn quýt lấy
nhau của các câu thơ. Cứ như thế, nỗi nhớ thương theo mãi trải rộng toàn bộ tác
phẩm.
Cách
gieo vần trong bản dịch cũng rất linh hoạt, sinh động. Người dịch còn sử dụng
nhiều thanh bằng trong câu lục bát (6-8) bên cạnh việc sử dụng thanh trắc trong
cặp câu thất
Có
câu thơ vương nỗi buồn man mác bởi sự nối tiếp nhau của những thanh bằng
“Lòng này hóa đá cũng nên,
E
không
lệ ngọc mà lên trông lầu”
“Lên
cao trông
thức mây lồng
Lòng
nào là chẳng động lòng bi thương?”
Cách
gieo vần cũng được người dịch liên tục thay đổi. Câu thứ nhất thường được gieo
vần ở tiếng thứ năm, người dịch lại gieo vần ở tiếng thứ ba, tạo nên một nhịp
điệu mới lạ
Câu
bình thường sẽ là
“Chí làm trai dặm
nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ
tựa hồng mao”
“Tiếng nhạc ngựa
lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi
phút bỗng chia tay.”
Câu
đổi cách gieo vần
“Trống Tràng
thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây”
Cách
ngắt nhịp trong bài cũng rất đa dạng, không theo quy cũ. Câu thất thường ngắt
sau tiếng lẻ để tạo thành những nhịp 3/4, 3/2/2, 5/2. Câu lục bát thường ngắt
theo tiếng chẳn để tạo thành những nhịp 2/2/2, 4/4. Khi dùng phép tiểu đối thì
nhịp thành 3/3
“Nguyệt hoa hoa/
nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới
nguyệt trong lòng xiết bao”
Chinh phụ ngâm là một loại văn
chương tập cổ. Tập cổ tức là góp nhặt những lời hay ý đẹp trong sử sách thơ ca
đời xưa. Trong tác phẩm nguyên văn ta thấy xuất hiện rất nhiều điển tích, điển
cố, hình ảnh, tên người, tên đất, thậm chí tứ thơ cũng được rút ra từ nhiều bài
cổ thi Trung Quốc. Ví như câu “Thành liền mong tiến bệ rồng” được lấy từ điển
tích nước Triệu có hai hòn ngọc bích. Vua nước Tần viết thư xin đem năm thành
trì đổi lấy ngọc. Từ đó, vật gì quý báu gọi là có giá “liên thành”. Câu “Chí
làm trai dặm nghìn da ngựa” được rút từ tích đời Đông Hán, Mã Viện một vị tướng
tài từng nói “Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn
mới gọi là trai.” Những tên người, tên đất như Trường thành, Cam Tuyền, Giới Tử,
Lâu Lan, Man Khê, Phục Ba, Bạch Đăng, … cũng xuất hiện rất nhiều trong nguyên
tác Hán văn. Đó là những tên đất địa danh ngụ ý muốn nói đến chiến tranh. Bạch
Đăng, Thanh Hải được lấy từ câu
“Hán
hạ Bạch Đăng đạo
Hồ
khuy Thanh Hải loan.”
(Bạch Đăng quân
Hán đóng đồn,
Vụng kia Thanh Hải
dòm luôn mắt Hồ)
(Quan san nguyệt
– Lí Bạch)
Đoạn đầu bản ngâm khúc của tiên
sinh họ Đặng có nhiều chỗ phảng phất không khí Tái hạ khúc của Thanh Liên cư
sĩ. Bài Tái hạ khúc có đoạn
“Phong
hỏa động sa mạc
Liên
chiếu Cam tuyền vân”
“Minh
tiên xuất vị Kiều”
Thì trong Chinh phụ ngâm cũng có những
câu
“Phong
hỏa ảnh chiếu Cam tuyền vân”
(Khói Cam tuyền
mờ mịt thức mây)
“Tây
phong minh tiên xuất vị Kiều”
(Thét roi cầu Vị
ào ào gió thu)
Nhiều chỗ trong Chinh phụ ngâm mặc
dù không mượn lời trong các bài Đường thi nhưng vẫn mang cảm hứng giống nhau
như trong bài Oán tình Lí Bạch viết:
“Mỹ
nhân quyển châu liêm.
