chưa có tác phẩm
Sunday, August 31, 2014
Roméo và Juliette
StandardNhững đường phố vắng lặng của thủ phủ Verone thanh bình vào thế kỷ XIV nằm im lìm ngái ngủ giữa những lâu đài cổ kính và dãy tường thành cao ngất vây kín những công viên rậm mát. Đời sống nơi đó tươi vui và thoải mái. Một vị lãnh chúa dòng dõi Della Scala, nhân từ, đức độ, chăm lo cho sự phồn vinh của thủ phủ. Những gia đình quý tộc tập hợp thân bằng quyến thuộc, bộ hạ tùy tùng và đám người hầu tận tụy, trung thành. Những mối bất hòa truyền kiếp mà nguyên nhân đã bị lãng quên theo thời gian, vẫn còn chia rẽ hai dòng họ Montaigu và Capulet: hai vị trưởng tộc đã trầm tỉnh và khôn ngoan, bởi tuổi đời chồng chất, nhưng con cháu họ, những gã trai trẻ sôi nổi và táo bạo, không kể bọn tôi tớ, lúc nào cũng sẵn sáng đóng vai hảo hớn và anh hùng rơm, thường khuấy động sự yên tĩnh của thành phố. Vị lãnh chúa bực tức, truyền rằng, từ nay, bất cứ cuộc ẩu đả nào cũng bị xử phạt tử hình.
Chàng trai trẻ Roméo luôn khiến cha mẹ mình lo âu. Nước mắt chàng chan hòa với sương sớm. Lời thở than của chàng khiến mây trời u ám. Chàng xa lánh bạn bè, anh Benvolio đứng đắn và gã Meroutio nông nổi, đã lang thang trong rừng trước lúc bình minh. Bởi chàng si mê nàng Rosaline kiều diễm, đẹp mà hiểm ác, và chàng chỉ còn biết héo mòn trước sự khinh bạc của nàng.
Benvolio biết tin Rosaline và nhiều bậc vương hầu, cùng phu nhân sẽ đến dự yến tiệc tại nhà quý tộc Capulet, mà tiểu thư Juliette vừa được gã Paris bảnh trai cầu hôn.
- Đến đó đi, anh nói với Roméo, để mà so sánh gương mặt của người mà cậu yêu với vài ba khuôn mặt khác, mà tớ sẽ giới thiệu với cậu, để cậu phải thừa nhận rằng, con thiên nga của cậu chỉ là một con quạ xấu xí.
- Ta sẽ đến, Roméo hăm hở, nhưng chỉ để chiêm ngưỡng dung nhan rạng rỡ của người mà ta yêu thôi.
Rồi hai gã liều lĩnh, cải trang và đeo mặt nạ, đến ngay nhà kẻ thù thâm sâu của gia đình, vì Roméo thuộc dòng dõi Montaigu, còn lâu đài mà cậu ta sẽ xuất hiện là của dòng dõi Capulet.
Trong lúc ấy, người hầu và tôi tớ hối hả, chộn rộn chuẩn bị yến tiệc. Lão Capulet chúc mừng quan khách, nói đùa và trêu ghẹo các phu nhân, truyền những lệnh mâu thuẫn nhau cho bộ hạ và nhắc lại những kỷ niệm thời trai trẻ. Nhạc nổi lên: cuộc khiêu vũ bắt đầu. Và Roméo, trong trang phục người hành hương đột nhiên khẽ hỏi người hầu phòng:
Cô gái nào lộng lẫy thướt tha trong tay hai người hào hoa kia thế? Trong đêm mờ ảo này, nàng khác nào viên trân châu lóng lánh, trang điểm đôi tay gã Ethiopi. Nàng làm mờ đi ánh sáng những ngọn đuốc. Khi cuộc khiêu vũ chấm dứt, ta sẽ cho bàn tay trần tục của ta cái vinh hạnh chạm vào tay nàng.
Những lời nói đó đã lọt vào tai đứa cháu đức ông Capulet, tên là Tebaldo. Gã đã nhận ra giọng nói của một người Montaigu, bèn hò hét lên và chạy tìm cây trường kiếm, gã muốn trừng phạt một sự xúc phạm đối với gia đình chú, trong khi ông này, trầm tĩnh hơn, nghiêm khắc buộc hắn nên nhẫn nhịn.
- Mi muốn nghịch lời ta ư? Khốn nạn, mi chọn đúng lúc thật. Mi là một kẻ phách lối. Hãy đứng yên đó, nếu không…A! Con gà chọi, mi muốn giương cựa ra đấy à! Hãy mau vứt bỏ bộ mặt hung tợn đó đi, thật là chướng mắt trong buổi hội hè vui vẻ này.
Tebaldo giận dữ, cằn nhằn bỏ đi, vừa thề rằng hắn sẽ chẳng dừng lại ở đấy đâu. Ngay lúc đó, cuộc khiêu vũ chấm dứt.
Nhờ hóa trang, Roméo có thể men đến gần cô gái mà mình chú ý và bắt đầu tán tỉnh bằng những lời lẽ cầu kỳ bay bướm:
- Nếu bàn tay tôi, chàng thở dài, chẳng chút nào xứng đáng, lại làm cho tay cô uế tạp, tôi biết cách chuộc tội bất kính đó: môi tôi sẵn sàng xóa nó bằng một cái hôn nồng nàng.
- Người hành hương đáng mến ơi! –cô Juliette tinh nghịch đáp- sao lại nói xấu bàn tay mình thế, nó cũng chỉ ước ao được sử dụng theo thói quen bình thường thôi; những bậc thánh vẫn để tay mình chạm phải người hành hương và một cái bắt tay chính là cái hôn của những người sùng đạo.
- Nhưng chẳng lẽ các vị thánh và cả những người sùng đạo đều không có môi sao? –Roméo lại tiếp.
- Vâng có chứ, nhưng môi của họ dùng để cầu nguyện.
- Nếu thế, thánh nữ yêu quí ơi, hãy thỏa mãn nguyện cầu trên môi tôi, cho niềm tin đừng trở nên vô vọng.
- Các vị thánh có nhúc nhích gì đâu, -Juliette, vốn thông thạo cái trò chơi ứng đối dí dỏm này nói- thế mà họ vẫn thỏa mãn những lời nguyện cầu, hướng về họ.
Cuộc đối thoại sẽ còn tiếp diễn bất tận nếu bà vú già không đến mời Juliette đến ngồi bên cạnh mẹ, phu nhân Capulet.
Roméo bèn hỏi thăm một bà, đẩy đà, phởn phơ và ba hoa, và kinh hoàng biết rằng mình vừa tỏ tình với một thiếu nữ dòng dõi Capulet. Để mặc cho Benvolio lôi đi, chàng đến từ giã chủ nhân, đang đứng bên thềm tiễn khách. Juliette mơ mộng và tò mò, đã quay lại, thỏ thẻ hỏi bà vú rất khéo léo:
- Vú ơi! Nói cho con biết, chàng quí tộc kia là ai thế?
- Đó là con trai và là người thừa kế lão Tiberio.
- Còn anh chàng vừa bước qua cửa?
- Đó có lẽ là chàng trai trẻ Petruchio.
- Này, còn anh chàng đi theo sau, đấy, cái người không hề khiêu vũ.
- À, vú không biết.
- Vú hỏi tên chàng đi, -rồi cô nói thêm, nhẹ như hơi thở, nếu chàng đã có vợ, con nhất quyết sẽ chẳng bao giờ lấy chồng!
- Tên chàng là Roméo, bà vú quay lại nói, dòng họ Montaigu, con trai độc nhất của kẻ đại thù nhà ta.
- Mối tình duy nhất của ta lại trao gửi cho kẻ duy nhất ta phải thù ghét! Ôi! Ta đã gặp chàng quá muộn mà chẳng hề quen! Ôi! Ta đã quen chàng quá muộn. Ôi! Mối tình kỳ lạ vừa chớm nở trong lòng ta! Ta phải yêu một kẻ thù phải căm ghét.
- Con nói gì thế? Con thầm thì gì thế? –bà vú thắc mắc.
- Những câu thơ con vừa mới học được của người vừa mới khiêu vũ với con –nàng quyết giữ kín nỗi niềm riêng của mình, vì cô biết rõ tật ba hoa của bà vú. Tiệc đã tàn, họ rời khỏi phòng chính.
