Ca
dao dân ca là kho tàng văn hóa của các
nước Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung, được xem là viên ngọc lấp
lánh, thời gian đi qua, viên ngọc càng thêm tỏa sáng. Qua ca dao dân ca, giá trị truyền thống
và tâm hồn được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất. Trong các chủ đề được
ca dao dân ca đề cập đến thì tình yêu đôi lứa là một đề tài rất rộng lớn và có
nhiều hình thức diễn bày.
Tình
yêu đôi lứa là chủ đề được thể hiện sâu sắc nhất và cũng rõ ràng nhất trong ca
dao dân ca vì tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thưở của kiếp người. Trong ca dao
dân ca Đông Nam Á thì tình yêu được thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhưng
cũng có lúc thật chân thành, mộc mạc, một thứ tình yêu chân quê, pha trộn hương
đồng cỏ nội, thênh thang như đồng lúa và uyển chuyển nhẹ nhàng như đón nước lững
lờ nhè nhẹ êm trôi của những dòng sông.
Đối
với văn chương nghệ thuật, nếu như ví
nội dung là cái đích tác giả muốn biểu đạt thì nghệ thuật lại chính là con đường
dẫn tới vạch đích ấy. Tác giả dân gian các nước Đông Nam Á, bằng sự lao động
nghệ thuật tự phát, cần mẫn qua nhiều năm, đã tìm thấy những con đường – nghệ
thuật – sáng tác văn học. Vì thế có
thể nói, trong kho tàng văn học dân gian Đông Nam Á, những câu ca dao dân ca về tình yêu đôi lứa là bông hoa
đậm sắc nhất, không những hay và hấp dẫn về mặt nội dung mà còn thuyết phục và
lôi cuốn bằng những thủ pháp nghệ thuật đắc địa, đầy tính thẩm mỹ.
NỘI
DUNG
I.
Khái quát
1.1. Ca dao dân ca
1.1.1. Ca dao dân ca tình yêu
Ca
dao dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian,
kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay, người ta
có thể phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca. Ca dao là lời thơ của dân ca. Dân
ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn
xướng.
Ca
dao thường là những bài hát ngắn, khoảng 3 - 4 câu, cũng có một số ít bài ca
dao dài. Những bài dân ca thường có nguồn gốc ca dao; dân ca khi tước bỏ làn điệu,
lời ca lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được gọi bằng nhiều cái
tên khác nhau: hò, ví, ngâm, ca, lí, kể…
“Tay
cầm bó mạ xuống đồng,
Miệng
ca tay cấy mà lòng nhớ ai.”
“Ai có chồng nói chồng đừng sợ
Ai có vợ nói vợ đừng ghen
Đến đây hò hát cho quen.”
“Ví
ví rồi lại von von
Đến
đây cho một chút con mà bồng."
Trong
ca dao dân ca, tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của sự tưởng tượng;
tuy nhiên, tính lãng mạn và sự tưởng tượng phong phú đem lại cho ca dao, dân ca
không hề tách rời tính hiện thực. Ngoài các yếu tố biểu hiện về tinh thần dân tộc
trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần lạc quan trong lao động sản xuất,
tinh thần tương thân, tương ái… còn là tình yêu đôi lứa.
Tình
yêu đôi lứa - tình yêu nam nữ là chủ đề được thể hiện sâu sắc nhất và cũng rõ
nhất trong ca dao dân ca, vì tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thưở của kiếp
người. Trong ca dao dân ca, tình yêu được thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển,
nhưng cũng có lúc thật chân thành mộc mạc; một thứ tình yêu mộc mạc chân quê,
pha trộn hương đồng cỏ nội, thênh thang như đồng lúa và uyển chuyển nhẹ nhàng
như đòn nước lững lỡ nhè nhẹ êm trôi của những dòng sông.
“Yêu
nhau cau sáu bổ ba
Ghét
nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
“Nhớ
ai như nhớ thuốc lào
Đã
chọn điếu xuống lại đào điếu lên.”
“Mặc
cho cha đánh mẹ treo
Đứt
dây rớt xuống cũng theo chung tình.”
1.2.2. Ca dao dân ca tình yêu ở các
nước Đông Nam Á
Ca
dao dân ca là thể loại văn học dân gian phổ biến ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở ba
nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia. Ca dao dân ca gắn bó rất chặt chẽ với
các lễ hội, với lao động sản xuất nhưng bao trùm toàn bộ ca dao dân ca là chủ đề
tình yêu đôi lứa. Ca dao dân ca tình yêu ở đây có những nét tương đồng, chính
những nét tương đồng ấy tạo nên bản sắc riêng cho ca dao dân ca Đông Nam Á.
Ở
Việt Nam:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau ba vạn sáu nhìn ngày
cũng thương.”
Ở Lào:
“Anh nhớ em, cơm nước, thức ăn ngon
cũng thành đắng
Muối mặn cũng nói rằng nhạt như nước.”
Ở Campuchia:
1.2. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
1.2.1. So sánh:
So
sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
về nghĩa nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
v So
sánh trực tiếp:
Đây là kiểu so sánh trực tiếp với sự hiện diện
của các từ liên từ: “như”, “như thể”, “giống”, “là”…Cấu trúc so sánh trực tiếp
này có hai dạng:
·
Cấu trúc so sánh triển khai:
Là câu lục (6) nêu lên định đề có
tính chất khái quát: A như B (A và B là hai đối tượng khác loại). Còn câu bát
(8) là B’ nêu rõ đặc tính nào đấy của B theo dấu hiệu tương đồng:
“Đôi
ta như thể con tằm (A như
B)
Cùng
ăn một lá cùng nằm một nong.” (B’)
Nếu
chỉ ví đôi ta như thể con tằm mà không có sự triển khai tiếp theo, chắc chắn
người nghe sẽ thấy khó hiểu, không rõ “con tằm” ở đây được nhấn mạnh với đặc điểm
gì. Vì vậy B’ đã triển khai rõ ràng cùng ăn một lá cùng nằm một nong để diễn tả
một cách đặc sắc phù hợp với việc bộc lộ tình cảm của đôi lứa yêu nhau.
·
Cấu trúc so sánh tương hỗ bổ sung:
Ở kết cấu này không có
mệnh đề triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng lúc so sánh với nhiều
sự vật khác nhau. Các sự vật này có nét tương đồng hoặc đối lập nhau.
