MỤC
LỤC
A. KHÁI
QUÁT CHUNG.
I.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ.
Trung
Quốc vào đời Đường là một quốc gia tiên tiến, văn minh trên thế giới đương thời.
Khi lực lượng khởi nghĩa nông dân cuối nhà Tùy lật đổ sự thống trị của nhà Tùy,
rồi Lý Uyên và con trai Lý Thế Dân dấy binh ở Thái Nguyên thừa cơ đánh chiếm
Trường An, lập nên triều Lý – Đường. Họ đã tiếp thu bài học thống trị của những
người đi trước, vì hủ bại và tàn bạo về chính trị mà dẫn đến diệt vong và hiểu
được mối quan hệ giữa kẻ thống trị và nhân dân nên từ khi lập nước trở về sau,
nhà Lý đã thi hành một số đường lối tương đối sáng suốt, giảm nhẹ gánh nặng cho
nhân dân, hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp, tiến hành cải cách trên mọi mặt kinh tế
và xã hội… nên trong vòng một trăm năm, kể từ niên hiệu Trịnh Quán đời Đường
Thái Tông trở đi là thời phồn vinh của kinh tế phong kiến. Kinh tế phồn vinh là
cơ sở làm cho nhà Đường lớn mạnh, cũng là cơ sở làm cho văn hóa nghệ thuật phát
triển.
Dưới
ngọn cờ phong trào cổ văn, cuộc cách tân văn thể, phong trào do Hàn Dũ và Liễu
Tông Nguyên tiến hành có ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đối với sự phát triển của
văn học nhà Đường và đời sau, đặc biệt là sự phát triển của tản văn. Đô thị
phát triển, tiểu thuyết truyền kì cũng phát triển mở đường cho truyện ngắn về
sau.
Năm
755, loạn An – Sử đã phá hủy nghiêm trọng cơ sở vật chất của xã hội trong khoảng
hơn 60 năm. Thời kỳ này nhà Đường rối loạn và bắt đầu suy yếu. An Lộc Sơn là tiết
độ sứ người Hồ, nổi lên định cướp nhà Đường. Đường Huyền Tông phải cùng Dương
Quý Phi chạy vào đất Thục nhưng mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp vẫn âm ỉ.
Từ
năm 821 đến 907 mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. Dấu hiệu
nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào kéo dài gần 10 năm trời đã làm lung
lay tận gốc cơ chế xã hội nhà Đường. Sau khi dẹp lọan quân khởi nghĩa, trong
triều lại có sự xung đột giữa đại thần và hoạn quan. Cuối cùng chu Ôn đứng lên
lật đổ chính quyền.
Trong
300 năm đời Đường, sự thịnh vượng hay sự suy sụp, đổ nát của triều đại, sự khốn
khổ của người dân… đều để lại dấu ấn đậm nét trong thơ ca Đường.
II.
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ LÍ BẠCH.
1. Cuộc
đời.
Lý
Bạch (701 – 762) tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời
Thịnh Đường. Theo lời tự bạch của ông thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng
đời Hán và là cháu chín đời của họ Lương Vũ Chiêu vương. Khoảng năm 670, cuối
Tùy, thân sinh ông vì một cớ nào đó không rõ phải trốn sang Tây Vực, sau lấy vợ
là người bản xứ (gọi là Man bà) và sinh ra ông vào năm Võ Hậu cướp ngôi nhà Đường.
Vì vậy Lý Bạch không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng
khoáng tự nhiên của người Tây Vực. Đến khi Võ Hậu sụp đổ, gia đình ông rời Tây
Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc huyện Miên Châu xứ Ba
Thục (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) và ông coi đây là quê hương chính
thức của mình.
Năm 16 tuổi, ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại
phía nam núi Dân. Lúc 20 tuổi bắt đầu sống cuộc đời hiệp khách. Lý Bạch đi du lịch
khắp nơi: Viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, núi Thanh Thành, rong chơi hồ Động
Đình… Năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây
ông cưới vợ là cháu gái quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân
phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.
Sau
đó, ở Tương Dương, ông làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên và trưởng sử Tiền
Kinh Châu là Hàn Triều Tông. Từ thời kì này trở đi, ông thiết tha được hoạt động
chính trị với lí tưởng “Làm rõ lời bàn của
Quản Trọng, Án Anh, tính mưu thuật của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện
giúp vua, làm cho thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình”. Ông rất tự phụ về
tài năng của mình, có thái độ “Không chịu
khuất mình, không cầu cạnh ai”, “Giao
thiệp ngang hàng với chư hầu”... Chính cái tác phong trong chốn quan trường
đen tối của lịch sử này cho nên hoạt động chính trị của ông thời kì này chẳng có
kết quả.