Song Roméo vẫn chưa đi xa, chàng đã bỏ rơi được anh bạn Benvolio đứng đắn, men theo dãy tường bao quanh khu vườn của dinh thự Capulet. Sau khi thầm nhủ với mình: “Có thể nào ta lại bỏ đi khi ta vẫn ở lại chốn này?”. Chàng thoăn thoắt leo qua tường và nhảy vào vườn cây, trong lúc Benvolio, vừa gặp lại Mereutio láu lỉnh, cho rằng chàng lủi đâu đó vì mối tình tuyệt vọng đối với Rosaline.
Không còn vướng víu các bạn, Roméo bước thơ thẩn trong vườn, tơ tưởng đến Juliette. Bỗng nhiên, một cánh cửa sổ từ từ hé mở, Juliette hiện ra, tựa vào bao lơn. Cô cũng bồn chồn và lo lắng, rồi trong khi Roméo, ẩn mình trong bóng tối, so sánh nàng với bình minh và khung cửa với phương Đông, chế nhạo mặt trăng mờ nhạt vì hờn ghen với nhan sắc kiều diễm của Juliette, cho rằng hai vì sao sáng nhất trên bầu trời chiếu sáng đôi mắt giai nhân, ao ước được là cái bao tay đã có diễm phúc nâng niu đôi má nàng, thì cô gái khẽ thở dài:
- Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Roméo! Sao chàng lại là Roméo? Hãy từ bỏ gia đình, hay từ bỏ tên họ đi. Hoặc là chàng hãy hứa yêu em, rồi em sẽ chẳng còn là người thuộc dòng Capulet nữa.
Roméo vừa định lộ mặt ra, đã nghe Juliette nói tiếp:
- Chỉ có tên chàng thù hận với em thôi. Còn chàng là chàng, đâu phải là Montaigu. Nghĩa lý gì một cái tên? Đóa hoa mà ta gọi là bông hồng, dù mang tên gì, cũng vẫn ngào ngạt hương thơm. Tên chàng, Roméo ơi! Có dính dáng gì đến bản chất của chàng đâu.
- Anh xin bằng vào lời nói của em, -chàng trai táo bạo bước ra nói- Cứ gọi anh là tình yêu của em, thế là anh được đổi tên rồi! Anh chẳng còn muốn mình là Roméo nữa.
Juliette vừa hổ thẹn vì vô tình để lộ tâm tư mình, vừa lo sợ cho sự liều lĩnh của Roméo, nếu có ai thuộc dòng họ Capulet bắt gặp chàng nơi đây.
Anh chàng si tình nói: “Sợ gì! Anh đã vượt qua những bức tường cao ngất này bằng đôi cánh nhẹ của tình yêu. Mắt em còn chứa nhiều nguy hiểm hơn là hàng chục lưỡi gươm của họ. Hãy nhìn anh đằm thắm hơn, tức khắc thân anh sẽ được che chở trước hận thù của chúng.
- Sẵn lòng, -cô Juliette thỏ thẻ, mặt đỏ bừng và bối rối-, em định theo đúng lễ tiết một tí và chối biến những lời anh vừa nghe! Nhưng khiểu cách mà làm gì! Anh có yêu em không, hở Roméo? Em biết chàng sẽ nói có và em vội tin ngay. Nếu yêu em xin cứ chân thành thổ lộ. Nếu chàng nghĩ em đã bị chinh phục quá dễ dàng, thì đây nhé: em sẽ chau mày, ngúng nguẩy lắc đầu, để chàng có dịp van xin nài nỉ, bằng không, em cần gì phải bày trò nũng nịu. Nếu chàng đã không tình cờ thấu rõ nỗi lòng em, hẳn em sẽ e dè kín đáo hơn, nhưng cứ tin em đi, em còn thành thực hơn chán vạn cô nàng rụt rè khép nép.
Roméo, như mọi nhà thơ si tình, xin vầng trăng vằng vặc đầu cành chứng giám, sẵn sàng ngỏ mọi lời thề thốt thủy chung, thì Juliette ra chiều ủ dột vội ngăn lại:
- Em không làm sao vui trọn ven trong buổi hội ngộ đêm nay, -cô dịu dàng nói- nó quá bất ngờ, vội vã, và vô cùng táo bạo đối với em. Xin chào anh! Mong cho niềm hạnh phúc dào dạt lòng em cũng khiến lòng anh ngây ngất.
- Anh chưa muốn đi, -Roméo tỏ ra lì lợm- trước khi được nghe lời em ước hẹn.
Dù anh chưa ngỏ, em đã thầm hẹn thủy chung! Juliette vừa dứt câu, đã nghe tiếng bà vú oang oang từ phòng trong trong vọng ra. Vú ơi! Con đây! Roméo yêu dấu! hãy đợi vài phút em sẽ quay ra.
Nàng biến mất giây lát, rồi hiện ra bên cửa sổ, gọi Roméo:
- Ngày mai, mong chàng ho em biết tin, qua một người mà em sẽ phái đến, bao giò và nơi đâu chàng định tổ chức lễ cưới đôi ta? Rồi em sẽ theo chàng tận góc bể chân trời!
- Ôi! Em yêu dấu! –Roméo kêu lên.
- Bây giờ cho đến lúc ấy, còn mấy thập kỷ dài. Trời sắp sáng rồi. Chúc anh ngủ ngon đến cả ngày mai!
- Mong giấc ngủ êm đềm sẽ đưa em vào cõi mộng. –còn lại một minh Roméo lẩm bẩm- Anh sẽ tìm đến phong riêng của vị linh mục khả kính, để cầu xin giúp đỡ và tỏ lộ nỗi niềm hạnh phúc.
Con người nhân hậu mà chàng có thể trút cả tâm tình ấy, cư ngụ trong một ngôi nhà tu cô tịch hẻo lánh, không xa Vérone là mấy. Cuộc sống của ông lặng lẽ trôi qua giữa những buổi cầu nguyện, những lần đi hái dược thảo để bào chế ra bao thứ thuốc công hiệu, và vài cuộc viếng thăm của mấy cậu trai trẻ, mà ông là người cố vấn và chỉ đạo tinh thần. Từ tờ mờ sáng, đã thấy ông khoác áo len nâu, đầu trùm mũ, tay xách giỏ, đi tìm những nhành lá quen thuộc, đầu óc ngổn ngang bao tư tưởng cao siêu, thanh khiết.
- Buổi sáng mù sương, giao hòa với đêm tối, -ông lẩm bẩm-. Ta phải hái cho đầy giỏ, những hoa thơm cỏ lạ, hương vị ngọt ngào và quý giá kia. Quyền lực to lớn đang ngự trị trong cây, rong cỏ và trong cả những tảng đá, đồng thời với những mối nguy hiểm! Cánh hoa nhỏ bé này chứa đựng vừa chất độc, vừa vị thuốc. Con người cũng chẳng khác gì loại cây cỏ ấy.
Một giọng nói bỗng cắt ngang dòng suy tưởng thường nhât của ông:
- Kính lạy cha!
- Lạy chúa! -Cha Laurent vội đáp- Giọng ai ban mai gửi ta lời chào dịu dàng ấy nhỉ? Roméo, con đấy à, con đến thăm ta vào giờ này, khiến tae ngại có điều gì vừa khuấy động lòng con.
Con người thánh thiện này, thừa rõ mối tình cuồng si mà mới hôm qua đây, kẻ đến xưng tội còn trao gửi cho nàng Rosaline xinh đẹp và nhẫn tâm.
- Con sẽ kể hết cha nghe. -Roméo đáp, với lối nói cầu kỳ của những gã phong lưu thời thượng- Con đến dự tiệc vui ở nhà kẻ thù, nơi đó, con đã gây khổ đau cho người làm con đau khổ, cả con lẫn người ấy đều trông chờ phương thuốc thần diệu của cha. Lòng con không vương chút thù hận, vì con vẫn cầu nguyện cho cả kẻ thù của mình.
- Nói rõ hơn đi con ngoan của ta.
- Thưa cha, Con đã yêu say đắm cô con gái nhà Capulet giàu có, nàng cũng yêu con. Chúng con đã cùng nhau giao ước, mong cha vui lòng làm lễ hôn phối cho chúng con ngay hôm nay.