Có
thể là một đối tượng (cái so sánh) được nhấn mạnh trong quan hệ liệt kê bổ
sung:
“Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.”
“Thiếp
xa chàng như rồng nọ xa mây
Như
chim chèo bẻo xa cây măng vòi.”
Đối
tượng so sánh được so sánh với nhiều sự vật khác nhau nhằm nhấn mạnh đối tượng:
Có
thể hai đối tượng trong quan hệ so sánh tương đồng:
“Tình
anh như nước dâng cao
Tình
em như dải lụa đào tẩm hương.”
Anh và em đều được so
sánh như nhau nhằm nhấn mạnh sự sâu sắc trong tình cảm của cả hai đối tượng.
Có
thể hai đối tượng trong quan hệ so sánh đối lập:
“Anh
như chỉ gấm thêu cờ
Em
như rau má mọc bờ giếng khơi.”
Hai hình ảnh so sánh
này hoàn toàn đối lập với nhau. Hình ảnh so sánh với anh thì cao quí, hình ảnh
so sánh với em thì dân dã, nhỏ nhoi.
Trong
cấu trúc so sánh bổ sung này, sự liệt kê, điệp ý có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm
tương đồng hoặc đối lập của các sự vật, cái này bổ sung cho cái kia mà không cần
có sự giải mã hoặc triển khai.
v So
sánh song hành:
Đây
là một kiểu so sánh chìm, giữa hai vế không có từ liên từ “ như”, “ là”, “ như
thế”,…
“Cây
rầu thì lá cũng rầu
Anh
về anh bỏ mối sầu cho ai
Cây
xanh thì lá cũng xanh
Cha
mẹ hiền lành để đức cho con.”
Giữa
hai vế (A) (bức tranh thiên nhiên), nêu lên những đặc điểm có tính ổn định mang
tính qui luật của thiên nhiên và vế (B) (bức tranh tâm trạng) có nét tương đồng
tạo nên một sự so sánh ngầm (nhưng chưa hẳn là ẩn dụ vì chủ thể chưa ẩn đi hoàn
toàn). Sự so sánh này làm tăng sức mạnh của lí lẽ được nêu ra, tạo nên sức mạnh
của đòn bẩy nghệ thuật.
1.2.2. Ẩn dụ
Ẩn
dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể
hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách
kín đáo.
Các
hình thức ẩn dụ:
Biện
pháp nghệ thuật ẩn dụ trong ca dao thực chất là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở
đồng nhất hai hiện tượng tương tự, nhưng ở đây đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn
một vế là cái được dùng để so sánh. Ần dụ chỉ tồn tại vào vế so sánh nên không
dùng các từ chỉ quan hệ. Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được thể hiện không ở dạng
trực tiếp mà ở dạng gián tiếp.Ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những
sự vật cụ thể lại có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó.
Do vậy lối biểu đạt trong ẩn dụ luôn cô đọng hàm xúc, tế nhị đồng thời cảm xúc
bộc lộ mạnh mẽ, ẩn dụ là cách tạo nghĩa mới. Ẩn dụ bao giờ cũng chứa đựng nghĩa
đen và nghĩa bóng. Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một quan hệ
mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa đến lối tư duy mới về đối tượng.
Ví
dụ:
“Tiếc
thay hạt gạo trắng ngần
Đã
vo nước đục lại vần than rơm.”
Cái
hạt gạo trắng ngần, nước đục, than rơm ấy chính là ẩn dụ. Câu ca dao trên là trạng
thái tiếc nuối của con người nhưng lại dùng hình ảnh ẩn dụ để bộc lộ trạng
thái:
“Tiếc
thay hạt gạo tám xoan
Thổi
nồi đồng điếu lại chan nước cà.”
Ở
đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệ giữa
gạo tám xoan, nồi đồng (những thứ đáng giá) với nước cà (là thứ không giá trị)
là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng. Từ nhận thức về mối quan hệ giữa
các sự vật ấy, người tiếp nhận liên tưởng đến những sự khập khiễng trong cuộc đời,
về những sự vô tâm vô tính, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người.
Ẩn
dụ trong ca dao, dân ca mang đặc điểm rõ nhất của kiểu nghệ thuật sáng tác theo
phương thức trữ tình. Cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự
vật hiện tượng ấy được phản ánh ra sao mà cái quan trọng là trạng thái tâm hồn
con người được thể hiện qua cách phản ánh ấy.
Một số hình ảnh ẩn dụ trong ca dao được sử dụng lặp đi lặp
lại nhiều lần mang ý nghĩa kết quả cao, mang tính kí hiệu bền vững, trở thành
những biểu tượng, những hình ảnh ước lệ.
Ví dụ:
“Bây
giờ rồng gặp mây đây
Để
rồng than thở với mây vài lời.”
Ta
thấy rồng và mây là biểu tượng cho sự xa cách và gặp gỡ vui vầy.
“Bây
giờ mận mới hỏi đào
Vườn
hồng đã có ai vào hay chưa?”
Mận,
đào là biểu tượng cho người con trai và người con gái trong mối quan hệ lứa
đôi. Biện pháp ẩn dụ trong ca dao giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những
điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những
hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.
“Quả
đào tiên ruột mất vỏ còn
Buông
lời hỏi bạn lối mòn ai đi.”
Quả
đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi, chỉ còn lại
cái vỏ mà thôi. Ngụ ý bài ca dao này nói về người con gái không còn giữ được phẩm
chất nhân cách. Đây là cách diễn đạt rất tế nhị nhưng lại bóng bẩy.
II.
Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ trong ca dao dân ca tình yêu ở các nước Đông Nam Á
2.1. Ở Việt Nam
2.1.1. Nghệ thuật so sánh
Trong
ca dao dân ca về tình yêu đôi lứa, nghệ thuật so sánh trở thành một phương tiện
để các cặp trai gái thể hiện tình cảm một cách kín đáo, tế nhị mà sâu sắc vô
cùng.
“Cán
trúc lắp lưỡi dao vàng
Như
em được bén duyên chàng, chàng ơi!”
Trúc
là một loại cây thanh cao, tao nhã, dùng làm cán dao thì còn gì sang trọng bằng.
Nhưng lưỡi dao cũng rất phải xứng tầm “lưỡi dao vàng”, lưỡi dao đó bằng vàng
cũng sang trọng đâu kém gì cán trúc kia. Đúng là một sự kết hợp đầy khéo léo.