Năm
đầu Thiên Bảo (742), Lý Bạch rời nhà xuống miền nam, đi chơi Cối Kê (Chiết
Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân. Ngô Quân được vua triệu về
kinh, đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng có thể thực hiện được lý tưởng
chính trị của mình, nên:
Ngửa
mặt cả cười ra khỏi cửa
Bọn mình đâu phải sống lều tranh.
Nhưng Đường Huyền Tông lúc này không còn là một
ông vua anh minh chú ý đến việc trị nước nữa, giao hết chính sự cho bọn gian thần
Lý Lâm Phủ, còn mình chỉ truy hoan hưởng lạc. Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là một
thứ “Văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông
bất bình vì không ai hiểu chí mình, căm phẫn cho cảnh “Cát lẫn hòn ngọc sang, cỏ lấn chồi hoa thơm”, “Ngọc trắng nào có tội, ruồi xanh lại vu oan”. Với bản chất phóng
túng, ghét cảnh mũ áo ràng buộc, không muốn “Uốn
lưng cúi mày thờ phụng bọn quyền quý”, lại thêm nhận thức rõ ràng về sự hủ
bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan rời kinh đô và tiếp tục đời sống
giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la.
Khi
loạn An - Sử bùng nổ, vì lòng yêu nước, vì ngây thơ, ông tham gia quân đội Lý
Lân. Nhưng Lý Lân có ý đồ lật anh. Túc Tông diệt Lân. Lý Bạch bị bắt và bị đầy
đi Dạ Lang (Quý Châu). Sau những lần thất bại đó Lý Bạch hiểu thêm đời sống xã
hội, nhận thức sâu sắc hơn bản chất vua quan, tư tưởng phản kháng càng mạnh
hơn, nhưng mặt khác những yếu tố tiêu cực trong tư tưởng chán đời, bất mãn cũng
nảy sinh và phát triển. Mặc dù thế lòng yên nước ở ông vẫn còn, ở tuổi 60 ông vẫn
hang hái tòng quân, nửa đường ốm phải về, một năm sau thì qua đời.
Thời
đại Lý Bạch là thời đại thịnh vượng nhất của nhà Đường, nhưng ông cũng trải qua
thời rối ren nhất của nhà Đường và chứng kiến sự suy vong của triều đại này.
Hoàn cảnh xã hội như vậy đã làm cho tư tưởng ông trở nên phức tạp, phong cách
thơ ông không thuần nhất.
2.
Sự nghiệp sáng tác.
a. Quan
niệm thơ ca.
Quan niệm làm thơ của ông là theo phương
châm “Kế thừa có phê phán, phục cổ để
cách tân”. Ông nói: “Từ Trần, Lương
trở lại nay, trở thành cực kỳ diêm dúa và nông cạn; Thẩm Hữu Văn (tức Thẩm Ước)
lại tôn sung thanh luật, người phục hồi không phải là ta thì còn ai nữa ?”
(Mạnh Khởi, Bản Sự Thi – Cao Dật Đệ Tam).
Tinh
thần sáng tạo cách tân của ông còn thể hiện đột xuất trong bài Cổ Phong:
Học nhăn cô khỉ non,
Làm cả xóm hết hồn.
Thọ Lăng mất điệu cũ,
Mỉa chết khách Hàm Đan.
Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ
nhân trong văn học. Chính vì có tinh thần sáng tạo cách tân bồng bột như thế,
Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân. “Làm
phú hơn cả Tương Như, Cửu Kinh đánh đổ họ Khuất, vườn Lương đè hẳn họ Trâu, họ
Mai”. Ông cũng như Đỗ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, trái lại,
muốn làm cho cổ nhân phải thua mình.
b. Nhân
tố tư tưởng.
Thời trẻ, Lý Bạch đã “Thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng người đời
trước đối với ông rất rộng rãi. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông
nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng
góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông. Nhà thơ tự xưng là Nho sinh,
nhưng nhiều khi xem thường, thậm chí châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở
của nho sinh (Trào Lỗ Nho). Trái lại, ông hâm mộ cái hào phóng của các hiệp sĩ
và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Tư tưởng ấy có một ý nghĩa tích cực và
trong một chừng mực nào đó, đại biểu cho ý chí và lợi ích của giai cấp lớp giữa
và lớp dưới chống lại giai cấp thống trị. Nhất là khi nó kết hợp với tinh thần “Công toại thân thoái” của Đạo gia, làm
việc nghĩa không cần ân thưởng, báo đáp.
c. Nội
dung thơ ca.
Do những nhân tố tư tưởng tích cực nói trên
tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp
hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần
lớn.
Thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, yêu đất
nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy (Tái Hạ Khúc, Phù Phong Hào Sĩ Ca,
Mãnh Hổ Hành…), những muốn đem trí tuệ, tài năng ra thi thố để “Cần vương trạch dân”. Tuy nhiên, thực tế
phũ phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa
hoa của giai cấp cung đình. Ông lại chống gậy lên đường, vĩnh biệt những bài
thơ mua vui cho bọn quyền quý như Thanh bình điệu...