Thâm
tọa tần nga my.
Đãn
kiến lệ ngân thấp,
Bất
tri tâm hận thùy”
(Người xinh cuốn
bức rèm châu.
Ngồi im thăm thẳm
nhăn châu đôi mày.
Chỉ hay giọt lệ
vơi đầy,
Đố ai biết được
lòng này giận ai!)
Nỗi đau khổ khắc khoải của người
thiếu nữ trong bài Oán tình thật giống tâm trạng của người chinh phụ
“Đăng
tri nhược vô tri, thiếp tâm chỉ tự bi
Bi
hựu hề cánh vô ngôn
Đăng
hoa nhân ảnh tổng kham liên”
(Đèn có biết dường
bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng
bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng
nên lời,
Hoa đèn kia với
bóng người khá thương.)
“Tư
vị toan hề cánh tân hoan
Tân
toan đoan đích vị lương nhân
Vị
lương nhân hề song thiếp lệ
Vị
lương nhân hề chích thiếp thân”
(Nếm chua cay tấm
lòng mới tỏ,
Chua cay này há
có vì ai?
Vì chàng lệ thiếp
nhỏ đôi,
Vì chàng thân
thiếp lẻ loi một bề.)
Chính vì sử dụng chữ Hán để sáng
tác nên khi tiến hành Việt hóa đòi hỏi người dịch phải làm sao cho tác phẩm trở
nên gần gũi, dễ hiểu nhưng vẫn thanh thoát và không làm mất đi cái hồn của
nguyên tác. Những địa danh như Hàm Dương, Tiêu Tương chỉ được sử dụng ngụ ý muốn
nói lên sự xa cách dẫn đến nổi nhớ thương của chinh phu và chinh phụ
“Chốn
Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến
Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói
Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây
Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
Khi nói đến núi Kì Lân hay Phì Thủy
ngụ ý muốn nói đến những nơi chiến trận, nghìn trùng cách biệt. Nơi mà các chiến
sĩ đã và đang ngã xuống, hồn của họ quyện vào trong gió “Hồn tữ sĩ, gió ù ù thổi” khiến không khí trở nên thật âm u, thê
lương. Đối với những điển tích cầu kì thì dịch giả đã lược bỏ bớt những cái
không cần thiết, chữ giữ lại tinh thần đại ý đoạn thơ
“Quân
biên vân ủng thanh ti kị
Thiếp
xứ đài sinh Hưởng điệp lang”
(Chàng dong ngựa
dặm đường mây phủ
Thiếp dạo hài lối
cũ rêu in.)
Có những trường hợp tác giả thu gọn
lại (4 câu còn lại 2 câu)
“Thiếp hữu Hán cung thoa
Tằng
thị giá thời tương tống lai
Bằng
thùy kí quân tử, biểu thiếp tương tư hoài
Thiếp
hữu Tần lâu kính
Tằng
giữ quân sơ tương đối ảnh
Bằng
thùy kí quân tử, chiếu thiếp kim cô lánh”
(Thoa cung Hán
thuở ngày xuất giá,
Gương lầu Tần dấu
cũ soi chung.
Cậy ai mà gửi tới
cùng,
Để chàng thấu hết
tấm lòng tương tư?)
Hoặc
“Liệp
hiệp tinh kì xuất tái sầu
Huyên
huyên tiêu cổ từ gia oán
Hữu
oán hề phân huề
Hữu
sầu hề khế khoát”
(Bóng
cờ tiếng trống xa xa,
Sầu
lên ngọn ải oán ra cửa phòng.)
Hoặc kéo dài ra (2 câu thành 4 câu)
miễn là khiến cho bản dịch thanh thoát, giữ vững được giá trị.
2.2.
Sự thành công của bản dịch
Một
bản dịch dù ngắn hay dài cũng không thể tránh khỏi sự sơ xuất. Tuy nhiên tựu
trung lại thì bản dịch Chinh phụ ngâm cũng được xem là một sự thành công của dịch
giả, nó có thể được coi như một sáng tác độc lập so với nguyên bản ban đầu. Sau
đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu vào hai nguyên nhân chủ quan và khách quan để
làm rõ hơn nữa về sự thành công của bản dịch này.