Nhưng có lẽ cái kết hợp đó vẫn không nhuần nhụy bằng sự kết hợp của “em” và
“chàng”.Thông qua hình ảnh so sánh “cán trúc lắp lưỡi dao vàng” với sự “bén
duyên” của “em” và “chàng”, ta thấy được sự thể hiện hết sức tinh tế tình cảm của
chủ thể trữ tình. Duyên em và chàng cũng tương hợp, hài hòa, cân đối giống như
“cán trúc” và “lưỡi dao” vậy đó, đẹp đến vô cùng.
Hoặc:
“Tình
anh như nước dâng cao
Tình
em như dải lụa đào tẩm hương.”
Câu
ca dao này muốn nói tình yêu của đôi nam nữ ở đây đều tha thiết như nhau, nhưng
tính cách yêu đương của mỗi người lại khác nhau. Hình ảnh thủy triều dần dần
dâng lên, được so sánh với tình yêu chủ động của người thanh niên đang thời kì
bồng bột sôi nổi mãnh liệt. Trong khi đó, hình ảnh “dải lụa đào tẩm hương” được
ví với tình yêu của người thiếu nữ, tuy ở thế thụ động, nhưng đầy sức quyến rũ,
vừa dịu dàng kín đáo, vừa thắm thiết nồng nàn. Nhưng khi phải xa nhau thì người
con gái cảm thấy không gian thật là xa vời:
“Thiếp
xa chàng như rồng xa mây
Như
chim chèo bẻo xa cây măng vòi.”
Hình
ảnh người con gái xa người yêu được ví như “rồng xa mây”, “chim chèo bẻo” không thể xa được nơi thân thuộc của
mình. Đúng là lối so sánh độc đáo, rồng thì không thể nào xa mây được có thể nói,
người con gái ở đây sẽ như thiếu sức sống nếu phải chia cách người mình yêu.
Duyên đôi ta đẹp là vậy đó, nhưng đôi lúc:
“Em
như ngọn cỏ phất phơ
Anh
như con nghé ngơ ngơ ngoài đồng.”
Em
như ngọn cỏ tươi non đầy sức sống “phất phơ” đầy mời gọi, vậy mà anh lại “như
con nghé ngơ ngơ”. Phải chăng anh quá vô tình hay giả vờ cố ý không thèm để ý đến
ngọn cỏ kia, để nó cứ đứng đợi, ngồi chờ mà phất phơ. Ý nghĩa của biện pháp so
sánh đâu chỉ có vậy. Tại sao “em” lại như “ngọn cỏ” nhỏ bé, còn “anh” như “con
nghé” lớn lao thế kia? Có lẽ khi yêu người ta lí tưởng hóa người yêu, luôn thấy
mình bé nhỏ, lúng túng còn người yêu thì cao vời vợi. Ở đây, ta thấy có chút
tâm trạng bối rối, ngại ngùng của người con gái đang yêu.
Hay
trong tình yêu, chàng trai có một cách thể hiện tình cảm hết sức dí dỏm:
“Trúc
xinh trúc mọc đầu đình
Em
xinh em đứng một mình cũng xinh.”
Trúc
là một loại cây mang vẻ đẹp thanh cao. Vẻ đẹp đó càng nổi bật hơn khi nó “mọc đầu
đình” - là nơi trang nghiêm. Trúc có xinh, có mọc đầu đình thì cũng phải có
khóm mới đẹp, mới quý, một thân trúc không thể tự mình làm nên vẻ đẹp. Nhưng
“em” thì khác, “em xinh em đứng một mình cũng xinh”.
Rõ
ràng vẻ đẹp của em hơn hẳn trúc kia, bởi “em” đứng một mình, không cần vật gì
làm nền mà vẫn xinh, vẫn duyên dáng làm say đắm lòng anh. Vậy là câu thơ sử dụng
biện pháp so sánh ngầm mà tình yêu được thể hiện vừa kín đáo vừa sâu sắc vô
cùng, vừa sinh động, vừa giàu hình ảnh.
Trong tình yêu, các đôi nam nữ yêu nhau thường
ví mình với những hình ảnh gì? Họ gọi nhau bằng cái tên rất gần gũi, thân thiết
“đôi ta” để từ đó bộc lộ tình cảm của mình vừa ý nhị, vừa sâu sắc:
“Đôi
ta bắt gặp nhau đây
Như
con bò gầy gặp bãi cỏ non.”
“Đôi
ta như mưa ướt ao rồi
Kiếm
nơi đỏ lửa vô ngồi hơ chung.”
Ở
câu thứ nhất ta bắt gặp một hình ảnh so sánh thật tinh nghịch, vui tươi “đôi
ta” gặp nhau mà như “bò gầy gặp bãi cỏ non”. Cách nói hình ảnh này đã gợi cho
người đọc được thật nhiều điều. Đó vừa là tâm trạng vui mừng, sung sướng bởi
“bò gầy” mà gặp bãi cỏ non thì còn gì bằng. Cái gặp nhau đầy bất ngờ của “đôi
ta” dường như đã làm cho tâm trạng nhân vật trữ tình bừng sức sống, cảm thấy hạnh
phúc. Khác với cách thể hiện tình cảm ở câu thứ nhất, ở câu thứ hai, ta mới hiểu
được ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh đó, thì ra “mưa ướt áo” đã trở thành cái cớ để
“đôi ta” “ngồi hơ chung” tạo nên sự gắn kết.
Thể
hiện tình cảm là vậy, còn khi đã yêu nhau rồi, cái tình yêu chớm nở thì sao:
“Đôi
ta như áo mới may
Như
chuông mới đúc, như cây mới bào.”
Đó
là tình yêu đầu, duyên mới rất trong trắng, trinh nguyên. Tình yêu cũng đồng
nghĩa với sự gắn bó, thủy chung không xa rời:
“Đôi
ta như quế với gừng
Dù
xa cách mấy cũng đừng quên nhau.”
“Đôi
ta là nghĩa tào khang
Trăm
năm vẹn giữ lòng vàng thủy chung.”
“Đôi
ta như đá với dao
Năng
liếc năng sắc, năng chiều năng quen.”