Yêu
nước gắn liền với thương dân, ông đau xót cho số phận nhân dân trong vòng chiến
loạn, những con người vất vả khốn khó, làm việc như trâu như ngựa (Đinh Đô Hộ
Ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến người phụ nữ với một tấm lòng nhân đạo đáng
quý. Mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “Đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là
khách anh hùng trên đời” (Hiệp Khách Hành) vì họ đã dám chống bạo quyền,
bênh vực người cô thế.
Tuy
nhiên thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với
nhân dân lao động thì Lý Bạch còn thua xa về chất lượng cũng như số lượng so với
Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Ông chỉ vượt hai người này về thơ ca lãng mạn có nội dung
tích cực. Đó là sở trường của ông, xưa nay chưa ai địch nổi, đúng như lời khen
ngợi của Đỗ Phủ : “Lý Bạch thơ không ai địch
nổi, siêu nhiên ý khác thường”.Thơ của ông thẳng cánh bay bổng như muốn
thoát ly khỏi mặt đất, khỏi đời thường, xem thường vinh hoa phú quý như mây nổi,
tìm chén rượu tiêu sầu, cầu tiên phỏng đạo và ngao du sơn thủy. Từ đó ông truyền
cho thơ ca một hơi thở mới, một nội dung tân kỳ ít thấy trong văn học cổ điển.
B. NỘI
DUNG.
I.
LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC.
1. Khái
niệm.
Giá
trị hiện thực là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh. Tác phẩm nào
cũng có giá trị hiện thực (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: Hiện thực đời sống
sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…).
Trong
văn học, những tác phẩm có tính hiện thực và giá trị hiện thực đã tồn tại rất
lâu, nó được nhắc đến trước khi chủ nghĩa này xuất hiện. Thế nhưng chủ nghĩa hiện
thực với tư cách là một trào lưu, một phương pháp thì chỉ mới xuất hiện vào thế
kỉ 19 ở các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng tới các nước khác…
2. Biểu
hiện.
Hiện
thực phản ánh trong tác phẩm vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến
giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học, người ta thường đề cập đến 3 nét
chính:
-
Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần
của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
-
Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
-
Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
3. Vai
trò.
- Thể hiện cái nhìn hiện
thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác
phẩm có giá trị.
II.
CƠ SỞ HÌNH THÀNH “ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC” TRONG THƠ
LÍ BẠCH.
Cơ
sở xã hội và ý thức hệ của chủ nghĩa hiện thực là phong trào đấu tranh của nhân
dân, như ở Trung Quốc là những phong trào nông dân khởi nghĩa manh nha từ đời
Đường, nhất là từ đời Tống trở đi, cùng những lý tưởng dân chủ và tư tưởng duy
vật nảy ra từ đó. Trên cơ sở này, những quan niệm văn học hiện thực và nhân dân
xuất hiện từ đời Đường - Bạch Cư Dị đã tiếp tục với thuyết “Văn dĩ quán đạo” của Tô Đông Pha đời Tống, với thuyết “Đồng tâm” của Lí Trác Ngô thuộc phái
vương học cánh tả đời Minh, với những cách nhìn của nhà tư tưởng duy vật và dân
chủ như Hoàng Tôn Hi, Cố Viên Võ, Vương Phu Chi Thanh…
Lý
Bạch phản ánh trực tiếp nếp sống xa hoa của tầng lớp quan lại quý tộc, vạch trần
các đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản đối
các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ.
Gươm đao là vật gở, thánh nhân
bất đắc dĩ mới dùng đến.
(Chiến Thành Nam)
Mặc
dù không phải là nhà thơ hiện thực nhưng Lý Bạch gần như lại là người đầu tiên
khai phá một mảng đề tài chưa từng có trong tứ tuyệt: Thơ trữ tình chính trị. Tứ
tuyệt Sơ Đường có nhiều bài viết về vấn đề thế sự, nhân sinh, nhưng một khi đã
chạm tới đề tài này thì đa phần là giọng điệu triết lý lấn át chất trữ tình.
