Lý do chọn đề tài:
Nhắc đến một quốc gia đẹp, thư thái, hoài cổ (sabi), sâu lắng
(wabi), sang trọng, thú vị, lịch sử, văn hóa, ta nghĩ ngay đến Nhật Bản; nơi mà
cả con người và thiên nhiên hòa lẫn vào nhau. Để rồi từ đó ta muốn tìm hiểu
thêm về cái đẹp ở nơi tính cách con người Nhật, quan niệm về luân thường đạo lý
và đi sâu vào giá trị thực tế của tình yêu trong cuộc sống cũng như trạng thái
của cảm xúc con người nói chung.
Yasunari Kawabata- một trong những nhà văn Nhật lớn nhất thế
kỷ XX mà tên tuổi và tác phẩm đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại. Người
“sinh ra bởi vẻ đẹp của nước Nhật” suốt đời ông luôn là cuộc hành trình miệt
mài tìm kiếm, cứu vãn và giữ gìn cái đẹp. Kawabata đại diện cho phong cách của
một nền văn hóa phương Đông: duy mỹ, duy cảm, duy tình; đại diện cho một khuynh
hướng rõ rệt về sự hoài vọng và gìn giữ phong cách truyền thống của đất nước
Phù Tang ấm nồng. Ông đã mang đến những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm
hồn cũng như nhiều phương diện của văn hóa Nhật. Trong văn của Kawabata, thiên
nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
Dụng ngôn ngữ đầy “hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người”,
Kawabata hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn nhưng mỏng manh ở các cô gái đẹp và trẻ.
Điển hình “Người đẹp ngủ say” được coi là tác phẩm đạt đến độ chín vào thời điểm
gần cuối đời của ông, mang tính hoài cổ mà còn khá hiện đại, phảng phất màu sắc
huyền ảo của nghệ thuật thưởng thức cái đẹp theo cách vừa tinh tế vừa cực đoan.
Tìm hiểu Người đẹp ngủ say, tác phẩm được đẩy đến cao độ nỗi
ám ảnh lớn- biểu tượng cơ thể nữ, một thứ mã nghệ thuật cần được lí giải để từ
đó hiểu thêm về nhà văn vẫn được giới nghiên cứu xem như “mật tích” của Nhật Bản
và nhìn nhận đúng đắn về quan niệm thẩm mỹ trong Kawabata.
I.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.
Cuộc đời
YASUNARI KAWABATA (1899-1972) sống ở Osaka, mồ côi từ năm lên
2, từ đó cậu bé và chị sống với ông bà nội. Khi cậu lên 7 tuổi thì bà mất, hai
năm sau người chị duy nhất cũng qua đời. Năm Kawabata 15 tuổi, người thân cuối
cùng là ông nội cũng ra đi, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì.
Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết
lòng yêu thương, một người phụ nữ tên là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn, nhưng
khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.
Cuộc sống gia đình thời thơ ấu đã tác động mạnh tới tính cách
vào tác phẩm của Kawabata. Công chúng luôn biết đến Kawabata như một nhà văn
kín đáo, trầm lặng, sống tách biệt khỏi những bon chen lợi ích đời thường
Ông là người phản đối tự sát nhưng cuối cùng chọn cái chết là
tự sát bằng hơi gas năm 1972, không để lại di chúc
2.
Sự nghiệp
Sự nghiệp sáng tác của Kawabata khá phong phú và hầu như
thành công ở tất cả các thể loại mà ông thử nghiệm. Truyện ngắn của ông được
đánh giá cao và dịch ra nhiều thứ tiếng. Với nhiều tiểu thuyết nổi tiếng và 146
truyện ngắn trong lòng bàn tay.
Năm 1927, truyện ngắn “Vũ nữ Izu” là thành công văn chương đầu
tiên của Kawabata, năm 1934 ông bắt đầu viết “Xứ tuyết” (hoàn thành năm 1947),
“Ngàn cánh hạc” (1949), “Tiếng rền của núi” (1954) và “Cố đô” (1962) đã tôn
vinh Kawabata như một nhà văn lớn của Nhật Bản thời hiện đại.
Năm 1948 đến năm 1965, ông giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút
Nhật Bản, sau năm 1959 ông giữ chức phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế.
Năm 1953, Kawabata trở thành thành viên Viện hàn lâm Nghệ thuật
Nhật Bản. Năm 1959, ông được nhận huân chương mang tên Goethe tại Frankfurt.
Năm 1968, ông là người đầu tiên của Nhật Bản được nhận giải
Nobel văn học.
II.
NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ QUAN ĐIỂM THẨM MĨ CỦA KAWABATA
YASUNARI
1.
Giới thiệu tác phẩm người đẹp ngủ
mê
Người đẹp say ngủ là cuốn tiếu
thuyết rất nổi tiếng được Kawabata sáng tác vào những năm cuối đời. Ngay từ khi
mới ra đời, tác phẩm đã gây nhiều tranh cãi, có nhiều ý kiến cho rằng đâylà một
tác phẩm mang tính chất dục nhiều hơn và không hề phù hợp với thuần phong mĩ tục
của Nhật Bản, khi kể về cuộc sống tình dục của
những người đàn ông đã bước sang phía bên kia của ngưỡng cửa cuộc đời. Tuy
nhiên, vượt lên trên tất cả, Người đẹp
say ngủ vẫn tồn tại trong lòng biết
bao độc giả và nó xứng đáng trở thành một trong những tuyệt tác của văn chương
thế giới.
Xã hội Nhật Bản bấy giờ tồn tại một dạng lầu xanh đặc
biệt dành riêng cho những ông già không còn chút sinh khí, nhưng vẫn ham tận hưởng
nhục dục và lạc thú bên một trinh nữ “mà không muốn phải chịu bất cứ một hậu quả
nào về sau”. Lầu xanh đó được Kawabata Yasunari gọi là “căn phòng kín đáo chứa
người đẹp say ngủ”. Ở đó, đối tượng thẩm mỹ của những ông già là những cô gái rất
đẹp, trinh trắng, tuổi chưa đến hai mươi, đã được gây mê bằng thuốc ngủ liều
cao, hoàn toàn khỏa thân trong tình trạng mất tri giác. Hành vi thẩm mỹ của những
ông già là được thoải mái ngắm nghía, vầy vò những vẻ đẹp lõa lồ vô tri đang
say ngủ, đồng thời thả mình trôi theo dòng ý thức miên man về nhân thế.
Ông già Eguchi, nhân vật chính của tác phẩm, “mặc dù vẫn tiếp
tục gần gũi với phụ nữ nên chưa thuộc loại cần nghỉ ngơi hoàn toàn” (Người đẹp
say ngủ, tr. 16), nhưng đã đến căn nhà có người đẹp ngủ vì tò mò. Năm đêm
trong căn nhà đó, bên cạnh những cô gái khác nhau với những vẻ đẹp khác nhau,
ông già Eguchi đã trở thành điển hình của nghệ thuật thưởng thức cái đẹp theo
cách vừa tinh tế vừa cực đoan
Truyện có những đặc điểm
nghệ thuật giống với kịch No của Nhật Bản. trước tiên là về phương diện thời
gian. thời gian trong kịch No là thời gian hồi cổ, ngay từ khi mở màn, nhân vật chính đã chết, xuất hiện
dưới dạng hồn ma đi lang thang. Người đẹp say ngủ cũng có kiếu thời gian hồi cổ
đó, bằng chứng là ông già Eguchi đã 67 tuổi. Nếu No luôn mở đầu bằng một hồn
ma (shite) vẫn chưa siêu thoát, còn vương vấn cõi trần thì Người đẹp
say ngủ cũng được bắt đầu bằng một cái gì không còn tươi mới: mùa
đông, những ông già,... đang ở trong giai đoạn thoái trào, và từ đó, các nhân vật
hồi tưởng lại thời vàng son đã qua. Về phương diện không gian, cả kịch No và Người
đẹp say ngủ đều có kiểu không gian duy nhất, không gian duy nhất trong kịch
No xuất hiện dưới phông nền của cây thông to, còn xuyên suốt tác phẩm Người
đẹp say ngủ là không gian của lữ điếm nơi có những búp bê sống đang ngủ
say. Và chính từ không gian chính đó mà các không gian phụ hiện lên để nhân vật
có thể hồi tưởng, chiêm nghiệm về những gì đã xảy ra trong quá khứ của chính
mình. Nhân vật trong No và Người đẹp say ngủ cũng giống nhau, cả hai đều
có hai kiểu nhân vật chính đó chính là người kể lại những nỗi niềm tâm sự, những
gì mình đã trải qua trong quá khứ cho một nhân vật khác lắng nghe. Nhân vật lắng
nghe đó chính là người đã khơi gợi, nhắc nhớ để cho người kia hồi tưởng về quá
khứ. Người khiến cho ông già Eguchi nhớ tới những kí ức của mình chính là người
kể chuyện giấu mặt. Ngoài ba yếu tố trên, kịch No và Người đẹp
say ngủ còn có thêm một điểm chung nữa là đều có kết cấu năm hồi. Tuy
chỉ là một cuốn tiểu thuyết ngắn, nhưng Người đẹp say ngủ cũng được chia
ra làm năm hồi tương ứng với năm lầm ông già Eguchi ngủ với những cô gái khác
nhau với những sự kiện riêng biệt không trùng lắp.
Một điều đặc biệt mà
ta cần biết đến khi đọc truyện của Kawavata đó chính là cách ông mở đầu và kết
thúc câu chuyện. Kết thúc truyện của Kawabata hầu như đều là những kết thúc mở,
để cho người đọc có thể tự tạo cho mình một cái kết riêng trong đầu. Đối với
ông cách mở đầu hay kết thúc câu chuyện không quan trọng bằng những gì diễn tiến,
phát triển trong phần diễn biến của truyện. Cho dù câu chuyện có mở đầu hấp dẫn,
lôi cuốn tới đâu, kết thúc ấn tượng đến đâu thì cũng không quan trọng bằng việc
câu chuyện xảy ra như thế nào. Bởi vì những xung đột, những sự kiện xảy ra
trong câu chuyện mới chính là phần để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong Kawabata
cũng như trong lòng đọc giả. Người đẹp say ngủ mở đầu bằng hình ảnh
ông già 67 tuổi tìm đến lữ điếm, và câu chuyện kết thúc bằng sự kiện một cô gái
ngủ say đã chết bên cạnh ông già Eguchi. Cách mở đầu và kết thúc đó có vẻ ấn tượng
nhưng nó vẫn không sâu sắc bằng diễn biến của câu chuyện. Những hồi tưởng, trải
nghiệm và cảm nhận của ông già Eguchi bên cạnh những người đẹp khác nhau đã
mang đến cho bạn đọc những cảm thức mới lạ, những nỗi say nghẫm khác nhau về những
gì chúng ta đã làm hoặc những gì còn vương vấn trong quá khứ.
Ngoài các yếu tố về mặt kết cấu như đã kể trên,
thì Người đẹp say ngủ cũng mang đậm Thiền vị dù là một tác
phẩm viết về hành trình tìm kiếm thanh xuân. Vị khách già đến lữ điếm, yên lặng
thưởng thức, đắm chìm vào suy nghĩ trước các người đẹp được ví là “Phật sống”.
Cuối cùng Eguchi (hay các ông già nói chung) có đạt ngộ để
thoát khỏi khát khao “kéo dài tuổi xuân đã mất” hay vẫn tiếp tục vòng tìm kiếm
luân hồi? Điều này không có câu trả lời chính xác. Đó là một cái kết mở, cái kết
để phân biệt giữa Kawabata và No.