Những
hình ảnh so sánh thật giản dị mà ý nghĩa vô cùng. Đôi ta là vậy, luôn gắn bó thủy
chung, dù cho sóng gió cuộc đời cũng không thể cách xa. Tình cảm ấy mặn mà chia
ngọt sẻ bùi như “tằm cùng ăn một lá, cùng nằm một nong”. Ở câu ca dao “Đôi ta
như quế với gừng / Dù xa cách mấy cũng đừng quên nhau” và “Đôi ta như đá với
dao / Năng liếc năng sắc, năng chiều năng quen”, ta thấy “đôi ta” được so sánh
không chỉ với một hình ảnh, mà ở đây có sự kết hợp của hai hình ảnh: “ đôi ta
như đá với dao”, “ đôi ta như quế với gừng” cho thấy sự gắn bó không thể tách rời,
bởi dao cần đá mài mới sắc, “quế với gừng” là tình cảm sâu nặng, mặn mà không
thể chia lìa. Hình ảnh so sánh đã làm tăng khả năng diễn đạt lên rất nhiều.
Trong
cuộc sống có biết bao điều để thương để nhớ, nhưng với tình yêu, nỗi nhớ quả là
rất đặc biệt:
“Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi.
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình
nhân.”
Chỉ
với mấy từ “thất thểu”, “tơ tưởng’’, hình ảnh và tâm trạng của người đang yêu đến
độ si tình hiện lên rõ nét với tất cả sự buồn rầu, bồn chồn, ủ dột:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống
than.”
Trong
ca dao, so sánh là thủ pháp nghệ thuật thường gặp. Với câu ca dao này có lẽ
không một ai có cách diễn đạt đắc địa hơn.
Yêu
nhau, người ta nhớ nhau mọi lúc mọi nơi, không kể cả không gian và thời gian:
“Bốn
mùa xuân hạ thu đông
Thiếp
ngồi dệt vải những trông bang chàng
Dừa
xanh trên bến Tam Quan
Dừa
bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu.”
Cặp từ chỉ số lượng không hạn định diễn tả rất
thành công nỗi nhớ nhung vô hạn của “thiếp” khi xa “chàng”.
Tóm
lại, chỉ với các hình ảnh so sánh hết sức quen thuộc, gần gũi mà tình cảm đôi lứa
hiện lên đầy nghĩa tình, thủy chung son sắc. Nhờ cách ví von ấy mà tình yêu hiện
lên thật sinh động vừa cụ thể, vừa trừu tượng.
2.1.2. Nghệ thuật ẩn dụ
Biện
pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật. Ẩn dụ
đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những
khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm. Bên cạnh đó, Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được
những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng
những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.
“Con
cò lặn lội bờ ao
Hỡi
cô yếm đào lấy chú tôi chăng?”
Hình ảnh “con cò” nói đến người chú lam lũ, chịu
thương chịu khó, nhọc nhằn để mưu sinh vì cuộc sống. Đời sống người chú khổ cực
như thế, liệu rằng một cô gái đẹp “yếm đào”có chịu lấy một người khổ cực không?
“Còn
trời còn nước còn non
Còn
cô bán rượi anh còn say sưa.”
Hay:
“Còn
trời còn nước còn non
Còn
câu Quan Họ em còn say sưa.”
Với
hình ảnh “rượu” hay “câu Quan Họ” là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái và người
con trai. Chính cô bán rượi và câu Quan Họ của chàng trai đã làm say đắm chàng
trai, cô gái.
“Muối
ba năm muối đang còn mặn
Gừng
chín tháng gừng vẫn còn cay.”
Hình ảnh ẩn dụ “muối” và “gừng” cho ta thấy sự
mặn nồng, chung thủy của con người trong tình cảm. Dù thời gian xa cách tới
đâu, nhưng tình cảm con người luôn sắc son, thủy chung.
Chuyện
tình cảm không như ta suy nghĩ, người con gái như hối tiếc, than vãn lòng nhẹ dạ
cã tin của mình. Tình cảm đã bỏ ra rất nhiều cho chàng trai vì nhầm tưởng tình
cảm của chàng trai là mặn nồng, thật lòng. Nhưng sự thật không theo suy nghĩ của
cô gái, chàng trai lại hửng hờ, vô tâm; tình cảm ấy chỉ phí hoài được thể hiện
qua hình ảnh “giếng nước” và “sợi dây”:
“Em tưởng nước giếng sâu em nối sợi
gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn em tiếc hoài
sợi dây.”
Hối
tiếc thay tình cảm của chàng trai đã vun đắp, xâp dựng lên nhưng lại phí hoài!
Chàng trai lo lắng, chăm sóc cho người mình yêu nhưng đến khi cô gái trưởng
thành thì lại phụ tình chàng, bay đi nơi chân trời mới. Thông qua hình ảnh của
“con cò” để nói lên tình cảm hối tiếc của chàng trai:
“Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò lên cây.”
Hình
ảnh “thuyền” và “bến” được nói đến như tình cảm gắn kết với nhau. Thuyền là người
con trai, bến là hình ảnh người con gái. Người con gái than thân mình, nỗi đau
xót xa trong lòng, không biết chàng trai có còn yêu thương và nhớ tới mình
không. Người con gái luôn luôn dõi theo, chờ đợi người con trai quay trở về:
“Thuyền
về có nhớ bến chăng
Bến
thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Đây là một trong những
câu ca dao hay nhất về tình yêu, con thuyền tình trong nghệ thuật ẩn dụ làm cho
lời thơ gợi cảm thắm thiết và đẹp biết nhường nào.
Bên
cạnh đó còn là những lời hờn trách người bạc tình, không chung thủy sắc son.
Dùng hình ảnh “tằm” và “cành dâu” ẩn dụ cho chàng trai (cô gái) mãi vui đùa với
duyên tình mới, bỏ quên người yêu thương mình nơi đây:
“Tằm
ơi, say đắm nơi đâu
Mà
tằm bỏ nghĩa cành dâu không nhìn.”
Trong
tình yêu, giai đoạn tỏ tình được xem là giai đoạn cam go nhất. Trai gái, như
các cụ nói, đến tuổi cập kê thì tìm đến nhau, nhưng khổ nỗi khi đã “phải lòng”
nhau rồi mà vẫn chưa tìm được cách nói sao cho đằng kia họ hiểu, và bài toán
nan giải này được “các anh”, “các chị” ngày trước giải một cách “ngon lành”. Chẳng
hạn:
“Bây
giờ mận mới hỏi đào
Vườn
hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận
hỏi thì đào xin thưa:
Vuờn
hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Hẳn
anh chàng vai “mận” nào đó kia sẽ mừng hơn bắt được vàng khi nàng “đào” mà anh
để ý bấy lâu nay đã bất đèn “xanh” báo cho anh biết cô ấy cũng “ưng” mình, còn
chần chờ gì mà không ... tiến lên! Người xưa thông minh, khéo léo, tế nhị làm vậy:
“Đêm
trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre
non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan
sàng thiếp cũng xin vâng
Tre
vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?”