Riêng ở trong thơ Lý Bạch thì trái lại. Nét đặc sắc trong những bài tứ tuyệt lấy
đề tài hiện thực của Lý Bạch là nó vẫn bám theo các diễn biến thời đại nhưng lại
diễn tả chúng bằng ngòi bút dạt dào chất trữ tình và vô cùng lãng mạn. Năm 756,
vì loạn An - Sử, Đường Minh Hoàng phải rời Trường An về đất Thục. Vĩnh Vương Lý
Lân nhận chiếu chỉ làm Giang Lăng đại đô đốc, chiêu mộ tướng sĩ, thống lĩnh đại
binh tiến về đông đánh dẹp quân An - Sử. Năm 757, Đường Huyền Tông truyền ngôi
cho thái tử Lý Hanh, lấy đất Thục làm Nam Kinh. Loạn An - Sử dẹp yên, Huyền
Tông rời đất Thục về lại kinh đô Trường An. Hầu hết những sự kiện lịch sử lớn ấy
đều được Lý Bạch ghi nhận trong hai chùm tứ tuyệt "Vĩnh Vương Đông Tuần
Ca" (11 bài) và "Thượng Hoàng Tây Tuần Nam Kinh Ca" (10 bài),
trong đó, ông cũng gửi gắm nhiều hoài bão và tư tưởng chính trị của mình.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là để diễn đạt một nội
dung mang đậm tính thời sự, chính trị như vậy, Lý Bạch lại dùng hình thức tả cảnh.
Ở 11 bài "Vĩnh Vương Đông Tuần Ca", ông lần lượt miêu tả cảnh ra quân
hùng mạnh, khí thế của Vĩnh Vương, khói lửa liền đến biển xanh, cờ xí trập
trùng vây núi biếc, chiến hạm dày đặc, binh giỏi, tướng tài... Trong 10 bài
"Thượng Hoàng Tây Tuần Nam Kinh Ca", ông vẽ lên bức tranh phong cảnh
kỳ vĩ của đất Thục trên đường xa giá hồi kinh, đề cao Nam kinh đẹp mà không
quên hướng về cố đô. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử tứ tuyệt lại có những bài
thơ lấy đề tài chính sự mà lại nồng đượm chất trữ tình và đẹp đẽ đến như vậy. Mặc
dù về nội dung hiện thực còn có những điểm phải bàn, song nói riêng đến cách
khai thác đề tài và phương thức diễn đạt thì những bài tứ tuyệt trữ tình chính
trị này của Lý Bạch quả là có những nét mới mẻ đáng lưu ý.
III.
BIỂU HIỆN CỦA “GIÁ TRỊ HIỆN THỰC” TRONG THƠ LÍ BẠCH.
Lý
Bạch sống vào khoảng cuối thời đại thịnh đường. Mặc dù cuộc sống lúc đó hãy còn
vui tươi nhưng bên trong cái vẻ phồn vinh của nhà đường, vẫn có những cảnh đời
đau thương và ngang trái. Trên thì vua chúa hoang dâm vô đạo, dưới thì quan lại
tham tàn bức hiếp nhân dân gây nên những cảnh máu chảy đầu rơi. Lý Bạch là nhà
thơ yêu nước đang có hoài bão lớn nhưng gặp phải cảnh đời đen tối: Giai cấp thống
trị “Lấy châu ngọc mua tiếng cười điệu
hát, dùng tấm cám nuôi dưỡng hiền tài” nên ông chán ghét, lấy rượu làm vui
chơi say như một thế giới lý tưởng:
Này cỗ ngọc, nhạc rung
chẳng chuộng
Muốn say hoài chẳng muốn
tỉnh chi !
Thánh hiền tên tuổi bặt
đi,
Chỉ phường thánh rượu
tiếng ghi muôn đời!
Mấy
câu thơ toát ra giọng u buồn, bất mãn và khinh miệt công danh. Chính trong cơn
say Lý Bạch càng tỏ ra hiên ngang, dám khinh mạn triều đình và coi thường bọn
quyền quý. Đỗ Phủ từng mô tả cái say của ông trong bốn câu thơ:
Lý Bạch một đau thơ
trăm thiện
Rượu say nằm ngủ chợ
liên miên
Lệnh vua cho gọi không
xuống thuyền
Tự xưng làng rượu tớ là
tiên!
(Bài Ca Tám Tiên Trong Làng Rượu)
Say để tiêu sầu giải muộn, để quên những cảnh
đời ô trọc, đồng thời cũng để cưỡng lệnh nhà vua, để bắt nàng Dương Quý Phi cầm
nghiên mực cho mình đề thơ, bắt Cao lực sĩ cởi giày cho mình ngủ, say như thế
thật là hiếm có không phải ai say cũng được. Cho nên Phạm Truyền Chính là người
đề trên bia mộ lí bạch viết: “Uống rượu
không phải vì ham vui, lấy cái mờ mịt của nó lamg giàu cho mình”.
Bài
thơ Tương Tiến Tửu ra đời vào năm 752, tức là ba năm trước khi An Lộc Sơn nổi
loạn. Mâu thuẫn giai cấp lúc đó đã trở nên gay gắt. Bối cảnh lịch sử đó đã được
Đỗ Phủ khái quát trong hai câu thơ:
Nhà son rượu thịt ôi
Bên đường sương chết buốt!