2.2.1. Nguyên
nhân chủ quan
Chiến
tranh luôn là đề tài muôn thuở mà nhân loại đau đáu đi tìm cho nó một kiến giải
về ranh giới giữa thiện và ác, đúng và sai. Chiến tranh bắt đầu khi nhân loại
biết tranh giành nhau một miếng ăn, biết vì cái lợi riêng mà mưu toan cho bản
ngã. Nói cách khác, khi con người chạm tay vào trái cấm cuộc đời tức là đã tự
thân kí một bản hợp đồng đầy trói buộc với thần chiến tranh. Những người đàn
ông cứ thế tuốt gươm ra trận, lao đi như những mũi tên và tiến về phía trước
như những con thiêu thân lao vào nguồn sáng hủy diệt. Họ là ai?
Những
Samurai oai dũng, trong nháy mắt là lấy đầu kẻ thù với thanh Katana lừng lẫy
trên tay. Họ là ai? Là những chàng thanh niên với chí quyết tâm căm thù giặc mà
giã từ quê hương xông pha trận mạc. Họ anh hùng như thế, mạnh mẽ như thế nhưng
có bao giờ khi gục ngã trong vòng tay đất mẹ, họ đã tự hỏi mình đã bỏ lại sau
lưng những gì. Đó là cha mẹ, là quê hương, là những đứa con thơ hãy còn chưa
khôn lớn và trên hết thảy, họ bỏ lại sau lưng là những người chinh phụ thủy
chung, sắc son vì kẻ chinh phu.
Chiến
tranh mãi là trận đại hồng thủy của định mệnh nhấn chìm nhân loại trong bể khổ
trầm luân. Con người nhỏ bé khi đứng trước nó và tự hỏi đâu là bến bờ hạnh phúc
trong cái cõi tối tăm ngụp lặn mãi không thấy tia nắng mặt trời.
Đôi
điều ngẫm nghĩ để thấy được rằng tác phẩm Chinh phụ ngâm là đứa con khổ hạnh của
chiến tranh phi nghĩa. Tự bản thân tác phẩm cất tiếng khóc chào đời trong buổi
loạn lạc binh đao và được Đặng Trần Côn cảm khái và viết nên câu chữ. Ấn tượng
đầu tiên về cả hai bản diễn ngâm (nguyên bản và bản dịch) là ngòi bút của tác
giả đã làm mờ đi cái tên và thời điểm xảy ra cuộc chiến. Ta có thể xem đây là
thành công bước đầu hay không? Có thế nói như vậy, vì mấy lí do sau đây:
Thứ
nhất, chỉ xét nội hàm hai tác phẩm và quá trình làm mờ đi cái nguyên nhân và
tên gọi cuộc chiến đã là thành công bước đầu. Vì sao vậy? Chiến tranh là chiến
tranh, ở cái thời buổi nhiễu nhương, mở mắt ra là gặp cảnh giặc giã thì cò sá
gì nữa cái sự lờn thuốc của nhân dân. Họ đã quá đau thương, mất mát và tan cửa
nát nhà nên dù là chiến tranh do ai gây ra, chính nghĩa hay phi nghĩa thì có
nói lên được gì nữa đâu. Vẫn là hình ảnh người chinh phụ cô đơn chiếc bóng, hắt
hiu quạnh quẽ mà thôi:
Thiên ngoại liên y tuyết vũ thùy
Tuyết hàn y hề hổ trướng
Vũ lãnh y hề lang vi
Hàn lãnh ban ban khổ
Thiên ngoại khả lang y
Cầm tự đề thi phong cánh triển
Bản
dịch:
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sữa, vả đương phù trì
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi chờ buổi mớm cơm,
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
Chỉ
còn lại hình ảnh người chinh phụ một mình nuối nấng, chở che cho gia đình. Phụng
dưỡng mẹ già và nuôi nấng con thơ cho tròn cái đạo xuất giá tòng phu. Lòng người
chinh phụ như lửa đốt, như ngàn mũi kim châm thấu tận tâm can.
Thứ
hai, bản diễn nôm đã góp phần tô đậm thêm tính chất thân thuộc và gần gũi hơn
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm và tự bản thân nó đã cho tác phẩm một hình
hài chân thật và khúc chiết hơn. Ta nó như vậy bởi xét cho công bằng thì thực sự
bản diễn Nôm song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm (có nghiên cứu cho rằng của
Phan Huy Ích) có thể xem như một sáng tác độc lập mang đậm dấu ấn cá nhân của
tác giả. Chữ Hán vốn cao thâm và được xưng tôn với cái danh phing bác học, quân
tử nho nhã thư sinh, vậy thì bản diễn Nôm là một hình thức tiếp cận gần gũi và
mộc mạc hơn, gần với hồn cốt dân tộc hơn và tự thân tính chất của bản diễn Nôm
cũng như bản thân người chinh phụ vậy, e ấp và giản dị thuần túy. Đoàn thị điểm
đã từ bản Trường đoản cú của Đặng Trần Côn mà thổi vào đó cái tài hoa và góc
nhìn, quan điểm của mình cũng như bao bậc nữ nhi thường tình khác, rất giản dị
và chân thành, đượm thắm như chữ Nôm.
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
Bán dạ phi hich truyền tướng quân
Bản
dịch:
Thưở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Truyền mờ mịt thức mấy.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất
chinh.
Bản
diễn Nôm đã thể hiện trọn vẹn cái xúc cảm và tình yêu, nỗi lo lắng, nhớ nhung
dành cho đấng phu quân và dự cảm về thân phận lẻ loi chiếc bóng của phận má thắm
hồng nhan. Giá trị của bản dịch ta thấy rõ ràng là ở cái xúc cảm chứ không phải
ở những địa danh, những hình tượng thơ mang tính chất ước lệ trong bản chữ Hán
của Đặng tiên sinh. Đây là thành công nhằm tạo sự khác biệt và gần gũi hơn với
cảm xúc và với hồn thơ thắm đượm tình người của dân tộc. Cái cách dịch từ
"du du" trong Hán ngữ ra "thăm thẳm" trong chữ Nôm gợi nỗi
u buồn emman mác và dịu dàng, lay động bao kẻ chinh phu. Những câu thơ như
" Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mấy", " Chín tầng gươm báo trao tay
so với " Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân", "Cửu trùng án kiếm
khởi đương địch mới thấy được cái tài của Đoàn nữ sĩ đã tạo nên sự khác biệt
như thế nào. Khi đối sánh hai câu trong hai bản thơ ta thấy rằng Đoàn Thị Điểm
đã làm mềm hóa những danh từ mang tính chất ước lệ như Cam Tuyền và phủ cho nó
thêm những gam màu cảm xúc thật nóng bỏng và "yểu điệu thục nữ" hơn.
Nếu
chỉ nói đến phần nội dung e rằng thiếu sót vì một trong những giá trị cốt lõi
làm nên nghệ thuật văn chương nói chung và tác phẩm nói riêng chính là nghệ thuật
thơ.
Nghệ
thuật thơ là yếu tố quan trọng nhất tôn lên giá trị của những hình tượng nghệ
thuật trong tác phẩm và là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ bộc lộ tài năng của
mình.
Điểm
thành công nổi bật và có lẽ dễ nhận thấy nhất ở bản diễn Nôm là nó đã chuyển thể
và biến cái thể loại “Trường đoản cú", cái thể loại văn chương tập cổ vốn
thiên về tính ước lệ điển tích sang thể song thất lục bát cổ truyền đậm đà tính
trữ tình dân tộc. Nói như vậy là do trong quá tình diễn dịch bản nôm thì tác giả
đã xóa mờ đi cái điển tích của thể loại tập cổ mà đưa vào đó cái phức cảm thẩm
mĩ dân tộc, cảm xúc dịu dàng và ý nhị đã tô bồi cho câu thơ tính chất hướng nữ
và tương đối khúc chiết, dễ cảm hơn.
Trịch ly bô hề vũ Long Tuyền
Hoành chinh sáo hề chì hổ huyệt
Vân tùy Giới Tử liệp Lâu Lan
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện
Quân xuyên trang phục hồng như hà
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết.
Bản
dịch:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Với
những điển tích được xem là quá cầu kì, người dịch đã lược bỏ đi, cái còn giữ lại
là giá trị tinh thần cốt lõi của đoạn thơ mà thôi. Vậy thì ở đây chúng ta sẽ gặp
phải câu hỏi rằng: liệu việc lược giản những gì có trong nguyên bản như thế liệu
có can thiệp mạnh và sâu vào tứ thơ như nguyên bản hay không? Xin trả lời rằng
không, vì cơ bản những trang viết lại của tác giả vẫn còn đó là dấu son của cái
cấu tứ dồi dào ước lệ trong nguyên bản, cai khác ở đây chính là cách diễn đạt
và cảm quan nghệ thuật của tác giả mà thôi. Và chúng ta cũng có thể thấy trong
bản dịch có trường hợp kéo dài hoặc rút ngắn các câu nhằm diễn đạt cho trọn vẹn
cái tâm tình mà Đoàn Thị Điểm muốn gửi gắm đến người .thưởng ngoạn. Đơn cử như
câu: "Du du bỉ thương hề tạo nhân" được diễn dịch thành cặp lục bát:
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Cho
nên số câu trong bản dịch và bản Hán ngữ chên lệch là 412 và 477 câu cũng vì cớ
ấy.
Ở nguyên bản, đa phần tác giả đã sử dụng các
điển cố, điển tích, góp nhặt tên đất, tên người, kể cả tứ thơ cũng dựa vào các
tư liệu từ Trung Hoa. Vì vậy nếu ta không hiểu hết được những điển cố, điển
tích, không biết được tên đất, tên người ấy gắn với những sự kiện gì, ta không
tài nào hiểu được thâm ý sâu xa của bài thơ. Nhìn một bài phiên âm chữ Hán:
“Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
Mạch thượng tang mạch thượng tang
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường”
Diễn
ngâm:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
Ngàn
dâu được dịch từ chữ "mạch thương tang". Đó cũng là tên một khúc
hát trong "Cổ nhạc phủ" của nàng La Phu là gái đã có chồng ở nước Tần,
nàng đi hái dâu gặp Triệu vương. Triệu vương yêu mến bèn đặt tiệc mời rượu
nàng. Nàng đến dùng đàn tranh để đàn và hát khúc hát ấy để bày tỏ rằng mình đã
có chồng. Triệu vương nghe lắm lời đoan chính trung trinh bèn từ bỏ ý định cưới
nàng làm vợ. Nhưng hẳn ít có mấy ai đọc nguyên bản mà có thể đoán biết hết cái
tấm lòng buồn đau của một người vợ ở quê nhà ngóng trông người nơi chiến địa nếu
không biết rõ được cái tích trên. Nhưng ở bản dịch thì khác, đọc bản dịch ta
không hiểu được cái ẩn ý bên trong điển tích xưa, mà ta thấy được cảm xúc buồn
đau của người chinh phụ qua cảnh ngàn dâu cách trở, người vợ mỏi mắt trông chồng
nhưng những lớp dâu xanh bạc ngàn đã che phủ. Ý thơ vẫn giữ được nguyên vẹn
nhưng tình cảm trong thơ được tang lên gấp bội theo cái nhịp tăng tiến của bản
dịch. Và chỉ một câu dịch “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” khiến lòng ai cũng
phải động một nỗi u sầu.
Và
chỉ có cái thể song thất lục bát với âm điệu dạt dào cấu tứ mới diễn tả hết cái
tình cảm đong đầy, khi thoi thóp, lúc đượm nồng của phận chinh phu mà thôi. Âm
điệu thơ lục bát với câu ngắn câu dài, gieo vần tương hỗ đã khắc họa và làm lắng
đọng lại từng dòng lệ tuôn trào khắp châu thân, hòa quyện cùng nỗi nhớ thương
dàn trải theo năm tháng. Mắc khác thể song thất lục bát đã làm cho nguyên tác bớt
đi cái vỏ ngoài hàn lâm, uyên thâm Nho giáo mà trở về cái chân giá trị nhịp
nhàng, uyển chuyển và nên thơ. Nghệ thuật biến đổi cách gieo vần cũng tạo cho
câu thơ sự phong phú, giàu nhạc tính hơn cả bản gốc chữ Hán.
Câu
bình thường có cách gieo vần truyền thống:
Lệch tàn tóc rối lỏng vòng lưng eo
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước.
Hay:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Gà eo óc gáy sương năm trống.
Và
cách gieo vần được biến đổi qua ngòi bút sáng tạo của thi nhân:
Quan sơn để các hàn huyên bao đành
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu.
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao
Hẹn nơi nao Hán dương cầu nọ.
Cách
gieo vần thể hiện sự sáng tạo và mới mẻ và đồng thời cũng tạo nên dấu ấn nghệ
thuật riêng cho bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm so với Đặng Trần Côn.
Điều
cuối cùng chốt lại cho giá trị và sự thành công của bản diễn Nôm có lẽ là bức
tranh tâm cảnh với những câu thơ đau đáu nỗi lòng, nơi mà thiên nhei6n cũng hòa
quyện cùng nỗi sầu nhân thế
Ngàn thông chen chúc khóm lau
Các ghềnh thấp thoáng người đâu đi về.
Khói mù nghi ngút ngàn khơi
Cánh chim bạc gió lạc loài kêu thương
Bức
tranh phong cảnh cũng là tâm cảnh, cũng xót xa cho hình ảnh người chinh phụ mãi
mong ngóng tướng công trở về an toàn sau làn tên mũi đạn. Nỗi lòng đau xót và mỏi
mong cũng chỉ vỉ mộ chữ : "TÌNH"!
2.2.2. Nguyên
nhân khách quan
Một
đứa trẻ nào sinh ra và lớn lên trong thời đại nào thì sẽ chịu sự chi phối của
thời đại đó. Văn chương cũng vậy, khi một tác phẩm ra đời nó sẽ chịu sự chi phối
rất nhiều của xã hội. Xã hội là một phần quyết định cái chỗ đứng lâu dài cho
tác phẩm. Xã hội công nhận thì tác phẩm ấy trở thành tuyệt tác, xã hội bác bỏ
thì lập tức tác phẩm ấy bị khai trừ. Đó là lý do vì sao mà có một số tác phẩm ở
thời kỳ này không được phổ biến, không được xuất bản, nhưng đến một thời kỳ
khác khi người ta nhìn nhận được giá trị của nó thì lập tức được in ấn hàng loạt,
xuất bản, tái bản không ngừng. Đó là trường hợp điển hình của những đứa con
tinh thần của Vũ Trọng Phụng, vì thời gian đầu có người cho rằng nó không hợp với
thuần phong mĩ tục nên phải khai trừ. Trở lại vấn đề của bản dịch Chinh phụ
ngâm, nó gặp được nhiều vận may hơn thế. Dù là bản dịch, được dịch lại trên cái
nền đã có sẵn là nguyên tác của Đặng Trần tiên sinh Côn trứ, nhưng có lẽ nó đã
tạo được cho mình một chỗ đứng khá vững chải trong văn đàn, và tới hôm nay khi
nhắc đến Chinh phụ ngâm, người ta nhớ ngay bản dịch (ở đây là bản dịch A, tương
truyền của Đoàn Thị Điểm và có một số ý kiến cho là của Phan Huy Ích) chứ có mấy
ai biết được nguyên của chữ Hán của Đặng tiên sinh. Vì sao bản dịch lại đạt được
sự độc lập cho riêng mình như vậy?
Có
thể nói thời thế tạo nên anh hùng, và cũng như vậy thời thế đã giúp thành công
của bản dịch Chinh phụ ngâm được đẩy lên gấp bội. Dịch giả đã thể hiện được sự
tài hoa uyên bác của mình khi dịch toàn bộ nguyên văn chữ Hán sang chữ Nôm mà lời
lẽ không bó buộc, câu thơ trôi chảy tự nhiên, cái hồn, cái ý của nguyên bản vẫn
được lưu lại. Từ ngữ tự nhiên ấy được bao mình trong thể thơ song thất lục bát
– một thể thơ đậm chất Việt Nam thì tất nhiên nó sẽ được người Việt Nam quý chuộng.
Từ
mở đầu cho đến cuối bài thơ, ta như hòa quyện được cái hồn thơ dân tộc, nó
không còn mang cái lớp áo vai mượn của Trung Hoa, lời thơ cũng nhẹ nhàng thanh
thoát, diễn ý, diễn lời, diễn tâm trạng trải dài theo nhịp thơ:
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ gối chăn
Đối trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi
xanh”
Đó
là lời lẽ tâm sự một mình của người cô phụ chốn phòng khuê đang mòn mỏi trông
ngóng chồng nơi chiến ải. Đọc bài thơ ta thấy được cái âm hưởng gần giống như
thể thơ dân gian qua hai câu bảy rồi đến hai câu sáu tám:
“Nụ tâm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn
không?”
Nhờ
mang âm hưởng dịu dàng của ca dao, không còn mang nhiều tính chất tượng trưng ước
lệ như trong nguyên bản mà bản dịch đã được mọi người biết đến và dành nhiều
tình cảm ưu ái hơn vì nó dễ đọc dễ tiếp nhận.
Hơn
nữa, chúng ta phải xét lại xã hội đương thời cũng như ngày nay. Nhân dân khi
xưa thuộc vào thời loạn lạc, ăn không đủ no, làm sao có ai nghĩ đến việc đến
trường học chữ, việc mua quan bán chức là chuyện thường. Những người ra làm
quan đôi khi chữ còn không biết, thì huống chi tầng lớp bình dân, ai hiểu được
chữ nghĩa sâu xa. Vì vậy, muốn một người hiểu được thâm ý trong nguyên bản như
câu:“ Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân” là điều rất khó tiếp nhận. Nhưng nếu
đưa cho họ hai câu thơ “ Anh kia thăm thẳm tầng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi
này?” thì cơ hồ họ có thể đoán biết được cái tâm trạng của người chinh phụ buồn
đau khi khói lửa can qua thì chồng vợ phải chia lìa, nhưng không biết trách ai
mà chỉ biết nhìn lên tầng xanh thăm thẳm mà buồn riêng nỗi buồn.
Còn
xét đến ngày nay, thì việc để chúng ta tiếp cận với Hán văn ngày càng ít, vì chữ
quốc ngữ đã phổ biến rộng rãi, cho nên một tác phẩm dù là bản dịch nhưng nó được
sáng tác bằng chữ viết, tiếng nói của dân tộc thì tự nó đã khẳng định được vị
trí của mình. Vì vậy dù xã hội xưa, hay nay, thì một tác phẩm mà từ ngôn từ cho
đến thể loại đều mang màu sắc của dân tộc mình thì hẳn nó sẽ tạo dựng cho mình
một vị trí vững chắc và làm nên sự thành công.
Tóm
lại do yếu tố thời đại chi phối, bản dịch Chinh phụ ngâm đã tìm được cho mình một
vị trí khá độc lập và có thể nói nó đạt được sự thành công lớn hơn cả nguyên bản
của mình.
KẾT LUẬN
Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi
đến nay, Chinh Phụ ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một
viên ngọc thi ca sáng ngời, một thi phẩm làm vẻ vang cho xứ sở vốn “nổi tiếng
thi thư” (lời của Nguyễn Trãi). Cả trong bản gốc hay bản chính thì Chinh phụ
ngâm khúc vẫn luôn hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Ở bản
ngâm khúc của Đặng Trần Côn ta đã thấy được nhiều công phu sáng tạo của ông.
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng không những được bạn đọc trong nước yêu mến mà cả
bạn đọc thế giới cũng hết sức thích thú và ca tụng. Còn bản dịch của Đoàn Thị
Điểm đã trở thành một bản nhạc réo rắt tâm li. Đoàn Thị Điểm đã thành công đặc
biệt ở dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Đó cũng chính là một trong những nguyên
nhân khiến cho dịch giả khúc ngâm – Đoàn Thị Điểm – được nhiều người biết đến
hơn tác giả khúc ngâm – Đặng Trần Côn. Dịch phẩm này đã làm giàu thêm khả năng
của ngữ ngôn Việt Nam và văn học Việt Nam. Về nội dung và cả về nghệ thuật, dịch
phẩm Chinh phụ ngâm khúc luôn xứng đáng là một tác phẩm văn học cổ điển mở đầu
cho cả giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam. Đó là một bong hoa thơm quý trong
khu vườn ngữ ngôn và văn học dân tộc.