Như
vậy, người xưa đã thật tài tình khi dùng những hình ảnh gần gũi quen thuộc, ẩn
mình trong đó để thể hiện những tình cảm rung động đầu đời, cái tình thủy chung
son sắc của đôi lứa yêu nhau, ngay cả những lúc hờn ghen.
2.2. Ở Lào
2.2.1.
Nghệ thuật so
sánh
*Ca
dao dân ca Lào rất hay dùng
lối so sánh ví von để xây dựng hình tượng, biểu đạt ý tứ. Hãy xem chàng trai
Lào ca ngợi vẻ đẹp của người con gái như thế nào:
“Em là người đẹp như
ánh trăng rằm
Hãy tỏa sáng dọi chiếu tới lòng anh.”
Qua những hình ảnh so
sánh ví von trên, ta thấy được quan điểm thẩm mỹ lý tưởng hóa thiên nhiên, coi
thiên nhiên là trung tâm vũ trụ khi ví vẻ đẹp hoàn thiện của con người với những
hình ảnh của thiên nhiên. Con người trong buổi sơ khai đã dựa mình vào mái nhà
thiên nhiên để tồn tại, sinh sống; từng biến đổi của thiên nhiên có tác động lớn
và chi phối mạnh mẽ đời sống của con người.
Hay
trong bài “Cô gái Luông Phabang”, chàng trai đã ví cô gái như giống cây leo để
rồi kết luận rằng gót chân em mượt mà mịn dẻo:
“Các cô giống dây leo
…
Gót chân cô em
Mượt mà, mịn dẻo.”
Đó có phải chăng là lời
ngợi khen chân thật như chính tình yêu anh dành cho cô gái chân thành và đằm thắm
như thế ấy ? Tình yêu thương quý trọng của chàng trai dành cho cô gái không dừng
lại ở đó và nó càng được nâng cao khi chàng trai so sánh cô gái với vàng - như
đúc bằng vàng - đủ để thấy rằng cô gái rất quan trọng và quý báu với anh như thế
nào.
*Ở mỗi dân tộc, tình yêu có mỗi cách thể hiện khác
nhau nhưng chung quy lại là những trạng thái cảm xúc của con tim – của tình yêu
chớm nở đôi lứa. Đến với dân tộc Lào, ta bắt gặp một cách tỏ tình rất táo bạo,
không dung tục mà linh thiêng mang đậm tính phồn thể:
“Rừng
rậm anh cũng vượt, gai nhọn anh cũng qua, nghìn lớp gai anh cũng chặt.”
Anh
đến thăm em đường cũng đã mòn.
Năm
ngoái là suối, năm nay thành sông.
Lấy
được em, nếu em chê cẳng xăm, anh sẽ bỏ, chê tóc dài, anh sẽ cạo.”
Những hình ảnh ví von của
chàng trai thật gần gũi – gắn với núi rừng với cuộc sống của họ. Điều đó làm
cho lời nói của anh rất tự nhiên, nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng người. Với những
động từ “vác,
mang, vượt, chê…”
thì anh đã chớm nở một sự hy sinh cao cả trong tình yêu. Chàng trai sẵn sàng
làm bất cứ điều gì cho cô gái, miễn sao chiếm lĩnh được trái tim của người
thương.
*Những
đêm gió mát trăng thanh, các cô gái Lào
- vừa tuổi cập kê, ngồi quay xa, dệt vải trên sân nhà. Ngoài trời trăng cứ rọi
sang hoặc bóng tối cứ bao trùm xuống khắp các bản làng yên tĩnh tiếng xa quay
hay tiếng thoi đưa như gợi thương gợi nhớ, nhanh chậm, to nhỏ theo tiếng nỗi lòng của cô gái. Biết đâu cô nàng đang
nghĩ tới lời nói giao duyên của một chàng trai, hôm nào đó đã thủ thỉ bên tai:
“Em
ơi!
Họ
nói rằng mười cây gỗ, hai mươi cây gỗ chẳng bằng chồi cây tre
Mười
người ở kề,
hai mươi người ở kề chẳng bằng em ở xa.”
Con
người đâu mà ăn nói dễ nghe và gắn bó son sắt đến như thế! Nhất định anh sẽ đến - cô gái tin tưởng như vậy
và vừa dệt vải, vừa nhẫn nại đợi người yêu. Bài dân ca đã sử dụng hình ảnh so sánh rất
đỗi mộc mạc, đơn sơ :
“Mười cây gỗ, hai mươi cây gỗ chẳng
bằng chồi tre
Mười
người ở kề, hai mươi người ở kề chẳng bằng em ở xa.”
Từ những hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc với cuộc sống
hằng ngày, chàng trai đã bộc lộ tình cảm của mình một cách trực tiếp.
Nghe những lời thủ thỉ này hẳn chắc rằng cô gái có thể hiểu ngay rằng tình cảm
cũng như ý định của chàng trai rằng anh sẽ đến bên em. Cô gái được ví như chồi cây tre
- một loại cây gần gũi, có sức sống
mãnh liệt. Chồi tre - hình ảnh biểu trưng cho cô gái, có thể hiểu rằng cô gái với vẻ đẹp mơn mởn,
đầy sức sống. Hơn thế nữa, chàng trai còn muốn nhắn gửi với cô gái rằng : dù có
nhiều người ở bên cạnh anh nhưng sao bằng có em ở bên cạnh, thật khó để có thể
nói lên nỗi nhớ nhung của anh đối với em. Em hãy đợi, đợi anh đến để chúng ta
có thể được hàn huyên tâm sự. Bài dân ca này đã sự dụng hình ảnh so sánh hơn với
từ ngữ “chẳng bằng” qua đó làm cho bài dân ca tăng tính chất hình tượng. Hơn nữa
là nó còn có thể diễn tả trọn vẹn ý của bài dân ca, vừa cụ thể, vừa khái quát
và giàu chất thơ.
2.2.2.
Nghệ thuật ẩn
dụ
*Cách
nói của dân tộc Lào rất là táo bạo. Có lúc họ dùng lời nói thẳng, nói tất cả những gì
mình mong muốn để dò hỏi ý kiến quyết định của người thương, nhưng cũng có lúc lại
dùng những câu nói
bóng bẩy, tu từ, mang sắc thái
nghi vấn và bằng những hình ảnh ẩn dụ tinh tế:
“Có
rừng mà chẳng có cây
Lấy
gì về để mà gây thành rừng
Có
đầm chẳng có cỏ xanh
Hỏi
rằng cá sẽ trốn quanh chỗ nào?”
Khao
khát tình yêu mãnh liệt, khao khát giao hòa giữa hai con người, khao khát được
sẻ chia, bày tỏ. Họ đã thổ lộ nỗi lòng nhưng còn chút gì đó ngại ngùng, dè dặt,
e ấp, kín đáo. Cho nên, tác giả dân gian đã dùng phép ẩn dụ để thể hiện chất trữ tình
rất đậm, rất Lào trong ca dao dân gian. Tình cảm người Lào rất hồn nhiên, trong
sáng, ưa nhẹ nhàng và kín đáo nhưng cũng khá thâm thúy.
*Một
khi lưu ý tới cô gái nào rồi, chàng trai chỉ mong cô ta thổ lộ tâm tình với mình nên ướm hỏi:
“Em đã chuẩn bị chài để đấy rồi bao
lâu nữa em quăng?
Cá ở dưới nước chỉ chờ đợi em quăng
thôi, thật đấy.”
Bài ca dao trên một lần nữa lại sử dụng hình ảnh ẩn dụ hết
sức đặc sắc: anh
như cá ở dưới nước, em như người quăng chài. Đọc bài ca dao ta có thể nhận biết
được tình cảm của chàng trai dành cho người con gái chàng yêu thương: “Sao em lại
không bày tỏ tình cảm với anh? Anh đây đang nhẫn nại chờ đợi em. Chỉ cần em nói
lên tình cảm thì đôi ta sẽ đến bên nhau sống cuộc sống hạnh phúc”.
*Tình
yêu lứa đôi thể hiện một cách tế nhị, kính đáo sau mỗi câu hát, như cách tỏ tình
thầm kính của cô gái với người mình yêu:
“Em đã chuẩn bị chài để đấy rồi,
bao lâu nữa em sẽ quăng
Cá ở dưới nước chỉ đợi quăng chài
thôi, thật đấy.”
Có
lẽ là vì ngại ngùng, e thẹn mà người con gái không dám trực tiếp tỏ tình mà mượn
hình ảnh ẩn dụ “chài” để thể hiện tỉnh cảm của mình. “Chài” là dụng cụ bằng lưới
để đánh bắt cá của người nông dân thường dùng. Hay đó cũng chính là tình yêu của
nàng dành cho chàng trai, nàng đã chuẩn bị chài để đấy rồi và nàng sẽ quăng bất
cứ lúc nào nàng muốn và chắc chắn rằng con cá ở dưới nước kia chỉ đợi quăng
chài thôi là sẽ nằm gọn trong chiếc chài ấy. Nói cách khác, tình yêu của cô gái
đã nồng nhiệt, đã mãnh liệt, đã đến lúc nàng tỏ tình với chàng để dành lấy hạnh
phúc của đời mình.
*Yêu
cô nàng rồi không còn thấy ai hơn cô ta nữa nên mới nói rằng :
“Muốn được cây làng em về đan giỏ
gióng đôi thì vừa khéo
Cây làng anh có nhiều lắm chỉ tội
trong non yếu chẳng vừa mắt.”
Cây làng em - cô gái anh chàng có tình cảm
Cây làng anh - những cô gái trong làng
Hình ảnh ẩn dụ mới mẻ.
Qua đó thể hiện sâu sắc tình cảm chân thành của chàng trai dành cho cô
gái. Trong đôi mắt anh chỉ có em. Đọc bài ca dao này khiến ta liên tưởng tới một bài hát rất quen thuộc :
“Trong đôi mắt anh em là tất cả…”. Cũng như lời bài hát, trong mắt chàng trai chỉ có hình
bóng duy nhất của cô gái. Mặc dù xung quanh chàng có rất nhiều những cô gái
khác xung quanh nhưng không gì sánh bằng cô gái.
Nhưng
khi tìm hiểu nhau mà tình chẳng hợp, họ ngậm ngùi nói rằng:
“Nòi người là nòi cây đa, nòi mình
dây nòi cây dừa
Bao lâu nửa người ta sẽ
ghép cây dừa vào cây đa?”
Hình ảnh ẩn dụ hai loài cây thuộc hai loại khác nhau. Anh
như cây dừa, em như cây đa. Hai loại cây vốn không thể ghép chung làm một. Qua
hai hình ảnh ẩn dụ, bài ca dao đã nói lên tâm trạng ngậm ngùi, đau xót khi đôi
bên không hiểu và không đến được với nhau. Bằng cách sử dụng những hình ảnh ẩn
dụ, bài ca dao đã nói lên những điều thầm kín, khó dãi bày nhất bằng những hình
ảnh tuy thân thuộc nhưng chứa đựng ý nghĩa sấu sắc.
2.3. Ở Campuchia
2.3.1.
Nghệ thuật so sánh
Ca dao dân ca Campuchia là cả thế giới tâm hồn của
con người Campuchia.
“Nước
trong là da em
Nước
sáng là mắt em
Dòng
nước trên bụng anh
Là ánh
sáng rung rinh
Là miệng
em tê tỉ
Là miệng em trên miệng anh
Đang đến
gần, đến gần.”
Những câu thơ mang đầy chất trữ tình duyên dáng,
nhẹ nhàng mà say đắm. Chàng trai nhìn vào dòng nước mà cứ ngỡ như cô gái đang
hiện thân trong đó. Nước trong như là da em, nước sáng như là mắt em nhìn một
ánh nhìn ánh sáng rung rinh. Hình ảnh so sánh mang tính tượng trưng, ước lệ “nước”
hay “ánh sáng” mà chàng trai so sánh như đã bộc lộ được bản năng mạnh mẽ, táo bạo
nhưng cũng không kém phần chân chất trong hơi thở.
Đó còn là những hình ảnh so sánh rất giản dị và gần
gũi:
“Hỡi
em yêu, vú như măng vừa mọc
Hỡi em
yêu, đùi như nọng khoai môn.”