(Từ Kinh Đô Di Phụng Tiên)
Đứng
trước cảnh đời giàu nghèo khác nhau một trời một vực đó, Lý Bạch đã thay mặt
cho tầng lớp trí thức tiến bộ tỏ ý khinh mạn công danh và ghẻ lạnh với cuộc đời
phù phiếm, như vậy là một sự thách thức đối với giai cấp thống trị. Hiện nay có
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tương Tiến Tửu là một bài thơ “Biểu hiện sự phản kháng đối với trật tự của
cả một xã hội đang tồn tại”. Thiết tưởng cũng không phải là sai. Nhưng xét
về ảnh hưởng của nó với đời sau thì Tương Tiến Tửu có mặt tốt, đồng thời cũng
có mặt không tốt. Tốt ở chỗ nó phủ nhận công danh, phủ nhận cái hiện thực đen tối
trước mắt, đưa con người đến chỗ mơ ước tự do và đòi hỏi giải phóng. Không tốt ở
chỗ nó mơn trớn những người có tư tưởng cá nhân hưởng lạc. Ngay đời Đường, sau
Lý Bạch còn có hơn 10 bài Tương Tiến Tửu khác, nhưng phần nhiều đều chạy theo
xu hướng bi quan hoặc trụy lạc. Tương tiến tửu của Lý Hạ thời trung đường viết:
Anh
hãy say, say cho túy lúy,
Rượu
đào không đến mộ Lưu Linh!
Đối với con người, Lý Bạch có một tình cảm
chân thành, tha thiết. Đối với đất nước và nhân dân, Lí Bạch gắn bó, yêu
thương. Vì lòng yêu nước tha thiết nên Lý Bạch thông cảm sâu sắc đối với nỗi khổ
đau của nhân dân. Ông quyết tâm “Cứu giúp
dân đen” và “Làm yên xã tắc”.
Trong bài “Tái Hạ Khúc” Lý Bạch nêu lên quyết tâm yêu nước, chống giặc ngoại
xâm:
Nguyệt
chi đánh tan hết,
Bấy
giờ khỏe tấm than.
Hay:
Bên
lưng đeo bảo kiếm,
Chí
quyết chém lâu lan.
Khi quân của Lý Lân bị Túc Tông đánh bại, từ
Đan Dương chạy về Nam, Lý Bạch viết nên những vần thơ tràn đầy nhiệt tình yêu
nước qua bài “Nam Bồn Thư Hoài”
Qua
sông thề với nước,
Chí
muốn yêu cõi bờ.
Đối với cuộc chiến tranh dùng vũ lực, mở rộng
lãnh thổ của nhà Đường, Lý Bạch cực lực phản đối. Ông không đồng tình với các
cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc ở
Tây Bắc và Tây Nam. Bài “Chiến Tranh Thành Nam”, tác giả dùng những hình tượng
nghệ thuật sinh động, rõ nét để phản ánh những tai họa nặng nề mà binh sĩ phải
chịu:
Sa
trường đâm nhau chết
Ngựa
ai ngơ ngác nhìn hí trời
…
Binh
lính thây bón cỏ
Tướng
quân bó tay rồi.
Cuối
cùng ông nêu lên một nguyên tắc đúng đắng về chiến tranh mới hay:
Gươm
đao là vật gở,
Thánh
nhân bất đắc dĩ mới dùng thôi.
Do
những nhân tố tích cực trong tư tưởng tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch
nên sáng tác của ông kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực.
Khứ niên chiến, Tang
Càn nguyên
Kim niên chiến, Thông
Hà đạo
Tẩy binh điều chi hải
thượng ba
Phóng mã Thiên Sơn tuyết
trung thảo
Vạn lý trường chinh chiến
Tam quân tận suy lão
Hung nô dĩ sát lục vi
canh tác,
Cổ lai duy kiến bạch cốt
hoàng sa điền.
Tần gia trúc thành bị Hồ
Xứ,
Hán gia hoàn hữu phong
hỏa nhiên.
Phong hỏa nhiên bất tức,
Chinh chiến vô dĩ thì.
Dã chiến cách đấu tử,
Bại mã hào minh hướng
thiên bi….
(Chiến
Thành Nam)
Dịch thơ:
Năm ngoái trên sông
Tang đánh nhau,
Năm nay dọc sông Thông
chém giết.
Điều Chi, gươm rửa sóng
ngoài khơi,
Thiên Sơn, ngựa ăn cỏ
ngập tuyết.
Muôn dặm chinh chiến
hoài,
Ba quân già ốm hết.
Hung Nô giết chóc thay
cấy cày,
Cát vàng xương trắng
xưa nay đấy !
Này dãy thành, Tần đắp
ngự Hồ,
Kia lửa trận, Hán đốt
đang cháy !
Lửa trận cháy chẳng tắt,
Chiến tranh mãi không
thôi !