Quả thật, để tồn tại cho tới ngày nay, Người đẹp say ngủ đã
phải trải qua biết bao ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhưng không vì thế mà nó mất
đi giá trị thực của mình. Nó vẫn xứng đáng là tác phẩm để đọc giả có thể đọc và
cảm thụ được những tinh hoa mà Kawabata gửi gắm.
2.
Quan niệm thẩm mĩ của Kawabata
trong người đẹp ngủ mê
2.1.
Quan điểm thẩm mĩ của người Nhật Bản
và Kawabata
2.1.1.
Quan điểm thẩm mĩ của người Nhật
Nói đến Nhật
Bản là nói đến những nhận tiếng vọng âm thầm của vùng đất Phù Tang xưa với nghệ
thuật trà đạo, vẻ đẹp của tà áo kimono, sự cao quý nữ tính, vẻ đẹp của anh đào
mùa xuân, của sương mờ buổi sớm hay của tuyết trắng lấp lánh lúc đông lúc về.
Hành trình cho một sứ sở Phù Tang được coi như kết quả của một quá trình hút nhụy,
uống sương từaware truyền thống tinh hoa thời đại. Quan điểm thẩm mĩ của Nhật Bản được thể hiện qua nhiều phương diện
khác nhau nhưng nổi bật nhất là qua thiên nhiên và tính nữ dưới góc nhìn của nền
văn hóa truyền thống và tôn giáo.
Yêu thiên nhiên
Truyền thống ấy
có lẽ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên
kì lạ của con người xứ sở Phù Tang, thiên nhiên bốn mùa luân chuyển vẻ đẹp kì
thú và diễm lệ của vô vàn những hiện tượng vô cùng tinh tế
“Mùa xuân có hoa đào, mùa hè có chim cu
Mùa thu có trăng và mùa đông có tuyết, sáng, lạnh”
Vẻ đẹp gợi cảm
hiện ra lớp lớp trước mỗi ánh nhìn lôi cuốn con người vào những cuộc chơi của
thấu cảm sáng tạo. Với tín ngưỡng thần đạo nhìn thấy sự linh thiêng trong mọi
hiện tượng thiên nhiên, Người Nhật quý
trọng vạn vật từng cọng cỏ dại, từng cánh hoa bay, từng côn trùng.
“A! hoa asagao
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên”
(Chiyo)
Buổi sớm mai,
Chiyo định thả gàu nước nhưng quanh dây gàu vương một bông Asagao(triêu nhan: gương mặt sớm mai) xinh xắn,
một thứ hoa dây leo rất đỗi bình thường, không nỡ chạm đến “vẻ đẹp sớm mai” ấy,
nhà thơ đành xin nước nhà bên. Đó là khoảnh khắc nhỏ nhoi trong chiều dài vũ trụ.Thế
nhưng chỉ một cái nhìn(mi: kiến) sâu
thẳm của nhà thơ Chiyo cũng đủ để khoảnh khắc vĩnh viễn ấy thăng hoa mới mẻ.
Và từ đó
Chiyo bước vào thi ca. Từ cái nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn Phù Tang bước
vào thế giới của nghệ thuật, của cái đẹp của quyền năng sáng tạo vô song. Ta có
thể thấy những bài Tanka tao nhã và dịu dàng, phảng phất dư âm(Yojo: dư tình) về thiên nhiên và tâm hồn
ấy được tập hợp theo mùa. Mỗi mùa là một phần của thiên nhiên là bản tụng ca về
mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người và truyền thống ấy được tiếp nối
trong các hợp tuyển thơ như: cổ kim tập (kokinshu – 905), Shinkokinshu (Tân cổ
kim tập – 1216), Gyokuyoshu (Ngọc diệp tập – 1349) và Fugashi (Nhã diệp tập –
1349).
Thiên hướng mãnh liệt nhất của người Nhật là luôn muốn được gần gũi với vẻ
đẹp của thiên nhiên. Người
Nhật có cách đối với thiên nhiên khác với thái độ của người Châu Âu, “Nghiên cứu nghệ thuật của người Nhật, ta
không khỏi cảm thấy trong các tác phẩm của họ toát lên một triết lí thông minh:
nên dành thời gian để làm gì? Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, hay
phân tích đường lối chính trị của Bismarck? Không với người Nhật bậc hiền giả
chỉ nên để tâm suy nghĩ về cỏ cây mà thôi!”. Họa sĩ vĩ đại Van Gốc là người
đầu nước ngoài đầu tiên đã phát hiện ra cái nét kì lạ trong tâm lí người Nhật.
Quan niệm thơ ca khởi đi từ tình yêu thiên nhiên đặc sắc Nhật Bản ấy: “Từ trái tim con người như hạt giống thơ ca nhật bản mọc lên và nảy nở
thành vô số lá cây của ngôn từ. Bởi con người hào hứng với bao điều mắt thấy
tai nghe họ tìm cách thể hiện những cảm nghĩ trong trái tim mình qua thơ ca.
Khi nghe dạ oanh ca hát trong hoa và ếch nhái trong nước kêu vang, ai lại không
thấy vạn vật đều phát tiết thơ ca?...” (Kino Tsurayuki)
Cái khả năng
phân biệt vô cùng tinh tế đâu là chất thơ của thiên nhiên, thứ thiên nhiên chân
thực sinh động với đâu là chất thơ do con người sáng tạo ra là một trong những
khía cạnh độc đáo của Mỹ học Nhật Bản. Về vấn đề này J. Smith trong cuốn “Thiên nhiên Nhật” đã có những nhận xét
lí thú: “Cảm xúc về cái đẹp là đặc tính
tiêu biểu cho mọi người Nhật từ người nông phu cho đến những nhà quý tộc. Bất cứ
người nông dân Nhật nào cũng là một nhà mỹ học một nhà nghệ thuật trong tâm hồn,
biết cảm thụ trực tiếp cái đẹp từ trong thiên nhiên. Đôi khi ta sẵn sằng đi chu
du thật xa để thưởng ngoạn một cảnh đẹp nào đó. Một quả núi, một con suối hay một
cái thác đều có thể được người ta sùng bái và trong suy nghĩ của một người bình
thường chúng gắn liền với các hình tượng trong các ngôi đền thờ Khổng Tử và các
tín đồ Phật giáo. Nghệ thuật Nhật Bản nảy sinh chính từ lòng tôn thờ cái vẻ
toát ra từ tổng thể hòa diệu của thế giới xung quanh ấy”.
Akimoto
Siunkiti trong tác phẩm nghiên cứu lối sống Nhật (1961) có nhận xét: “Khi nghiên cứu lịch sử, văn học và nghệ thuật
dân gian Nhật có thể thấy hai nguồn gốc chính phát triển nền văn hóa Nhật Bản:
một là lòng yêu thiên nhiên, hai là sự ít ỏi về tài nguyên”.
Sự hòa trộn
giữa tình cảm và con người thiên nhiên có thể tìm thấy nguồn gốc từ niềm tin của
Trang Tử bậc thầy đạo Lão rằng: thiên
nhiên mang vẻ đẹp lớn nhất và tuyệt đối và chỉ khi con người hòa mình vào trong
thiên nhiên họ mới có thểđạt tới sự tự do và cân bằng thực sự. Chỉ có những người
hòa mình vào với thiên nhiên mới có thể đạt đến sự tự do tuyệt đối, trạng thái
của sự hòa tan ấy là một điều kiện tiên quyết “cơ bản của sự khai sáng” cho những tín đồ Phật Giáo Thiền phái. Mặc dù Thiền phát triển ở thời kì sau
Genji nhưng ảnh hưởng Đạo lão đã kết hợp với Shinto ở Nhật từ trước thời Heian.
Tầm quan trọng
các yếu tố trữ tình trong mĩ học Nhật Bản được Umehara Takeru nhận ra trong lời
tuyên bố nổi tiếng của ông rằng: “Kokinshu
và Genji định hình sự nhận thức của người Nhật về cái đẹp và tạo nền tảng cho
mĩ học Nhật Bản”.
Trong bản chất
bi thương của Kokinshu được tiếp tục trong Genji.Thơ ca và văn xuôi hòa hợp với
nhau bởi chúng chia sẻ cùng trong những yếu tố thẩm mĩ là dự hợp nhất giữa tâm
trí con người và thế giới, sự tinh tế trong tình cảm và sự không hoàn hảo của
cái đẹp trong cách thể hiện hay miêu tả.
Genji đặt nền móng cho mĩ học Nhật Bản chính nỗi bi ai ưu thế là cái biểu
trưng, bốn tâm trạng được triển khai từ Genji cung cấp nền tảng cho mĩ thuật Nhật
nói chung đó là Sabi, wabi, aware và yugen.“Khi tâm trạng ở một thời
điểm là cô độc và thầm lặng nó được gọi là sabi. Khi người nghệ sĩ cảm thấy sầu
não hay phiền muộn và trong trạng thái trống rỗng này của trạng thái cảm xúc
anh ta bắt gặp cái thoáng hiện của cái gì đó khá bình dị và không phô trương
trong sự lạ thường của nó, tâm trạng được gọi là wabi. Khi trạng thái được gợi
lên ở một nỗi buồn mãnh liệt và luyến tiếc hơn, liên quan đến mùa thu và sự biến
mất rời xa của thế giới, nó được gọi là aware. Và khi trước mắt là sự nhận thức
bất ngờ về một cái gì đó kì lạ và bí ẩn, gợi tới một điều chưa biết ko bao giờ
được khám phá tâm trạng đó là yugen”
Tính nữ
Tính nữ cũng
được xem xét từ góc độ quan niệm thẩm mĩ của người Nhật. Quan niệm về tính nữ
Nhật Bản có một quá trình hình thành và phát triển lâu bền chịu nhiều tác động
của các yếu tố khác nhác nhau. Tính nữ
của Nhật Bản đi từ tôn giáo và truyền thống văn hóa Nhật Bản. Tôn giáo bản
địa của Nhật bản là Thần đạo hay còn gọi là Shinto. Thần đạo được coi là tôn
giáo gốc của người Nhật lấy nguồn gốc từ tự nhiên và đề cao quan niệm “vạn vật hữu linh”.
Do ảnh hưởng
của hệ tư tưởng phương Đông nền Nhật Bản cũng chịu tác động không nhỏ từ Phật
giáo và Nho giáo. Hệ quy chiếu Nho giáo với quan niệm khắc nghiệt khiến nữ giới
với cùng với sự bộc lộ tính nữ bị hạn chế. Nhưng đến với Nhật Bản, Nho giáo chỉ
bộc lộ những tư tưởng đạo đức mà người Nhật vốn đề cao như: trung, hiếu, tiết
và nghĩa. Vì vậy phụ nữ Nhật Bản tự do bộc lộ bản thể có sự độc lập về tư tưởng
và có một vị thế xã hội.
Dưới cảm quan
Phật giáo, tính nữ Nhật Bản lại mang vẻ đẹp của sự thanh sạch, thuần khiết hư ảo
hướng tới sự hoàn mĩ.Sự hòa quyện tôn giáo đã ảnh hưởng tới những quan niệm về
tính nữ một cách tích cực, làm hài hòa thêm vẻ đẹp nữ tính trong quan niệm thẩm
mĩ Nhật Bản.
Huyền sử
kể về nguồn gốc nảy sinh con người Nhật Bản cũng thể hiện phần nào màu sắc nữ
tính trong quan niệm thẩm mĩ của họ. Trong huyền sử có kể đến việc nữ thần
Amaterasu đánh bại thần Susanoo. Theo sự so sánh của PGS.TS Trần Lê Bảo trong “Thần
thoại mặt trời của Việt Nam Trung Quốc và Nhật Bản” nếu nữ thần mặt trời của Việt
Nam và Trung Quốc đều bị khuất phục bởi nam thần thì ở Nhật Bản lại là người nữ,
huyền sử này cho thấy quan niệm độc đáo của người Nhật. Đó chính là sự đề cao,
tôn vinh tính nữ trong tâm thức của người Nhật Bản.