Hay:
“Hỡi
em yêu, mắt như trăng rằm
Hỡi em
yêu, môi như quả nhót đỏ.”
(Hỡi em yêu)
Những
nét đẹp trên cơ thể người con gái được chàng trai ví như măng vừa mọc, như cọng
khoai môn,… vừa mộc mạc vừa sinh động. Cũng có lúc hình ảnh so sánh lại hiện
lên một cách tình tứ và lãng mạn hơn như ánh trăng đêm rằm tròn trịa và trong
sáng. Tác giả dân gian đã rất tinh tế khi chọn những hình ảnh so sánh như vậy.
Một cái gì đó gần gũi, con người và thiên nhiên như hòa hợp.
III. So sánh
cách sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa trong ca dao dân ca tình yêu
của các nước Đông Nam Á
3.1. Đối tượng
Trong
ca dao dân ca tình yêu đôi lứa của ba nước Đông Nam Á, những cái “tôi” trữ tình
thường là những cảm xúc chủ đạo. Cái tôi trữ tình ấy được thể hiện rất tinh tế
và đa dạng qua nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, cách nói ví von. Ca dao dân ca tình
yêu đôi lứa là nỗi lòng của các nhân vật trữ tình, mang những tư tưởng tình cảm,
tính lãng mạn, sự tưởng tượng phong phú nhưng không tách rời khỏi hiện thực.
Ca
dao dân ca tình yêu đôi lứa của ba nước Đông Nam Á có rất nhiều những nét tương
đồng. Các chủ thể trữ tình - đối tượng được nhắc đến trong ca dao dân ca - là
người con trai và người con gái. Tác giả dân gian thường mượn các hình ảnh rất
gần gũi như thuyền, cây cỏ hoa lá, khăn, mận đào, tấm lụa.v.v. làm cho câu ca
dao dân ca sinh động và hấp dẫn giàu hình ảnh, đồng thời cũng là phương tiện để
thể hiện tình cảm rất tinh tế nhẹ nhàng
và lãng mạn. Nó mộc mạc, giản dị, gần gũi và gắn liền với phong tục tập
quán, tâm tư tình cảm của con người ở mỗi đất nước.
3.1.1. Trong ca dao dân ca tình yêu
Việt Nam
Các
đối tượng chủ thể trữ tình trong ca dao dân ca tình yêu đôi lứa Việt Nam rất đa
dạng và phong phú. Đó là những sự vật, hình ảnh gần gũi quen thuộc với cuộc sống
thường ngày. Người con gái thường được
gắn với những hình ảnh các loài hoa,
trăng, bến, chiếc khăn, tấm lụa đào, ngọn cỏ, đào, hạt gạo tám xoan,.v.v.;người
con trai thì được gắn với các hình ảnh thuyền,
mận, chỉ gấm thêu cờ, gốc cây, muối, gừng.v.v.
“Thuyền
về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Ở
đây “bến” chỉ hình ảnh người con gái một lòng chung thủy trong tình yêu luôn
luôn đợi chờ người mình yêu cho dù không biết người ta có nhớ mình hay không.
“Thuyền” là hình ảnh người con trai, là người mà được nhớ mong. Hình ảnh ẩn dụ
làm cho câu ca dao tinh tế và nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc.
“Nước
trong ai chẳng rửa chân
Hoa
thơm ai chẳng đến gần gốc cây.”
Hình
ảnh hoa thơm là dùng để nói người con gái đẹp, nhu mì, đoan trang. Hình ảnh gốc
cây là nói người con trai thành đạt và có nhiều ưu điểm tốt.
Có
những trường hợp, hình ảnh người con trai được gắn với những vật cao sang như
“chỉ gấm thêu cờ” hay “cánh phượng song loan”; còn người con gái gắn với những
số phận éo le, hẩm hiu “hoa tàn” “rau má”:
“Anh
như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má lờ mờ giếng khơi.”
Em như rau má lờ mờ giếng khơi.”
Hay:
“Anh
như cánh phượng song loan
Em như nụ giữa hoa tàn đêm khuya.”
Em như nụ giữa hoa tàn đêm khuya.”
b)
Trong ca dao dân ca tình yêu Lào
Trong
ca dao dân ca tình yêu đôi lứa ở Lào, các chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm trực
tiếp. Họ thường có những lời nói dao duyên để nói đến quan hệ yêu đương nam nữ
bằng hình thức đối đáp:
“Hôm
nay mới gặp mặt nàng
Quê
hương bản quán ở làng nào đây?
Mong
em nói thật cho hay
Để
anh còn liệu giãy bày nguồn cơn
Xa
Nả là bản trên nương
Xa Xạn là xóm ngoài đồng anh ơi?”
Xa Xạn là xóm ngoài đồng anh ơi?”
Đối
tượng là người con trai và người con gái đang bộc lộ tình cảm trực tiếp. Họ thẳng
thắn nói hết những suy nghĩ trong lòng về đối phương.
Những
cách sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tình cảm cũng rất đa dạng và
phong phú. Nhân vật trữ tình là người con gái được gắn với các hình ảnh thân
thuộc, gần gũi như gốc cây si già, gốc
cây bồ đề, con cá rô.v.v.
“Em
đây như gốc si già
Giữa
đồng phơi nắng chẳng ra cái gì
Nào
ai quấn quýt làm chi
Chết
mòn khô héo nơi đây thật rồi.”
Hay:
“Em
đây như gốc bồ đề
Lá
không xanh tốt chưa hề quen ai
Tên
thì nghe thật êm tai
Nhưng
gỗ không tốt, chẳng ai đón chào.”
Các
đối tượng bày tỏ tình cảm một cách rất khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Con gái mà
như “gốc cây si già, cây bồ đề”.
Anh ơi!
Em đây như con cá rô
Đang nằm trên vũng cạn
Nếu trời không mưa cho
Sẽ lâm nạn chết khô
Người
con gái cần có tình yêu của chàng trai như một điều gì đó rất quan trọng và
không thể thiếu, như con cá rô nằm trên vũng cạn cần mưa, người con gái khiêm tốn
và đề cao người mình yêu. Hình ảnh ẩn dụ rất gần gũi và dân dã, không sa hoa
tráng lệ nhưng câu ca dao không kém nét sinh động và độc đáo.
Người
con trai thường được gắn với các hình ảnh tấm
lụa tơ, cánh quạ đen.v.v. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà người con trai mượn
các hình ảnh sự vật khác nhau để buông lời tỏ tình với người con gái:
“Anh
đây như cánh quạ đen
Đậu
tên cây cọc cắm trên đầu làng
Có
đâu dám sánh với nàng
Con
giòng cháu giống, thiên nga vàng trời cho.”
Lúc
này, tràng trai là người tỏ tình nhưng lại mặc cảm về bản thân về hoàn cảnh gia
đình. Tự nhận mình là một cánh quạ đen không xứng đáng với người mình yêu là
thiên, là con nhà danh giá.
“Anh
như tấm lụa tơ khổ rộng
Hãy
đem đắp tình em cho tình trọn anh ơi.”
Lời
tỏ tình của cô gái vừa mạnh dạn vừa đủ sự tế nhị và rất ngọt ngào lãng mạn với
người mình yêu. Điều này chứng tỏ rằng tùy thuộc vào tình cảm hay trạng thái cảm
xúc mà chủ thể trữ tình hóa thân vào những hình ảnh khác nhau qua các hình ảnh ẩn
dụ hoặc so sánh.
c) Trong ca dao tình yêu Campuchia
Dân
ca tình yêu đôi lứa chiếm số lượng nhiều và vẻ đẹp của thiếu nữ Campuchia thường
được ví với vẻ đẹp của tiên nữ Apsara.
“Đôi má tươi dịu dàng mà sang
Miệng thắm màu trầu cau
Dáng đi hài hòa êm nhẹ, tuyệt diệu
Và rất uyển chuyển
Đẹp hơn cả tiên nữ trên trời cao.”
Hình
ảnh người con gái Campuchia được so sánh với các tiên nữ với các vẻ đẹp quyến
rũ và hoàn hảo. Không phải là những vẻ đẹp dân dã mà là trang trọng huyền bí.
“Anh quay quanh em
Em là trái đất
Anh là thợ gốm
Anh là hành tinh
Là hoa mặt trời
Anh là ngọn gió
Quay quanh thân cây…”
(Người
thợ gốm KomPông Chơnăng)
Người
con gái là trái đất, là trung tâm của mọi thứ mọi sự vật, còn tràng trai là những
hành tinh nhỏ, là mặt trời, là ngọn gió, là sóng, là tiếng hát. Chủ thể trữ
tình được hóa thân vào thiên nhiên, vào vũ trụ bao la rộng lớn để bộc lộ tình cảm
yêu đương.
Dân
ca tình yêu Campuchia có rất nhiều bài hát người chèo thuyền hay chiếc khăn hồng.
Đólà những bài dân ca tình yêu hay và quen thuộc, gần gũi.
“Thuyền
ta vừa mới đóng xong
Ta
cho xuống nước xuôi dòng lênh đênh
Bạn
thuyền ta hái dâu xanh
Bên
bờ sông nọ cho anh hái cùng
Tình
yêu đã gọi trong lòng
Bờ
sông bên nọ anh cùng hái chung.”
Những
bài ca dao tình yêu rất nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy lãng mạn qua cách nói ví
von. Người con trai được ví với hình ảnh chiếc thuyền trôi trên sông nhẹ nhàng
đi tìm kiếm tình yêu và bạn thuyền chính là chỉ người con gái đang hái dâu xanh
bên bờ sông kia.
“Chiếc
khăn đỏ thắm ai quàng
Bên
hồ khuất bóng chẳng màng đến ta
Nỗi
lòng vương vấn xa xa
Nhớ
người con gái làm ta bận lòng
Chiếc
khăn để nhớ để mong
Chiếc
khăn ai nhuộm phẩm hồng mà tươi.”
Chiếc
khăn là hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao dân ca tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ trong tình yêu là một
gia vị ngọt ngào không thể thiếu. Khăn là một trong những vật kỉ niệm trong
tình yêu. Ở đây, câu ca dao muốn nói nhìn khăn mà nhớ người.
3.2. Hình tượng nghệ thuật
KẾT
LUẬN
Tình
yêu và hôn nhân cũng như tất cả các hiện tượng trong cuộc sống đều có tính hai
mặt. Tuy nhiên, cái không đẹp đó không phải là tất cả, mà chỉ là một phần nhỏ. Cuộc sống của chúng ta là sự nổ lực, cố
gắng khắc phục vượt qua nó. Chính việc nổ lực ấy càng làm cho cuộc sống chúng
ta có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Qua ca dao dân ca, tình yêu được thể hiện một cách lãng mạn
và trữ tình, những lời tỏ tình thật dễ thương và ý vị nhưng không kém phần mạnh
mẽ. Tuy không phải mối tình nào cũng kết thúc có hậu, nhưng không phải vì thế
mà con người mất niềm tin vào cuộc sống. Chính tình yêu và bao mộng ước thật đẹp
nơi tương lai là động lực, là nguồn sống để con người vượt qua và hướng tới cái
đẹp ấy.
Vườn
hoa tình yêu trong kho tàng
văn học dân gian Đông Nam Á thật muôn màu, muôn sắc. Có nét giản dị nhưng chân
thành của những lời tỏ tình dễ thương trong ca dao dân ca Lào hay sự thâm thúy,
sâu sắc trong những câu tỏ tình, giãi
bày tình cảm của người dân Campuchia;
cái dạt dào say đắm, sâu lắng không kém phần tinh tế của ca dao Việt Nam. Bước
chân vào thế giới tình yêu trong ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và các nước
Đông Nam Á nói chung thì vẻ đẹp của nó càng được khoe hương sắc một cách khéo
léo, kín đáo có, táo bạo có. Vẻ đẹp của những tình cảm ấy ví tựa như chiếc
gương bóng
phản chiếu tâm hồn ta để rồi khi ngắm nhìn và cảm nhận ta nhận thấy bản thân ta
trong đó, chiêm nghiệm nhân tình thế thái, đắm chìm trong những phút giây thăng
hoa của cảm xúc con người. Có những tác phẩm sáng tác qua sự khắc nghiệt của thời gian
sẽ bị đào thải nhưng cũng có những sáng tác qua thời gian lại càng thêm tỏa
sáng. Và chính tình yêu là nguồn đề tài làm cho kho tàng ca dao dân ca các nước Đông Nam Á trở
nên dào dạt, đậm sắc và giàu sức sống như vậy.