Sa trường đâm nhau chết,
Ngựa ai ngơ ngác nhìn
hý trời!
(Hoàng
Tạo, Tương Như dịch)
Để
rồi ông kết luận rẳng:
Mới hay: Gươm đao là vật
gở,
Thánh nhân bất đắc dĩ mới
dùng thôi!
(Hoàng
Tạo, Tương Như dịch)
Thơ
ông chan chứa tình yêu quê hương đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy:
Ẩm mã độ thu thuỷ,
Thuỷ hàn phong tự đao.
Bình sa nhật vị một,
Ảm ảm kiến Lâm Thao
Tích nhật Trường Thành
chiến
Hàm ngôn ý khí cao.
Hoàng trần túc kim cổ,
Bạch cốt loạn bồng mao.
(Tái Hạ Khúc 2)
Dịch
thơ:
Ngựa qua uống nước sông
thu,
Nước sông lạnh, gió vù
vù cắt da.
Cát bằng dãi bóng chiều
tà,
Xa trông mờ mịt ấy là
Lâm Thao ?
Trường thành chiến trận
thuở nào,
Muôn quân dũng khí dâng
cao ngất trời.
Cổ kim cát bụi chôn
vùi,
Chỉ còn xương trắng ngậm
ngùi cỏ lau.
Ông
chỉ mong muốn được đem trí tuệ của mình ra giúp dân, giúp nước nhưng thực tế
phũ phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa
hoa của giai cấp cung đình nên ông chống gậy lên đường, bỏ lại sau lưng vinh
hoa phú quý.
Yêu nước gắn với thương dân, Lý Bạch đau
xót cho số phận của nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người bị bắt khổ
sai, làm việc như trâu như ngựa:
Đà thuyền nhất hà khổ
Thủy trọc bất khả ẩm
Hồ tương bán thành thổ
Nhất xướng “Đô hộ” ca
Tầm tồi lệ như vũ
Vạn nhân tạc bàn thạch
Vô do đạt giang hử…
(Đinh Đô Hộ Ca)
Dịch
thơ:
Người kéo thuyền khổ thật
Nước đục uống không
trôi
Nửa bầu đọng thành đất
Khúc “đô hộ” cất lên
Lệ trào đau thắt ruột
Muôn người cột vào đá
Cách gì tới được bờ…
Đối với nhân dân lao động, thái độ của Lý Bạch
rất chân thành, sâu sắc. Ông thấu hiểu: “Nhà
nông mùa màng khó nhọc, cô gái hàng xóm đêm khuya giã gạo lạnh lùng”. Trong
bài “ Đinh Đô Hộ Ca” nhà thơ tỏ lòng đồng tình với nhân dân lao động giữa trời
nắng như thiêu như đốt phải phơi trần, trải lưng kéo từng thuyền đá nặng trên
sông:
Ngô ngưu suyễn nguyệt
thì
Đà thuyền nhất hà khổ
Thủy trọc bất khả ẩm
Hồ tương bán thành thổ.
Dịch thơ:
Trâu xứ Ngô thử phì phò
dưới trăng
Người kéo thuyền vất vả
biết bao
Nước đục ngầu không uống
được
Chất lỏng trong bầu một
nửa thành đất.
Tình thương của Lý Bạch đối với nông dân (Thu
Phố Ca), nông dân và tập trung cao độ là phụ nữ. Trong bài “Thiếp Bạc Mệnh” và
“ Bạch Đầu Ngâm” ông đả kích tình trạng có mới nới cũ của đàn ông, đồng thời
nêu lên nỗi khỗ đau tủi hờn của người phụ nữ có chồng bị ruồng bỏ. Trong bài “Dạ
Tọa Ngâm” và “Dương Bạn Nhi” nhà thơ nói
lên tình yêu chân chính phải được xây dựng trên cơ sở nam nữ phải hiểu biết và
thất sự thương yêu nhau. Muốn thực sự hạnh phúc dài lâu, họ phải thương yêu
nhau, tâm đầu ý hợp.
Tình yêu của người chinh phụ cũng là một nội
dung nổi bật trong thơ Lí Bạch. Các bài
“Ô Thê Khúc”, “Ô Dạ Đề”, “Đảo Y Thiên”, “Quan Sơn Nguyệt”, “Song Yến Ly” và
“Xuân Tứ” đều nói lên tình cảm đau khổ, xót xa, chia lìa giữa chinh phụ và
chinh phụ. Bài “Xuân Tứ” có nỗi buồn thương triền miên không gì bù đắp nổi người
vợ có chồng đi chinh chiến lâu ngày. Cái cảm xúc “gió động màn” của người vợ trẻ phòng không gối chiêc ấy, chỉ có
người trong cuộc mới có. Chứng tỏ nhà thơ am hiểu sau sắc nhân vật của mình:
Khi
chàng tưởng nhớ ngày về
Chính
là khi thiếp tái tê nỗi lòng
Gió
xuân ai biết cho cùng
Cớ
sao len lỏi vào trong màn là?