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng mang đặc điểm
thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tính nữ. Vẻ đẹp tính nữ cũng đã thấm nhuần vào
dòng văn chương Nhật Bản , tạo thành dòng chảy của văn học nữ lưu bắt ngồn từ
thời Heian. Dòng văn học
mang đậm màu sắc nữ tính thời Heian dường như được Kawabata hồi sinh và được
nâng cao trong quan niệm mĩ học. Truyền
thống văn hóa Nhật Bản còn thể hiện sự tôn thờ người Nhật về cái đẹp, trong đó
Geisha là một biểu tượng của cái đẹp nữ tính trong văn hóa Nhật Bản. Ban
đầu Geisha được biết đến với hình ảnh của nam Geisha và mãi tới thế kỉ XVIII, nữ
Geisha mới xuất hiện, nhưng vẻ đẹp đặc biệt của nữ tính cũng khiến cho hình tượng
nữ Geisha trở nên cao đẹp và trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp văn hóa ẩn chứa
cái đẹp Nhật Bản.
Ngoài những
yếu tố về văn hóa truyền thống và tôn giáo, quan niệm nữ tính của Nhật Bản còn mang màu sắc chung trong quan niệm mỹ
quan về nữ tính: vẻ đẹp nữ tính là vẻ đẹp buồn. Điều này có sự giao thoa
với nguyên lí Aware, là vẻ u buồn mang âm hưởng của tính nữ. Nhật Bản không chịu
ảnh hưởng của quan niệm “trọng nam khinh
nữ” của Nho giáo nhưng sự ngắt quãng của văn chương nữ lưu trong hành trình
lịch sử văn học Nhật Bản đã cho thấy sự thất thế của nữ giới trong một giai đoạn
lịch sử, đồng thời cũng do bản năng nhạy cảm của nữ giới, sự nhạy cảm bẩm sinh
này khiến cho họ mang những nét ưu buồn.
2.1.2.
Quan điểm thẩm thẩm mĩ của Kawabata
Có thể nói, Kawabata là tinh túy của đất nước Phù Tang.
Kawabata được sinh ra và được nuôi dưỡng tâm hồn trong chiếc nôi văn hóa Nhật Bản.
Có lẽ cuộc đời với những thăng trầm, mất mát, sinh li tử biệt, tổn thương đã ấp
ủ trong Kawabata một trái tim nhạy cảm và tinh tế, đủ sức bao chứa tất cả thế
gian. Ông là người nghệ sĩ duy mĩ của xứ
sở hoa anh đào đầu tiên nhận giải Nobel văn học, là một trong số ít những
văn hào Nhật Bản được phương Tây biết đến nhiều nhất và không hề xa lạ với độc
giả Việt Nam. Đã trải qua hơn 40 năm sau cái chết bí ẩn của ông, những sang tác
văn chương, những tiểu luận mĩ học và phê bình văn học của ông vẫn là sự hấp dẫn
đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Sự nỗ lực nghiên cứu Kawabata trở
thành sự nỗ lực mở cánh cửa khám phá văn hoá và văn học Nhật Bản.
Sinh ra từ truyền thống lấy thiên nhiên làm nguồn mạch văn
hóa, Kawabata đã tiếp bước trên cuộc lữ
hành muôn đời đi tìm cái Đẹp, trên con đường của Hương đạo, Hoa đạo, Trà đạo,
Ca đạo, Kiếm đạo, những con đường thuần chất cái đẹp Nhật Bản. Tâm hồn Nhật Bản,
truyền thống yêu cái Đẹp, giữ gìn và phát huy giá trị vĩnh hằng của cái Đẹp
trong đời sống con người và trong nghệ thuật trở thành chủ đề chính trong tác
phẩm của Kawabata. Vì thế mà ông được coi là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái Đẹp” (Mishima Yakio), “Người cứu rỗi
cái Đẹp” (Nhật Chiêu).
Kawabata chính thức khởi nghiệp bằng việc làm biên tập cho tạp
chí “Văn nghệ xuân thu” vào năm 1923. Ông muốn đem lại sự tươi mới cho văn đàn
Nhật Bản nên đã cùng một số tiểu thuyết gia đương thời có cùng chí hướng sáng lập
“Văn phái Tân cảm giác”. Trong thời gian này, do hấp dẫn bởi làn sóng phương
Tây hoá tại Nhật Bản nên trong các tác phẩm của ông chịu sự chi phối của nền học thuật châu Âu đương thời, bao gồm chủ nghĩa ấn
tượng Pháp, thủ pháp dòng ý thức và lí
thuyết phân tâm học. Tuy
nhiên, càng về sau, cùng với những biến cố lịch sử, những đổi thay theo chiều
hướng Tây hoá của con người Nhật Bản, văn hoá truyền thống dường như bị mai một,
biến chất, Kawabata dần thấu cảm và nhận ra cần phải cứu lấy những giá trị văn
hóa lâu đời của đất nước nên ông đã trở về với truyền thống dân tộc nhiều hơn, đặc biệt là sự tiếp nhận tinh hoa Thiền đạo.
Ông xây dựng lí thuyết mĩ học của riêng mình, một mĩ học thuần chất cái Đẹp.
Phong cách Kawabata, do mối tương giao truyền thống và hiện đại trở nên phức tạp
bởi sự đan xen những giá trị Đông – Tây nhưng vẫn mang đậm dấu ấn sáng tạo của
cá nhân và phong khí thời đại. Khao khát tìm về bản thể của cái Đẹp qua sự thấu
thị những giá trị mà đất nước Phù Tang kiến tạo trong suốt chiều dài lịch sử đã
giúp Kawabata nảy sinh những ý tượng thẩm mĩ của riêng ông. Những ý tượng đó dần
được hệ thống thành lí luận mĩ học với quan niệm cái đẹp, nguyên tắc và đối tượng
phản ánh cái đẹp.
Từ sự nhận diện cái Đẹp qua những trải nghiệm của cuộc đời cá
nhân vốn đầy cay đắng và sinh li tử biệt Kawabata đề ra nguyên tắc phản ánh cái
Đẹp. Đó là sự tìm tòi và tôn vinh cái Đẹp
trong một cái hiện hữu hỗn tạp giữa cái thiện và bất thiện, giữa cái tinh khiết
và dung tục, giữa sự chân thành và giả dối, giữa những phù hoa giả tạo bên
ngoài và chiều sâu thăm thẳm của nội tâm. Những tác phẩm nổi tiếng của Kawabata như “Ngàn cánh hạc”, “Người
đẹp ngủ say” bộc lộ nguyên tắc này một cách rõ rệt. Những tiểu thuyết này khi mới
xuất bản đã bị mộ số nhà phê bình cho rằng có tính chất tuc, suy đồi đạo đức và
hàm chứa tính gợi dục. Tuy nhiên, trong
hành trình khám phá bản chất cái Đẹp, Kawabata như thoát khỏi mọi ước lệ và
không chịu bất kì ràng buộc nào. Nhiều tác phẩm của ông về sau vẫn tiếp
nối một phong cách như vậy, vượt lên những
tầm thường trần tục để chỉ còn lại một cái Đẹp vĩnh cửu, giàu sức sống và thuần
khiết. Cái đẹp thoát phàm đó đòi hỏi độc giả phải nâng mình lên để hiểu
tác giả và tác phẩm.
Tác phẩm của Kawabata thường được ngợi ca là mang đậm chất
thơ, nỗi u buồn với những vẻ đẹp nhuẩn nhị đi vào lòng người với những cảm thức
thẩm mĩ thuần chất Nhật Bản.
Đó chính là vẻ đẹp của
ngày thường, là dấu ấn của thời gian, niềm tịnh tĩnh mà người đọc có thể
cảm nhận từ tác phẩm của ông. Đó là vẻ đẹp Sabi. Sabi được cảm nhận khi ta đắm
mình trong không gian cô tịch, đó là khung cảnh hùng vĩ mà yên tĩnh, bát ngát
nhưng thâm sâu. Điểm xuyết trong từng truyện ngắn, tiểu thuyết của ông là những
hình ảnh, chi tiết đem lại cho tác phẩm một sự lắng đọng, thâm trầm cần thiết,
tạo ra dấu ấn sáng tạo cá nhân của tác giả. Đó là hình ảnh mái chìa của những
ngôi nhà cổ xệ xuống vì tuyết nơi vùng núi phía bắc trong “Xứ tuyết”, là những
rừng bá hương hùng vĩ trong “Tiếng rền của núi”, là cây trà hoa quắt khổng lồ trong
khuôn viên đền Subakidera trong “Người đẹp ngủ mê”… tất cả đều đẹp trong tĩnh lặng
đến khôn cùng.
Cái đẹp trong tác phẩm của Kawabata còn là cái đẹp của sự giản dị, cái đẹp của
ngày thường. Trong quan điểm thẩm mĩ truyền thống Nhật Bản, người ta gọi đó là
Wabi. Wabi có nghĩa là sự vắng mặt một cái gì đấy cầu kì, sặc sỡ, cố ý, mà theo
quan niệm của người Nhật là sự tầm thường. Tiếp nhận Wabi, tác phẩm của
Kawabata ngập tràn sự giản dị, cái đẹp của ngày thường trong cốt truyện, trong ứng
xử của các nhân vật và trong từng chi tiết nhỏ.
Có thể nói, cốt truyện tiểu thuyết “Tiếng rền của núi” là một
Wabi. Đó là một câu chuyện hết sức bình thường về cuộc sống của một gia đình
viên chức Nhật Bản sau chiến tranh. Câu chuyện chỉ xoay quanh tâm trạng, tình cảm,thái
độ của ông Shingo với những công việc của những người thân trong gia đình: sự bất
bình trước việc con trai ông Suychi có nhân tình, niềm xót thương cô con dâu
trong trắng, tình cảm đôn hậu với vợ và nỗi lo lắng về người con gái Fuxaco…
Câu chuyện chỉ có thế và ngay cả đến khi kết thúc tác phẩm, tất cả mọi việc vẫn
chưa hề giải quyết. cuộc sống vẫn tiếp tục trôi đi trên hành trình bất tận của
nó. Và đó cũng là phương thức chủ yếu mà Kawabata sử dụng để xây dựng cốt truyện
của hầu hết các tác phẩm khác. Những truyện không có chuyện, những câu chuyện
giản dị của cuộc sống. “Cố đô” là nơi hai chị em sinh đôi gặp lại nhau sau bao
ngày lưu lạc. “Người đẹp sau ngủ” kể về một ông già đi tìm tuổi xuân đã mất.
“Ngàn cánh hạc” là câu chuyện xoay quanh một chén trà. “Xứ tuyết” là nơi người
ta đi tìm lại chính mình. “Vũ nữ Izu” là cuộc gặp gỡ và chia tay bất ngờ của một
chàng thanh niên và một nàng thiếu nữ chưa trưởng thành… Đó là Wabi, một Wabi
lôi cuốn bằng vẻ đẹp giản dị nhưng lại có sức hấp dẫn lạ kì.
Ngoài cái Wabi thể hiện
trong cốt truyện, còn có một Wabi khác, đó là cái đẹp trong lối ứng xử hằng ngày của các nhân vật. Dù mỗi nhân vật
một tính cách nhưng điều cơ bản là họ không hề che giấu chính bản thân mình. Họ
luôn sống chân thành, người nữ thì dịu dàng, người nam thì sâu sắc hết mình.
Nói chung, bắt nhịp với tính chất tự nhiên của cuộc sống, đặc điểm chung của họ
là vô cùng bình thản. Dù tuyết có vùi, có đám cháy chết người trong “Xứ tuyết”,
có ngoại tình phản bội trong “Tiếng rền của núi”, có tái ngộ trùng phùng trong
“Cố đô”… thì cũng không có tiếng hò reo, không gào thét. Dù là đau đớn hay vui mừng thì thái độ, hành
động của các nhân vật cũng mang những thuộc tính cố hữu trong tâm hồn người Nhật
– an nhiên đến vô thường. Đó chính là Wabi, là sức hấp dẫn tỏa sáng từ
những điều thường tình, giản dị, là cuộc sống như nó vốn có. Giản dị giống như
sự thật.
Cái đẹp với nhiều sắc thái thẩm mĩ của Kawabata còn mang tính
triết học do tác giả nắm bắt được “cái không nói ra” và nhìn thấy “cái vô
hình”. Đó là vẻ đẹp “Yugen hay vẻ đẹp của
diều nói bỏ lửng – đó là cái đẹp huyền bí, nằm ở chiều sâu sự vật chứ không muốn
lộ ra bề ngoài”.
Điều này thể hiện rất rõ trong cách kết thúc tác phẩm, những kết thúc mở. Khi gấp lại trang
cuối của tác phẩm, độc giả đều có cảm giác mơ hồ về số phận, cuộc đời của nhân
vật. Kết thúc “Xứ tuyết”, Yoko chết, Komako gần như phát điên, còn Shimamura
thì “dải ngân hà tuôn chảy lên anhtrong cái tiếng thét gầm dữ dằn”. còn ở “Ngàn
cánh hạc”, cuối cùng Kikuji cũng chẳng quyết định được gì và ngững người phụ nữ
mà anh cảm mến đều đã ra đi, rút cục chỉ còn lại Kurimoto, người đàn bà mà
chàng xem như kẻ thù. Đối với “Cố đô”, khi hai chị em Chieko và Naeko gặp được
nhau, ta cứ tưởng đó là một kết thúc có hậu, nhưng cuối cùng Naeko lại ra đi vì
cảm thấy không thể sống với chị trong căn nhà giàu sang. Hai chị em bùi ngùi
chia tay nhau trong “buổi sớm tinh mơ ở cố đô tuyết đang tan”… Yugen là thế, chủ tâm để trong tác phẩm của mình một khoảng
không gian trống vắng dành sẵn cho trí tưởng tượng cho trí tưởng tượng riêng của
mỗi người để họ tự lấp đầy khoảng trống ấy theo cách của họ. Vậy nên u huyền
hay là điều chưa nói hết trong các câu nói bỏ lửng, nhiều tầng ý nghĩa, trong
cái dở dang, không trọn vẹn của cách kết thúc vấn đề mang lại cho tác phẩm
Kawabata một biên độ mở tối đa, những sự gợi mở đầy ẩn ý. Đó là những kết
thúc độc đáo, kết mà không phải kết, kết mà không hết truyện khiến người đọc phải
luôn day dứt mãi. Cuộc sống không bao giờ hoàn mĩ. Với những kết thúc mở, mơ hồ, người kể chuyện đã biết dừng lại đúng lúc để
kích thích trí tưởng tượng của độc giả, tạo cơ hội cho họ trở thành người đồng
hành trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Nhưng trong tác phẩm của Kawabata còn có vẻ đẹp mang hình hài của cái đẹp thực sự. Một
vẻ đẹp quyến rũ bởi sự tao nhã, thanh cao, bởi nỗi buồn dịu dàng, sự cảm thương
trước sự vật. Đó là Aware, gọi đầy
đủ là “mo no aware” (có nghĩa là nỗi buồn sự vật) được dùng để “gợi tả vẻ đẹp
tao nhã, nỗi buồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của Phật giáo”.
Trong “Nhật Bản Kỉ”, bộ sách về lịch sử nước Nhật thời cổ sơ đã lấy chuyện hôn
nhân của Ninigi – cháu trai của nữ thần Mặt Trời Amaterasu để lí giải về sự hữu
hạn của cái đẹp cũng như kiếp người so với sự vô hạn, vô cùng của vũ trụ. Số là
Ninigi sau khi được thần Amaterasu trao cho vài nhánh lúa lấy từ cánh đồng
thiêng đã xuống đỉnh Takachiho ở Kyushu để kết hôn với con gái Sơn thần. Chàng
có hai sự lựa chọn: hoặc lấy cô chị, công chúa Đá (Iwanaga) có thể trường sinh
hoặc kết hôn cùng cô em, công chúa Hoa (Konohana Sakuya) – cái đẹp phù du. Định
mệnh đã khiến chàng ôm chầm lấy nàng Hoa. Cái chết không đe dọa được chàng, chỉ
có cái đẹp mới khiến chàng mê đắm. Tủi hận, nàng Iwanaga đã thực hiện lời nguyền
rằng “con các ngươi (tức dòng giống loài người) sẽ có cuộc sống ngắn ngủi như
hoa trên cành”. Như vậy là không chỉ con người, mà cả thủy tổ của loài người, tức
các thần cũng đã mê đắm cái đẹp cho dù cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng.
Cũng chính bởi cái đẹp
không thể vĩnh hằng nên cảm thức Aware mới xuất hiện, thể hiện niềm tiếc nuối
trước cái đẹp hữu hạn. Yêu mến và rõ ràng là chịu ảnh hưởng bởi dòng văn
chương nữ lưu thời Heian, trong tác phẩm của mình, Aware đã được Kawabata tái sinh dưới một cái nhìn mới: sự rung động,
thương cảm, xót xa trước những vẻ đẹp của con người và vạn vật.
Kawabata khẳng định và miêu tả trong tác phẩm của mình ba mẫu nhân vật có khả năng nắm bắt được cái
đẹp chân xác là trẻ em, các cô gái trẻ và những người đang cận kề cái chết.
Tiến trình nhận chân cái đẹp cũng là nỗ lực tìm kiếm tương
quan của nó đối với các xúc cảm nghệ thuật khác. Kawabata cho rằng cái Đẹp luôn gắn kết với cái Buồn trong quan
hê tương hỗ. Đây là quan điểm tiếp biến những ý niệm mĩ học truyền thống
Nhật Bản vốn cho rằng “ nỗi buồn, nỗi u sầu, nỗi cô đơn không tách khỏi khái niệm
vẻ đẹp, bởi vì vẻ đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗi buồn” và “cái đẹp với tư
cách bé bỏng, mong manh, yếu đuối”.
Trước những đổ vỡ tinh thần ở một thế hệ các nhà văn trẻ, trước
những đổ nát vật chất do chiến tranh gây ra trên xứ sở quê hương sau năm 1945,
Kawabata tin rằng mình phải có sứ mệnh
duy trì các vẻ đẹp Nhật Bản và ông tuyên bố chỉ còn khả năng viết về nỗi buồn
mà thôi. Từ đây, lần lượt những khúc bi ca của cái mĩ ra đời như: “Xứ
tuyết”, “Ngàn cánh hạc”, “Hồ nước”, “Cố đô” và đặc biệt là “Người đẹp ngủ
mê”…trải rộng cảm thức bi ai tăng tiến từ nỗi xao xuyến trước cái vô thường, niềm
hoài niệm sắc màu xưa cũ, cảnh chia li ngậm ngùi, sự tan vỡ khắc khoải trong
tình yêu, nỗi đau khi nằm trên giường bệnh, và được đẩy đến tận cùng bằng cái
chết của những nhân vật chính.
Cái chết, sự chia ly, nỗi buồn là ám ảnh thường trực trong
các sáng tác của Kawabata, mang đến cho tác giả những biệt danh “người lữ khách
ưu sầu đi tìm cái đẹp”, “chiếc gương soi trên đỉnh cô đơn”, “bậc thầy của tang
lễ”.
Cả bốn nguyên lí thẩm mĩ mà Kawabata kế thừa từ nghệ thuật
truyền thống đều mang trong mình những tư tưởng của Thiền học Đông phương. Ấy
là mọi cái, kể cả cái đẹp, đều phải thuận theo lẽ tự nhiên, theo
quy luật của cuộc sống. Kawabata luôn muốn hướng tới một cái đẹp tuyệt
đích theo tiêu chí của riêng mình, nhưng ông không bao giờ tuyệt đối hóa cái đẹp.
Theo quan niệm thẩm mĩ của người Nhật Bản thì đỉnh cao của cái đẹp là tự nhiên.
Đấy là Sibui, là vẻ đẹp của tự nhiên cộng với vẻ đẹp của sự giản dị. Cái đẹp của
Kawabata cũng mang màu sắc đó. Tác phẩm của Kawabata thường tỏa sáng bất ngờ
trong từng chi tiết, trong vẻ điềm tĩnh, giản dị đến vô thường.
2.2.
Quan điểm thẩm mĩ của Kawabata
trong người đẹp ngủ mê
2.2.1.
Đẹp...
Cái đẹp tồn tại
ở khắp mọi nơi: từ ngọn cỏ non đến cây đại thụ vững chãi. Cái đẹp hiện hữu ở những
điều nhỏ nhặt bình thưởng lẫn những điều lớn lao, vĩ đại. Cái đẹp thật đa dạng
phong phú. Có lẽ vì thế mà con người bao đời vẫn khao khát tìm kiếm và chiêm
ngưỡng cái đẹp. Yasunary Kawabata cũng vậy, xuyên suốt hành trình sống và viết,
ông là “người lữ khách đi tìm cái đẹp”. Các tác phẩm của ông chính là minh chứng
sống động cho một đời sống tinh thần phong phú. Đặc biệt, khi đọc tác phẩm “Người
đẹp say ngủ”, ta sẽ nhận ra cái đẹp được chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm ở nhiều
khía cạnh, góc độ khác nhau.
Cái đẹp thanh khiết, trong sáng:
Tùy quan niệm
thẩm mĩ của mỗi người mà người ta lựa chọn cho mình những điều thuộc về “chuẩn
mực của cái đẹp”. Có người thích vẻ đẹp huy hoàng, lộng lẫy của buổi bình minh.
Có kẻ lại chọn vẻ đẹp êm ả, bình lặng của một buổi hoàng hôn. Với Kawabata, vẻ
đẹp làm rung động tâm hồn ông chính là vẻ đẹp của sự bình dị, trong sáng mà
thanh khiết. Trong khắp các tác phẩm, ta đều bắt gặp vẻ đẹp này. Nó cỏ ở trong khung cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp
của người phụ nữ lẫn vẻ đẹp tâm hồn trong trắng.
Hãy xem thiên
nhiên mà Kawabata vẽ trong tác phẩm của mình: “ Lá trúc sáng loáng bạc trong nắng mai(…)lá trúc tươi tốt và mềm mại,
trắng sáng như bạc ròng, cành trúc hình như cũng làm bằng bạc. Dọc theo con đường
mòn men theo bìa rừng, các bụi cỏ đầu bạc và cúc gai đang nở hoa(…) dòng suối
trong xanh lên tận thác nước đang đổ xuống rào rào, màn nước long lanh ánh mặt
trời”. Cành trúc dưới mặt trời qua lời văn của Kawabata thật đặc biệt. Cái
ánh lấp lánh của lá trúc tưah như ánh lấp lánh của bạc. Thế nhưng, lá trúc
không hề cứng ngắt, lạnh lẽo như một thứ kim loại nặng nề, lá trúc vẫn giữ được
vẻ đẹp tự nhiên “tươi tốt và mềm mại” của mình. Thêm nữa, cái ánh bạc lấp lánh
trên lá trúc được nhà văn cảm nhận như là “bạc ròng”- tinh khiết, không cặn bã.