- Có thánh Francois chứng giám! Sao lại có sự thay đổi quái lạ thế? –Cha Laurent kêu lên thảng thốt, ngước mắt lên trời, như thể cầu khẩn vị sáng lập dòng tu của mình- Cô nàng Rosaline mà con yêu đắm đuối, lẽ nào con lại quên nhanh đến thế? Chúa ơi! Đôi má hóp vì sầu muộn của con từng đàm đìa nước mắt. Mặt trời còn chưa xóa tan đám sương mù tích tụ từ những lời than thở của con, và tiếng rên rỉ trách hờn của con vẫn còn vang vọng bên tai ta. Kìa, trên má con còn in rõ vệt nước mắt con chưa kịp lau! Thế mà con đã vội thay đổi!
- Cha vẫn trách con về mối tình si dại đối với Rosaline kia mà! –Roméo làu bàu- Mấy lời trêu chọc nhẹ nhàng của cha làm anh phật ý.
- Đó là sự si mê của con đối với cô nàng, chứ không phải tình yêu đâu, con ạ! Nhưng ta có lý do để giúp đỡ con -vị cha điềm đạm nói, khi thoáng nghĩ rằng lễ cưới bất chợt này có thể đánh dấu ngày chấm dứt mối cựu thù giữa hai dòng họ- Hỡi chàng trai nông nổi, hãy theo ta, một cách chậm rãi và thận trọng nhé! Những kẻ hấp tấp thường hay vấp ngã.
Ngay sáng hôm đó, Juliette được báo trước, đến gặp Roméo trong phòng cha Laurent. Cha ban phép cưới cho đôi tình nhân, vừa thỉnh cầu thần thánh phù hộ cuộc hôn phối. Sau đó nàng quay về nhà, còn Roméo thì đến gặp bạn bè. Bọn họ vẫn không ngớt buông lời trêu chọc, trước vẻ mặt si tình đến ngẩn ngơ của anh. Những câu bỡn cợt đang tuôn ra rôm rả; những tiếng cười đang vang lên như phá, thì thấy gã Telbado hùng hổ xốc tới, thái độ ngang tàng và khiêu khích, có đám bạn hữu và bọn bộ hạ của hắn đi theo. Mặc những lời khuyên nhủ chí tình của Benvolio, mặc sự ngăn cản của Roméo, lúc bấy giờ chẳng còn lòng dạ nào đi kiếm chuyện gây gỗ, dù với một kẻ thuộc họ Capulet –cái họ đối với anh tuy có vẻ mơ hồ, đã trở nên thân thiết- bạn anh, gã Mercutio hiếu động, nhận lời thách đấu của Telbado, rút gươm ra, liền đâm tử thương gục xuống, nụ cười châm biếm còn đọng lại trên môi. Roméo đau đớn, rụng rời, vì anh rất quí mến Mercutio, lại trông thấy tên Tebaldo quay lại ngạo nghễ, vênh vang, anh quên mất luật cấm của lãnh chúa, sự liên hệ quyến thuộc giữa kẻ sát nhân với nàng Juliette yêu dấu của mình, mà chỉ nghĩ đến việc báo thù cho bạn. Một trận so kiếm tay đôi diễn ra, thoáng chốc Tebaldo đã ngã gục. Dân chúng đổ xô đến, bắt giữ Benvolio, nhưng anh đã kịp thời, dù phải một phen gay go vất vả, mới thuyết phục được Roméo chạy trốn, rồi kể lại cho lãnh chúa nghe qua nội vụ xô xát, xen lẫn tiếng rên thảm thiết của phu nhân Capulet, khóc than cho đứa cháu Tebaldo và kêu gào đền mạng. Vị lãnh chúa nhất quyết lạnh lùng trước mọi lời van xin cầu khẩn. Ngài ra lênh trục xuất Roméo ra khỏi thủ phủ và đe dọa sẽ bêu đầu nếu tìm cách quay về Vérone.
Thế là Juliette trở thành góa bụa, ngay khi vừa cử hành hôn lễ. Tuy nhiên, nàng vẫn còn chưa hay biết tai họa thảm khốc của mình. Nàng đợi chờ bà vú đi săn tin về và mơ ước lần gặp gỡ Roméo sắp đến. Nhưng tiếng than van nức nở nào thế, những câu nói đứt đoạn khó hiểu, câu chuyện rối rắm lộn xộn, mới nghe qua Juliette cứ ngỡ Roméo vừa bị bị giết chết. Buồn lo xen lẫn mừng vui, vừa mới khuây khỏa đã tuyệt vọng! Lưu đày ư! Roméo bị lưu đày! Anh lẩn trốn trong phòng cha Laurent để chờ khi trời vừa sụp tối, bà vú sẽ tìm chàng đến để từ biệt nàng Juliette rũ rượi ủ ê, trước giờ lên đường biệt xứ.
Thất vọng vì phán quyết của vị lãnh chúa, Roméo như điên dại, định tự hủy mình. Vị linh mục đáng kính quở mắng chàng hồi lâu, phân tích cho chàng thấy việc lưu đày ở Mantoue, một thành phố kế cận Vérone, tạo dịp cho chàng có thể thường xuyên nhận được tin tức Juliette và mọi sự rồi sẽ được thu xếp ổn thỏa. Yên tâm phần nào, Roméo chờ đêm tối để đến từ biệt Juliette.
Phần mình, đức ông Capulet vừa tiếp đón gã trai trẻ Paris, kẻ say mê con gái ông, vừa đến để thăm dò tình cảm của Juliette dành cho gã.
- Mọi việc xảy ra dồn dập –nhà quý tộc Capulet nói- đối với ông, tình cảm riêng tư của một cô gái chẳng mấy quan trọng- và biến chuyển khắc nghiệt đến nỗi chúng tôi chẳng còn đâu thì giờ để hỏi han con gái mình, nhưng nó vẫn tùy quyền định đoạt của chúng tôi. Tôi chịu trách nhiệm với ngài như thế. Bà này, hôm nay là thứ mấy nhỉ? Thứ hai à! Tốt lắm. Báo cho Juliette biết rằng thứ năm tới, nó sẽ thành hôn với bá tước Paris. Đừng phô trương gì cả, tang nhà ta còn ràng ràng đấy! Như thế ngài có thể ra về, chào tạm biệt nhé! Bà này, chuẩn bị hôn lễ cho Juliette. Chúc tất cả ngon giấc. Sắp sáng đến nơi rồi.
Phía bên kia dinh thự, trên cái bao lơn mà ta đã biết, bao quát cả khu vườn tràn nập ánh trăng, đôi vợ chồng trẻ tuyệt vọng, ngậm ngùi chờ đợi ánh sáng ban mai sẽ đến cướp Roméo lìa khỏi vòng tay Juliette.
- Chàng đã muốn đi rồi sao? Đêm hãy còn dài, ngày vẫn chưa tới. Đó là tiếng hót của họa mi -chứ nào phải sơn ca- mà khiến chàng hoảng sợ. Nó vẫn hót hàng đêm trên cành lựu mà chàng thấy đó. Tin em đi, anh thân yêu của em, đó là tiếng hót họa mi.
- Không, chính đó là tiếng hót sơn ca, báo hiệu bình minh sắp tới, –Roméo thở dài não ruột- chứ nào phải họa mi. Nhìn kìa, em yêu, những luồng ánh sáng hờn ghen, phía trời Đông đang viền quanh những cụm mây tan tác. Vầng trăng đã nhạt nhòa, và đỉnh núi mù sương, rạng Đông vừa nhóm dậy. Anh phải ra đi để sống, hay ở lại đây rồi chết.
- Không, đó chẳng phải là ánh bình minh đâu, em biết rõ mà. Đó là đám vân thạch nào đó, trời gửi xuống làm đuốc soi đường cho anh đến Mantoue. Nán lại chút nữa, anh cần chi phải vội.
- Dù anh có bị bắt, dù anh phải chết, anh cũng vui lòng vì em đã muốn thế! Anh thiết tha muốn ở lại hơn là mong ước ra đi. Thôi thì tử thần ơi, cứ đến. Hãy trò chuyện với nhau đi, em yêu, bởi ngày vẫn chưa rạng.
- Trời đã sáng, trời đã sáng rồi! -Juliette chợt bàng hoàng bật khóc nức nở- Anh hãy đi đi! Trốn xa chỗ này. Chính sơn ca vừa cất cao tiếng hót lạc điệu, nhói tai. Có người cho rằng tiếng hót sơn ca rất thánh thót, êm đềm. Không phải thế đâu, vì nó khiên đôi ta ngăn cách và đuổi chàng rời khỏi nơi đây, để chào đón bình minh. Bây giờ anh hãy đi đi! Ánh sáng đã lên cao rồi!
- Tạm biệt, tạm biệt. Hôn anh lần cuối đi, rồi anh nhảy xuống!
- Này, anh phải cho em biết tin tức hàng ngày, hàng giờ, anh nhé! -Juliette dặn dò- Bởi vì trong một phút là đằng đẳng bao ngày. Ôi! Em sẽ già đi mất trước khi gặp lại Roméo của em! Hồn em đầy những dự cảm đen tối. Giờ đây, nhìn anh dưới đó, em cứ ngỡ như thấy người chết dưới đáy mồ.
- Tạm biệt! –Roméo hét lên, không còn chịu đựng nổi nữa, anh cắm đầu chạy, và Juliette cũng không thể bình yên mơn man nỗi sầu, bởi phu nhân Capulet, theo lời chồng, ngay lúc ấy đã bước vào, hơi ngạc nhiên bắt gặp con gái mình đã dậy.
Cho rằng những giọt lệ còn long lanh trong mắt Juliette, là dành cho cái chết của người anh họ Tebaldo, bà kể lể dông dài về những dự định báo thù tên sát nhân Roméo, rồi để làm vui long cô bé khốn khổ, bà loan báo cho cô biết về lễ thành hôn sắp tới của cô với chàng kỵ sĩ đẹp trai và dũng cảm Paris, tại nhà thờ thánh Pierre.
Sau cái đêm tuyệt vọng, cô Juliette đáng thương hầu như mất hết kiên nhẫn. Cô từ chối người chồng do cha cô ép buộc. Ban đầu, ông ta vẫn xem cô như đứa bé được nuông chiều, chưa hiểu rõ minh thực ra muốn gì, nhưng sau đó, trước những lời từ chối quyết lệt, lặp đi nhắc lại nhiều lần, ông ta nổi nóng và hung hăng, tàn bạo đến mức buông ra lời nguyền rủa, đe dọa và mắng nhiếc Juliette thậm tệ, đoạn ông bỏ đi, đóng sầm cửa lại, bà vợ hoảng hốt lủi thủi theo sau.
Sầu khổ và đau đớn, Juliette quyết định đi gặp cha Laurent để vấn kế, nên hăm hở tìm đến ngôi nhà hiu quạnh đã chứng kiến hôn lễ của nàng. Cha Laurent đang có khách: Paris đến thổ lộ cho ông biết, cuộc thành hôn sắp tới của mình với tiểu thư họ Capulet. Tin đó khiến vị linh mục tốt bụng hoang mang, ông vội đuổi khéo Paris về, để tập trung lo lắng cho cô gái sám hối đáng thương. Biết làm sao đây? Juliette nói sẵn sàng làm bất cứ việc gì, và sau khi cân nhắc đắn do hồi lâu, cha sắp đặt mưu kế như sau:
Chuyện con gà con kê
Standard- Ôi chú gà tội nghiệp! Sao mày vội bỏ tao mà đi sớm vậy?!
Gà trống mở hé mắt nói:
- Ông đi chỗ khác đi kẻo lũ quạ mái bay hết mất bây giờ!
o O o
Một gà trống đã bị vặt lông đang chờ cắt tiết, nói với con gà mái khác bên cạnh:
- Lúc đầu nghe họ nói chuẩn bị có tiệc, mình cứ tưởng sẽ được dịp nhảy nhót tới sáng, ngờ đâu họ lại cho mình tham gia vào món cà-ri thế này...
o O o
Một con gà mái nằm phơi nắng giữa đường bị một chiếc xe kéo cán qua. Gà mái đứng dậy, rũ cánh, lẩm bẩm:
- Thằng cha nào mà khỏe thế không biết!
o O o
Sau bữa tiệc mừng năm mới, hai con gà mái gặp nhau trên bãi cỏ. Một con hỏi con nọ với vẻ quan tâm:
- Ồ, trông cô có vẻ không khỏe! Cô bị bệnh hay sao mà trông cô gầy thế?
- Không phải vậy, vừa trải qua đợt ăn kiêng dài ngày ấy mà. Bởi vì tôi còn muốn sống sót qua bữa tiệc.
o O o
Vào một buổi trưa mùa hè oi bức, trong trang trại tất cả đều yên lặng. Bất chợt có tiếng ồn ào vang lên. Từ trong chuồng, một con gà trống chạy thục mạng ra ngoài và hét tướng lên:
- Tôi đã nhầm rồi! Tôi đã nhầm rồi!
Ngay sau đó, một con vịt lạch bạch từ trong chuồng bước ra khẽ an ủi:
- Không sao đâu! Chuyện thường tình ấy mà!
Tiểu luận Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc cao sĩ trong thời loạn
StandardPHẦN MỞ ĐẦU
Nhắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc tới một “nhà tư tưởng tỏa bóng suốt thế kỉ XVI”. Đó là một bậc hiền triết, bậc chính khách, nhà tiên tri, người thầy được vua chúa và nhân dân xem trọng coi là bậc phu tử - Tuyết Giang phu tử (cùng với Chu Văn An và Nguyễn Thiếp). Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trải gần trọn thế kỉ XVI, ông là người đã chứng kiến bao đau thương, tang tóc từ cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của dân tộc. Với nhân cách của bậc cao sĩ cùng với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” ông đã trở thành một bậc thánh nhân lập đức. Với nhân sinh quan sáng suốt, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà lập ngôn được người đời ngưỡng mộ. Lập đức và lập ngôn là hai lĩnh vực đan xen, hòa quyện lẫn nhau tạo nên thành công của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này. Thơ ông như “cây thông chót vót cao trăm thước” tỏa bóng rợp cả một giai đoạn văn học. Thơ ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội lúc bấy giờ và tư tưởng an nhàn thoát tục nhưng vẫn đau đáu một tấm lòng lo cho dân cho nước. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ nên bức tranh hiện thực khá sâu sắc về đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động – thế kỉ XVI.
Chất triết học là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp từ chiều sâu chất trí tuệ và thi ca. Những triết lí trong thơ của ông có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ, cách nhận thức của dân tộc ta trong một thời gian khá dài. Bởi tìm hiểu “chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm” cũng chính là tìm về một giai đoạn văn học để khẳng định những giá trị thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm – một đỉnh cao của thi ca văn học trung đại.
PHẦN NỘI DUNG
I. NGUYỄN BỈNH KHIÊM – MỘT BẬC CAO SĨ TRONG THỜI LOẠN
1.1 Thế kỷ XVI – Một thời đại lịch sử đầy biến động
Thế kỷ XVI là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đất nước sống trong cảnh loạn lạc kéo dài. Đặc biệt trong vòng 24 năm ( 1503-1527) nhà Lê đã phải thay đổi đến 6 ông vua, có người ở ngôi được 6 tháng (Lê Túc Tôn), có người ở ngôi đúng 3 ngày (Quang Trị). Tình hình chính trị rối ren, các phe phái tranh giành quyền lực đến một mất một còn. Bản thân những người đứng đầu vương triều – các hoàng đế nhà Lê đều bất tài vô hạnh. Trong đó 2 ông vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực nổi tiếng ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều chính nên vương triều nhà Lê khép lại.
Sau khi Mạc Đăng Dung dẹp yên các cuộc chiến tranh chống đối, Mạc Đăng Dung lập hoàng đế Xuân lên làm Cung Hoàng, mượn tay Cung Hoàng để giết Chiêu Tông. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Cung Hoàng thoái vị nhường ngôi cho mình rồi lên làm vua, lấy hiệu là Minh Đức.
Năm 1553, An Thanh Hầu Nguyễn Cam – em thuộc dòng thứ 2 của Nguyễn Hoằng Dụ lại trưng hưng cho nhà Lê ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim bị giết, năm 1585 Nguyễn Hoàng sợ bị hãm hại nên xin vào trấn phủ Thuận Hóa, con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền tập hợp hào kiệt bốn phương nhưng mãi đến năm 1592 Trịnh Tùng mới khôi phục lại kinh thành Thăng Long đẩy nhà Mạc lên Cao Bằng. Đến đây cục diện Nam – Bắc phân tranh chính thức mở màn cuộc nội chiến của 3 nhà Lê – Trịnh – Nguyễn. Cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài khiến đất nước rơi vào cảnh loạn li. Vua chúa chỉ lo ăn chơi xa hoa, trụy lạc, quan lại thì tranh đua quyền lực, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu của chúng làm cho đời sống nhân dân dưới thời kì này vô cùng cực khổ.
1.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm – một cuộc đời thanh cao và mang nặng nỗi “tiên ưu”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) húy là Văn Đạt, tên chữ là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả 2 thân mẫu đều những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỉ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thong địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước cứu đời. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ lại gặp được thầy giỏi như cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng khác nào như rồng gặp được mây, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm trở thành một tài năng kiệt xuất nổi tiếng.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đó kị, chém giết lẫn nhau.Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới.Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố tài năng. Mãi đến năm ông 44 tuổi mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng Nguyên. Triều đình nhà Mạc rất coi trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hi vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng.Doanh là người có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hi vọng với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra. Nhưng niềm tin ấy không được đền đáp, chỉ được một thời gian ngắn (8 năm) ông đành phải từ quan về ở ẩn. Cũng như Nguyễn Trãi trước kia, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lánh đục về trong bảo toàn danh tiết và chí khí.
Treo ấn từ quan, ông sống một cách lạc quan và hòa hợp với thiên nhiên. Giống như Nguyễn Trãi, ông cũng bầu bạn với gió trăng,rượu ‘’ Đêm đợi trăng cài bong trúc / Ngày chờ gió thổi tin hoa’’ (Thơ Nôm, bài 17). Ông lấy mừng vì thoát khỏi vòng danh lợi : ‘’ Thoát chân giữa chốn chốn giàu sang / Tuổi già mong được tuổi già thong dong / Hương lan gồm từ thơ nồng / Tiếng chim gọi khách ngoài song ngọt ngào’’ (Ngụ hứng, bài 6). Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ ‘’ ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp’’ ? Nhưng không, lúc ông lạc quan nhất với thiên nhiên cũng chính là lúc ông phiền muộn nhất về việc dân, về việc nước. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn nhưng không lánh mặt với đời. Ông lui về sống ở quê một thời gian khá dài mà vẫn mang ước vọng về một xã hội vua sáng tôi hiền như thời vua Nghiêu, vua Thuấn xưa:
Đã ngoài mọi việc chăng còn ước,
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh.
(Thơ Nôm, bài 26)
Ông luôn mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình và đời sống nhân dân no đủ và yên bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế “chân vạc”.
Đọc thơ ông là thấy cả tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân và một tâm hồn sáng suốt da diết với đạo lý:’’Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu,hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc’’(lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).Vì thế mà sau khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học mong đào tạo cho đời những tài năng ‘’kinh bang tế thế’’. Học trò của ông cũng có những người trở thành danh tướng, Trạng nguyên: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…Khi tuổi đã cao, sức đã yếu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mong mỏi được đem tài đức của mình lo dân giúp đời. Chế độ phong kiến khủng hoảng, không có đường lập công, ông đã chọn con đường lập ngôn, hi vọng những câu thơ tuyên truyền đạo đức, bằng uy vọng của mình, ông có thể góp phần vào việc “phù nghiêng, đỡ lệch”. Tấm lòng ưu ái rừng rực của ông đến già chưa thôi.
1.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca có giá trị.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…nhưng nổi bật trên tất cả Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.
Sự nghiệp văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm khá phong phú với một số lượng tác phẩm lớn. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập, Trung Tân quán bi kí, Thạch khánh kí và một số bài văn tế. Theo Bạch Vân am thi tập tiền tự do chính tác giả viết thì thơ chữ Hán có khoảng một nghìn bài. Hiện nay số còn lại chỉ khoảng hai phần ba.
Về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập)với khoảng 170 bài thơ. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn. Thơ không có đề mục cho từng bài và từng môn loại.
Ngoài thơ Nôm, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấmTrạng. Các tập sấm kí Nôm thường mang tên Trạng Trình và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.
Theo Phả kí, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm. Bài phú này hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có phong cách thơ rất riêng không lẫn với các nhà thơ cùng thời mặc dù vẫn tuân theo nguyên tắc sáng tác thơ văn trung đại. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết học nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.
II. CHẤT TRIẾT HỌC TRONG THƠ BẠCH VÂN CƯ SĨ
2.1 Chất triết học trong thơ văn dân tộc
Trong văn học Việt Nam từ thời xưa, ngay những sáng tác dân gian, nhân dân lao động đã đúc kết những kinh nghiệm có được trong cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh của mình ‘’Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm’’, lý giải được những hiện tượng thiên văn ‘’Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa’’… Nội dung của các tư tưởng, triết lý đó cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực, như nhận thức luận: “Trăm hay không bằng tay quen”; mỹ học: “Cái nết đánh chết cái đẹp; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”; biện chứng pháp: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”; đạo đức học: “Thương người như thể thương thân”, “Dẫu xây chín đợt phù đồ/ Sao bằng làm phúc cứu cho một người”; xã hội học: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; logic học: “Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”, “Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”; tâm lý học: “Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”; khẳng định vai trò quyết định của lao động (lời trăng trối của người cha bảo các con thửa ruộng nhà có vàng), tầm quan trọng của công cụ sản xuất (truyện “thần sắt”)...
Đến văn học cổ trung đại, các tác giả thời kì này thể hiện quan điểm của mình về lẽ sinh – tử, tương sinh - tương khắc: ‘’Xuân qua trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa nở / Trước mắt việc đi mãi / Trên đầu già đến rồi / Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua xuân trước một nhành mai’’.
Chất triết học cũng được thể hiện trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm…trong đó đa số đượm màu sắc Lão – Trang, tư tưởng yếm thế của Phật giáo và thoát tục của đạo tiên. Như vậy, chất triết học cũng đã thể hiện một cách sâu sắc trong văn học dân gian và văn học trung đại tuy nhiên đều mang tính duy tâm, siêu hình.
Văn học hiện đại, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và nhãn quan duy vật biện chứng, cách nhìn nhận về thế giới và vũ trụ đa chiều, đa màu sắc.Vũ trụ không tuần hoàn, ‘’Xuân đương tới nghĩa là xuân đã qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già’’. Chế Lan Viên thể hiện những quan điểm nhân sinh mới mẻ ‘’ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn’’. Chất triết học thể hiện trong suốt tiến trình lịch sử văn học dân tộc với những triết lý nhân sinh về con người, vũ trụ, về cuộc sống, thời thế…
2.2 Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2.1 Bản chất, nguồn gốc tư tưởng triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Có thể nói ở cuối thể kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông ‘’không bận tâm đi vào xu hướng duy lý …đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi chẻ làm tư sợi tóc để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có đó, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hiền – 2 nhà triết học khai phá đất Lạc Dương của Tống Nho) hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như một sự mach bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp những hiên tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm, chiêm nghiêm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát ‘’ luật’’ đời bằng những phạm trù triết học.Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù:
Cát – hung tiến – thoái thái – bĩ
Phúc – họa thượng – hạ ích – tổn
Đại – tiểu đắc – táng âm – dương
Xuất – nhập sinh – tử tiêu – trương
Vãng – lai ngoại – nội danh – hư
Gốc rễ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự hiểu biết thấu đáo về con người và xã hội. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học vừa là công cụ để tư duy, để nhận thức vừa là công cụ để giải quyết những vấn đề do tư duy, do nhận thức đặt ra. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để triết lý cuộc sống, dùng thơ để tuyên truyền đạo đức.Bản chất lí học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dựa vào nhận thức về logic cuộc sống (các quy luật tự nhiên và xã hội) áp dụng vào nhữung trường hợp cụ thể. Mục tiêu lí học của ông là tạo nên sự cân bằng, hài hòa và trung dung cho các sự vật, hiện tượng. Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người trong thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là‘’cây đại thụ’’, ‘’bậc sĩ phu tài danh’’ của thế kỷ.
2.2.2 Biểu hiện của chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2.2.1 Chất triết học thể hiện trong ‘’Nhàn’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm ‘’vì con người để đáp ứng được lẽ biến dịch của tạo hóa thì con người phải sống theo lẽ tự nhiên, đó là vui với đạo trời, biết số mệnh và ung dung tự tại’’, triết lý nhàn, tiên, vô sự được thể hiện sâu sắc trong thơ ông. Đó là cuộc sống hòa đồng với người dân nơi thôn dã và thiên nhiên…Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là khép cửa ải lợi danh ồn ào, phiền não lại, cái nhàn ở đây đã đạt đến sự cao đẹp. Chữ nhàn cũng đã xuất hiện trong thơ Chu Văn An, Nguyễn Trãi và một số nhà thơ khác. Đây là một xu hướng sáng tác văn chương của các sĩ phu ở nhiều thời kỳ, thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền phong kiến và sự phủ nhận hiện thực thối nát của xã hội đương thời. Vì thế, giá trị khách quan của nó là tích cực. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ nhàn trở thành một ám ảnh nghệ thuật, bởi nó không chỉ bộc lộ những tâm trạng riêng của ông, gắn liền với thời cuộc, mà còn thể hiện một quan niệm triết học của ông, một cách ứng xử của ông trước cuộc đời:
Phiền hiêu bế khước lợi danh quan
Liêu ngụ nhàn trung dưỡng đắc nhàn
(Thơ chữ Hán: Trung tân quán ngụ hứng)
Khép cửa ải lợi danh, ồn ào phiền não lại
Hãy gửi gắm vào trong cảnh nhàn để nuôi dưỡng thân nhàn)
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm gắn kết với đạo lý của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thời cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Đối với ông, nơi vui thú hơn hết chính là nơi thấy con người mình vẫn không nguội lạnh tấm long với nước với dân: ‘’Tấc cách dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu’’(Ngụ hứng). Ra làm quan với nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được giao giữ những chức vụ trọng yếu trong thời gian ngắn. Đã nhiều lần ông nhắc đến ơn vua, thẹn mình không đủ sức ‘’phò trì ấu chúa’’, và ‘’khôi phục thần châu’’, làm tròn nghĩa vụ ‘’ chúa ưu thần phục’’ nhưng thực chất Nguyễn Bỉnh Khiêm không thích vòng công danh. Dù dốc lòng phù trì xã tắc, ông vẫn mơ ước cuộc sống nhàn dật nơi quê nhà:
Hội khan chỉnh đốn càn khôn phủ
Tân quán Vân am mịch cựu du
(Cảm hứng, bài 5)
Vì thế mà khi từ quan về quê, rời xa lối thụ hưởng vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tụ nhiên. Tận hưởng tài lộc từ thiên nhiên bốn mùa, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí trời đất để gọt rửa bao lo toan vướng bận riêng tư:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Thơ Nôm, bài 73)
‘’Tìm nơi vắng vẻ’’ cũng là tránh nơi lợi danh huyên náo, nhưng không phải là trốn tránh, là cách biệt với thế giới bên ngoài, xa rời cuộc sống. Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về công việc của bậc tao nhân mặc khách với ‘’cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà’’, trở về với ‘’ một mai, một cuốc, một cần câu’’ của một lão nông. ‘’Nhàn’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ biểu hiện của an bần lạc đạo, của ung dung, tự tại mà còn biểu hiện của một phong thái sống cởi mở, hồ hởi với tạo vật, biết gắn mình với thiên nhiên. Cũng giống Nguyễn Trãi, ông về với ruộng vườn, hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống thật ‘’thích chí’’ giữa trăng hoa, chim muông “Bến nguyệt, thuyền kề, hai bãi mía / An mây, cửa khép một cành pheo / Cá tôm tối chát bên kia bến / Củi đốt ngày mua mé nọ đè’’(Thơ Nôm, bài 83). Ông cũng tìm được ở đó một không gian đất trời không thoảng chút hoa lệ, không mang hơi thở giàu sang phú quý, chỉ có màu xanh của cây cỏ, màu vàng của ánh trăng:
Hiểu lâm thái phố sương niên lí
Dạ phiếm ngư cơ nguyệt mãn thuyền
(Thơ Nôm, bài 4)
Chữ ‘’nhàn’’ bàng bạc suốt cuộc đời thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất nhiều bài thơ của ông nhắc tới chữ ‘’nhàn’’.Trong Bạch Vân thi tập có 11 lần nhắc đến chữ ‘’nhàn’’, trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 31 lần,…được dùng rất linh hoạt: thân nhàn, thanh nhàn, an nhàn, phận nhàn, rỗi nhàn, thú nhàn…
Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ ‘’nhàn’’ trở thành một ám ảnh nghệ thuật, bởi nó không chỉ bộc lộ những tâm trạng riêng của ông, gắn liền với thời cuộc mà còn thể hiện một quan niệm triết học của ông, một cách ứng xử trước thời thê:
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn
(Thơ Nôm, bài 8)
Trong quan niệm của ông, ‘’nhàn’’ là giữ cho mình trong sạch, cũng là cách bảo vệ khí tiết của nhà Nho và phẩm giá của con người:
Yếm khan trọc thế đầu phù vinh
Tân quán thâu nhàn ngã độc thanh
(Ngụ hứng)
(Chán nhìn trò đua chen vinh hoa hão ở cái đời vẩn đục này
Thâu cái nhàn trong quán Trung Tân riêng ta trong sạch).
Bản chất của chữ “nhàn” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhàn là tìm kiếm sự thanh thản chứ không phải sự lười nhác. Hạn chế của chữ “nhàn” trong thơ Bạch Vân cư sĩ là ở chỗ nhiều khi yếu tố “rỗi nhàn”, “nhàn tản”, “yên phận” khá đậm nét. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói tới “rỗi nhàn”, “vô sự ngáy pho pho” như để cợt đùa cùng thói tục nhưng đồng thời lại để thi vị hóa cuộc đời ẩn dật.
2.2.2.2 Chất triết học thể hiện qua những quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thiên mệnh, thế sự.
Gần trọn cuộc đời quy ẩn, sống với nhân dân lao động, triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều cách nói giống người bình dân. Trước hết đó là quan niệm vũ trụ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng ông trời sinh ra con người, cho sao được vậy không nên tranh giành cái danh ở triều đình, giành nhau cái lợi ở chợ búa. Bởi “Trời nẻo có sinh thì có dưỡng / Dể hầu nằm giữa mất phần chăng”(Thơ Nôm, bài 136), “khó khăn dầu ở mệnh trời”, “được thua phú quý dầu thiên mệnh / Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn”.
Triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được thể hiện ở quan niệm tuần hoàn về vũ trụ. Đó là sự chuyển hóa, biến đổi giữa các mặt đối lập, biến đổi liên tục của vật chất, của sự vật. Khi sự vật đạt đến đỉnh điểm của trạng thái này thì nó sẽ chuyển thành trạng thái đối lập:
Hoa càng khoe nở, hoa thêm rữa
Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi
(Thơ Nôm, bài 48)
Sự vận động liên tục có khi nhờ vào nững tác động của bên ngoài:
Thế gian biến cải, vũng nên đồi
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
(Thơ Nôm, bài 71)
Sen, mùa trước đổi, mùa sau mọc
Triều,cửa này ròng, cửa khác cường
(Thơ Nôm, bài 98)
“Thiên nhiên tương cảm, thiên nhiên tương dữ”,sự vận động của vũ trụ cũng là một sự vận động của xã hội loài người. Có hai trạng thái đối lập tồn tại trong cùng một sự vật cũng có cái phúc va cái họa luôn song tồn trong cuộc đời con người: “Chung trong họa phúc ít người hay / Suy, thịnh hằng lề rắp đổi thay” ( Thơ Nôm, bài 57), hay đó còn là quan niệm thời vần trong cuộc sống:
Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến bò ra
(Thơ Nôm, bài 75)
Về thế sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập tới các mối quan hệ xã hội như sang – giàu, quý – tiện, các quan hệ thầy trò, bạn bè, làng xóm…Cảm hứng phê phán bắt nguồn từ tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời xuất phát từ những điều mắt thấy tai nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán thói đời – những biểu hiện suy vi của đạo đức Nho gia, những biểu hiện trái ngược đạo lý dân tộc:
Người của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người
(Thơ Nôm, bài 80)
Quan niệm về đạo người là một quan niệm mới mẻ và tiến bộ đối với với người đương thời và được Nguyễn Bỉnh Khiêm khái quát từ nhu cầu thực tiễn: con người tham lam, hám tiền, hám danh lợi, coi rẻ tinh nghĩa…
Khi nói về thế thái nhân tình:
Thớt có thanh tao ruồi đậu đến
Gan không mật mỡ kiếm bò chi
(Thơ Nôm, bài 58)
Hoặc tương tự:
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lãng
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen
(Thơ Nôm, bài 5)
Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, cuộc sống thanh cao của người bình dân đáng quý trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền.
Tầm khái quát sâu rộng của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là ở chỗ những hiện thực đạo đức suy đồi của thời đại, thơ ông có sức khái quát mang ý nghĩa phê phán, tố cáo những tiêu cực của nhiều thời đại khác nhau. Nguyễn Bỉnh Khiêm tố cáo thế lực đồng tiền, tố cáo thói đời chủ yếu trên lập trường đạo đức phong kiến, khẳng định Nho giáo chứ chưa phải chủ yếu trên lập trường nhân bản như các tác giả văn học cuối hté kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX.
2.2.2.3 Chất triết học được thể hiện qua những giáo huấn
Triết lý đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm giáo dục thiên hạ, thơ văn của ông chính là những lời khuyên răn đe theo chí hướng của ông. Ông muốn đem đạo đức thánh hiền phổ biến trong nhân dân, làm cho con người nhận thức được những đạo lý cuộc sống.
Nguyễn Bỉnh Khiêm lập ra quán Trung Tân, có bài bia khuyên làm từ thiện. Trong đó ông trình bày những quan niệm đạo đức, luân lý của ông:
Thờ cha hết đạo làm con
Thờ vua phải giữ cho tròn đạo tôi
Anh phải thuận, em phải kính
Chồng bàn ra, vợ thích tàng ngay.
Bạn bè giao kết xưa nay
Lòng tin chớ có thay đổi tấm lòng
Chớ thấy thiện nhơ mà khinh bỏ
Cũng đừng coi ác nhỏ mà làm.
Khi mới đọc lên, ta thấy tư tưởng triết lý đạo đức, cách dạy đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm giống với quần thần, phụ tử, phu tử với cái đức từ thiện, bác ái cảu đạo phật. Nhưng xét kỹ ta lại thấy ý thức của những quan niệm gò bó chật hẹp xưa đã được mở rộng hơn hợp với đạo đức của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Những đạo lý mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề ra không khô khan, lý trí như trong đạo nho mà qua thơ văn của ông đã trở nên đầm ấm, giàu cảm xúc. Đối với cha mẹ lúc già yếu là sự săn sóc:
Hay khi on sảnh bề cung dưỡng
Siêng thuở thần hôn việc hỏi han
Anh em đối với nhau là tình thương máu mủ:
Biết kính hay yêu mến thuận hòa
Yêu thương há thấy lòng mẹ cha
Chồng vợ đối với nhau là nghĩa tao khang, thủy chung, sự gắn bó chia sẻ:
Lỗi nhỏ thứ cho đừng sá giận
Tình thần nghĩ đến cũng nên thương
(khuyên phu đãi thê)
Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đối với “hiếu sinh” và tấm lòng từ thiện của con người:
Để đức bản hiếu sinh
Thân vật manh sát lục
(Đức của trời vốn hiếu sinh
Nên thận trọng chớ giết nhau bừa bãi)
(Lâm quán quan ngữ)
Trong cái khuôn trung hiếu, tiết nghĩa,…nội dung đạo lý của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề, lắm khi vượt ra ngoài quan niệm lễ giáo phong kiến, rất gần với quan điểm và nhận thức của nhân dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm “người ta tính vốn thiện”, “giữ trọn được tính thiện là trung” (Bi ký quán Trung Tân). Trước thời cuộc đen bạc, những lời giáo huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại càng có ý nghĩa làm cho xã hội nhân văn, tốt đẹp là mơ ước lý tưởng của ông. Thơ đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm góp phần cũng cố và làm phong phú thêm truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
2.2.2.4 Chất triết học còn được thể hiện ở quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về chữ “dân”.
Tiếp cận những tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đọc sẽ bắt gặp rất nhiều yếu tố hiện thực trong xã hội trong đó.Có thể nói đây là một mô thức tư tưởng phổ quát của nhà nho nói chung tức là sự bộc lộ tinh thần ái nhân (dựa vào tiêu chí đạo đức để bộc lộ thái độ). Ông gọi những kẻ gây ra những xung đột trong các phe phái trong triều là “nghịch tặc” và ca ngợi quân đội nhà vua là “dĩ nhân phạt bất nhân”. Ông kêu gọi kẻ sĩ, người hiền tài trong thiên hạ hãy ra giúp nước cứu đời:
Dân giai thức mục quan tân chính
Thùy mị quân vương há thái bình
(Ngụ hứng)
Trong thơ ông ta bắt gặp không ít những băn khoăn của một con người chưa tìm được chỗ đứng, một chốn nương thân như mong muốn để thi thố tài năng. Ông ước mơ về cảnh thịnh trị như thời Đường ngu: “Y cựu kiền khôn nhất thái hòa”(Ngụ hứng, bài 2). Có lúc ông tự hỏi: ai sẽ là người đưa dân lành thoát khỏi cảnh loạn lạc:
Vô cô dân cửu li đồ độc
Bất sát thùy năng úy hễ tô
(Cảm hứng thi)
Từ “dân” được nhắc đến nhiều trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bức tranh liên hoàn phản ánh cuộc sống cùng cực của người dân cũng chính là cảm hứng xuyên suốt tập “Bạch Vân am”. Qua đó ông tỏ thái độ kiên quyết phản đối chiến tranh phong kiến. Ông lớn tiếng vạch ra thủ phạm của nỗi thảm kịch (khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành song,xương chất thành núi), rồi hỏi tội chúng:
Hà khất khu khu sự chiến tranh
(Cảm hứng thi)
Quan tâm đến đời sống của nhân dân, nhất là ở những nơi thôn dã. Trong bài thơ chữ Hán: Tăng Thử, ông bày tỏ sự thông cảm sâu sắc đối với cảnh lầm than của nhân dân (dịch):
Ngoài đồng chỉ có nắm lúa khô
Trong kho không còn hạt thóc thừa
Người nông dân khó nhọc và than thở
Người cày ruộng gầy ốm và khóc lóc
Đặc biệt, bài thơ Cảm hứng dài đến 300 câu, ông nêu lên bao nhiêu cảnh đau lòng, chết chóc, đói khổ, áp bức, loạn lạc, biệt ly. Ông phê phán rất gay gắt chiến tranh, nhân dân luôn chìm đắm trong máu lửa, hết giặc lại cướp, đói khổ liên miên và ông quy trách nhiệm là tại nhà cầm quyền. Cái nhìn hiện thực này là điều, trong thơ Việt Nam trước ông, chưa từng có (dịch):
Dắt vợ bế con đi
Lưu ly đến nỗi vứt bỏ cả con trẻ
Già ốm lăn xuống ngòi rãnh
Chết đói nằm đầy cổng làng
Chẳng khác chim bị đốt cháy mất tổ
Giống hệt như con cá mè đỏ đuôi (chết)
Lúc ấy như thế là cùng cực
Dân sống rất tiều tụy...
Và như thế, ông đã đứng hẳn về phía nhân dân. Thơ ông toát lên khát vọng hòa bình, bắt nguồn từ cuộc nội chiến mang đến cho nhân dân đau thương, ly tán và đói khổ. Từ thực tế của những bài học lịch sử, ông hiểu ra rằng:
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân
Thơ chữ Hán: Cảm hứng
(Từ xưa đến nay, nước lấy dân làm gốc)
Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân)
Dân là gốc của nước bởi vậy ông khuyên kẻ thống trị phải chú trọng đến dân: “cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân” (Cảm hứng thi).
Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng về phía nhân dân lao động để phê phán, phản đối chiến tranh. Những tư tưởng đó của ông đã vượt ra ngoài lợi ích của kẻ thống trị, vượt ra ngoài sách vở, giáo lý thánh hiền để gắn liền với cảnh ngộ thực tế của người dân đang rên xiết vì chiến tranh trong giai đoạn này.
2.2.3 Sự kết hợp hài hòa giữa những triết lý và trữ tình trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lấy thơ để nói chí, dùng văn chương để truyền thụ đạo lý là việc thường thấy trong sáng tác của các tác giả văn học cổ. Nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ nói chí, thơ đạo lý thành một lối thơ triết học. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều bài rất hàm xúc, cô đọng. Đọc thơ ông, chúng ta gặp những suy luận triết học, nững nguyên lý, tư tưởng có hiện tượng, bản chất, nguyên nhân, kết quả:
Vị nọ có bùi không có ngọt
Thức kia chầy thắm lại chầy phai
(Thơ Nôm, bài 42)
Để tăng tính thuyết phục, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những câu mang tính giả thuyết, nghi vấn nhưng phần nhiều là những câu mang tính khảng định mạnh mẽ như các định lí, các châm ngôn:
Tranh khôn ắt có bề lo lắng
(Thơ Nôm, bài 72)
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Gan không mật mỡ, kiến bò đi
(Thơ Nôm, bài 58)
Thơ Trạng Trình tác động mạnh tới lí trí, tới nhận thức người đọc bằng phương pháp đối lập. Thơ triết lí nhưng không khô khan. Tác giả thường diễn đạt những vấn đề của tư tưởng, của luận lý logic những hiện tượng nghệ thuật cụ thể, sinh động. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng những hình tượng mang tính ước lệ trong văn học trung đại để diễn đạt những nội dung tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho giáo như sử dung hình tượng tùng, cúc, trúc, mai để nói về người quân tử…
Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện hàng loạt những hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống dân dã: cua ốc, ổ rơm, măng tre, nương cỏ…Thiên nhiên bình dị trở thành đối tượng thẩm mỹ là một cách tân nghệ thuật có từ thời xưa được Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục phát huy.
Tuy nhiên sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ ở những hình tượng nghệ thuật mà còn trong tấm lòng tác giả đã gửi gắm vào trong thơ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn thiên nhiên để minh họa và lý giải triết học. Nhưng đọc thơ ông, chúng ta thấy ánh trăng, bong núi, từng ngọn cỏ, cành hoa…đều trở nên chan chứa tình người:
Hoa nở luồng hay tin gió
Đêm thanh còn thấy bóng trăng
(Thơ Nôm, bài 16)
Đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta hình dung một con người thông minh, sắc sảo, trầm tư và kín đáo, có cái nhìn thấu suốt tâm can nhưng đồng thời đó cũng là con người tràn trề yêu đời, tâm hồn luôn rạo rực, thiết tha.
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy ta thấy chất triết học là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thơ để thể hiện những quan điểm triết học, dùng thơ để triết lý cuộc sống, để tuyên truyền đạo lý một cách rất thành công. Những triết lý ấy tưởng chừng như khô khan, khó tiếp nhận nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng sự tinh tế đã làm cho nó gần gũi, dễ đi vào lòng người đọc.
Những tư tưởng triết học ấy bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xã hội lúc bấy giờ - một xã hội chứa đầy biến động, bất ổn của thế kỷ XVI. Sống trong cảnh lạc loạn, luôn gần gũi nhân dân, thấu hiểu những nỗi khổ của nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm ôm ấp ước mơ xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị. Đó là một xã hội hòa bình không có chiến tranh, nhân dân được sống yên ổn, xã hội có tôi hiền vua thánh minh, đó là một xã hội có bộ mạt đạo đức tốt đẹp, người với người đối xử với nhau hòa thuận. Tất cả những khái niệm về đạo trời, đạo người là cơ sở để hình thành quan niệm nhân sinh của ông.
Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy đề cao tư tưởng an nhàn, tự tại nhưng vẫn không tách rời quần chúng nhân dân. Hơn nữa, đó là thái độ sống chống lại lối sống lợi danh, bon chen của con người trong xã hội đương thời. Cùng với thời gian, những giá trị văn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng được khẳng định, tấm lòng lo trước cái lo của thiên hạ,vui sau cái vui của thiên hạ trong nhân cách cao quý, trong cái chất “vàng mười” của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVI.
Vè trái cây
Standard
Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Trái cây bạn nhé!
Ăn vào mát mẻ
Là trái thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là trái dưa hấu
Lão Hạc - Nam cao
Standard
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi.
Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi
à ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công-ta. Lão Hạc, đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm hạn nữa... Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó, lại nhảy vọt sang chuyện thằng
ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. ý thằng con lão, thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu ? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng. Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con rai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này,
Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi :
Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cung như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn ? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này :
Con chó vẫn hếch mồm lên nhìn chẳng lộ một vẻ gì ; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng doạ :
Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí :
Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu ? Nó không có tiền cưới vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó ; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...". Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được
Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi :
Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đành phải bỏ. Ðàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào, họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa mầu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tí gì bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt...
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...
- Ông giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo :
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ !
Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhì để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết
rằng : lão nói là nói để có đấy thôi ; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao ? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế..
nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu ! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng : mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. ấy thế mà tôi cũng bán ! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tý gì đâu ? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi...
Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn Lão Hạc, lão nghĩ gì ? Ðột nhiên lão
bảo tôi :
- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông
giáo ạ !
con như vậy :
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc
cưới vợ thì giết thịt...
để rồi gắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác ; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ ?... Lạy trời lạy đất ! Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì nó thôi
ngay, nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa. Nhưng nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn theo đuổi con kia mãi. Lão thương con lắm. Nhưng biết làm sao được ?... Tháng mười năm ấy, con kia đi lấy chồng ; nó lấy con trai một ông phó lý, nhà có của. Thằng con lão sinh phẫn chí. Ngay mấy hôm sau,
nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su...
- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ ! Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo : "Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà ; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo ; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn ; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa ? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi ?...
*
* *
- Cậu có nhớ bố cậu không ? Hả cậu Vàng ? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không ? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy !
- Nó giết mày đấy ! Mày có biết không ? Ông cho thì bỏ bố ! Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa :
- Mừng à ? Vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !
- à không ! à không ! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm ! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi... lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống. Lão ngẩn mặt ra một chút,
rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Ðấy là lão tính tiền bòn vườn của con...
một trăm đồng bạc...
- ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ ! Hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn... ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền vào đấy ?...
- Thì ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được ? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy già đi, bán hụt
tiền, có phải hoài không ? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích...
Lão ngắt lại một phút, rồi tắc lưỡi :
- Thôi thì bán phắt đi ! Ðỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu ?
*
* *
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
- Thế nó cho bắt à ?
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Tôi an ủi lão :
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Lão cười va ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại.
Tôi vui vẻ bảo :
- Thế là được, chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !
Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất : Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại
lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm
ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng
nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão
viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến ; khi nào
con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được,
để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai : Lão già yếu lắm rồi,
không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai
đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : lão
còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc,
muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là
của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...
Tôi bật cười bảo lão :
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để
tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
- Không, ông giáo ạ ! ¡n mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
- Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả.
Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già
nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Lão cười nhạt bảo :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt
đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối,
hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ
ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi :
- Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai
làm lão khổ ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? Chính con mình cũng đói. ..
Chao ôi ! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,
thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những
cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng
thương ; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến
một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì
đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn
đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vây, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như
lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão cứ chối tất cả những cái gì
tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi
dần dần...
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo
nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh làng. Ta
khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với binh Tư.
Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi : Hắn làm nghề ăn trộm nên
vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
- Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết
chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :
- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi
một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai
hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó
!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến
hàng xóm, láng giềng.. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh
Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...
*
* *
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng
buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy
những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người
hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào.
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai
mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại
bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi
đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết
thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình
lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão
Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của
lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại
cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để
lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
Subscribe to:
Posts (Atom)