Trong
bài “Ô Dạ Đề” lại càng day dứt hơn:
Tần
Xuyên cô gái buồng thêu,
Song
sa khói tỏa khêu chuyện ngoài,
Dừng
thoi buồn bã nhớ ai,
Phòng
không chiếc bóng giọt dài tuôn mưa.
“Trường Can Hành” và “ Giang Hạ Hành” là hai
bài thơ tình yêu sâu sắc của Lý Bạch. Hai bài thơ toát lên chủ đề chung là sự đồng
cảm, xót thương của Lý Bạch đối với những đau khỗ của người phụ nữ có chồng là
thương nhân, ham lợi, đi buôn bán xa không quan tâm, lo nghĩ gì đến tình cảm lẻ
loi, đơn chiếc và đầy lo âu của người vợ ở nhà. Kết thúc bài “Giang Hạ Hành” là
những câu chua xót:
Thà lấy chồng nghèo khổ,
Sớm tối có bên nhau,
Chớ làm vợ khách
thương,
Để đời ta đau khổ.
Do Lý Bạch sống chủ yếu ở thời thịnh Đường,
lại do khát khao cái đẹp, cái bay bổng diệu kỳ của một nhà thơ lãng mạn mà ca
ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và nói đến những trăn trở thầm khín của họ. Tuy
nhiên bất kể đối tượng xã hội nào, nếu là người đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính đều
tạo nên nguồn cảm hứng mạnh cho nhà thơ. Bài “Thái Liên Khúc” miêu tả cô gái
hái sen thoắt ẩn thoắt hiện giữa một không gian đầy hoa, hoa trên đầm sen, hoa
dưới nước. Mấy cô thôn nữ đã hiện về như những nàng tiên giáng trần. Ba bài
Thanh bình đệu tả vẻ đẹp của nàng Dương Quý Phi thật mê hồn. Nhưng điều cần nói
là trong mắt Lý Bạch, Dương Quý Phi không hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa của một
cung phi mà chỉ là vẻ đẹp của một người đẹp trong suốt và ẻo lả. ta nhớ lời thơ
của ông:
Nước
trong sẽ nở hoa sen,
Thiên
nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời.
Bởi
vậy, lòng đồng cảm của ông dành cho phụ nữ là lòng đồng cảm với phái đẹp và
cũng là phái yếu. Ông hiểu thấu nỗi trăn trở đầy nữ tính của họ.
Lý Bạch đặc biệt chú ý đến những người phụ nữ
với một tấm lòng nhân đạo đáng quý. Ông phê phán hành động bất nghĩa, “Có mới nới
cũ” của cánh nam nhi, nói lên nỗi đau khổ của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc:
Ngai như sơn thượng tuyết,
Kiểu nhược vân gian
nguyệt.
Văn quân hữu lưỡng ý,
Cố lai tương quyết tuyệt.
Kim nhật đấu tửu hội,
Minh đán câu thuỷ đầu.
Tiệp điệp ngự câu thượng,
Câu thuỷ đông tây lưu.
(Bạch Đầu Ngâm)
Dịch
thơ:
Trắng như tuyết trên
núi,
Sáng tựa trăng giữa
mây.
Nghe lòng chàng hai ý,
Thiếp đành đoạn tình
này.
Hôm nay chén sum họp,
Đầu sông tiễn sớm mai.
Lững thững theo dòng nước,
Nước mãi chảy đông tây.
Đồng
thời ông phản ánh mơ ước của những người phụ nữ về một tình yêu chung thủy, một
hạnh phúc chân chính:
Quân ca Dương bạn nhi
Thiếp khuyến Tần Phong
tửu
Hà hứa tối quan nhân
Ðiểu đề Bạch môn liễu
Ðiểu đề Ẩn Dương hoa
Quân tuý lưu thiếp gia
Bác Sơn lư trung trầm
hương hoả
Song yên nhất khí lăng
tử hà.
(Dương Bạn Nhi)
Dịch
thơ:
Chàng hát "Dương Bạn
Nhi"
Thiếp mời Tần Phong tửu
Hai người thật thân
tình
Cửa Bạch chim hót liễu
Ẩn Dương chim hót hoa
Chàng say, thiếp nhớ
nhà
Trong lò Bác Sơn trầm
hương toả
Hai làn một ý vượt ráng
pha.
Lý
Bạch còn hết lời ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ:
Nhược Da khê bàng thái
liên nữ,
Tiếu cách hà hoa cộng
nhân ngữ.
Nhật chiếu tân trang
thuỷ để minh,
Phong phiêu hương duệ
không trung cử.