Khung cảnh sáng bởi nắng, trong sạch bởi ánh sáng tinh khiết của một buổi sớm
mai và càng sinh động với những bông hóa, búi cỏ, dòng suối trong vắt. Cảnh đẹp
trong và sáng khiến ta có một cảm giác thật dễ chịu.
Dường như, với
Kawabata, cảnh vật sẽ đẹp hơn và thanh khiết hơn khi được hòa cùng nắng. Ở một
đoạn khác trong tác phẩm, ta được bắt gặp một sắc thái khác của màu sắc và ánh
sáng: “Những cụm hoa trà trên cây, trông tươi đẹp hơn khi được chiếu sáng từ
phía sau hơn là khi được mặt trời chiếu thẳng. Eeguchi và cô gái út ngồi ở mái
hiên phía Tây và mặt trời đang xuống dần sau cây trà hoa cao lớn. Họ nhìn mặt
trời nhưng đám lá dày và những cụm hoa không để ánh sáng qua lọt, như thể ánh
sáng chìm đắm giữa hoa, lá và mặt trời phân vân treo mình trên những bờ bóng tối”.
Nếu ánh sáng buổi mai tươi vui, thánh thiện như vẻ đẹp của một cô gái tuổi còn
xanh thì cái nắng buổi chiều lại dịu dàng và sâu lắng như một người phụ nữ đã
thấu hiểu cuộc đời. Buổi chiều hôm của Eguchi, cô gái út và cây trà hoa thật
tĩnh lặng. Tuy ánh nắng đã sắp tắt nhưng ta vẫn thấy có cái gì đó bừng sáng
trong đoạn văn khi “ánh sáng chìm đắm giữa hoa lá”. Ấy là ánh sáng của sự hài
hòa, của tài năng phối màu qua đôi tay của một họa sĩ bậc thầy. Thêm vào đó,
hình ảnh “mặt trời phân vân” khiến cảnh vật có một chút gì tiếc nuối, mơ hồ…Có
lẽ cũng vì thế mà khi đứng trước cảnh vật, Eguchi thấy dường như “không nghe
các tiếng động ồn ào, náo nhiệt của thành phố”.
Đọc văn
Kawabata, ta nhận ra những điều nhỏ bé,
giản dị nhưng lại đẹp đẽ đến lạ lùng. Không chỉ có thiên nhiên mang vẻ đẹp thuần
khiết mà hình ảnh những người phụ nữ trong tác phẩm của ông cũng vậy. Họ
mang vẻ đẹp của sự thánh thiện, trinh trắng hay “vẻ đẹp trong sạch”. Tác phẩm
“Người đẹp say ngủ” với hình ảnh của sáu cô gái. Mỗi cô mang một vẻ đẹp riêng
và sự trong trắng của họ cũng được thể hiện ở những điểm khác nhau.
Cô gái đầu
tiên mà Eguchi gặp trong “Ngôi nhà người đẹp say ngủ” là một cô gái rất đẹp, đẹp
đến nỗi Eguchi phải ngỡ ngàng. “Eguchi
nín thở: nàng đẹp quá, đẹp hơn ông tưởng. Nhan sắc nàng không phải là điều ngạc
nhiên nhất. Nàng trẻ nữa.(…) Các ngón tay trên gối bên cạnh mặt nàng hơi cong
trong giấc ngủ êm dịu, không quá cong để làm biến mất những chỗ lõm mềm mại
thanh tú nơi các ngón tay nối với bàn tay. Màu hồng ấm áp từ mu bàn tay trông
càng hồng hơn khi tới các móng tay. Một bàn tay trắng sáng và mịn màng(…) Mùi
hương da thịt nàng tiết ra trong không khí và bất chợt Eguchi ngửi thấy mùi trẻ
thơ”. Kawabata không miêu tả hết mọi chi tiết trên thân thể của người đẹp,
ông chỉ dùng vài nét chấm phá. Ấy vậy mà vẻ đẹp của tuổi trẻ, của sức sống hiện về đủ đầy trong hình ảnh cô gái.
Đặc biệt mùi hương của cô, mùi của trẻ thơ, gợi cho ta suy nghĩ về một cô gái
ngây thơ, non trẻ và còn trong trắng.
Cô gái thứ nhất
đưa Eguchi đến với cô gái thứ hai. Cô này có “gương mặt phù thủy”, chứa đựng sự
quyến rũ đến mê hồn. Nhìn vẻ đẹp ấy, Eguchi tưởng như sự trinh trắng của nàng
đã bị ai đó làm hỏng. Nhưng không phải vậy, cô gái này vẫn còn trinh trắng
nguyên vẹn. Và cũng bởi đó, Eguchi nhận ra vẻ đẹp trong sáng của những cô gái ở
đây. Vẻ đep của họ là vẻ đẹp còn nguyên vẹn, trong sạch, chưa bị vấy bẩn.
Ta thật sự
khâm phục Kawabata trong cách xây dựng nhân vật, ông miêu tả sáu người đẹp trong cùng một tác phẩm nhưng không để vẻ đẹp
nào trùng lắp với vẻ đẹp nào. Cả sáu cô đều đẹp và cả sáu cô mỗi người lại
đẹp một cách riêng. Nếu cô thứ nhất có đôi tay thanh tú thì cô thứ hai có mái
tóc “đều đặn được vẽ như phác họa”. Nếu
cô thứ ba có “khuôn mặt nhỏ nhắn” và “mái tóc rối như thể một bím tóc xổ ra” thì
cô thứ tư rất ấm áp và có làn da cuốn hút. Nếu cô thứ năm có vẻ hoang dại với “nhân trung cong lên, tạo thành hình tam
giác rõ nét trên miệng” thì cô thứ sáu mềm mại vói “cái mũi thẳng, xinh trông thật thanh tao”. Mỗi cô gái được
miêu tả trong tác phẩm đều để lại trong tâm trí của người đọc một ấn tượng
riêng. Kawabata dường như đã thể hiện nhân vật trong tác phẩm của mình theo
đúng ý đồ của tạo hóa- mỗi con người là một cá thể độc đáo giữa cuộc đời.
Thêm vào đó, hình ảnh những cô gái trở nên trong sáng hơn
khi các cô đều đã “ngủ mê”. Khi ngủ mê thì người ta dường như không còn
suy nghĩ, cảm nhận được gì nữa ở cuộc đời. Những thú vui nhục dục, những ham muốn
trần tục cũng bị chìm vào sâu trong giấc ngủ. Các cô sẽ không thể biết ai đã ngủ
với mình đêm qua để mà đoán xét, tra hỏi họ; cũng không biết điều gì đã xảy ra
với mình để mà nuối tiếc hay trách móc bản thân. Điều còn lại đằng sau giấc ngủ
là một cô gái đẹp, một vẻ đẹp thuần khiết không bị vấy bẩn bởi những suy tư trần
tục đời thường. Phải chăng vì thế mà những người như Eguchi luôn cảm thấy được
yên ủi khi ở bên họ?
Vẻ đẹp trong
tác phẩm của Kawabata không chỉ dừng lại ở miêu tả mà còn ở cả cảm nhận. Có
nghĩa là vẻ đẹp ấy không chỉ là vẻ đẹp của những điều mắt thấy mà còn là những
sự nhận thức của trái tim- ấy là vẻ đẹp
của tâm hồn. Xuyên suốt tác phẩm, dường như chỉ có Eguchi thức, và cũng
chỉ có ông băn khoăn, trăn trở về cuộc đời đã qua của mình . Ta khám phá được một
sự thật rằng đằng sau một ông lão già nua vẫn tồn tại một tâm hồn đẹp đẽ, trong
sáng.
Hơn ai hết,
Eguchi hiểu rất rõ bản thân mình, “ông biết
mình chưa phải loại sức tàn lực tận nên chưa phải là một khách hàng đáng tin cậy”.
Eguchi vẫn còn bản năng của một người đàn ông với một người phụ nữ. Vì vậy, khi
ở bên cạnh các cô gái ngủ mê, ý thức nhục dục vẫn trổi dậy trong ông một cách mạnh
mẽ. Hơn hai lần Eguchi có ý định vượt qua quy tắc của “ngôi nhà người đẹp say
ngủ” nhưng ông không làm như vậy. Khi biết cô gái thứ hai còn trinh trắng,
Eguchi đã cố gắng giữ mình không làm điều lầm lỡ với cô. Và khi ở bên cạnh cô
gái thứ sáu, ông đã nghĩ rằng: “Những gì có thể còn lại khi nàng thức dậy là
niềm hối tiếc và nỗi đắng cay. Nàng sẽ không biết ngay cả ai là người phá trinh
nàng. Nàng chỉ có thể suy đoán đó là một trong những lão khách. Nàng chắc là sẽ
không nói chuyện này lại với mụ đàn bà. Nàng sẽ giấu nhẹm tận cùng sự việc vi
phạm các cấm đoán của ngôi nhà dành cho các khách hàng lụ khụ này, và như thế,
chẳng ai bao giờ biết đến, trừ nàng”. Những suy nghĩ, băn khoăn của ông là những suy nghĩ của một con người
trưởng thành đầy trách nhiệm. Nhục dục tuy mạnh mẽ nhưng tình yêu thương
thì mạnh hơn. Eguchi thương xót cho những cô gái ngủ mê. Ông băn khoăn, trăn trở
cho cuộc đời của họ. Có lúc, ông cảm nhận tình cảm của ông giành cho họ như
tình cảm của cha giành cho con- đó là tình cảm thật đẹp giữa những con người
chưa từng một lần chạm mặt, trò chuyện trong cuộc sống đời thường. Tình người
trong Eguchi chiến thắng để ông giữ lại trong mình một nhân cách cao đẹp của một
con người đã từng trải với cuộc đời.
Thủ pháp “gương soi” được Kawabata sử dụng trong tác phẩm đã tạo nên một
vẻ đẹp hư ảo của quá khứ.
Khi vẻ đẹp này xuất hiện, nó vẫn giữ được cái trong sáng, thuần khiết đã được
Kawabata phác họa trong suốt tác phẩm của mình. Ta có cảm giác như vẻ đẹp trong
trắng tĩnh lặng của những cô gái ngủ mê trong tác phẩm giống như mặt hồ trong
veo, phẳng lặng, phản chiếu hình ảnh suy tư của ông lão Eguchi đang soi mình
vào đó. Ông tìm thấy chính mình và quá khứ của mình khi tiếp xúc với những cô gái.
Khi ở bên cạnh
những cô gái đã say ngủ, Eguchi biết mình chưa già- vì ông vẫn còn ham muốn sắc
dục nhưng đồng thời ông cũng biết mình đã già khi ông không muốn đụng đến sự
trinh tiết của những cô gái. Mỗi cô gái mà ông ngủ cùng đều gợi lại cho ông ký ức
về thời trai trẻ. Ông nhớ lại những người phụ nữ đi qua cuộc đời mình, nhớ lại
những mối tình sâu sắc như những vết cắt trong tim.
Đúng là mùi
hương là thứ dễ đem người ta về lại với quá khứ nhất. Mùi sữa thơm dịu của cô
gái thứ nhất, gợi ông nhớ về gia đình mình: những đứa con gái đã lập gia đình,
đứa cháu ngoại miệng còn hôi sữa- “ Ông
thấy hình ảnh nó trước mặt mình ngay tại đây. Cả ba con gái ông đều có chồng và
đều có con; và ông nhớ lại không những mùi sữa ở các đứa cháu ngoại mà ngay cả
mùi sữa ở các đứa con gái ông khi còn ẵm ngửa.” Tình cảm gia đình là điều
đáng trân trọng. Có lẽ vì thế mà hình ảnh gia đình là điều đầu tiên hiện ra
trong tâm trí ông. Trong tình cảm ấy có lẽ còn là cảm giác hạnh phúc của một
người đàn ông lần đầu tiên được bồng con mình trên tay. Rồi theo mùi hương sữa,
ông nhớ đến cơn giận của một geisha khi
cô ngửi thấy mùi sữa của đứa con gái út bám trên người mình. Tiếp đến là mối tình với một cô bạn trước khi ông lấy vợ.
Ông nhớ rõ ràng cô đã thích thú ra sao khi tàu ra khỏi đường hầm và cầu
vồng xuất hiện, nhớ đến câu nói đầy lo lắng của nàng: “Anh có tin là người ta
đuổi theo mình không? Em lo người ta chặn bắt mình khi mình tới Kyoto. Và một
khi em bị bắt về, người ta sẽ không cho em ra khỏi nhà nữa”. Eguchi cũng phải
ngạc nhiên vì bao nhiêu điều của quá khứ được lùa về trong tâm trí khi hương sữa
toát ra từ cô gái thoảng đến. Những kí ức ấy lấp lánh, đẹp đẽ một cách nguyên vẹn
và rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ. Tuy cuộc đời Eguchi trải qua nhiều mối tình với
những người phụ nữ ông gặp trong cuộc đời nhưng mỗi mối tình lại để lại trong
trí nhớ ông một mảng màu riêng. Và quan trọng, tình yêu với ông không phải là một
thứ thoảng qua, nó là điều đáng được trân trọng và gìn giữ trong cuộc đời của một
con người. Ta có cảm giác như ký ức cũng giống như những bộ trang phục mà con
người mặc và thay đổi qua mỗi độ tuổi, Eguchi xếp những bộ ký ức ấy vào ngăn tủ
của trái tim và đóng cửa thật chặt, chờ một ngày có một người giúp mình mở nó
ra. Khi nhớ lại từng giai đoạn trong cuộc đời, Eguchi cũng phát hiện ra rằng thời
gian tuổi trẻ trôi thật nhanh và tuổi giả cũng đã đến. Cũng đã gần lắm rồi cái
ngày Eguchi phải khoác bộ y phục già trên người mình. Và khi nằm bên cô gái trẻ,
hẳn Eguchi không ít lần cảm thấy đau xót.
Nhìn ở mọi
góc độ, mọi đối tượng trong tác phẩm “Người đẹp ngủ mê” của Kawabata, ta đều
nhìn thấy cái đẹp và cái đẹp thường ngự
trị ở trạng thái trong sáng, thuần khiết nhất. Từ những cảnh thiên nhiên
nhẹ nhàng, giản dị đến hình ảnh những cô gái trẻ trung xinh đẹp, từ những điều
thấy được đến những điều chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, tất cả đều chứa đựng
một thứ ánh sáng dịu êm, thuần khiết. Có lẽ cũng vì vậy mà khi đọc tác phẩm, ta
có cảm giác như mình được gần với cái đẹp hơn bao giờ hết.
Cái đẹp cứu rỗi linh hồn:
Ở tác phẩm của Kawabata, ta nhận thấy
cái đẹp không chỉ để chiêm ngưỡng mà cái đẹp ấy còn cứu rỗi linh hồn của con
người. Những người đàn ông trong tác phẩm đều là những con người thành đạt và đều
lớn tuổi. Bên trong thân thể già nua của họ cũng là một tâm hồn đã cằn cỗi bởi
thời gian. Khi người ta sống quá lâu trong đời, biết quá nhiều về cuộc đời thì
họ lại mong muốn mình trẻ lại, đủ để thấy cuộc đời còn bí ẩn, đủ để yêu cuộc sống
còn hấp dẫn. Vì vậy, khi được ngắm nhìn những cô gái trẻ đẹp say ngủ, những con
người ấy được trở lại với tuổi trẻ của những ngày xưa. Tâm hồn già nua của họ bỗng dưng cũng biết hạnh phúc lẫn khổ đau. Tưởng
như những rung cảm của tâm hồn ấy đã bị tuổi già làm cho tê liệt nhưng không,
cái đẹp của tuổi trẻ đã làm nó rung động, làm nó sống lại một lần nữa.
“Khi nằm ôm da thịt trần truồng, tươi mát của
các cô gái bị thiếp cho ngủ, tự thâm tâm có cái gì còn hơn nỗi sợ cái chết cận
kề hay niềm tiếc nuối tuổi trẻ đã qua lâu rồi. Có thể đó là những nỗi hối hận về
những điều tồi tệ đã làm hay những bất hạnh gia đình thường xảy ra nơi những kẻ
thành công trong đời. Chẳng có ông Bụt nào cho họ quỳ xuống mà nguyện cầu. Ôm
cô gái trần truồng trong tay, họ khóc lóc với những giọt nước mắt lạnh lẽo(…)
Các lão già sẽ không cảm thấy tủi nhục, không bị tổn thương trong niềm kiêu
hãnh của mình. Họ tha hồ để mình hối cải,
để mình rên rỉ”.
Cái cảm giác sợ hãi khi được ở bên những
người đẹp say ngủ sở dĩ thật kinh khủng là vì nó giống như nỗi sợ của kẻ tội đồ
khi phải đối diện với cái cao cả, thánh thiện. Kẻ ấy buộc mình phải ăn năn, hối
hận về những lỗi lầm trong cuộc đời mình. Nỗi sợ ấy khiến người ta cảm thấy đau
đớn nhưng cũng rửa sạch tâm hồn của họ. Đồng thời, những con người ấy còn có cảm
giác như mình vừa phải nhớ lại một thời cay đắng với những đổ vỡ trong quá khứ.
Những con người già nua khóc với những cô gái đã ngủ say khiến họ vừa có cảm
giác nhẹ nhõm, vừa không phải bị mất lòng kiêu hãnh của một người đàn ông đã
chai sạm với cuộc đời. Như vây, cái đẹp trong tác phẩm đã mở trói cho tâm hồn
con người, để nó được tự do tận hưởng hạnh phúc.
Hơn thế nữa, khi tiếp xúc với cái đẹp,
Eguchi đã có suy nghĩ rằng: “…đối với các cụ, nàng chính là cuộc sống. Một
cuộc sống người ta có thể sờ mó được một cách tự tin.” Người ta tìm thấy sự sống căng tràn
trong vẻ đẹp của những cô gái đã ngủ say. Vẻ đẹp ấy khiến con người cảm thấy cuộc sống vẫn còn đáng sống. Và,
chỉ khi người ta còn muốn sống thì họ mới thật sự đang sống. Những ông già “gần
đất xa trời” khi bắt gặp cái đẹp ấy cũng thấy một niềm thôi thúc sống tràn về
trong tâm hồn mình. Để rồi, họ nhận ra khi ở gần cái đẹp thánh thiện, mình cũng
tự tin để sống hơn bao giờ hết.
Như vậy, cái đẹp trong tác phẩm của
Kawabata đã hoàn thành sứ mệnh của nó một cách xuất sắc. Nó giống như suối nguồn
tưới cho những mảnh đất tâm hồn cằn cỗi. Trong mỗi lần tiếp xúc với cái đẹp, con người nhận ra tâm hồn mình cũng
mát lành hơn bao giờ hết. Để rồi, từ cái đẹp đó, người ta nhận ra mình vẫn
có một điều gì đó để giữ lại trong đời.
2.2.2.
..Và Buồn
Trong quan niệm
mĩ học của Nhật Bản , nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng không bao giờ tách khỏi
cái đẹp. Bởi như một quy luật bất biến cái
đẹp vĩnh viễn không vĩnh hằng. Cái đẹp quá hư ảo, quá nhỏ bé nên nỗi buồn
mới ngự trị. Những gì càng đẹp đẽ, càng tuyệt vời thì càng mong manh dễ vỡ.
Ngay trong cảm nhận của người Nhật về sự vật xung quanh, cũng như quan niệm vì
sự sống, cái chết cũng đượm một nỗi buồn man mác. Ngay một cánh hoa anh đào rơi
rụng, cuốn bay theo làn gió cũng gợi nên một nỗi buồn sâu thẳm về sự hư vô của
cái đẹp. Chính vì thế nên niềm bi cảm (aware) luôn là yếu tố thường trực trong
cảm thức văn chương Nhật Bản. Cũng giống như thế, trong quan niệm thẩm mĩ của
Kawabata cái đẹp bao giờ cũng song hành cùng nỗi buồn. Có thể những hồi ức tuổi
thơ nhiều mất mát, tình yêu đầu không trọn vẹn đã để lại trong tâm tưởng “Người
lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”những “vết thương tâm linh” khó phai. Bên cạnh
đó, với một tâm hồn nhạy cảm, suốt đời mình ông luôn suy ngẫm với nỗi buồn man
mác về những cái đã mất và những điều sẽ đến, về tương lai, về vận mệnh nền văn
hóa dân tộc và số phận những người dân Nhật bình dị. Cùng với sự chiến bại của
đế quốc Nhật trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến cho nỗi buồn luôn
chất chứa trong ông thêm trĩu nặng. Kể từ đó, ông chỉ còn viết về nỗi buồn. Hầu
như các tác phẩm nổi bật của Kawabata đều mang theo nỗi buồn. Từ truyện đầu
tay: Nhật ký tuổi mười sáu, đến Vũ nữ xứ Izu,… Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô,
Người đẹp ngủ mê…đều tràn ngập nỗi buồn. Tuy nhiên, với Người đẹp ngủ mê ông đã
đưa người đọc đến những cảm nghiệm mới lạ về cái đẹp và nỗi buồn. Nỗi buồn ở đây được ông khảo sát trên nhân vật
Eguchi một ông già 67 tuổi, người đã đi gần hết cuộc đời và ở những người
như thế cảm nhận về mọi thứ sẽ khác hơn so với Shimamura, Kikuji .
Nỗi buồn trước hết hiện diện ở những mối tình đẹp, nhưng không trọn vẹn của
Eguchi. Đến với ngôi nhà
bí ẩn có các người đẹp ngủ mê này mới đầu là “vì tò mò tìm của lạ” nhưng khi nằm
bên các người đẹp ông già Eguchi lại tìm lại được những giấc mơ, những cơn ác mộng,
những mối tình ám ảnh một thời. Eguchi hiểu ra các ông già như ông đến đây để
tìm “những niềm vui và những nỗi đau mãnh liệt”. Ở bên các người đẹp trẻ trung,
quyến rũ nhưng say ngủ lại khiến cho ông già 67 tuổi nhớ về những mối tình, những
người con gái đã từng bước qua cuộc đời
ông. Đêm đầu tiên đến đây ngủ bên một người con gái “Mùi hương da thịt nàng tiết ra trong không khí và bất chợt Eguchi ngửi
thấy mùi trẻ thơ. Mùi sữa của những đứa trẻ còn bú…” khiến cho Eguchi nhớ đến
mối tình vụng trộm với một cô geisha khi ông đã có gia đình và mối tình đầu say
đắm với cô gái có máu đọng trên ngực. Eguchi và cô gái đó đã từng cùng nhau bỏ
trốn đến Kyoto vì gia đình muốn cô gái lấy một người khác. Tình yêu của hai trở
nên thật cuồng nhiệt, bất chấp tất cả. Thế nhưng, cô gái rồi cũng bị gia đình bắt
về Tokyo và lấy người khác. Lần cuối cùng Eguchi gặp lại cô đã là mấy năm sau,
lúc này cô đã có “một hài nhi địu trên lưng”. Suốt bao nhiêu năm trôi qua Eguchi vẫn mãi lưu giữ kỉ niệm về mối tình đầu
dang dỡ ấy “Cái kỉ niệm này, dù bây giờ
chỉ còn lại ba chi tiết, cái mũ trắng của đứa bé. Sự trinh trắng ở chỗ kín và vết
máu trên ngực”. Đêm thứ ba, khi ngủ bên một người đẹp “có khuôn mặt nhỏ nhắn” và “ngủ
như chết rồi” lại đánh thức trong Eguchi kỉ niệm về mối tình ngắn ngủi của
ông với một người đàn bà đã có chồng ở Kobe. Và bây giờ, dù đã ba năm
trôi qua Eguchi vẫn chưa thể quên người đàn bà ấy, ông cảm thấy “ông thực sự thích nàng lắm”, “Ông thấy mình
luyến tiếc nàng quá đỗi”. Trong đêm cuối cùng khi ngủ ở đây, đối diện với
cô gái có tô son môi lại làm ông nhớ đến nụ hôn cách đây bốn mươi năm với một
người con gái. Ông đã từng hôn nàng say đắm rồi “chùi môi mình rồi đưa nàng xem khăn tay dây son môi hồng” và rồi
ông đã không còn gặp lại người con gái ấy nữa. Tất cả những kỉ niệm ấy mặc dù đã
bị thời gian phủ lên một lớp bụi dày và đối với nhiều người có thể chỉ còn là một
vệt mờ, không rõ hình bóng. Tuy nhiên, Eguchi lại có thể nhớ chúng một cách sống
động và rõ ràng, bởi những mối tình dù
thoáng qua hay cuồng nhiệt ấy lại đều kết thúc trong tiếc nuối.
Ở bên các người
đẹp trẻ trung, quyến rũ nhưng câm lặng, không chỉ khiến Eguchi nhớ lại những mối
tình đã qua mà còn khiến trong ông trào lên những nỗi cô đơn, niềm hối tiếc mà
có lẽ suốt cả cuộc đời chưa bao giờ mãnh
liệt đến thế. “Một nỗi cô đơn buồn bã
trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt
vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông” ông trằn trọc bởi
tuổi già, ông ý thức được rằng chỉ vài nằm nữa thôi tuổi già theo đúng nghĩa của
nó sẽ đuổi kịp mình. Khi biết rằng các cô gái ngủ vẫn còn trinh trắng, Eguchi lại
càng thấm thía sâu sắc hơn những khách tìm đến đây đã đau khổ, hối tiếc như thế
nào khi đối chiếu cuộc đời sắp lụi tàn và những cuộc sống đang bừng nở của các
nàng. Đó chính là cái giá phải trả khi các ông già như Eguchi tìm đến đây.
Nỗi buồn trong sáng tác của Kawabata còn trào lên thông qua những cái chết
ám ảnh tâm thưc người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà Kawabata được gọi là “bậc thầy
tang lễ”, ông đã tiễn đưa rất nhiều nhân vật của mình vào cái chết. Thật vậy,
những gì đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất phải là một cái chết. Cái đẹp chỉ có thể vĩnh cửu một khi cái chết
phong tỏa mọi sự lão hóa, đóng băng mọi sự úa tàn. Hoa anh đào đẹp nhất
khi chúng nở rộ, nhưng chúng còn trở nên bất tử bởi đã biết ra đi vào khoảnh khắc
đẹp nhất. Trong Người đẹp ngủ mê cũng xuất hiện một cái chết đầy ám ảnh – cái chết của người con gái say ngủ. Trong
những cô gái từng ngủ say bên Eguchi người đẹp với làn da ngăm “Nàng có vẻ cục
mịch và hoang dại” và Eguchi đã phải thốt lên “Đây chính là sự sống” khi nàng truyền hơi thở nóng hổi của cuộc sống
vào người ông. Thế nhưng, người con gái tràn trề nhựa sống nhất ấy lại âm thầm,
lặng lẽ, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong đêm khuya một cách câm lặng. Và
có lẽ chính bản thân nàng cũng không biết đến cái chết của chính mình. Tất cả
chỉ như một giấc ngủ, một giấc ngủ rất dài đưa nàng vào bất tử. Đó chính là
tuyêt đỉnh của cái đẹp phù dù. Không chỉ có cô gái ra đi, mà một người khách
cũng đã ra đi tại đây. Đây chính là một trò chơi của thanh xuân, cái già và cái
chết. Một loại bi cảm của cái đẹp và nỗi buồn. Người con gái đó là ai? Eguchi
không biết và những người khách khác cũng hoàn toàn không biết nàng là ai, nàng
bao nhiêu tuổi, nàng sống như thế nào? Tất cả chỉ là một sự im lặng nghiệt ngã.
Đó chính là luật chơi. Mà đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng. Nàng là một
loại kĩ nữ, nhưng lại không sử dụng giọng ca, tiếng đàn hay ánh mắt để làm hài
lòng khách họ chỉ có một nghệ thuật đó là khỏa thân, ngủ vùi và câm lặng. Khi
nàng chết đi, người chủ kéo lê nàng ra khỏi phòng rồi mọi việc lại trở về như
cũ. Một nỗi xót xa trào dâng, một nỗi đau khó gọi tên lan tỏa toàn bộ tác phẩm
và không dưới một lần trong lòng Eguchi trào dâng niềm xót xa, thương cảm đối với
các người đẹp nơi đây. Đó cũng chính là nỗi buồn của chính Kawabata với tư cánh
một người suốt đời đi tìm, nâng niu cái đẹp.
Cái đẹp trở nên thật phù dù, mong
manh. Tuy nhiên, cái chết tuy mang đến nỗi buồn nhưng lại mang một vẻ đẹp
khó diễn tả. Chạm đến cái chết là chạm đến tận cùng, biến khoảnh khắc trở thành
vĩnh viễn, biến cái đẹp trở thành bất tử.
Đẹp và buồn luôn là hai yếu tố hòa quyện trong các sáng tác của Kawabata. Đẹp sẽ không toàn vẹn nếu thiếu đi nỗi
buồn. Những nỗi buồn sâu lắng, ẩn ẩn hiện hiện, lan tỏa hầu như suốt hành trình
sáng tác của Kawabata. Những vẻ đẹp mong manh tựa sương khói, những hoài niệm
sâu sắc với quá khứ, những cái chết của những người con gái đẹp luôn trở đi trở
lại dưới ngòi bút của ông nhưng không hề tạo nên cảm giác bi lụy. Tất cả đều ở
mức độ vừa phải, nỗi buồn trở nên đẹp một cách dịu dàng tạo nên sự cân bằng tuyệt
vời.
2.3.
So sánh quan điểm thẩm mĩ của
Kawabata trong Người đẹp ngủ mê với quan điểm của Gabriel Garcia Márquez trong
Những cô gái điếm buồn của tôi.
"Tôi cho rằng trên thế giới có hai loại tiểu thuyết gia:
loại tiểu thuyết gia đầy cảm hứng và tiểu thuyết gia thường. Bạn cũng đoán được
rồi đó, tôi muốn mình là loại thứ nhất"
(Haruki Murakami, lược trích bài phỏng
vấn của dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng)
Sao lại là câu nói của Xuân Thụ ở đây nhỉ ? Chẳng phải là
chúng ta đang tìm hiểu và đào sâu về các tầng tư tưởng của Xuyên Đoan Khang
Thành sao? Đây chẳng qua chỉ là chút trích dẫn để thấy được thâm ý của Murakami
mà thôi. Đúng vậy, trên thế giới này quả thực tồn tại hai loại nhà văn: loại vĩ
đại xuất chúng và kẻ dạo chơi tầm thường trên văn đàn. Và dĩ nhiên, cũng như hậu
bối Haruki Murakami, Kawabata đã và sẽ mãi mãi là tiểu thuyết gia đầy cảm hứng.
Bóng dáng của văn chương Kawabata là màn sương sớm, áng mây chiều giăng phủ khắp
văn đàn Nhật Bản, nó có thể là một dạng sushi khó nuốt với nhiều người nhưng lại
là những tác phẩm tuyệt diệu, thấm đẫm u huyền và làm lay động con tim biết bao
người. Văn phong của ông uyển chuyển, dịu dàng và trong suốt như tuyết - vẻ đẹp
mong manh, kì diệu của đất trời mà ông chắt chiu và trân quý để đưa vào từng
trang viết của mình. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã tìm hiểu về con
người Kawabata và cảm hứng thẩm mĩ thông qua tiều thuyết Người đẹp say ngủ và từ
đó cho ta cái nhìn tổng quát về văn chương của ông - một thứ văn chương kì diệu
và huyền ảo. Trong phần cuối của phạm vi đề tài này, chúng tôi xin làm phép tỉ
dụ để thấy được tư tưởng thẩm mĩ của Kawabata có gì khác và nổi bật so với một
tác phẩm mang hơi hướng tương tự như Người đẹp say ngủ, đó là tiểu thuyết
Những cô gái điếm buồn của tôi của văn hào Colombia Gabriel José García
Márquez.
Cái cảm thức nào đã đưa hai dòng tư tưởng lớn Đông - Tây gặp
nhau? Có phải chăng nó giống như Márquez từng nói rằng ông ái mộ Người đẹp say
ngủ của Kawabata và viết lên tác phẩm này? Điều đơn giản dễ nhận thấy và ta có
thể cho rằng là nét giống nhau cơ bản nhất ở điểm nhìn của hai tác gia chính là
nhân vật chính: Hai ông cụ già. Hai ông cụ già, có thể là hóa thân của bản
thân tác giả với những chiêm nghiệm về một quá khứ đã qua hay cũng có thể là
quan niệm chân lí ở những người già thường sâu sắc hơn lớp thanh niên. Hình ảnh
nhà báo già của Márquez và ông cụ Eguchi vốn ở cách xa nhau về địa lí nhưng lại
rất gần nhau với hai tâm hôn đồng điệu. Họ có nét gì chung? Đó là nỗi đâu! Càng
đau đớn và cô đơn thì con người càng trở nên trầm lặng và đôi khi chai lì về mặt
cảm xúc. Hai ông lão trải qua thời thanh niên đầy bão táp, với những đổ vỡ và
niềm cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn và, có lẽ, sự cô đơn ở chính cuộc đời. Lão
Eguchi đã 60 và ở cái tuổi gần đất xa trời ấy thì con tim liệu có còn náo nức dục
tình như chàng trai trẻ đôi mươi hay không. Nhà báo già của Márquez thậm chí
còn già đời hơn, cứng cỏi hơn khi đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm: 90 tuổi.
Khó để biết được rằng hai ông lão của chúng ta cảm nhận thế nào về cái thế thái
nhân tình khi đã bước vào tuổi xế chiều, cai tuổi mà đối với bản năng tình dục
của bất kì loài động vật hữu nhũ nào cũng suy yếu chứ chưa nói đến con người -
một giống loài vốn phức tạp của tự nhiên. Hai ông già chính là tấm gương phản
ánh chân thật cái nhìn về tuổi trẻ của mỗi con người. Đó là một bản sao của
trang viết mang tên tuồi trẻ với nét mực vốn đã phai mờ ít nhiều, điều còn đọng
lại là những kí ức về tuồi trẻ, quãng đời đẹp đẽ mà ai cũng muốn lưu giữ cho
riêng mình. Tuồi trẻ của Eguchi là những người đàn bà đã đi qua cuộc đời ông, dịu
dàng, đắm say và ngọt lịm niềm lạc thú ái tình. Nó nhục dục thật, nồng nhiệt thật
nhưng tất cả còn đọng lại với mỗi chúng ta là sự chân thật, chân thật đến từng
câu chữ và lời văn. Eguchi qua lại với nhiều người phụ nữ và mội người họ thuộc
nhiều tầng lớp trong xã hội. Gái điếm có, nữ doanh nhân có, phụ nữ độc thân và
đã lập gia đình cũng có. Ông qua lại với họ từ khi còn trẻ và đến lúc về già
ông vẫn có những mối tình ngắn ngủi với những người đàn bà xa lạ không tên. Nhà
báo già cũng vậy, ông có sở thích ghi chép về những cô gái điếm đã bước qua cuộc
đời ông, từ năm ông mới đôi mươi cho đến khi đã rệu rã về nơi xa vắng của tuổi
già. Cái họ tìm kiếm thật sự là gì? Và rốt cuộc điểm nhìn của hai tác gia cho
ta thấy điều gì trong quan điểm thẩm mĩ của họ khi lựa cho nhân vật chính là
người già. Đó chính là do cái đặc điểm cốt yếu của họ: đau đớn và trả giá bằng
sự tổn thương trong suốt hành trình từng trải với cuộc đời. Cái làm họ tổn
thương là niềm cô đơn trong tình yêu, sự mất mát và đau khổ cho những mối tình
tuyệt vọng vốn không gì bù đắp nổi. Nó nhen nhóm như ngọn lửa cháy trong lòng
và càng lúc càng bùng lên dữ dội khi con người ta bước vào cái tuổi xế chiều,
cái tuổi tưởng chừng như bình yên và ít biến động của đời người. Hai ông lão
chính là hình ảnh phản chiếu của hai con người tuổi đôi mươi qua một tấm gương
phẳng và bằng nước. Nó làm mờ đi nhân dạng và nét đẹp thanh xuân để mang lại
cho chúng ta hình ảnh bị làm nhòe chính là hai ông cụ của hiện tại. U uẩn, điềm
đạm, sâu sắc nhưng cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn và những bản năng mà có lẽ,
qua làn hơi nước ấy vẫn tiềm tàng và chỉ chực chờ trỗi dậy.
Cụ Eguchi và nhà báo già của chúng mong muốn phương thuốc gì
để làm dịu đi vết thương trong lòng họ? Đó là sự cứu rỗi trong những tâm hồn
già nua thông qua hình tượng của những cô gái trẻ đẹp. Có khác hay chăng là nhà
báo già của Márquez tìm đến một cô thiếu nữ nhỏ xinh trong khi Eguchi tìm niềm
an ủi với sáu cô gái khác nhau. Nơi mà họ tìm sự cứu rỗi hiểu nôm na là một hắc
điếm - một nhà chứa thông qua sự môi giới của một mụ tú bà. Nhà báo già của
Márquez gặp cô bé và đắm chìm vào giấc ngủ say bên cạnh cô bé có nước da ngâm
đen màu bánh mật. Vẻ đẹp trẻ trung, mơn mởn của cô bé chưa đầy 14 tuổi làm trái
tim người trí thức già xao động và ông tìm được ở cô bé ấy sự bình yên. Đó là
điều mà sau bao nhiêu năm trên đường đời nghiệt ngã ông có được từ cái thân
hình mảnh dẽ, nhỏ nhắn ấy niềm cứu rỗi cho quãng đời đã qua. Nó tiếp thê cho
ông niềm hy vọng sống, làm dịu đi nỗi đau trong tâm hồn đã chay sạn và khiến
ông khao khát được đến với cô bé nhiều hơn và giữa ông và cô bé có lẽ đã nảy
sinh một thứ tình cảm kì diệu - tình yêu. Ông đã rút cạn những gì còn lại cuối
cuộc đời với niềm hy vọng bồi đắp cho tương lai cô bé một niềm hạnh phúc lớn
lao hơn, đẹp đẽ hơn. Câu chuyện kết thúc khá lãng mạn như một ly Panna cotta
đong đầy vị ngọt của sữa lẫn chút the đắng với những sợi gứng tươi. Chuyện của
Márquez là vậy, nó mang cái dư vị của văn học phương Tây pha lẫn chút Kawabata
của phương Đông. Trở lại với bậc thầy Kawabata của chúng ta thì hình ảnh cụ
Eguchi đi tìm sự cứu rỗi cho tâm hồn nồng nhiệt tình yêu của mình vốn dĩ không
đơn giản như vậy. Márquez là Márquez và Kawabata là Kawabata, cả hai có cùng xuất
phát điểm là nguồn cảm hứng thi ca về cái đẹp nhưng cung cách và hai miền tư tưởng
sẽ có những sự khác biệt và mang nét đặc trưng riêng. Cụ Eguchi tìm lại tâm hồn
đã mất với sáu người đẹp khác nhau qua năm đêm trong căn nhà bí ẩn với mục đích
như thế nào? Quan điểm của nhà văn chính là cái đẹp tuyệt mĩ và tinh khiết nhất,
chỉ có cái đẹp của sự trinh trắng trên tấm thân ngọc ngà của người thiếu nữ mới
là sự cứu rỗi tuyệt diệu nhất, là phước lành của những bậc tiên phật ban cho những
ai có cái may mắn chiêm ngưỡng nó. Những người phụ nữ nằm ngủ say bên cạnh
Eguchi chính là hiện thân của những bậc bồ tát, những bậc nữ thần muốn mang sự
cứu rỗi đến với nhân loại và đến với tâm hồn Eguchi. Thông qua hình tượng người
đẹp đầu tiên mà ông ôm ấp thì chính bản thân ông đã cảm nhận được cái hồi ức đẹp
đẽ về người yêu dấu đầu tiên và hình ảnh bầu sữa của người mẹ. Cô gái đóng vai
trỏ như một chiếc then cài cửa và chính bản thân cô đã làm một phép hoán chuyển
diệu kì, bẻ cong không gian và thời gian đưa Eguchi trở về với quá khứ đau buồn
và cũng lắm đau thương của chính ông. Bản thân người viết và nhóm nghiên cứu
cũng có sự băn khoăn và cuối cùng đã dần đi dến sự khẳng định rằng Eguchi không
hồi tưởng lại cái quá khứ mà chính cô gái giúp ông thật sự sống trong quá khứ
đó. Eguchi thông qua cô gái đã đến với người yêu mình, trở lại với những niềm
say mê rạo rực thời tuồi trẻ với hương thơm sữa mẹ trên bầu ngực người con gái
ngủ mê, bằng vẻ đẹp thân hình của nàng mà ôm ấp lấy người tình cũ. Nàng là một
đường hầm trong suốt mà ở đó Eguchi tìm lại chính mình đã mất với bao niềm tiếc
nuối xưa cũ khôn nguôi. Ông trở lại "ngôi nhà người đẹp say ngủ" nhiều
lần và tiếp tục ngủ với nhiều người đẹp khác cũng như nhân vật của Márquez chỉ
khác là Eguchi ngủ với sáu người mà thôi. Ở những cô gái khác thì Eguchi tìm thấy
những cảm thức khác với người đẹp đầu tiên. Từ người yêu cũ đến cô con gái út của
ông rồi đến hình tượng mà ông cho rằng đó là người đàn bà đầu tiên của cuộc đời
mỗi con người: người mẹ. Vậy thì quan điểm của Kawabata có đơn thuần xem những
người đẹp say ngủ ấy là sự cứu rồi như Márquez hay không? Hay là ông có những mối
suy tư nào khác? Ở Kawabata ta vẫn tìm thấy sự cứu rỗi trong tâm hồn Eguchi và ở
đó còn gửi gắm nhiều suy tư khác của nhà văn về cách nhìn cuộc đời. Cái cảm thức
về Aware, vẻ đẹp mong manh và u sầu của sự vật trước sự thịnh suy của con tạo
thời gian vẫn thấm đượm trong văn phong của ông. Cái tài của Kawabata là tạo ra
cái bầu không khí u huyền cô tịch, tĩnh lặng và đậm đặc chất kì ảo không một vết
gợn trong tiểu thuyết của ông. Cái bầu không khí ấy là một bầu không khí đặc biệt
mà Márquez không có được, cái bầu không khí của những khoảng chân không.
Kawabata là một người nghệ sĩ của những khoảng chân không, một sự pha trộn bậc
thầy về sự cân đối các tỉ lệ mẫu mực: sabi, wabi, yugen và aware. Những người đẹp
trong tác phẩm Người đẹp say ngủ có thể hiều là một dạng kén- cái
kén được dệt ra từ lớp chân không ấy. Đôi bàn tay kì diệu của thánh thần
trong tác phẩm của Kawabata đã rút tách từ cái bầu chân không huyền ảo ấy những
sợi tơ của vẻ đẹp và đan cài, dệt chúng lại để tạo ra một dạng kén, những
người con gái đẹp đẽ ấy chính là một dạng kén kì diệu, bên trong cái kén
ấy chính là con nhộng, con nhộng của sự cứu rỗi đang chờ con tò vò, con tò vò
Eguchi đến và hút lấy cái sự sống của nó. Eguchi tìm thấy sự cứu rỗi thì cũng
là lúc một cái kén xinh đẹp lột bỏ lớp vỏ của mình và chết đi. Hình ảnh mụ chủ
nhà nghỉ lôi xền xệch cô gái xuống những bậc thang chính là kết thúc vòng đời của
một linh hồn đẹp đẽ đã ban tặng cho Eguchi sự cứu rỗi thánh thiện. Tất cả còn lại
là niềm cô tịch Sabi. Và cả người viết cũng tự hỏi rằng: có phải Eguchi cũng chỉ
là một dạng ý thức hệ, một ý nghĩ và tồn tại cùng những người con gái xinh đẹp ấy
như là những thảnh tố trong cái khoảng chân không ấy hay không?
Tựu trung lại vần đề thì cái cảm hứng thẩm mĩ của Kawabata và
Márquez có những nét tương đồng và khác biệt như ta đã thấy trên đây. Tác phẩm
của Kawabata vẫn là những hình ảnh quen thuộc thân thương như chiếc kimono, chậu
bosai và chiếc tatami cùng ly rượu sake mà ta vẫn hình dung về Nhật Bản. Và,
cho dù thời gian có trôi qua đi chăng nữa, ta vẫn phải khẳng định rằng: Khi
Kawabata rút kiếm, cả thế giới phải im lặng ngước nhìn!
III.
TỔNG KẾT
Kiệt tác “Người đẹp say ngủ” đã ảnh hưởng lớn đến văn chương
Nhật cũng như được yêu thích trên thế giới. dấu ấn của nó có thể thấy sâu đậm ở
García Marquez (Hồi ức những cô gái điếm buồn của tôi). Với nhiều ẩn dụ đẹp đẽ
về nỗi đau và cái cao cả của tâm hồn , Kawabata đã đưa người đọc tìm đến những
góc khuất nhất của tâm hồn con người, cũng như có chiêm nghiêm sâu sắc về cái đẹp
và nỗi buồn. Người đẹp say ngủ mang đậm âm hưởng của niềm bi cảm nhân sinh với
một nỗi buồn dịu nhẹ mà sâu lắng, nỗi niềm chua xót về cái đã qua không bao giờ
trở lại. Chứa đựng những đối lập giữa tuổi trẻ tràn đầy sức sống và nét đẹp của
sự trinh nguyên với tuổi già và những điều tội lỗi, tha hóa…tác phẩm chứa đựng
các tầng lớp nghĩa vận động mãi bám rễ và có sức lôi cuốn
độc giả trên thế giới. Người đẹp say ngủ với những cảm nhận về đẹp và buồn hòa
quyện chính là quan niệm thẩm mĩ mà Kawabata dành cả cuộc đời để tìm kiếm và giữ
gìn.