(Thái Liên
Khúc)
Dịch
thơ:
Mấy gái hái sen ven suối
Nhược
Trong hoa cười nói vang
lên trước
Gió lay tà áo thoáng
trên không
Nắng dọi phấn son lồng ánh
nước.
Phải
chăng vì tính tình hết sức tự phụ, nhân cách độc lập tự tin, kiêu căng, khí
phách phóng khoáng, tình cảm lãng mạn đã ảnh hưởng một phần đến tư tưởng của Lý
Bạch trong cuộc đời cũng như trong sáng tác. Từ khi làm bạn với Mạnh Hạo Nhiên,
ông tha thiết được hoạt động kinh bang tế thế, với mong muốn “làm rõ lời bàn của
Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng trí tuệ giúp nhà
vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình” (trích Đại Thọ sơn đáp Mạnh thiếu
phủ di văn). Nhưng do tính tình như thế, ông thường ví mình với Lã Vọng, Trương
Lương, Gia Cát Lượng, thái độ “không chịu khom mình”, “không cầu cạnh ai”,
“giao thiệp ngang hàng với chư hầu” nên không được giới chính trị hoan nghênh.
Làm quan dưới đời vua Đường Minh Hoàng, được vua trọng dụng nên ông ngỡ tưởng
mình có thể thực hiện được lý tưởng của mình nhưng chốn quan trường lại vô vàn
sóng gió. Khi vua chúa không còn bậc minh quân nữa thì hiền tài như Lý Bạch
cũng trở thành một thứ “văn chương ngự dụng” mà thôi. Lại một lần nữa không ai
thấu hiểu chí Lý Bạch, ông căm phẫn cho cảnh “cát lẫn ngọc sang, cỏ lẫn chồi
hoa thơm”, lại thêm nhận thức về hủ bại, thối nát của triều đình, ông đã cáo
quan về quê, tiếp tục đời sống giang hồ lãng tử, để cho ý thơ tung cánh khắp bầu
trời bao la.
Thơ
Lý Bạch được cho là vượt quá cống hiến về lý luận, nghĩa là ông chỉ sáng tác,
chứ không lý luận. Tuy nhiên qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thoáng thấy được
quan niệm làm thơ của Lý Bạch “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”. Thời
trẻ, ông đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” nên ảnh hưởng của người đi
trước đối với ông rất rộng rãi, phức tạp. Như vậy có nghĩa là tư tưởng Đạo gia
và Nho gia đều tác động vào ông, nhưng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng
du hiệp cũng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông. Tư tưởng “kiêm thế
thiên hạ”của Nho gia chiếm ưu thế khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị.
Ông nguyện “cứu dân đen”, “làm cho dân đen được an cư lạc nghiệp” chứ không vì
vinh hoa phú quý, càng không vì vua chúa quý tộc. Theo gót Lão Tử, nhất là
Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật của vũ trụ, tạo nên tinh
thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thi ca. Với sự coi thường vinh hoa phú
quý, tự tin vào tài năng, hay mang theo hoài bão cứu nhân độ thế ít nhiều gợi
nên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến khiến thơ ông mang ý vị
siêu thoát, thể hiện khí thế hùng tráng, cao rộng.
C. KẾT
LUẬN
Lý Bạch là nhà thơ lớn đời Đường, một ngôi
sao sáng chói trên thi đàn Trung Quốc cho đến ngày nay và hiển nhiên hơn một
ngàn bài thơ của ông vẫn còn có sức ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử văn học.
Thơ ông không cầu kì mà giản dị, tự nhiên, ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm mạnh
mẽ, quyến rũ một cách lạ thường, đơn giản chỉ là:
… Sàng tiền minh nguyệt
quang
Nghi thị địa thượng
sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
(Tĩnh Dạ Tử)
Cái tên Ký Bạch đã gắn chặt vào lòng nhân dân
cũng như độc giả ông, thơ ông hiện lên đầy đủ nét tâm hồn con người Trung Quốc “Văn chương Lý - Đỗ người đời khó sánh kịp”.
Mặc dù thiên về những vần thơ bay bổng lãng mạn nhưng sự thành công của Lý Bạch
trên dòng thơ ca không chỉ riêng về một mảng đề tài nào mà luôn song hành giữa
bút pháp lãng mạn xen lẫn hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường, với những
con người ở tầng lớp dưới của xã hội để người đời kết luận rằng Lý Bạch xứng
đáng là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho đỉnh cao thơ ca cổ điển Trung Quốc.
D. TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Văn
Học Trung Quốc – Lương Duy Thứ – Nxb Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
2. Đến
Với Đường Thi Tuyệt Cú – Hồ Sĩ Hiệp – Đại Học Sư Phạm TP. HCM.
3. Lý
Luận Văn Học – Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc
Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình – Nxb giáo dục.
4. Trang
web: