Tuesday, June 9, 2015

TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN - Nguồn Sp Văn K37.ĐHSP

Standard





MỤC LỤC

III. Các chặng đường hoạt động của Lỗ Tấn…………………………………….6


A.
MỞ ĐẦU


I. Tác Giả
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút.
Ông nội là Chu Giới Phu, đỗ tiến sĩ đời Thanh, có chân trong viện hàn lâm, sau là tri huyện, can án trường thi nên bị cách chức hạ ngục. Cha của ông là Chu Bá Nghi. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà người thôn quê nhưng bà tự học có thể đọc sách được, bà là người sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ      .
Lỗ Tấn học vỡ lòng từ năm 6 tuổi. Năm 12 tuổi học trường Tam Vị tới năm
17 tuổi. Từ thuở bé,  ông đã là người ham hiểu biết, thích đọc sách, ham mê  truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết và thích xem hát tuồng, xem tranh dân gian.
Năm 1898, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Học ở đây một năm, ông chuyển qua trường Khoáng vụ thiết lộ học đường, học kĩ sư hầm mỏ. Trong thời gian này ông đã thu nhận được nhiều kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội của phương Tây, tiếp thu tư tưởng duy tân, hiểu được tinh thần dân chủ, chịu hưởng khá sâu  sắc quan điểm tiến hóa của Đácuyn.
Tháng 3 năm 1902, Lỗ Tấn tốt nghiệp trường Khoáng Lộ, ông được cử  đi  du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc.
Năm 1904, ông chính thức vào học ngành Y ở trường Đại học Tiên Ðài.
Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Vernes.
Năm 1908, Lỗ Tấn Tham gia Quang phục hội, một tổ chức cách mạng chống lại triều đình Mãn Thanh.
Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về  Trung Quốc. Năm1910,Lỗ Tấn trở về quê nhà và dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian.
Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, ông tham gia cách mạng, sau  đó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng.
Năm 1912, chính phủ lâm thời Trung Quốc thành lập,  Lỗ Tấn đến nhận chức kiểm sự tại bộ Giáo dục. Sau đo ông theo chính phủ dời tới Bắc Kinh.
Từ 1912 đến 1917, Lỗ Tấn dồn sức lực, tâm trí vào việc khảo cứu, hiệu đính, nghiên cứu sách cổ, kinh kệ Phật.
Năm 1917, cách mạng tháng mười Nga thành công mở ra con đường mới giải phóng cho nhân dân lao động. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp trí thức Trung Quốc trong đó có Lỗ Tấn.
Tháng 5 năm 1818, Lỗ Tấn cho ra đời  truyện ngắn: Nhật kí  người điên. Lỗ tấn lao vào hoạt động sáng tác, tuyên truyền với tư thế chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đó.
Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Trong thời gian này ông đã viết A.Q chính truyện (1921),
Từ năm 1926,chính phủ Đoàn Kì Thụy thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh chính trị của trường đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh, ông viết báo vạch trần tội ác của chính phủ này, ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường của thanh niên học sinh và bị chính phủ Đoàn Kì Thụy theo dõi buộc ông phải dời Bắc Kinh tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Ðầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa Văn của trường Đại học Trung Sơn.
Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải. Ông đã nhận ra được  rằng “chỉ có giai cấp vô sản đang lên mới có tương lai”. Từ đây trở đi Lỗ Tấn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản để sáng tác và hoạt động xã hội. Ông dồn sức lực vào hoạt động sáng tác văn học.
Năm 1928, ông tham gia Trung Quốc cách mạng hỗ tế hội, làm chủ biên Tạp chí Dòng nước xiết và Tơ lòng (Ngữ ty).
Đầu năm 1929, ông cùng một số thanh niên tiến bộ lập nên nhóm Triêu hoa và xuất bản Triêu hoa chu san nhằm giới thiệu văn học Nga Xô viết. Cũng lúc này Lỗ Tấn bắt tay vào dịch và giới thiệu có hệ thống lí luận văn nghệ mác xít.
Năm 1930, Lỗ Tấn cùng một sỗ nhà văn như Úc Đạt Phu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn …thành lập hội liên hiệp các nhà văn cánh  tả dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Năm 1933, Lố Tấn đã tham gia vào rất nhiều hoạt động: Trao thư phản kháng những hành động sát hại dã man của phát xít Hitle đối với công nhân, trí thức ở Đức, tổ chức hội nghị Viễn Đông, ra nhập nhiều tổ chức xã hội.
Trong 9 năm sống Ở  Thượng Hải, ông đã viết nhiều tạp văn, truyện ngắn và biên dịch một sỗ tác phẩm văn học thế giới trong đõ nhiều nhất là văn học Nga…Ông làm việc dồn dập không chút nghỉ ngơi. Bệnh lao ngày càng trầm trọng và ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn qua đời. 

        Sự văn học  của mình, Lỗ Tấn đã tạo ra một số lượng tác phẩm phong phú với nhiều thể loại: Truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới, kịch, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật, tạp văn… Trong đó, truyện ngắn được coi là thành công hơn cả.
Ø  Truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên(1918) được in trên
tờ Thanh niên mới số tháng 5 – 1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Từ năm 1921 đến 1927 có thể nói là những năm đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn với sự ra đời của hai tập truyện ngắn nổi tiếng: Gào thét (1921 – 1924) gồm 14 truyện và Bàng hoàng (1924 – 1925) gồm 11 truyện. Trong  đó có AQ chính truyện – tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn.
          Nội dung bao trùm trong những truyện ngắn của Lỗ Tấn là cuộc sống của
người nông dân, cuộc sống người phụ nữ, người phụ nữ và vấn đề cách mạng… Cương lĩnh sáng tác của ông là vạch trần cái xấu xa của xã hội lớp trên, phản ánh nỗi bất hạnh của xã hội lớp dưới.
Ø  Tạp văn chiếm một số lượng khá lớn trong di sản văn học Lỗ Tấn.
Lỗ Tấn có 650 bài tạp văn được thu thập trong 16 tập, chia làm hai loại: Một loại thiên về nghị luận và một loại thiên về trữ tình, tự sự. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Quan niệm của tôi về tiết liệt, Nôra đi rồi thì ra sao, Dạo bút dưới đèn, Kỷ niệm Lưu Hòa Trân, Hoa hồng không hoa…
Nội dung chiếm lĩnh hầu hết những bài tạp văn này là quan điểm của nhà văn về xã hội Trung Quốc thông qua những vấn đề mà ông đề cập: như vấn đề người phụ nữ, vấn đề “người ăn thịt người” hay thái độ xót xa về tình cảnh của đất nước Trung Quốc thời phong kiến. Tính chiến đấu phản đế, phản phong thể hiện rất rõ  trong những tác phẩm này, đồng thời Lỗ Tấn đã kế thừa tư tưởng vô sản như một phương tiện hữu hiệu để tăng tính chiến đấu cho các tác phẩm của mình.
Ø  Lỗ Tấn còn có tập“thơ văn xuôi” Cỏ dại giàu tính hiện đại, nói về cuộc
đấu tranh không khoan nhượng chống thế lực đen tối đang ám ảnh, thể hiện nỗi u uất và buồn đau, nỗi căm hờn và tinh thần chiến đấu.
Ø  Ngoài ra, Lỗ Tấn còn sáng tác kịch, viết nghiên cứu lý luận và phê bình và
dịch” nhiều tác phẩm của văn học Nga sang tiếng Trung. Nhưng, truyện ngắn và tạp văn vẫn được coi là những thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp văn học của ông.

 III. Các chặng đường hoạt động của Lỗ Tấn
Qua phần giới thiệu về cuộc đời, tiểu sử của Lỗ Tấn, ta có thể chia cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn làm 3 giai đoạn:
-          Giai đoạn 1: 1881 - 1918
-          Giai đoạn 2: 1919 - 1926
-          Giai đoạn 3:1928 - 1936
Ø  Giai đoạn 1: 1881 - 1918
Đây là giai đoạn đầu đời của nhà  yêu nước. Lên 6 tuổi, Lỗ Tấn học trường làng. Ông tỏ ra khá thông minh, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng ông đã học hết các thư tịch cổ. Ông ham mê văn chương dân gian, hội họa và sân khấu. 18 ông đến Nam Kinh. Đầu tiên ông vào học tại trường  Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải).  Hai năm sau ông thi vào trường Khoáng lộ học đường ( đào tạo kĩ sư mõ địa chất). Cả hai trường này là trường Tây học mà không còn trường Hán học nữa.
Nhiều kiến thức khoa học phương Tây,, hồi này ông học rất nhiều.Giai đoạn này ông đọc và học được rất nhiều kiến thức về công trình khoa học kĩ thuật hay khoa học tư nhiên, và trong đó ông có đọc tác phẩm thiên diễn luận của  Hoc-xlay. Hoc-xlay đã trình bày học thuyết tiến hóa của mình Đácuyn trong công trình của mình.  Ông đọc say mê nên ông có nhiều ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa.
Năm 1902, Lỗ Tấn du học ở Nhật. Lỗ Tấn chính thức gia nhập Quang Phục Hội. Lỗ Tấn bộc lộ nhiệt huyết yêu nước của mình bằng hành động và bằng cả tiếng lòng thiết tha.  Ông đã viết Ngã Di Ngã huyết tiến  Hiên Viên ( Hoa Viên: Thần tổ của người Trung Quốc, tượng trưng cho người Trung Quốc, Trung Hoa). Sau hai năm học tiếng Nhật ở Hoàng Văn Học Hiệu, năm 1904, Lỗ Tấn chính thức vào học ở trường Thuốc Tiên Đài. Sở dĩ vào học trường thuốc Tiên Đài là bởi lòng yêu nước. Nước Nhật thời này là tấm gương trong việc dùng nghành y  để chấn hưng và phát triền nền kinh tế và văn hóa, xã hội. Vì vậy Lỗ Tấn đã vào học trường Y để mong thực hiện được ước mơ của mình là dùng thuốc để cải tạo xã hội Trung Quốc. Mặt khác, Lỗ Tấn học thuốc nhằm nghiên cứu những người dân lành bị bệnh như cha của ông.
Năm 1906, một hôm Lỗ Tấn xem phim tài liệu về cuộc đấu tranh Nga- Nhật, trong phim có cảnh người Trung Quốc làm mật thám cho quân Nga bị quân Nhật xử tử trước đám đông nhân dân Trung Quốc. Trước cảnh nhân dân mình bị xử tử, công chúng nhân dân Trung Quốc tỏ ra hoan hĩ, vui mừng. Hình ảnh này đã kích mạnh đối với Lỗ Tấn. Ông cho rằng nghề thuốc chỉ có thể chữa bệnh về thể xác chứ nào chữa được bệnh tinh thần trong nhân dân. Nên ông quyết định nghỉ học trường thuốc và chuyển sang hoạt động văn nghệ. Trong thời gian này ông đọc rất nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, đặc biệt là các nhà văn lớn Châu Âu. Và ông cũng đã dịch một số tác phẩm tiểu thuyết khoa học Jules Vemas.
Năm 1907 Lỗ Tấn viết bài sức mạnh của dòng thơ MA-RA (ma-ra trong tiếng Phạn là ma quỷ). Trong bài viết này, Lỗ Tấn là người đầu tiên giới thiệu những nhà thơ nỗi tiếng của Trung Quốc với độc giả Trung Quốc. đó là nhà thơ Buyron, Chanhdly…Hai nhà thơ lãng mãn lớn nhất nước Anh: , hai nhà thơ vĩ đại của Nga là Puskin và Lac-mong-top…
Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn phải trở về Trung Quốc để nuôi mẹ và chăm sóc em. Về nước ông dạy ở trường Thiệu Hưng và có dạo làm hiệu trưởng trường Thiệu Hưng. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, ông tham gia cách mạng, sau  đó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng. Năm 1912, chính phủ lâm thời Trung Quốc thành lập,  Lỗ Tấn đến nhận chức kiểm sự tại bộ Giáo dục. Sau đó ông theo chính phủ dời tới Bắc Kinh. Từ 1912 đến 1917, Lỗ Tấn dồn sức lực, tâm trí vào việc khảo cứu, hiệu đính, nghiên cứu sách cổ, kinh kệ Phật. Năm 1917, cách mạng tháng mười Nga thành công mở ra con đường mới giải phóng cho nhân dân lao động. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp trí thức Trung Quốc trong đó có Lỗ Tấn.
Năm 1918 ông cho ra mắt bạn đọc truyện ngắn đầu tay của mình là Nhật kí người điên  được in trong tập thanh niên mới số tháng 5. Các nhà nghiên cứu văn học đều cho rằng truyện này là phát súng bắn vào dinh lũy phong kiến.
Ø  Giai đoạn 2 : 1919-1927
 Đây là giai đoạn Lỗ Tấn đi từ tiến hóa luận đến giai cấp luận. Nó đánh dấu bước phát triển trong nhận thức  tư tưởng và sáng tạo của Lỗ Tấn.
 4/5/1919 phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Đây là phong trào đấu tranh chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Nga. Nó cũng là dấu son chói lọi, là cột mốc đầu tiên của thời kì hiện đại trong lịch sử Trung Quốc. Và Lỗ Tấn cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào này. Trong giai đoạn này Lỗ Tấn vừa giảng dạy vừa sáng tạo.
1920-1925, Lỗ Tấn làm giáo sư tại trường Đại Học Bắc Kinh, cao đẳng sư phạm Bắc Kinh, và Đại học nữ sư phạm Bắc Kinh. Lúc này Lỗ Tấn tổ chức cho sinh viên nghiên cứu văn học và trong các phong trào đấu tranh của sinh viên, ông chính là chỗ dựa tinh thần của họ. Năm 1926, đề xướng phong trào “văn học cách mạng”.
Ø  Giai đoạn 3: 1928-1936
Là giai đoạn Lỗ Tấn tập trung  dịch và giới thiệu công trình  văn nghệ lí luận Macxit, ông lo tổ chức và xây dựng đội ngũ nhà văn Trung Quốc.
Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, lúc này Quảng Châu đang sục sôi không khí cách mạng. Lỗ Tấn đến Quảng Châu làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa Văn trường Đại học Trung Sơn.
Tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch đã gây ra vụ phản biện, ông thấy lực lưởng cảnh sát của Tưởng giết rất nhiều người, đặc biệt là thanh niên yêu nước. Từ đấy, ông có cách nhìn  khác đi.
Tháng 10/1927 ông rời Quảng Châu về Thượng Hải. Đến Thượng Hải, Lỗ Tấn gặp Mao Thuẫn (tức Thẩm Nhạn Băng) rồi Quách Mạn Nhược cũng từ Hương Cảng đến, dự định là khôi phục, cải tạo lại tờ Sáng tạo chu đáo, nhưng không thực hiện được. Giữa lúc đó tờ Ngữ ti dời xuống Thượng Hải, Lỗ Tấn phụ trách biên tập.
Tháng 6-1928, Lỗ Tấn chủ biên tờ Bôn Lưu (Dòng nước xiết) ra hàng tháng, đến đầu năm 1929 thì được đính bản.
Đầu năm 1929, thành lập nhóm Triêu Hoa (hoa sớm). Đầu năm 1930,  một sự kiện quan trọng trong hoạt động văn nghệ của Lỗ Tấn, thành lập Hội liên hiệp các nhà văn cánh tả, gọi tắt là hội Tả liên (Lỗ Tấn, Mao Thuẫn…những người trong nhóm Sáng tạo và nhóm Thái Dương). Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của hội Tả Liên, phong trào văn học trở nên rầm rộ, phát triển mạnh, xuất bản được nhiều tờ tạp chí, … hội viên ngày càng đông, các địa phương đều lập chi hội riêng.
Trước tình hình Nhật xâm chiếm Trung Quốc, đã hoạt động được 6 năm (1930-1936), hội tuyên bố giải tán.
Do làm việc quá sức, ngày 19/10/1936, Lỗ Tấn mất tại Thượng Hải. Cái chết của ông là sự mất mát to lớn với nền văn học hiện đại Trung Quốc. Bất chấp sự ngăn cản của cảnh sát Tưởng giới Thạch, người dân đã tổ chức lễ truy điệu long trọng.

B. NỘI  DUNG

I. Tư tưởng trong truyện ngắn Lỗ Tấn

1. Tinh thần triệt để chống phong kiến

Cách mạng văn hóa tư tưởng Ngũ tứ giương cao ngọn cờ chống lễ giáo, đạo đức cũng như toàn bộ kiến trúc thượng tầng của chế độ phong kiến. Lỗ Tấn vĩ đại trước hết vì ông đã dùng ngòi bút để phục vụ cách mạng. Nhật ký người điên là truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn, là phát súng mở đầu, là bài “hịch tuyên chiến” chống lễ giáo, đạo đức phong kiến, phủ nhận triệt để chế độ phong kiến. Qua vài trang nhật ký, tác giả dựng lên cả một xã hội, thu tóm trong lịch sử mấy ngàn năm. Những suy nghĩ này là sự nung nấu trong tâm hồn, là sự trải nghiêm cuộc đời của Lỗ Tấn. Nó trở thành chân lí xui giục người ta hành động, thành viên đạn trái phá, công phá dinh lũy của chế độ phong kiến ngàn năm. Nó cũng là sự cụ thể hóa những lý luận trừu tượng, vạch đường rõ ràng, nhằm đúng mục tiêu, đặt ra phương hướng sáng tác cho chủ trương cách mạng văn học do tạp chí “Tân thanh niên” đề xướng.
Nhân vật người điên trong tác phẩm lên án lịch sử 4000 năm chế độ phong kiến Trung Quốc là lịch sử ăn thịt người, thực chất của cái gọi là “nhân nghĩa, đạo đức” phong kiến chỉ có mấy chữ “ăn thịt người”. Nhà văn khéo thông qua diễn biến tâm lý phức tạp của một người bị bệnh “bách hại cuồng” và vạch ra xã hội Trung Quốc cũ có hai giai tầng, người ăn thịt và người bị ăn thịt. Cố nhiên, người ăn thịt là đại diện cho thế lực phong kiến như cụ Cố Cửu, ông Triệu, ông lang họ Hà và ông “anh” người điên… Qua con mắt người điên, cuộc sống dưới chế độ phong kiến thật là đáng sợ, con người lúc nào cũng nơm nớp đề phòng, người với người là lang sói  “mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong  giọng cười của họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu. Toàn là bọn ăn thịt người”. Rõ ràng, trong bối cảnh ấy, nhân dân lao động phải chịu đựng một cuộc sống cơ cực về vật chất và tối tăm về tinh thần.
Đọc tới phần III của tác phẩm, có một chi tiết quan trọng mà nếu để ý chúng ta sẽ nhận ra dụng ý của nhà văn, đó là cách đặt tên. Cái tên “thôn Lang Sói” mà người điên nghe nói trong mấy ngày trước kể về chuyện mất mùa “có một tên đại ác bị người ta đánh chết. Có kẻ đến moi tim moi gan đem về rán mỡ ăn cho được can đảm”. Câu chuyện đó và cái tên đó cũng đủ khiến ta rùng rợn về cách sống của con người với nhau trong một xã hội.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Nhật ký người điên có hơn 50 lần là sự xuất hiện của cụm từ “ăn thịt người”, “ăn thịt mình”, “ăn thịt lẫn nhau”,… phải chăng tác giả muốn nhấn mạnh về nỗi sợ hãi của người điên nói riêng và nhân dân nói chung khi phải sống trong một xã hội mà tính mạng của họ luôn bị đe dọa và sẵn sàng bị “làm thịt”. Ta không khỏi xót xa và đau đớn khi bắt găp những đoạn văn và nỗi sợ bị “ăn thịt” như là một sự ám ảnh vào trong tâm can “Ông anh mình cũng cùng một bọn với những người ăn thịt mình! Ông anh mình là một kẻ ăn thịt người! Mình là em môt kẻ ăn thịt người! Chính mình bị ăn thịt nhưng lại vẫn là em một kẻ ăn thịt người!”
Nhà văn khéo chỉ ra nguyên nhân của cuộc sống cơ cực và tối tăm ấy. Đó không chỉ là cái ách thống trị cụ thể: bị tri huyện cùm kẹp, bị cường hào tát tai, bị chủ nợ bức chết bố mẹ,…mà còn là những ràng buộc tinh thần độc địa bắt nguồn từ lễ giáo và đạo đức phong kiến. Cuộc đời của Tường Lâm trong Cầu phúc là chuỗi những tháng ngày lăn lóc đau đớn dưới áp lực tàn khốc của lễ giáo và thần quyền  phong kiến, vì sơ ý để con bị sói ăn thit và đi thêm bước nữa mà cTrong tay giai cấp thống trị, lễ giáo và đạo đức phong kiến trở thành “con dao mềm” chặt vào cổ không thấy đau, chém vào đầu không chảy máu – giết người một cách thầm lặng. Nhân dân lao động còn bị ăn thịt bằng cách đó.
Người điên cảnh cáo giai cấp thống trị phong kiến: phải hối cải, từ châm tâm mà hối cải. Nếu không, “loài người chân chính” sẽ tiêu diệt hết thảy “những kẻ ăn thịt người”. Anh còn kêu gọi “cứu lấy trẻ em” – những mầm non tương lai khỏi bị ăn thịt. Người điên là một hình tượng khác thường. Lỗ Tấn khéo thông qua một hình tượng lạ thường như vậy để gây một sự chú ý, để thức tỉnh những người Trung Hoa vốn đang “ngủ mê trong một cái nhà hôp bằng sắt, không có cửa sổ”. Tác phẩm vừa ra đời đã có tiếng vang sâu xa. Nó trở thành phát súng lệnh mở đầu trận công kích lễ giáo đạo đức và thành lũy chế độ phong kiến lâu đời trên mặt trận sáng tác văn nghệ. Nó được ghi nhận là tác phẩm mở đầu của văn học mới Trung Quốc.
Tinh thần triệt để chống phong kiến của nhật ký người điên cũng được thể hiện trong Cây Trường minh đăng. Cây đèn thắp lên từ thời Lương Vũ Đế xa xưa ấy tượng trưng cho uy lực của lễ giáo phong kiến, bởi ngọn đèn ấy “cứ thế truyền từ đời nay, chưa bao giờ tắt”. Mà nhân dân thì mu muội và kém hiểu biết, họ chỉ ra ngoài khi đã xem “hoàng lịch”, đi theo hướng “hỉ thần” để gặp “cát lợi”. Vì thế mọi người  coi việc cây đèn cứ “sáng mãi” là việc đương nhiên, là điều không thể khác được, là phải như thế, nếu không thì sẽ biến thành tai họa, người ta sợ hãi khi nghĩ tới ngôi làng này sẽ “sụt xuống thành biển, mà chúng ta sẽ thành cá hết”.
Người ta hoảng hốt sợ hãi khi có người nghĩ khác đi. Tiếng thét: phải đốt sạch  tòa miếu thờ đèn của nhân vật gợi cho chúng ta nhớ đến lời hô “đốt sách Khổng gia điếm” của học sinh sinh viên Bắc Kinh trong cuộc biểu tình ngày 4/5/1919 (Ngũ tứ). Tuy vậy “những chiến sĩ của giới tinh thần”  đó vẫn bị quần chúng coi là người điên. Bản thân Lỗ Tấn cũng đã từng cảm thấy nỗi đau khổ này. Ông gọi nó là nỗi hiu quạnh của người dũng sĩ múa kích giữa sa mạc. Song đối với ông điều càng đau khổ hơn chính là sự mê muội, an phận của quần chúng trước một kẻ địch “hung dữ như sư tử, giảo quyệt như cáo, lấm lét như thỏ”. Sự mê muội của quần chúng chính là cái cột trụ chống đỡ cho giai cấp thống trị. Do chỗ bản thân sự nghèo khổ không dẫn đến cách mạng, phải thêm vào đó ý thức về sự nghèo khổ mới dẫn đến cách mạng” (C.Mác), cho nên trong tác phẩm của mình, Lỗ Tấn đã tập trung phơi bày những biểu hiện mê muội an phận của nhân dân với mục đích “vạch ra căn bệnh để mọi người tìm phương chạy chữa”. Người điên chính là chiến sĩ phản nghịch khi anh ta kiên quyết đòi thổi tắt ngọn đèn, còn đòi đốt cả cái miếu thờ ngọn đèn để cứu lấy những đứa trẻ linh lợi đáng yêu.
Nhật kí người điênNgọn đèn sáng mãi nói lên tinh thần triệt để chống phong kiến của Lỗ Tấn. Đó là tinh thần chống phong kiến triệt để xưa nay chưa từng có. Những tác phẩm văn học trước kia, kể cả Thủy hử truyện, thường chỉ mới chỉ dừng lại ở mức độ chống một mặt bất hợp lí nào đó của chế đọ phong kiến, với ước muốn xây dựng một chế độ phong kiến hoàn hảo hơn, chưa từng có một tác phẩm nào xuất phát từ lập trường cách mạng để phủ nhận hoàn toàn và triệt để chế độ phong kiến như tác phẩm của Lỗ Tấn. Đó chính là tinh thần của Ngũ tứ.
Sau bài “hịch chống phong kiến” này, nhà văn đi sâu tìm hiểu, khám phá các mặt đời sống xã hội nữa phong kiến nữa thuộc địa Trung Quốc, góp thêm tang chứng cho bản án chống chế độ phong kiến, bày tỏ ước mơ về chế độ xã hội mới công bằng hợp lí hơn.

2. Tiếng kêu thảm thiết đòi quyền sống, quyền làm người

Lỗ tấn sinh ra và lớn lên trong giai đoạn thế giới cũng như đất nước Trung Quốc có nhiều chuyển biến lịch sử to lớn, cùng với sự gần gũi, am hiểu tầng lớp nông dân của mình, ông đã có rất nhiều sáng tác hay viết  về đề tài người dân lao động trong xã hội cũ. Với ông, người nông dân dưới xã hội đương thời không chỉ bị áp chế về mặt vật chất mà cả ở mặt tinh thần. Ông đã nắm được cái mâu thuẫn mang tính bi kịch trong cuộc đời con người và khéo léo đưa nó vào bài viết của mình. Chính điều đó tạo nên sức sống của truyện ngắn Lỗ Tấn.Truyện ngắn Lỗ Tấn đặc biệt là Nhật ký người điên AQ chính truyện là tiếng kêu thảm thiết đòi quyền sống, quyền làm người. Nếu như Nhật kí người điên là tiếng kêu của con người trí thức sớm giác ngộ thì AQ chính truyện lại là tiếng kêu của người nông dân bị bần cùng hóa, bị lưu manh hóa.
Nhật kí người điên là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Lỗ Tấn. Thông qua những trang nhật kí cũng như tâm lý của một người bị bệnh “bách bại cuồng”, Lỗ Tấn đã dựng nên cả một một xã hội Trung Quốc thu nhỏ với hai tầng lớp cơ bản là người ăn thịt và người bị ăn thịt. Những kẻ ăn thịt người chính là đại diện của giai cấp phong kiến cầm quyền còn những người bị ăn thịt chính là những  người nông dân nghèo khổ. Trong truyện, nhân vật người điên luôn bị ám ảnh bởi cảm giác những người xung quanh luôn thèm khát ăn thịt mình tuy nhiên chúng luôn tỏ ra đạo mạo ,tử tế và chính anh trai của “người điên” cũng muốn “ăn thịt” anh ta. Nhân vật “người điên” nhận rõ sự ngột ngạt, giả tạo của cái xã hội mà anh đang sống và sớm ghê tớm cái xã hội ấy. Ở đây người trí thức thức thời sớm như bị cô lập giữa một xã hội những con người mê muội, những kẻ còn giữ thói  “ăn thịt người”. Tiếng kêu yếu ớt của “người điên” ở cuối truyện “hãy cứu lấy các em” phải chăng đó cũng chính là lời kêu gọi của tác giả: hãy cứu lấy những tâm hồn trẻ thơ, những thế hệ tương lai của đất nước, đừng để chúng bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu  “ăn thịt người” cũng như kêu gọi người lớn đừng để chúng “ăn thịt người”.
Khác với Nhật kí người điên,  AQ chính truyện lại là tiếng kêu xé lòng của những người thuộc tầng lớp bần nông dưới xã hội cũ. AQ không có nhà cửa, không ruộng vườn, không nghề nghiệp, không họ hàng thân thích thậm chí không có nổi một cái tên. Quanh năm, ai thuê gì thì làm nấy, Y phải lao động cật lực để nuôi sống bản thân mình.Y quần quật làm thuê mà vẫn không đủ ăn, không đủ mặc, lại bị nhà Cụ Cố nhà họ Triệu bóc lột sức lao động đến tàn tệ, bị mọi người khinh thường thậm chí có lắm khi y còn bị tước cả cái quyền làm thuê. Cuộc đời AQ là một chuỗi ngày đau khổ bất hạnh. Có lẽ chính vì vậy mà y đã tìm ra phép thắng lợi tinh thần để an ủi mình trong những lúc bị bắt nạt, bị đánh đập, bị hành hạ. “Phép thắng lợi tinh thần” là biểu hiện rõ nét của sự đầu hàng, đầu hàng kẻ áp bức mình, đầu hàng số phận, và đầu hàng cả bản thân mình. Y cố gạt người, gạt mình,tự cho rằng mình là người chiến thắng và tự thỏa mãn với điều đó. Còn gì đau đớn hơn khi bị người ta đánh, người ta mắng nhiếc mà không làm được gì để rồi bụng nói với dạ rằng: nó đánh mình khác gì nó đánh đánh bố nó. Thời buổi này thật hết chỗ nói... hay những lúc tự vả vào mặt mình mà tưởng tượng vừa đánh trả lại kẻ thù. Rõ ràng ở đây AQ như được phân ra thành 2 con người đối ngược nhau, trừng trị nhau.  Có những lúc AQ quay ra làm nhục cả những người yếu đuối đáng thương . Sau khi bị lão Tây giả đánh y đã liều lĩnh xoa cái đầu trọc của một ni cô và lấy đó làm thú nhất là khi những người xung quanh y cười lớn. Và chuyện nhục bị đánh đã bay mất theo trận cười. Đó cũng là một biểu hiện trong phép thắng lợi tinh thần của AQ. Tuy nhiên những chiến công từ phép “thắng lợi tinh thần” cũng chỉ là sự hạ mình, dối mình của y, đó chỉ là một cách tự mê hoặc mình, không nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống ê chề nhục nhã của bản thân. Và sự đau đớn, giằng xé ấy kéo dài ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Chính sự tàn ác của giai cấp phong kiến thống trị mà AQ từ một người nông dân hiền lành, thật thà, chất phác trở thành một tên lưu manh, một tên trộm cướp. Giai cấp phong kiến lợi dụng việc có lỗi của AQ với bà vú Ngò để kiếm chác lợi lộc cho mình. Cụ Cố thì  quỵt tiền công, cướp đi manh áo rách của AQ để làm giẻ lau nước tiểu cho đứa con sắp chào đời, phần rách hơn để may cái gót dép cho người ở, bắt AQ mang đến nhà tiền và nến để làm lễ tạ tội. không những thế chúng còn  dùng những của bất lương ấy đem đi cúng chùa. Khi AQ từ trên huyện về, chúng thừa biết những thứ AQ có được là do phạm tội mà ra, chúng muốn vạch tội AQ nhưng muốn lấy hết những gì mình cần ở y mới tha. Giai cấp phong kiến bóc lột vơ vét tất cả những gì mà theo chúng là sử dụng được. Sống trong cái xã hội ấy, người nông dân bị bóp nghẹt mọi mặt của cuộc sống. Trong hoàn cảnh ấy cách mạng ra đời nhưng đến cả cách mạng cũng chối bỏ y, bỏ rơi lợi ích của quần chúng nhân dân. Hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng những người nông dân của Lỗ Tấn vẫn vẫn le lói ước mơ về một tương lai tương sáng tốt đẹp. AQ từng có những khát khao về một người đàn bà làm vợ, một đứa  con để nối dõi : phải rồi đã là đàn ông thì phải có một người vợ. Tuyệt tự rồi thì ai cúng cơm cho.phải có một người vợ. Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại… dù bản thân không có nổi thước đất cắm dùi phải sống nhờ trong đền Thổ Cốc, không  nghề nghiệp nuôi thân nhưng AQ vẫn mong muốn có một gia đình của riêng mình dù ý nghĩ ấy chỉ xuất hiện một cách rất tình cờ (khi bị cô tiểu chửi là đồ tuyệt tự) nhưng ước mơ ấy rất đáng được trân trọng. Tuy nhiên ước mơ tưởng chừng rất đỗi bình thường đối với mọi người ấy thì AQ cũng không có cơ hội thực  hiện được. Tuy nhiên đó cũng là một khao khát chính đáng mà Lỗ Tấn đã phát hiện ra ở AQ hay nói đúng hơn là ở những người bần nông và ra hết sức trân trọng nó. Kể từ sau khi nghe cô tiểu nói đến 2 chữ “tuyệt tự”, AQ đã rất băn khoăn và luôn nghĩ ngợi đến “đàn bà” và đã có hành động không đúng mực với bà vú Ngò. Tuy nhiên đó chỉ là những hành động của một con người cùng quẫn, bế tắc cả trong suy nghĩ và trong hành động. Đọc đến phần này người đọc không cười cái ngây ngô đến ngờ nghệch của AQ hay tức giận trước hành động lỗ mãn của y mà ngược lại, người đọc xót xa thương cảm cho số phận y. Đến khao khát rất đỗi bình thường mà y cũng không thể nào đạt được.
Thông qua cuộc đời nhân vật “người điên” trong Nhật kí người điên và AQ trong AQ chính truyện ta phần nào thấy được cuộc sống tối tăm, đau khổ của người dân Trung Quốc đương thời. Chính cái xã hội phong kiến thối nát ngột ngạt cùng với cuộc cách mạng hời hợt, không quan tâm đến đời sống nhân dân đã đẩy con người vào tấn bi kịch. Trong cái xã hội ấy, người nông dân bị đẩy vào đến bước đường cùng. Người nhận thức sớm thì bị coi là kẻ “điên”. Người nông dân hiền lành chất phác có phần  thiếu hiểu biết thì bị bóc lột, bị bần cùng hóa, lưu manh hóa rồi kết thúc cuộc đời bằng cái chết oan uổng, kẻ khác thì trở nên thờ ơ lãnh đạm trước cái chết của đồng loại. Đóng lại những trang sách của Lỗ Tấn, người đọc vẫn không hết xót xa trăn trở trước số phận  “người điên” AQ hay nói rộng ra chính là số phận của  người dân Trung Hoa đương thời, cảm nhận rõ tiếng kêu thảm thiết đòi quyền sống, đòi quyền làm người của họ.

3. Tư tưởng khai sáng dân trí, “chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân”

Sau khi từ bỏ nhiều ngành nghề, đến cuối cùng Lỗ Tấn quyết định chọn cho mình con đường văn nghệ. Một lần khi chứng kiến những người Trung Quốc đang hăm hở xem cảnh quân Nhật hành quyết một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, ông nhận ra rằng chữa căn bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa căn bệnh tinh thần và ông quyết định theo con đường văn nghệ. Khi chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực văn nghệ, ông đã dùng ngòi bút của mình để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, ông lưu ý họ tìm phương thuốc chạy chữa. Ông đã hát cho đồng bào mình nghe những bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ ra cho họ những bước đi lạc nhịp trên con đường hướng về tương lai, chỉ ra những “nốt nhạc sai” trong “bài hát tinh thần” mà nhân dân Trung Hoa đang hát. Bằng ngôn ngữ và lý luận sắc bén, tư tưởng khai sáng dân trí đã thôi thúc ông rung lên những hồi chuông cảnh báo về căn bệnh tinh thần đang khiến cho quốc dân mê muội, đánh thức họ dậy sau một giấc “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Những áng văn xuất sắc với chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc, thấm thía, nó khiến cho nhân dân Trung Hoa buộc phải ý thức về họ, nhìn nhận “căn bệnh” mà họ đang mắc phải và tìm kiếm phương thuốc cứu chữa kịp thời.
Căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Hoa được Lỗ Tấn khai thác triệt để và lên tiếng phê phán gay gắt trong những tác phẩm truyện ngắn vô cùng đặc sắc của mình. Ở Thuốc đó là căn bệnh mê tín, căn bệnh đớn hèn chìm đắm trong sự lạc hậu, mê muội, xa rời khoa học, xa rời cách mạng. Đó là căn bệnh cười trên nỗi đau của chính dân tộc mình. Hạ Du - người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, đã hy sinh mạng sống của mình vì sự nghiệp dân tộc, vì muốn đem lại quyền sống, quyền tự do, muốn giành lại Trung Quốc cho người Trung Quốc. Tuy nhiên, người dân Trung Hoa lúc bây giờ đã bị sự lạc hậu, căn bệnh tinh thần che đi lý trí và đôi mắt của họ, trong mắt họ thì Hạ Du chỉ là một tên giặc, một thằng khốn, thằng quỷ sứ, thằng điên. Họ vui mừng khi biết tin Hạ Du bị bắt và bị hành quyết như một tên giặc, và họ thản nhiên dùng máu của người thật ra chính là ân nhân của họ để tẩm chiếc bánh bao mà theo họ có thể chữa khỏi căn bệnh lao cho thằng bé Thuyên. Căn bệnh này còn được thể hiện ở hìnhảnh con đường mòn phân chia nghĩa địa, Hạ Du nằm ở khu mộ dành cho những người tử tù. Căn bệnh tinh thần về sự lạc hậu, mê muội, xa rời cách mạng đã khiến cho những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du chết một cách oan ức, còn người dân Trung Hoa thì cứ mãi “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Họ cứ mãi ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt ấy, không nghe thấy gì bên ngoài, và cũng không nhìn thấy ánh sáng của mặt trời, ánh sáng cách mạng, ánh sáng chân lý.
Tiếp tục đánh lên một hồi chuông cảnh báo, phê phán một cách mạnh mẽ và gay gắt về “căn bệnh quốc dân”, Lỗ Tấn cho ra đời một nhân vật mang bản năng của nhân loại đó là một kẻ không họ, không tên, không quê quán, thân thích, chỉ biết người ta gọi kẻ đó là AQ. Nhân vật AQ nói riêng và người dân Trung Hoa nói chung mắc phải một căn bệnh tinh thần mà Lỗ Tấn gọi nó là “phép thắng lợi tinh thần”. Bởi sự ngu dốt, và tự thỏa mãn bản thân một cách mù quáng và AQ lúc nào cũng cho mình gần như là trung tâm, là kẻ bề trên, là cha, là họ hàng của những gia đình vọng tộc. Khi bị người khác đánh AQ chỉ chịu đựng mà không một chút phản kháng, sau đó thì lại tự an ủi, tự trấn an tinh thần mình bằng cách nghĩ những kẻ đó đánh mình thì cũng như là đánh bố chúng nó, hoặc AQ tự tát vào mặt mình cho hả dạ hay tự mắng mình là đồ sâu róm. Căn bệnh ngu dốt ấy còn thể hiện ở AQ chính truyện  đó là cảnh nhà cụ Cử chạy lánh nạn vì cho rằng “bọn cách mạng sắp vào huyện”. Còn AQ thì xưa đến nay hắn đã từng nghe nói đến cách mạng, nhưng trong đầu hắn làm cách mạng tức là làm giặc; làm giặc tức là báo hại y”. Vì vậy nên xưa nay, y vẫn ghét cay ghét đắng bọn cách mạng. Ngờ đâu chính bọn đó đã làm cho cụ Cử danh giá khắp vùng như thế kia mà cũng phải sợ, thì y cũng đã hơi lấy làm “lác mắt”. Huống nữa là y lại thấy lũ đàn ông đàn bà khốn nạn ở làng Mùi cuống quít lên như vậy, thì y càng khoái chí. Y nghĩ bụng: Cách mạng cũng hay! Cách mẹ cái mạng lũ chúng nó đi! Ghét quá đi mất! Giận quá đi mất! ... Tớ, tớ cũng sẽ đi đầu hàng cách mạng. Qua AQ, Lỗ Tấn phản ánh gay gắt và chân thật căn bệnh ngu muội của người dân Trung Quốc lức bấy giờ. Cách mạng tập hợp những người dũng cảm, những người sẽ đứng lên bảo vệ đất nước, là những nguyên nhân của cả dân tộc Trung Hoa lúc bấy giờ. Tuy nhiên với những hiểu biết hạn hẹp và sự ngu dốt của mình AQ - một điển hình cho người dân Trung Quốc, đã xem “làm cách mạng tức là làm giặc”, và AQ muốn đi theo cách mạng chỉ vì nghĩ rằng làm cách mạng có thể khiến cho cụ Cử phải sợ, và “đầu hàng cách mạng” để được làm giặc.
                “Căn bệnh tinh thần” của nhân dân Trung Quốc còn thể hiện ở truyện ngắn Nhật ký người điên, nhân vật trong truyện ngắn này mắc một căn bệnh đó là lúc nào cũng ở trong tâm trạng hoảng loạn sợ người khác sẽ ăn thịt mình, hại mình. Qua đó tác giả muốn phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân là căn bệnh bảo thủ, căn bệnh luôn lo sợ mọi thứ xung quanh và luôn luôn đề phòng, ông còn đả kích gay gắt cả chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời đã kìm kẹp dân tộc Trung Hoa.
Qua các truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn đã đả kích vô cùng gay gắt các “căn bệnh tinh thần” của dân tộc mình. Ông dùng ngòi bút của mình để vạch ra những căn bệnh ấy, ông đã hát cho đồng bào mình nghe những bài hát lạc điệu của chính họ. Kê khai cho họ những căn bệnh thấm nhuần vào tư tưởng của họ, và lưu ý họ tìm phương thuốc để chạy chữa. Ông dùng ngôn từ và lời văn sâu sắc của mình để đánh thức dân tộc ông khỏi một giấc ngủ dài, để khai sáng tư tưởng cho người dân Trung Quốc. Ông chỉ ra những bước đi lạc nhịp, những nốt nhạc sai trong bản nhạc mà họ đang hát, ông chỉ ra cho họ lối mòn và ông tha thiết, khẩn khoản thúc giục họ tìm cho mình một phương thuốc chạy chữa. Ông còn lưu ý họ về cách mạng và mong muốn cách mạng đến gần hơn với người dân Trung Quốc. Đúng như Lỗ Tấn đã nói “chữa căn bệnh về thể xác không quan trọng bằng chữa căn bệnh về tinh thần” và ông nhận ra dân tộc ôngđã mắc quá nhiều những căn bệnh tinh thần đến mức nó đã trở thành một con sâu ăn sâu vào tiềm thức, hình thành nên cho người dân sự mê muội, chìm đắm trong một màn đêm u tối, không có ánh sáng của chân lý. Qua từng câu chữ, từng lời văn, từng tác phẩm là từng hồi chuông đánh thức và cảnh tỉnh người dân Trung Hoa hãy thức dậy, hãy thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, những định kiến xa xữa, những mê tín lạc hậu lỗi thời, hãy tiến gần hơn và hãy tham gia vào con đường cách mạng vì đó chính là con đường giải thoát duy nhất cho dân tộc Trung Hoa.

4. Niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Trung Quốc

Trong hầu hết các tác phẩm, Lỗ Tấn đều thể hiện những suy nghĩ của mình về xã hội Trung Quốc, về cách mạng Trung Quốc, đăc biệt là cách mạng nông thôn, về sự thất bại của cuộc cách mạng Tân Hợi, và thông qua hình ảnh chú AQ, ông nêu lên vai trò của người nông dân trong cuộc cách mạng, phân tích những ưu khuyết điểm của họ.
Đặt vấn đề tìm hiểu đời sống nông thôn, ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi đối với trật tự xã hội nông thôn, đối với bần cố nông là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trung Quốc là một nước nông nghiệp, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, ngoài mâu thuẫn với ngoại tộc và đế quốc, là mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng thật sự, ngoài việc lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đổ đế quốc, là xóa bỏ chế độ phong kiến ở tận cơ sở là nông thôn, đạp tan uy thế bọn địa chủ, đem lại quyền lợi thiết thực cho những bần cố nông – những con người bất hạnh của xã hội. Ngay sau cách mạng Tân Hợi, thế lực phong kiến vẫn khống chế toàn bộ kinh tế nông thôn, một mặt chúng lấy uy quyền của chế độ gia trưởng phong kiến đàn áp nông dân. Mặt khác, Lỗ Tấn chỉ ra con đường bần cùng hóa, thậm chí lưu manh hóa người nông dân. Trong AQ chính truyện, cách mạng Tân Hợi vẫn không thay đổi được gì. Quan huyện vẫn là quan huyện cũ, chỉ có cái tên là thay đổi. Làng Mùi thì đâu vẫn hoàn đấy, cách mạng không đem lại chút quyền lợi, không phát huy nhiệt tình cách mạng của nông dân. Chú AQ muốn làm cách mạng, bọn chúng không cho làm, cuối cùng chú cũng bị đem xử bắn. Thế là người nghèo đặt hi vọng, niềm tin vào cách mạng lại bị đưa ra làm vật hi sinh.
Cách mạng Tân Hợi do giai cấp tư sản lãnh đạo xảy ra năm 1911 và bị thất bại. Sau Ngũ tứ, trên thực tế đã bắt đầu cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Song lúc này giai cấp tư sản Trung Quốc  vấn cố giương lên ngọn cờ truyền thống cách mạng Tân Hợi, nhiều người vẫn nuôi ảo tưởng đối với cuộc cách mạng Tư Sản. Bởi thế, những tác phẩm của Lỗ Tấn về mặt này rất quan trọng. Trong lịch sử Trung Quốc, đây là cuộc cách mạng duy nhất mang đầy đủ tính chất cách mạng tư sản. Phân tích hình tượng nông thôn và sự thất bại của cách mạng Tân Hợi, Lỗ Tấn đã khẳng định: làm cách mạng ở một nước nông nghiệp như Trung Quốc thì điều quan trọng là phải chú ý vấn đề nông thôn. Phải xóa bỏ chế độ phong kiến ngay ở đó.
Lỗ Tấn xuất phát từ lập trường dân chủ  và cách mạng để phê phán cách mạng Tân Hợi. Qua hình tượng AQ yêu cầu làm cách mạng mà không được phép và hình tượng cậu Tú vấn đuôi sam lên tìm cậu Tiền cùng làm cách mạng, Lỗ Tấn đã thể hiện sâu sắc và sinh động bản chất của cuộc cách mạng này. Đó là cuộc cách mạng nửa vời, mang danh nghĩa chống phong kiến nhưng nửa chừng lại thỏa hiệp với phong kiến. Vì bản chất giai cấp, những người cách mạng tư sản sợ sức mạnh của quần chúng được phát động. Bởi thế họ câu kết với phong kiến đè nén sự nổi dậy của quần chúng. Tấn bi kịch của AQ phản ánh bi kịch của cách mạng Tân Hợi. Một cuộc cách mạng đưa đến kết quả thay thang không đổi thuốc. Đó là cơn Sóng gió lớn được phản ánh bằng cơn sóng nhỏ nổi lên trong gia đình nông dân Bẩy Cân…
Tuy phê phán cách mạng Tân Hợi, nhưng không vì thế mà Lỗ Tân quên công lao của những người cách mạng Tân Hợi. Ông vẫn khâm phục những người cách mạng chân chính, những con người kiên trung và ghi dấu ấn tốt đẹp về họ. Lỗ Tấn đã không quên đặt một vòng hoa trên mộ người chí sĩ Hạ Du. Đó là sự ghi nhận công lao của một người cách mạng chân chính. Thế nhưng ở đây đặt ra vấn đề do học không gắn với quần chúng, họ xa rời quần chúng, nên nhân dân không hiểu về công việc của họ. Thuốc nói lên nguyên nhân sâu xa sự thất bại của cách mạng Tân Hợi. Qua đó, Lỗ Tấn đưa lên bài học về cuộc cách mạng Tân Hợi rằng: Nên có thái độ dứt khoát đối với kẻ thù cách mạng. Đó là truyện liệt sĩ Thu Cận bị một tên địa chủ ở Thiệu Hưng cáo giác, bị án tử hình. Vương Kim Phát đến Thiệu Hưng bắt tên địa chủ kia xử chết để trả thù cho Thu Cận. Nhưng hắn lo đút lót nên lại được thả. Khi cuộc cách mạng tháng hai thất bại, chính tên địa chủ được tha kia giúp tay sai bắn chết Vương Kim Phát. Nên Lỗ Tấn nói “không thể tốt bụng từ bi với ma quỷ được”. Ý này cũng đã có trong bài “Hẵng khoan Phepơlê”
Nếu đọc kỹ Bàng hoàng,  ta sẽ phát hiện ra Lỗ Tấn viết khá nhiều về tri thức. Bởi tri thức thường nhạy bén với sự thay đổi xã hội. Trong sự biến động của xã hội, tầng lớp tri thức đóng một vai trò quan trọng trên vũ đài lịch sử. Cuộc vận động Ngũ tứ đã nổ ra từ học sinh sinh viên, song họ chỉ là người châm lửa.
Ta biết đến Khổng Ất Kỷ trong câu chuyện cùng tên là một nho sĩ cuối mùa. Anh ta suốt đời ôm mộng công danh phú quý thi bao lần không đỗ vẫn không tỉnh ngộ, đến nỗi biến thành con mọt sách của thánh hiền, luôn mở miệng “chi, hồ, giả, dã”. Tư tưởng “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” đầu độc anh ta đến mức coi việc ăn cắp sách không phải là ăn cắp, bởi vì có biết chữ mới ăn cắp. Thời đại đã thay đổi khiên anh ta trở thành người cô độc, lạc lõng. Anh ta cũng là người “độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày uống rượu”. Anh ta trở thành con rối để mọi người đùa giỡn rồi nhanh chóng bị bỏ rơi trong quên lãng. Với loại trí thức hủ nho như vậy, tác giả đồng tình với số phận bi thảm của họ, song ông nghiêm khắc phê phán cái thủ cựu gàn dở của họ.
Khác với Khổng Ất Kỷ thì Tứ Minh trong Miếng xà phòng và Cao Cán Đình trong Cao Phu Tử lại khác. Văn dốt võ nát, tâm địa đầy rẫy những tư tưởng đồi bại song lại luôn miệng nói đến đạo đức phong kiến. Lỗ Tấn đã đả kích mạnh mẽ loại người này. Lã Vi Phủ trong Trên quán rượu và Ngụy Liên Thù trong Người cô đơn là trí thức xuất hiện vào thời cách mạng Tân Hợi, ít nhiều tiếp thu tư tưởng dân chủ của cách mạng tư sản, một phen đứng lên chống phong kiến, kêu gào cải cách xã hội. Song vì nhược điểm vốn có của tri thức, cuối cùng họ dao động, thỏa hiệp và đầu hàng. Lỗ Tấn phê phán nhược điểm xa rời thực tế, thoát li quần chúng, bi quan, cô độc, trống rỗng của họ.
Tử Quân và Quyên Sinh trong Tiếc thương những ngày đã qua là loại trí thức xuất hiện sau Ngũ tứ. Đây là truyện duy nhất của Lỗ Tấn nói về tình yêu. Chứng tỏ sự nhạy cảm, tình thương man mác cũng như vốn hiểu biết cuộc sống sâu sắc của nhà văn. Họ đã yêu tha thiết và dám đấu tranh vì tình yêu của mình. Họ cũng đã có một gia đình hạnh phúc, song lí tưởng của họ về tình yêu và hạnh phúc chỉ xuất phát từ lợi ích cá nhân. Họ hầu như đoạt tuyệt hẳn với xã hội bên ngoài, họ không nghĩ  tới mục tiêu đấu tranh lâu dài và căn bản. Bởi vậy khi kết hôn họ quên mất lí tưởng ban đầu, và “túp lều tranh hai trái tim vàng” ấy làm sao đủ sức chống trọi với cơn sóng đấu tranh giai cấp dữ dội. Và chẳng được bao lâu thì mối quan hệ của họ bắt đầu rạn nứt. Cuối cùng thì Tử Quân đã trở về với gia đình, còn Quyên Sinh lại trở về với cái hội quán lạnh lùng ấy. Qua sự tan vỡ của một cuộc tình duyên và hôn nhân, Lỗ Tấn nêu lên một vấn đề có ý nghĩa: yêu cầu giải phóng cá tínhvà tự do hôn nhân không thể tách rời yêu cầu giải phóng xã hội.
       Giai cấp nông dân chiếm tỉ lệ rất cao trong dân số Trung Quốc. Đó là đội quân của cách mạng dân tộc dân chủ. Là một nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn đã dành hơn nửa số tác phẩm của mình để viết về nông dân. Ông nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, tin tưởng vào khả năng cách mạng của họ. Trong làng Mùi, chú AQ ghét nhất là bọn địa chủ và con cái của bọn địa chủ. Chú xem lão Tây giả thằng con cả cụ cố họ Tiền, là kẻ thù của chú, hễ gặp mặt là chửi thầm trong bụng, mặc dù lí do chú đưa ra để căm thù chưa hẳn đúng. Song về đối tượng thì quả chú không sai. Thêm nữa lòng căm thù đó khi có dịp là bùng lên để “cách mẹ cái mạng” của chúng nó và tìm đường sống cho mình. Như vậy, trong AQ chính truyện, Lỗ Tấn cho thấy người nông dân dưới sự áp bức bóc lột của địa chủ họ có nhu cầu làm cách mạng. Họ chính là lực lượng hùng hậu của cách mạng. Phải khắc phục nhược điểm của họ, khắc phục cái phép “thắng lợi tinh thần” đó. Tất cả những mong mỏi của Lỗ Tấn lúc ấy đã được Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện từ cuộc khởi nghĩa vụ mùa năm 1927.
Với AQ chính chuyện, ngoài việc phân tích các ưu điểm như cần cù lao động của người nông dân, Lỗ Tấn còn phân tích những khuyết nhược điểm do bị bóc lột áp bức mà ra, hoặc do giai cấp thống trị tiêm nhiễm vào họ. Khuyết ngược điểm lớn nhất, tệ hại nhất là phép thắng lợi tinh thần. AQ tự cho mình là nhất, AQ không có dũng khí phản kháng mà lại tìm cách tự lừa dối mình, vin vào dòng họ của mình, cho mình là con cháu họ Triệu, cho mình là hơn người khác. Đây là khía cạnh của phương pháp thắng lợi tinh thần của AQ. Nói rộng ra đó là chủ nghĩa quốc túy, chủ nghĩa phục cổ, tự trào tự địa về dân tộc, về văn minh tinh thần của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc thời bấy giờ. Trong “Lược thuật những chuyện đắc thắng của AQ”, anh ta đã từng tuyên bố dõng dạc rằng “nhà tao xưa kia có bề thế bằng mấy nhà mày kia! Thứ mày thấm vào đâu!”. Và khía cạnh thần diệu nhất trong phương pháp thắng lợi tinh thần của AQ chính là việc anh ta tự cho mình là bố người khác “Cụ Cố nhà họ Triệu tát cho mấy tát tai vào mặt”, tuy anh ta có uất ức nhưng  rồi y lại đắc thắng “Thời buổi này, hết chỗ nói! Con đánh bố!”. AQ đã có nhiều cách chuyển bại thành thắng như tự đề cao mình, xem khinh kẻ thù, lườm nguýt kẻ thù, cho mình là bố người khác, ngay cả việc tự đánh mình cũng cảm tưởng như mình đánh người khác.
Về cội nguồn của phép thắng lợi tinh thần thì  có thể tìm thấy trong chế độ phong kiến nghìn năm của Trung Quốc, hầu như giai tầng nào cũng có. Trước hết nó có nguồn gốc từ giai cấp thống trị Trung Quốc, nhất là trong khoảng một trăm năm lại đây, kể từ khi các đế quốc phương Tây vào Trung Quốc. Gia cấp thống trị Trung Quốc sau nhiều lần thất bại đã tự tạo cho chúng một lối thoát về tinh thần kỳ diệu để tự dối mình. Với những luận điệu tôn vinh nước mình và hạ thấp phương Tây, giai cấp thống trị luôn tự cho mình là kẻ thắng lợi cho dù lãnh thổ co bị phương Tây chia năm xẻ bảy. Chúng không bao giờ thừa nhận nhược điểm của mình, không tự cường để đánh giặc, đành cam chịu làm nô lệ cho đế quốc phương Tây. Còn với AQ, anh ta đã là nô lệ của giai cấp phong kiến, một loại nô lệ của nô lệ. cho nên “căn bệnh” thắng lợi tinh thần xem chừng trầm trọng hơn, điển hình hơn.
Cuộc đời của AQ là cuộc đời của cố nông không lối thoát. An phận với cách kiếm sống bằng đôi bàn tay lao động của mình, AQ vẫn bị bọn địa của cướp đoạt quyền làm thuê. Do nhu cầu kiếm sống, AQ đi làm cách mạng. Lỗ Tấn đã khẳng định niềm tin tưởng của mình và khả năng cách mạng ở những người nông dân như AQ. Khi có sự hoài nghi về khả năng làm cách mạng của AQ, Lỗ Tấn đã trả lời trong “Vì sao tôi viết AQ chính truyện” rằng: Theo ý tôi, nếu như Trung Quốc không làm cách mạng thì AQ cũng chẳng bao giờ làm, nhưng nếu như Trung Quốc làm cách mạng thì AQ cũng sẽ làm.
Cô Ái trong Li hôn là người nông dân đầu tiên trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã đứng lên trực diện chống lại áp bức của lễ giáo, chủ yếu là nam quyền phong kiến. Cô không cam chịu để cho thằng chồng tự ý ruồng bỏ mình đi theo một người đàn bà khác. Cô nói “Gạt tôi ra là không được đâu, huyện xử không xong thì tôi lên phủ”. Rốt cuộc cô Ái thật bại, bởi cô nuôi ảo tưởng đối với pháp luật phong kiến và những kẻ đại diện cho nó. Thất bại này bắt nguồn từ con mắt thiển cận của những người sản xuất nhỏ.
Nhuận Thổ trong Cố hương là một nhân vật tiêu biểu cho sự bần cùng hóa. Trong trí nhớ của “Tôi” thì Nhuận Thổ “là một đứa bé trạc mười một mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra”, một đứa trẻ đáng yêu với “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ long chiên bé tí tẹo”. Thế nhưng sau 30 năm không gặp lại, anh bị đày đọa bởi những sưu cao, bởi những áp bức mà giờ đây Nhuận Thổ trông đã khác xưa. Khuôn mặt Nhuận Thổ vàng xạm, có thêm mấy nếp nhăn sâu hóm, bàn tay thì thô ráp nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông,… Nỗi đau đớn của Lỗ Tấn không phải chỉ do Nhuận Thổ đói rách hơn, quan trọng là ở chỗ thấy anh ta đã mất hết lòng tự trọng trong sạch hồi thiếu niên. Ông đã giật mình khi thấy người bạn cũ lạy mình như lạy một quan trên. Nhuận Thổ chỉ muốn sống theo quy củ, do đó anh ta đã đặc biệt chú ý lựa bộ tam sự để thờ cúng. Lỗ Tấn đã tìm niềm vui khuây khỏa trong nỗi ước mong con cháu Nhuận Thổ sẽ không thế nữa “Tôi mong chúng sẽ không giống như chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả. Nhưng tôi cũng không muốn chúng vì thân thiết như nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng phải khốn đốn và đàn độn như Nhuận Thổ” và ông khẳng định niềm hi vọng đó bằng suy nghĩ: con đường rồi sẽ do con người tạo ra.
Thím Tường Lâm trong Cầu phúc cũng chứa chan hạnh phúc trong niềm hi vọng được làm nô lệ. Cuộc đời ba chìm bảy nổi nhưng chỉ có thể quên hết khi thấy mình “được việc”. Đó là một chuỗi dài lăn lóc dưới áp bức của lễ giáo và thần quyền phong kiến. Bốn sợi dây “quyền” thòng lọng thắt cổ chị. Mặc dù vậy suốt cả cuộc đời chị chưa hề có ý thức phản kháng. Câu hỏi của chị vẫn ám ảnh tác giả như vẫn còn bên tai “người chết rồi có còn linh hồn không? Câu hỏi hoảng hốt đó chứng tỏ thần quyền vẫn ám ảnh và chi phối chị: chị muốn người chết rồi có linh hồn để gặp lại con, nhưng cũng muốn không có linh hồn, vì không có linh hồn thì không có địa ngục, và như vậy chị sẽ không bị cưa làm đôi vì tội lấy hai đời chồng.
Qua AQ, Cô Ái, Nhuận Thổ, thím Tường Lâm,…Lỗ Tấn quả đã đổ nhiều tâm sức quan sát, phân tích nông dân – chủ lực quân của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Hoa. Dưới ngòi bút của ông, nông dân vốn có một sức mạnh phản kháng tiềm tàng, địa vị bị áp bức sẽ dẫn họ đến con đường cách mạng. Song vì lối sống thủ cựu, nhỏ hẹp của người sản xuất nhỏ, bản thân họ có một số nhược điểm. Họ không thể là người lãnh đạo cách mạng được. Vấn đề Lỗ Tấn chưa thấy và chỉ ra được là giai cấp nông dân chỉ có liên minh với giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của chính đảng cô sản mới có thể làm cách mạng thành công, mới có thể tự giải phóng được mình.
Qua sự phân tích các vấn đề đặt ra trong Gào thétBàng hoàng, Lỗ Tấn với mục đích là “làm cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng giật mình tỉnh dậy”, ông  đã để tất cả công sức vào việc vạch trần căn nguyên của việc cùng đường tắt lối của xã hội Trung Quốc, tìm kiếm một con đường thoát cho xã hội, tìm kiếm một lực lượng giải phóng dân tộc. Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, bằng sức thuyết phục nghệ thuật sâu sắc, người đọc nhận thức được rằng : Giai cấp tư sản Trung Quốc không thể lãnh đạo cách mạng Trung Quốc đến thắng lợi; nông dân Trung Quốc thì số đông còn mê muội, phải thức tỉnh họ, đưa họ dấn bước lên con đường tự giải phóng; còn trí thức thì dù hăng hái cách mạng nhưng không có lý tưởng chính trị ổn định, nhu nhược và bất lực. Khẩn thiết Lỗ Tấn nghĩ đến một lực lượng chính trị có lý tưởng rõ ràng và kiên định hơn, có mối quan hệ khăng khít với nhân dân, có thể gánh vác xứ mệnh giải phóng dân tộc là giai cấp vô sản. Tuy nhiên, truyện của Lỗ Tấn tuy đi xa hơn những tác phẩm hiện thực phê phán ở tinh thần triệt để phê phán cái cũ, ở lý tưởng xã hội mới mẽ, những vẫn chưa hoàn toàn là tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa.

II. Nghệ thuật truyện ngắn

Truyện ngắn Lỗ Tấn sở dĩ có sức mạnh, sống mãi với thời gian vì nội dung tư tưởng sâu sắc của nó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật chặt chẽ, sinh đông và độc đáo.

1.Xây dựng hình tượng điển hình

Nhà văn hiện thực lớn Lỗ Tấn đặc biệt chú ý vấn đề xây dựng điển hình, nhiệm vụ số một của chủ nghĩa hiện thực. Hình tượng điển hình trong truyện của ông đặc biệt đa dạng, sinh động gieo ấn tượng sâu sắc.

1.1 Loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

Tổng quan sáng tác của nhà văn cho thấy, Lỗ Tấn chú trọng vào việc khắc họa những loại nhân vật điển hình để phát ngôn cho tư tưởng nghệ thuật của mình. Thực hiện khảo sát các tác phẩm của Lỗ Tấn, có 3 loại nhân vật chủ yếu được đề cập trong tác phẩm của ông:
Hầu hết các nhân vật người nông dân trong truyện ngắn của Lỗ Tấn đều là những con người nhỏ nhoi, thấp hèn và còn mang nặng tư tưởng cổ hủ.
Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ làm ăn, thật thà, lương thiện. Thím làm việc cần mẫn và nhanh nhẹn, chỉ mong bằng sức lao động của mình có thể đổi lấy quyền sống tối thiểu thế mà không được. Cuối cùng Tường Lâm bị hất ra lề đường sống kiếp ăn mày và chết một cách bi thảm giữa lúc nhà nhà đương tưng bừng làm lễ cầu phúc.
A.Q trong A.Q chính truyện là một trong những nhân vật điển hình cho việc khắc họa nhân vật bị áp bức mang nặng căn bệnh tinh thần. Đây là một cố nông mà phủ trùm lên cả cuộc đời y là một con số không tròn trĩnh: không tên không tuổi, không thân thích họ hàng, không vợ không con, không một tấc đất cắm dùi… Cuộc đời AQ là một chuỗi tháng ngày “cù bơ cù bất”, nay làm thuê cho nhà này mai làm thuê cho nhà khác, quần quật làm lụng vẫn không tránh khỏi đói rét, lại còn bị bọn cường hào đe nẹt bằng roi vọt, bằng bạt tai và bòn rút đến tận manh áo rách. Nhưng AQ lại có thứ vũ khí lợi hại – phép thắng lợi tinh thần. Đó là sự thắng lợi một cách giả tạo do mình tưởng tượng ra, phú cho mình để tự an ủi mình, lừa dối kẻ khác mỗi khi gặp thất bại.   
Không chỉ quan tâm  đến những người nông dân nghèo nàn, đói rách về vật chất chất, u tối về tinh thần, Lỗ Tấn còn khắc họa nhân vật người trí thức như Khổng Ất Kỷ trong Khổng Ất Kỷ vốn là một trí thức sống trong quá trình xã hội phong kiến đang sụp đổ. Y giữ thói sĩ diện hão bằng cách cố mặc chiếc áo dài thâm bẩn thỉu, rách rưới như một bảo bối minh chứng địa vị xã hội của y, hễ mở miệng là tuôn ra hàng tràng chi hồ giả dã chứng tỏ mình là người có học. Đã thế y lại siêng ăn biếng làm, càng sống càng nghèo cuối cùng phải đi ăn cắp sách ở nhà ông cử Đinh và bị đánh què, chết một cách im hơi lặng tiếng, không ai hay biết, không ai thương xót. Y đã chết vì sự đầu độc của nền giáo dục phong kiến.
Cũng như Khổng Ất Kỷ, Trần Sĩ Thành trong Luồng ánh sáng là một nho sinh bị nền giáo dục khoa cử phong kiến đầu độc. Y ôm mộng giàu sang nhờ thi đỗ: Đỗ tú tài rồi lên tỉnh thi hương, cứ thế một mạch mà thăng quan tiến chức… Chẳng những kẻ giàu sang tìm trăm phương ngàn kế làm thân mà ai ai cũng phải kính sợ ông như thần như thánh… Ông sẽ xây một tòa nhà mới tinh, trước cửa sẽ treo cờ xí, hoành phi, câu đối… Muốn thanh cao thì làm quan tại kinh, bằng không thì xin ra ngoại nhiệm. Thế nhưng y thi mãi vẫn không đỗ tú tài. Trong kỳ thi ở huyện lần thứ 16, khi yết bảng, biết mình lại trượt, cái mộng tương lai mà bình nhật sắp đặt đâu ra đấy… lúc này đổ nhào trong khoảnh khắc như một cái lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều, chỉ còn trơ lại từng mảnh vụn làm cho y hết sức buồn chán. Trần Sĩ Thành tìm đến một hành động giải tỏa, là đi tìm kho của huyền thoại của tổ tiên nhà họ Trần mà y được nghe bà nội kể lúc y còn nhỏ. Kết cục, của không tìm thấy mà trần Sĩ Thành lại đi đến cái chết hết sức bi thảm ở hồ Vạn Lưu.
Lỗ Tấn còn thể hiện những phẩm chất cao quý  trong con người họ. Đó là những con người luôn muốn vươn lên để thoát ra khổi hoàn cảnh. Không ít nhân vật đấu tranh quyết liệt để chống lại cái bất công trong xã hội. Lỗ Tấn cũng phân tích tỉ mỉ bản chất của người trí thức với mục đích chỉ ra khiếm khuyết của họ, thức tỉnh họ, giúp họ kiếm tìm một con đường sống. Con đường đó là phải hòa mình vào với quần chúng nhân dân, hướng vào họ mà cải biến, khắc phục chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Điều này được ông thể hiện sâu sắc trong Mẩu chuyện nhỏ. Qua sự đối sánh giữa hai thái độ trước một việc nhỏ, Lỗ Tấn đã chỉ ra sự vị tha cao cả của anh phu xe và cái tôi vị kỷ của trí thức.
Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thường là  những con người khổ đau, họ phải chịu nhiều tủi hờn về tinh thần nhưng họ là những người phụ nữ biết phản kháng, biết đấu tranh cho quyền lợi của mình nhưng sự phản kháng của họ gặp phải vô vàn những trở ngại.           
Lỗ Tấn không ngần ngại hào hứng xây dựng hình ảnh người phụ nữ  mới của Trung Quốc tương lai độc lập, tự tin, không lệ thuộc vào người khác, có quyền làm chủ vận mệnh của mình;  … không ngừng đấu tranh để giải phóng tư tưởng, giải phóng kinh tế, giải phóng xã hội cũng là tự giải phóng cho mình.
 Ông thường khắc họa nhân vật với  bi kịch trong tâm hồn không dừng lại ở nỗi đau thể xác. Hình ảnh chị Tư Thiền trong Ngày mai và chị Tường Lâm trong Lễ cầu phúc đều là chân dung những người phụ nữ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông. Lỗ Tấn muốn nhấn mạnh đến gánh nặng tinh thần do xã hội áp đặt mà chị vác trên vai lê suốt cả đời mình nhưng không nhận ra để quẳng xuống.
Cùng với hình ảnh người phụ nữ khổ đau phản kháng yếu ớt là người phụ nữ có  tinh thần phản kháng quyết liệt họ dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền như Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất, một trí thức mới tiến bộ mang tư tưởng thanh niên thời Ngũ tứ. 
Cuộc  đời của những nhân vật phụ nữ trung tâm luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa, ngay ngắn. Dường như truyện của Lỗ Tấn viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Tường Lâm chết rụi giữa tiếng pháo cầu phúc của những nhà giàu sang mà không gặt được một giọt nước mắt của người đời. Tử Quân chết thảm một cách cô đơn lặng lẽ đến không cùng trong “cái cõi người không có tình yêu”.
1.2.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
Vấn đề điển hình chiếm một vị trí quan trọng trong tính đặc thù của văn học nghệ thuật nói chung. Nói đến điển hình là nói đến cái tiêu biểu, cái chung có ý nghĩa khái quát cao. Nhưng cái chung đó lại phải được hài hoà cao độ, phải nhuần nhuyễn trong cái riêng cá tính sinh động,  độc đáo.
Bên cạnh AQ một điển hình bất hủ, đã vạch trần bản chất của tầng lớp cố nông lạc hậu, thì hình tượng thím Tường Lâm là điển hình người phụ nữ bị áp bức, bóc lột bởi lễ giáo phong kiến. Những hình tượng này nêu lên một vấn đề thời đại vô cùng sâu sắc.
Nói đến điển hình là nói đến cái tiêu biểu, cái chung nhất có ý nghĩa khái quát cao. Nhưng cái điển hình đó lại phải được hài hoà cao độ trong, phải nhuần nhuyễn trong một cái riêng với một cá tính sinh động sắc nét.
Về phương pháp sáng tạo điển hình. Lỗ Tấn sáng tạo bằng hai cách: “Một là chuyên dùng một người, hai là chuyên góp nhhặt ở nhiều hạng người lại đẻ làm thnàh một người, tôi xưa nay vẫn chọn cách thứ hai”. Việc xây dưng hình tượng nhân vật thím Tường Lâm cũng được tác giả lấy nguyên mẫu từ ngoài đời. Thím Tường Lâm là hình ảnh của một người thím của Lỗ Tấn. Chính vì vậy, khi viết tác phẩm này, kể về sự mất mát, nỗi đau của nhân vật tuy bằng thía độ lạnh nhưng chúng ta vẫn cảm nhận thấy cái tình ấm áp ẩn sâu trong  đó.
Tuy nhiên, Lỗ Tấn không bê nhân vật đặt luôn vào trong tác phẩm mà không hề có sự “gia công”. Ông luôn tâm niệm: “Không chuyên dùng một người nào, thường thường miệng ở Chiết Giang, mặt ở Bắc kinh, áo quần ở Sơn Tây, đó là vai chắp vá”.  Có lẽ nhân vật của Lỗ Tấn đa dạng, sinh động như vậy nên có rất nhiều người lầm tưởng là Lỗ Tấn viết động đến mình “Có nhiều người nói truyện này tôi chửi ai, truyện kia tôi chửi ai là hoàn toàn tầm bậy”.
Lấy mỗi người một nét Lỗ Tấn tạo ra một hình tượng điển hình thím Tường Lâm, trong hoàn cảnh điển hình xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu bao vây lấy cuộc sống của con người. Nhà văn Nga Phadeep đã đưa ra nhận xét về cách xây dựng hình tượng nhân vật của Lỗ Tấn như sau: “Lỗ Tấn là danh thủ về truyện ngắn, ông giỏi biểu đạt một tư tưởng trong một vài hình tượng một cách ngắn gọn và rõ ràng chỉ một đoạn xen kẽ cũng có thể hiện được một sự kiện trọng đại, qua một nhân vật cá biệt nào cũng thể hiện được một điển hình”.
Như vậy, ý thức sáng tạo nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình của Lỗ Tấn là rất cao. Đó cũng là nhân tố quan trọng để nhà văn thành công trên con đường văn nghiệp.
Lỗ Tấn đã sử dụng bút pháp tả thực trong việc miêu tả ngoại hình, tính cách và hành động của nhân vật. Nhà văn miêu tả sự thay đổi về ngoại hình của thím Tường Lâm cho thấy số phận bấp bênh, khắc khổ đã ám ảnh người phụ nữ này trong suốt cuộc đời. Mặt khác, từ sự miêu tả ngoại hình thím Tường Lâm là sự khái quát chung về hình ảnh người nông dân trong thời kỳ phong kiến Trung Quốc chịu sự áp chế cả về thể xác và tinh thần. Bằng bút pháp tả thực, nhà văn đã khai mở một vấn đề của xã hội Trung Quốc lúc ấy là thân phận thấp hèn, bé nhỏ của người nông dân trong thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt. Họ bị áp bức, đè nén, bị đày đọa và không có cơ hội ngoi lên mà sống giữa cái xã hội bùng nhùng những sự bất công, oan trái ấy. Điều này cũng được thấy rõ trong khi Lỗ Tấn miêu tả nhân vật đám đông với những chi tiết xung quanh việc mà họ phản ứng với câu chuyện của thím Tường Lâm. Mặt khác, làm bật lên thái độ lạnh lùng và tàn nhẫn của con người trong xã hội. Phải chăng, trong xã hội phong kiến bảo thủ ấy, con người ta không thể làm gì khác ngoài sự miệt thị với kẻ khác bởi chính mình cũng đang bị miệt thị?
Để nói lên những định kiến bảo thủ, lạc hậu của chế độ phong kiến Trung Quốc, nhà văn đã tập trung ngòi bút của mình vào việc mô tả người nông dân thuộc tầng lớp trên: vợ chồng ông Tư. Vì ý nghĩ mù quáng và thủ cựu, họ đã không cho thím Tường Lâm tham gia vào công việc cúng vái nhà mình vì nghĩ thím đã làm bại hoại gia phong. Chủ ý của Lỗ Tấn khi lắp ghép chi tiết này vào trong tác phầm nhằm nói lên một tiếng nói thanh tẩy sự tồn tại thâm căn cố đế của chế độ phong kiến, và đặt ra vấn đề giải phóng con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Bên cạnh bút pháp tả thực là bút pháp trữ tình. Có thể nói, Lỗ Tấn đã sử dụng bút pháp này như một phương thức nghệ thuật đắc dụng nhằm tạo nên chất thơ cho truyện ngắn của mình, khiến truyện của ông mang cảm quan thơ ca thông qua những đoạn đặc tả nội tâm nhân vật. Lý thuyết văn học từ trước đến nay luôn khẳng định, bút pháp trữ tình như là một thủ pháp quan trọng tạo nên chất thơ lắng đọng lan tỏa trong những trang văn. Sử dụng bút pháp này, Lỗ Tấn đã hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng nhân vật với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mỹ và tình cảm nhân văn.
Soi chiếu điều này vào việc miêu tả nội tâm nhân vật “tô”i, ta thấy sự xót thương và niềm cảm thông của nhân vật này với thím Tường Lâm, với những cảnh đời trớ trêu đang hàng ngày diễn ra trong cuộc sống. Cảm quan của nhân vật “tôi” chính là cảm quan của tác giả, người đọc nhận thấy một thái độ quan tâm trân trọng của ông trước hiện thực phũ phàng đang diễn ra: nhân quyền của con người đang bị xâm phạm. Nhưng nhà văn đã không miêu tả nó một cách trần trụi mà khéo léo lồng ghép vào đó những khung cảnh về thiên nhiên êm đềm, bảy tỏ cái nhìn thiện cảm và hi vọng về tương lai con người ở thị trấn. Nhân vật “tôi” thuộc dạng nhân vật trí thức cách mạng trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, vì thế việc miêu tả nội tâm nhân vật này cần phải sử dụng những chi tiết mang tính nhân văn trong sự cảm thông với thời cuộc và con người.
Đặc biệt, bút pháp trữ tình được tác giả sử dụng triệt để trong việc miêu tả nội tâm nhân vật thím Tường Lâm. Tâm lý sợ sệt cái chết, nỗi ám ảnh về đời người và thân phận cũng như những trạng huống khác nhau diễn ra trong nội cảm người phụ nữ này cho thấy một thực tại: người phụ nữ như không tồn tại trong xã hội, không có chỗ đứng và không thể quyết định vận mệnh của mình. Từ đó dấy lên những cảm thông, chia sẻ và thậm chí bức xúc trong người đọc. Bởi nhân vật của ông đã có ý thức phản kháng nhưng không triệt để. Bút pháp trữ tình đã được nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và lối văn trong sáng, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn, lan tỏa thành những đợt sóng dữ dội và những làn sương mờ.
Với việc sử dụng bút pháp trữ tình kết hợp với bút pháp tả thực trong khắc họa nhân vật, Lỗ Tấn đã tạo nên những giá trị riêng biệt trong truyện ngắn của mình và đạt được những thành công nhất định về mặt nghệ thuật.
Nếu như ngôn ngữ trong tạp văn của Lỗ Tấn rất giàu tính lí luận, thì ngôn ngữ trong hầu hết truyện ngắn của ông lại hết sức tự nhiên. Tác giả tự nhiên dẫn người đọc người nghe đi vào thế giới câu chuyện mà nhà văn đang kể, về những nhân vật mà nhà văn đang quan tâm. Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc cũng nằm trong số đó. Bằng những câu từ nhẹ nhàng, Lỗ Tấn đưa chúng ta đến Lỗ Trấn, quê hương của nhà văn trong những ngày cuối năm với lễ cầu phúc đang diễn ra, để rồi từ đó các nhân vật như vợ chồng Lỗ Tư, thím Tường Lâm, những người nông dân nơi đó hiện lên thật chân thực. Các sự kiện cũng như các nhân vật cứ thế hiện lên như bản chất của nó vẫn vậy. Thím Tường Lâm, một người chịu khó, lanh lẹn, một người phụ nữ giàu ước mơ hạnh phúc nhưng lại bị xã hội phong kiến hủ bại chèn ép, xô đẩy trở thành một người phụ nữ bị coi là đầy tội lỗi, phải sống trong nỗi đau về tinh thần và nỗi khổ về vật chất. Lỗ Tư, một người được coi là có học thức nhất nhưng cũng lại là người mê tín nhất. Những người nông dân  tưởng như hiền lành chất phác thì lại trở nên nanh nọc, sẵn sàng cười trên nỗi đau khổ của người khác cũng như sẵn sàng mang nỗi đau khổ của người khác ra mà cười đùa. Từ việc kể lại câu chuyện một cách tự nhiên như thế thì nhà văn cũng rất tự nhiên đưa ra quan điểm của mình, đó là những câu văn giàu sự trải nghiệm và triết lí: “… Ngồi một mình cạnh ngọn đèn dầu lạc, ánh sáng vàng khè, tôi nghĩ đến thím Tường Lâm. Một đời người không nơi nương tựa, như một thứ đồ chơi cũ kỹ, chơi lâu ngày chán, người ta vứt vào đống rác, bấy lâu nay vẫn lăn lóc ở đấy làm cho những kẻ sống sung sướng phải ngạc nhiên sao thím ta lại cố bám vào cuộc đời mãi làm chi. Bây giờ Thần chết đã đưa thím ta đi rồi! Con người chết đi còn linh hồn nữa không, nào tôi có biết, nhưng trên đời này, cái người sống cầu bơ cầu bất ấy không còn nữa, thì kẻ ghét không muốn nhìn cũng không phải nhìn thấy nữa…
Tuy nói ngôn ngữ trong truyện ngắn Lễ cầu phúc là rất tự nhiên nhưng không phải là thiếu trau chuốt. Chính sự trau chuốt trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn đã giúp cho câu chuyện thêm tự nhiên như vậy. Lỗ Tấn cũng đã nói về việc sử dụng ngôn ngữ của mình như sau: “Khi tôi viết xong, nhất thiết phải xem lại mấy lần, những chỗ thấy không xuôi miệng thì tìm cách thêm bớt vài chữ, nhất định phải làm sao đọc xuôi miệng … Những chữ những câu tự mình đặt ra chỉ có mình hiểu được hoặc thậm chí bản thân mình cũng không hiểu được  thì thường rất ít khi dùng(Tôi viết tiểu thuyết như thế nào ?). Điều đó lý giải tại sao đọc truyện của Lỗ Tấn khá dễ hiểu và không bị nhàm chán. Trong tác phẩm của ông không có câu thừa, chữ thừa, ngược lại nó rất cô đọng, hàm súc. Chính điều đó đã góp phần làm nên sức sống cho các truyện ngắn của nhà văn.
Như vậy, khi nói đến ngôn ngữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn nói chung và truyện ngắn Lễ cầu phúc nói riêng thì tính tự nhiên, cô đọng, hàm súc,… là những đặc điểm nổi bật. Và qua đó cũng khẳng định tài năng bậc thầy của Lỗ Tấn.
Thứ nhất, hình tượng đám đông. Khi viết về nỗi khổ của người nông dân lao động lỗ Tấn không chỉ quan sát bề ngoài chỉ  biểu hiên  những đau đáu về xác thịt, như  đói khát, bị đánh đập, bị tra khảo mà ông đi sâu khai thác những sầu não thương tâm, những dằn vặt đau đớn trong tâm hồn của họ. Ông thừa hiểu những nỗi khốn khổ về tinh thần mà người nông dân phải chịu so với những đau đớn về xác thịt của họ đáng sợ hơn nhiều. Cái bệnh hoạn trong tâm hồn của chính những người bị  áp bức bóc lột cũng được Lỗ Tấn miêu tả  khá sâu sắc. Do thiếu giác ngộ mà cái quần chúng trong truyện của Lỗ Tấn nói chung và trong Lễ cầu phúc nói riêng không thể thông cảm với những lỗi bất hạnh của nhau, thậm chí còn lấy đó làm trò cười. Trước nỗi khổ của thím Tường Lâm, họ cười nhạo và chế giễu như một thú vui  – “Thế có tiếc cái đập đầu không cơ chứ!”.  Có thể thấy, nhân vật đám đông trong truyện ngắn này phản ánh một cách rõ nét thực trạng bế tắc và tù túng của người nông dân thời kỳ phong kiến. Họ không có đường đi, không có một hệ tư tưởng chính thống nào soi đường chỉ lỗi. U Liễn, một con người mê tín  quỷ thần lấy sự trừng phạt nơi âm phủ ra dọa nạt thím, khuyên thím cúng vào đền Thổ Cốc một cái bậu cửa cho “trăm người dẫm, vạn người đạp” hòng giảm nhẹ tội. Viêc khắc hoạ thành công nhân vật đám đông của Lỗ  Tấn cho chúng ta thấy được cái nghịch cảch của cả một xã hội Trung Quốc.
Thứ hai, người lao động thuộc tấng lớp dưới được tác giả điển hình hóa qua nhân vật Tường Lâm. Hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn đều là những con người nhỏ nhoi, thấp hèn và còn mang nặng tư tưởng cổ hủ, liệt căn tính quốc dân. Thím Tường Lâm là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ làm ăn, thật thà, lương thiện. Thím làm việc cần mẫn và nhanh nhẹn, chỉ mong bằng sức lao động của mình có thể đổi lấy quyền sống tối thiểu thế mà không được. Nhưng nhân vật này khi bước những bước chân đầu tiên vào tác phẩm đã mang một dáng hình không bình thường. Đó là một dáng hình cụ thể, thể hiện cho những điều bất ổn dự báo trước về cuộc đời nghiệt ngã.
Trong tác phẩm, thím Tường Lâm xuất hiện với ngoại hình và dáng vẻ của một người đi bên lề cuộc sống, bị hất đẩy thành một người ăn mày khốn khổ với: “Mái tóc hoa râm năm năm trước đây bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi nữa; khuôn mặt hốc hác quá, nước da vàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn, trông giống như là tạc bằng gỗ, họa chăng chỉ đôi tròng con mắt lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ thím là một con người đang sống mà thôi”. Ở đây có sự đổi thay, những gì trẻ trung của năm năm trước đây không còn nữa, con người ta sẽ già đi theo quy luật của cuộc sống nhưng già mà không sung sướng, già mà không được hưởng hạnh phúc đáng có của lẽ đời. Thím Tường Lâm già mà khổ. Đọc đoạn truyện ta chỉ thấy hiện lên một người phụ nữ ăn mày lôi thôi, lếch thếch, rách rưới, tả tơi, gầy guộc, xanh xao, nhem nhuốc. Tất cả để chứng tỏ sự cùng cực của thím Tường Lâm. Trong con người ấy còn mang một tư tưởng cổ hủ, nghi ngờ về sự tồn tại của linh hồn và cái chết, tin vào những tín ngưỡng giáo điều mà sau này, Lỗ Tấn trở thành người đi chữa bệnh bằng tinh thần trên các trang truyện của mình. Từ ngoại hình đó tạo nên tâm lý nhân vật, chính vì người ta khổ nên người ta mong có một thế lực nào cứu vớt, an ủi mình, nhất là cần có một chỗ dựa tinh thần để bấu víu khi cuộc đời đầy trơn nhám. Bị hất ra rìa cuộc sống, bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, người đàn bà hai lần chồng ấy dường như không được đón nhận bởi sự cảm thông của người khác, cái đói rình rập rồi cướp đi sự sống thoi thóp của nhân vật là một điều tất yếu. Hình ảnh con người ấy từ khi xuất hiện đến khi kết thúc có sức ám ảnh ghê gớm đến phận người – những người có thân phận cầu bơ cầu bất tương tự như thím Tường Lâm.
Quay ngược thời gian, Lỗ Tấn đưa chúng ta quay trở về thời nhân vật khi còn trẻ, lúc 26, 27 tuổi khi mới vào nhà chú Tư làm đầy tớ gái. Ngày vào: “nước da xanh xao vàng vọt, nhưng hai gò má còn hồng hào. Thím mặc chiếc quần đen, áo kép màu chàm, khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch, đầu chít khăn tang” . Nỗi buồn đau, đáng thương của một người có chồng vừa chết. Đó là một số phận hẩm hiu, bất hạnh để nói lên một tương lai bất ổn. Ngoại hình nhân vật còn được tác giả bổ sung: “chân tay vạm vỡ” – chi tiết này nói về một người phụ nữ khỏe mạnh không thua gì đàn ông. Đó là một người phụ nữ hiền lành, lẽ ra một người như vậy sẽ được hưởng hạnh phúc, nhưng số phận đi ngược lại những gì người phụ nữ đó có. Khỏe mạnh nhưng không thể nuôi sống mình bằng một nghề nghiệp ổn định mà phải đi ở, giúp việc cho nhà người. Khỏe mạnh nhưng không đủ sức để chống lại những thế lực khác (khi bước đi lấy chồng lần 2, có kháng cự nhưng rồi lại khuất phục).  Cuộc đời của những nhân vật phụ nữ trung tâm luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa, ngay ngắn. Dường như truyện của Lỗ Tấn viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã.
Chồng thứ hai chết, con trai bị chó sói tha đi. Nỗi đau mất con ám ảnh cả cuộc đời người đàn bà bất hạnh để khi quay trở lại nhà chú Tư lần thứ hai với hình hài: “mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng, nước da cũng xanh xao, vàng vọt, có điều hai gò má thì không hồng hào như trước nữa. Thím ta cứ cúi mặt xuống đất, khóe mắt ươn ướt, và con mắt cũng không lanh lợi như trước”. Sự mệt mỏi, rệu rã đã vận vào số phận éo le của thím Tường Lâm. Vẫn là cách ăn mặc của lần đầu tiên khi bước đến nhà chú Tư, nhưng đôi mắt là nơi nói lên nhiều điều nhất.  Khi cúng xong một cái bậc cửa vào miếu Thành Hoàng, thím trở về: “sắc mặt tươi tắn, con mắt cũng lanh lợi, vui vẻ hẳn lên”. Điều đó khắc họa tâm lý nhân vật lúc này là đang hồ hởi, thím Tường Lâm như tìm được niềm tin ảo để còn có lý do để sống. Cái tư tưởng cổ hủ tin vào thần linh, bị ám ảnh bởi những ảo ảnh không có thực, đó là niềm tin duy nhất mà thím Tường Lâm có thể tồn tại được. Nhân vật được khái quát cao độ qua việc phân tích ngoại hình. Qua đó ta thấy được nhân vật là một người đàn bà khốn khổ, mang sức điển hình cho hệ thống những người cùng cảnh ngộ trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nỗi đau về tinh thần luôn là cái cớ khiến cho thể xác của người ta chịu khổ. Tường Lâm chết để chấm dứt những tư tưởng cổ hủ, chấm dứt số phận cùng cực nhưng tác phẩm của Lỗ Tấn còn có biết bao nhiêu con người có ngoại hình như thế, cái ngoại hình có sức khái quát lên cả một đời người.
Cùng với nhân vật trung tâm của tác phẩm là thím Tường Lâm, hai nhật vật vợ chồng chú Tư cũng được Lỗ Tấn chú tâm khắc họa. Nếu như ở truyện ngắn này. Lỗ Tấn tập chung khá nhiều đến việc khắc họa nhân vật thím Tường Lâm thông qua ngoại hình với những nét khắc khổ, đáng thương thì với  hai nhân vật: vợ chồng chú Tư. Dường như ngoại hình không được nhà văn chú ý lắm. Từ đầu đến cuối truyện hầu như không thấy xuật hiện một câu nào, từ nào miêu tả ngoại hình thím Tư mà chỉ thấy nhà văn miêu tả so lược về ngoại hình chú Tư. Sau bao năm xa quê, nhân vật Tôi trở về thấy chú Tư không khác xưa mấy, chỉ già hơn đôi chú nhưng vẫn chưa để xâu. Lỗ Tấn không tập chung khắc họa ngoại hình hai nhân vật này mà chủ yếu thông qua việc thể hiện tính qua các hành động, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật để khác họa nhân vật.
Thứ ba, người lao động thuộc tầng lớp trên qua hình ảnh vợ chồng Lỗ Tư. Lỗ Tấn khá dụng công trong việc miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng cử chỉ, lời nói, hành động cho đến cung cảnh sinh hoạt của chú Tư. Vốn là một viên giám sinh – có dòng dõi là con cháu quan lại. Sinh ra trong một gia đình như thế cho nên đầu óc chú Tư luôn mang nặng suy nghĩ cổ theo Tống Nho. Điều đó thể hiện qua việc miêu tả những sở thích, cung cách sinh hoạt của nhân vật chú Tư: là người theo Tống Nho nhưng hiểu biết không phải là nhiều. Chú Tư chỉ thích những cái cổ. Dường như tư tưởng Tống Nho ăn sâu vào tư tưởng chú Tư cho nên chú ghét những tư tưởng mới, cái mới vì thế chú lỗ mãng chửi lại Tân Đảng. Chú Tư luôn thích cổ vì vậy trong nhà chú có treo câu đối cổ nhưng có lẽ vì không am hiểu hay vì lẽ gì đó mà chỉ một vế được treo lên còn một vế rơi cuộn trên một ghế dài. Trên bàn là bộ Khang Hy tự điển chưa chắc đã trọn bộ cùng với một bộ cân tư lục, tạp chú và một bộ tứ thư thần. Điều đó đủ cho thấy nhà văn Lỗ Tấn đã quan sát tỉ mỉ từng chi tiết như  thế nào để thể hiện cái sở thích, cung cách bài trí theo lối cổ của gia đình chú Tư  – Một trong số những đại  diện chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho đã lỗi thời.
Mặc dầu là tư tưởng lỗ thời nhưng nó đã ăn sâu vào tư tưởng của chú Tư. Nó đã tạo nên tư tưởng định kiến về con người của nhân vật này. Và cũng chính những định kiến đấy góp phần làm nên tính cách nhân vật và nó được bộc lộ chủ yếu qua hành động và lời nói của nhân vật.
Chú Tư vốn là người “vẫn còn kiêng kị nhiều thứ lắm, gần lễ cầu phúc mà đem những chuyện chết chóc, ốm đau ra nói với Chú thật là tồi ư bất khả” và với định kiến những điều kiêng kị này được thể hiện qua những hành động, lời nói của chú Tư từ đầu đến cuối tác phẩm.
Ngay từ đầu khi thím Tường  Lâm xuất hiện muốn làm người ở gái cho gia đình chú – thím Tư thì chú Tư đã tỏ ra không thích với hành động, thái độ câu mày không thích mướn người góa bụa rồi khi thấy mẹ chồng thím Tường Lâm đến tìm thì chú Tư cũng tỏ thái độ bực dọc, chau mày nói: “Hỏng! Có lẽ của này nó trốn nhà” và khi bà mẹ chồng tỏ rõ thái độ ý muốn gọi con dâu về thì chú bằng lòng cho thím Tường Lâm về, chú Tư như thoát khỏi được gánh nặng và chú luôn nhắc đi nhắc lại cụm từ “khả ố”.Tới khi thím Tường Lâm trở lại nhưng lúc này thím không chỉ là người đàn bà góa bụa mà góa bụa đến hai lần rồi mất cả đứa con duy nhất càng khiến cho chú Tư thêm tỏ ra không thích. Ông vẫn giữ thái độ chau mày chiếu lệ của mình vì chẳng còn ai có thể làm việc tốt hơn thím nên đành nhận thím ở lại. Tuy vậy với định kiến cố hữu của mình về người phụ nữ góa bụa như thím Tường Lâm cùng với  việc coi trọng lễ tết cho nên chú Tư luôn không muốn thím Tường Lâm đụng tay vào  việc cúng tế cho nên chú Tư nói với vợ: “… tuy những quân ấy có lẽ rất đáng thương nhưng họ đã làm bại hoại gia phong dùng họ đỡ đần công việc thì còn được, chứ việc cúng bái thì chớ để chúng mó tay vào nhất thiết cỗ bàn tự tay mình làm lấy là hơn, nếu không thì uế tạp. Ông bà ông vãi nào ăn” chỉ với câu nói này thôi cũng đủ cho thấy định kiến của chú Tư  như thế nào về người phụ nữ như thím Tường Lâm. Chú Tư luôn coi người phụ nữ góa chồng, lại đi lấy chồng rồi chồng chết ấy là bại hoại gia phong, làm vế tạp. Có lẽ những định kiến ấy đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức nhân vật chú Tư cũng như những nhân vật khác trong tác phẩm. Lỗ Tấn không khắc họa chú Tư với vẻ ngoại hình mà chủ yếu khắc họa tính cách nhân vật với hành động, lời nói thể hiện cái nhìn đầy định kiến về con người cùng với những định kiến ấy sự tàn nhẫn vô cùng của nhân vật của chú Tư được bộc lộ khi nghe tin thím  Tường Lâm chết không chỉ giữ thái độ bình thản mà chú Tư còn tỏ ra bực tức, cáu gắt vì thím chết vào đúng lễ cầu phúc.
Cùng với nhân vật chú Tư, nhân vật thím Tư cũng được khắc họa với những chi tiết thể hiện tính cách, con người của nhân vật. Lỗ Tấn khắc họa nhân vật thím Tư gần như “bản sao” của nhân vật chú Tư. Thím Tư cũng là con người chịu ảnh hưởng mạnh của định kiến xã hội cùng những tư tưởng truyền thống. Thím Tư không phải không có chút lòng thương với thím Tường Lâm mà thím cũng cảm thấy thương xót cho cảnh ngộ thím Tường Lâm: khi thím Tường Lâm kể lại chuyện của mình trong mấy năm qua khiến cho thím từ thái độ lưỡng lự chuyển sang mắt đỏ hoe rồi nhận thím Tường Lâm ở lại. Thím Tư cũng mến người: Thích cái cung cách đứng đắn, vạm vỡ tỏ vẻ biết phận, chịu khó của thím Tường Lâm cho nên khi người ở gái ấy đi rồi, thím Tư vẫn thường nhắc và mong thím Tường Lâm trở lại.
 Nhưng trong con người của thím Tư không phải chỉ có lòng thương mà cũng đầy định kiến. Sau khi nghe chú Tư nói chớ để cho Thím mó tay vào việc cũng bái để khỏi uế tạp thì thím Tư cũng thể hiện ngay định kiến của mình bằng hành động, lời nói của mình. Trong mỗi dịp cúng tế thím Tư luôn tự làm lấy mọi việc không để thím Tường Lân đụng vào đồ để cúng. Thím Tư luôn hét: “Thím Tường Lâm để đấy! tôi làm lấy…”Cái hành động cùng lời nói ấy cho thấy rõ những suy nghĩ giống với chú Tư của chím Tư. Thím cũng sợ thím Tường Lâm động vào đồ cũng sẽ làm uế tạp việc cúng bái và định kiến ấy vẫn còn ngay cả khi Thím Tường Lâm đã cúng công đức cho chùa cái ngạch của để chuộc tội lỗi thím Tư vẫn không cho thím Tường Lâm động tay vào đồ lễ với việc thét lớn: “để đấy Thím Tường Lâm.” Và khi thấy thím Tường Lâm không còn nhanh nhẹn trở lại nữa thì Thím Tư đã nói ngay vào mặt thím Tường Lâm để cảnh báo coi trừng: “biết thế thì trước chả giữ lại cho xong”. Đến khi thấy thím không còn nhanh nhẹn không còn giúp ích được thì thím Tư cũng tàn nhẫn tính đến chuyện cho thím Tường Lâm trở về với mụ vệ.
Lỗ Tấn đã dụng công khắc họa hình tượng hai nhân vật chú Tư và thím Tư với đầy đủ những nét tính cách điển hình của họ cùng với cái định kiến nặng nề đã ăn sâu vao nếp nghĩ của con người qua bao năm tháng, qua bao thời gian không mất đi mà như nặng nề thêm. Qua việc khắc họa hai nhân vật này, nhà văn đã thể hiện được những con người điển hình với những định kiến xã hội nặng nề đối với phụ nữ. Nhân vật chú Tư, thím Tư là một phần của cái xã hội đầy định kiến bất công, con người tàn nhẫn vô cảm trước nỗi đau khổ bất hạnh và cái chết của đồng loại.
 Hình tượng người phụ nữ là một hình tượng trung tâm trong tác phẩm này. Có thể nói, trong tác phẩm Lễ cầu phúc, nhân vật thím Tường Lâm hiện lên như một nhân vật trung tâm – chính diện, đóng vai trò phát ngôn cho chủ ý và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Mặt khác, Tường Lâm đại diện cho số phận người phụ nữ nông thôn Trung Quốc bất hạnh thời kỳ phong kiến sau Mãn Thanh. Khắc họa thành công nhân vật này, có thể nói, Lỗ Tấn đã sử dụng các thủ pháp về miêu tả ngoại hình, tính cách được bộc lộ qua tình huống và môi trường sống… song yếu tố được coi là mảnh ghép cuối cùng và quan trọng nhất trong việc hoàn thiện bức chân – dung – tinh thần về nhân vật thím Tường Lâm là nội tâm – chiều sâu tâm lý.
Tiếp xúc với tác phẩm Lễ cầu phúc dễ dàng nhận thấy, nhà văn đã dành nhiều tâm huyết cho nhân vật nữ trung tâm của mình. Quá trình vận động nội tâm của nhân vật Tường Lâm diễn ra theo một chu trình nhất định qua lời kể chuyện của nhà văn. Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất trong nội tâm của nhân vật này là sự hoài nghi về cõi sống. Khi gặp nhân vật tôi về Lỗ Trấn vào những ngày cuối năm, người đàn bà đau khổ ấy đã hỏi tôi (người kể chuyện) về sự sống – cái chết “Con người ta khi chết đi rồi còn có linh hồn hay không?”. Đó là những câu nói cuối cùng của thím trước phút lâm chung, thím nghi hoặc có địa ngục hay không, có thật một người chết rồi còn có linh hồn hay không. Thím hoài nghi để rồi hy vọng. Hy vọng số phận của mình sẽ không chịu sự xếp đặt của xã hội nhân gian. Bao nhiêu những day dứt về đời người và thân phận cứ bám riết lấy thím Tường Lâm khiến thím không nguôi suy nghĩ về cái chết và những linh hồn. Tại sao lại như vậy? Lý giải điều này, chúng ta cần đi từ những sự việc xảy ra với thím Tường Lâm lúc đó.
Khi vào làm thuê cho ông bà Tư được chừng hơn một năm thì thím bị bắt về Vệ Gia Sơn để lấy một người ở Hạ Gia Úc. Thím Tường Lâm đã “một mực la ó, chửi bới, lúc về đến Hạ Gia Úc thì cổ đã khản đặc…”. Thím Tường Lâm đã chống cự, đã đập đầu vào bờ tường để chối từ sự tái giá một cách ép buộc ấy. Sự phản kháng ấy của thím Tường Lâm – thực chất là để đấu tranh với cái trống rỗng và nỗi cô đơn buồn tủi đang hiển hiện trong tâm trí mình. Thím đã đập đầu vào bờ tường như một hành động vô thức nhằm kết thúc cuộc đời còn hơn là phải chung sống với một người xa lạ. Trong nội cảm của thím lúc ấy, sự sống là mong manh lắm và vô nghĩa lắm rồi. Nhưng thím đã không chết, năm sau chị sinh con với người đàn ông ấy. Thế rồi những tai ương đổ dồn lên đầu thím. Chồng chết vì thương hàn, con trai chết vì chó sói ăn thịt. Và, đây lại là một chấn thương tinh thần không thể lành lặn trong lòng thím. Từ khi con trai bị chó sói ăn thịt, thím luôn sống trong nỗi ám ảnh về cái chết của đứa con. Thím lại trở thành một người bơ vơ, không người thân, không nhà cửa, thím lại tìm đến gia đình nhà chủ năm xưa với mong muốn có một chỗ dung thân và quên đi những ngày vừa qua.
Sự ám ảnh về cái chết của đứa con trai cho thấy những cào xé dằng dặc trong nội tâm của người đàn bà ấy. Thím đã kể câu chuyện về cái chết của đứa con với những người ở Lỗ Trấn mong tìm thấy một sự chia sẻ. Bắt đầu câu chuyện, bao giờ thím cũng nói: “Con thật là ngu dại…”, và kết thúc câu chuyện, bao giờ thím cũng nghẹn ngào thổn thức, nước mắt trào ra. Có thể thấy, thím đã sống trong những dằn vặt và mặc cảm về tội lỗi xung quanh cái chết của A Mao (con trai thím), bởi với người mẹ, còn gì đau khổ hơn khi mất đi đứa con mà mình sinh ra. Thím Tường Lâm kể câu chuyện ấy với nhiều người, thực chất để trải lòng mình, để những ý nghĩ ứ đọng bao nhiêu ngày tháng nay có cơ hội được bung xé và thoát xác. Thế rồi người ta cũng chán nghe câu chuyện của thím, và đáp lại thím bằng một sự miệt thị, khinh khi khiến “chị há hốc mồm, chưng hửng ngước mắt nhìn theo, rồi cũng đi nốt, tựa hồ chính mình cũng thấy mất thú rồi”. Trong tâm trạng mê muội, u đặc và có quá nhiều mặc cảm về tội lỗi, thím đã kể câu chuyện về sói ăn thịt con trai như một hành động để cứu chuộc sự thanh thản trong tâm hồn mình. Mỗi khi nhìn thấy một thằng bé thím lại nhớ đến con trai thím, như một nỗi xót xa – “Chị hình như cũng cảm thấy có cái gì đó vừa lạnh vừa nhọn, đã thế thì còn mở miệng mà làm gì. Chị chỉ nhìn họ một cái, chứ tịnh không một lời đáp lại”. Thím trở nên vô cảm với thái độ của những người xung quanh, bởi chị biết có giải thích cũng không được.
Nỗi ám ảnh về cái chết của đứa con bé bỏng được tác giả đặc tả trong không khí cuối năm. Trong khi mọi người chuẩn bị cho “lễ cầu phúc” thì thím luôn miệng lẩm bẩm “Ôi chao! Con thật là ngu dại…” Dường như có một cái gì đó ngây ngô đến xa xót cứ theo mãi thím hết năm này qua năm khác. Ai hỏi gì thím cũng ậm ừ cho xong, tâm trí thím chỉ nghĩ về câu chuyện vào mùa xuân ấy và hình ảnh của A Mao bị chó sói ăn hết ruột gan. Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến, gia đình nhà ông Tư đã quyết định không cho thím mó tay vào công việc cúng vái của nhà mình vì đã làm bại hoại gia phong. Vô hình chung, thím đã bị đẩy ra khỏi quỹ đạo sống của con người. Xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu ấy đã gạt thím ra một cõi riêng, không có tình người, không có sự cảm thông. Khi nghe bà Tư thét lên “Chị Tường Lâm để đấy! Tôi lấy!” – Thím rút tay lại như bị bỏng, cảm giác sợ sệt và bối rối, cảm giác như bị đánh từ sau lưng. Để rồi, gây lên trong lòng thím một chấn thương tinh thần – “Và chị sinh ra rất nhút nhát, không những sợ đêm tối, sợ bóng đen, mà thấy người cũng sợ nữa: trông thấy chủ nhà của mình mà cũng lấm lét như chuột ngày, nếu không thì lại ngồi đực ra như bụt mọc vậy”. Thím đã không thể là mình nữa, không thể sống với cái bản thể của chính mình nữa. Sợ và ngại tiếp xúc với tất cả, chỉ muốn lẩn tránh để đối thoài với cái mênh mông dằng dặc của cuộc đời bất hạnh và khổ đau của mình.
Nhưng rồi cái chết vẫn cứ đến bởi nhiều lý do, thứ nhất chủ nhà vin vào lễ giáo để đày đọa tinh thần thím Tường Lâm, coi việc thím đi bước nữa là hành động xấu xa, bẩn thỉu làm bại hoại gia phong, vì vậy không cho thím động chân động tay vào những đồ cúng tế. Đến ngày giỗ tổ trong tiết đông chí, thím thản nhiên đi bày biện cốc chén. Không ngờ, chủ nhà nhìn thấy vội quát: “Để đấy chị Tường Lâm!”. Thím vội rụt tay lại như bị bỏng. Đây là đòn nặng nề cuối cùng giáng lên đầu thím, làm cho thím tê liệt không sao gượng dậy nổi. Nỗi lo sợ bị trừng phạt nơi cõi âm vẫn đeo bám dai dẳng hành hạ thím, biến thím từ người lao động nhanh nhẹn trở nên mụ mẫm, đờ đẫn như một khúc gỗ không hơn không kém. Thím Tường Lâm thực sự chết tinh thần trước khi cái chết thể xác tự đến. Thím bị tuyên án tử hình khi nghe nói chết đi sẽ bị chia làm hai cho mỗi người chồng một nửa. Sự băn khoăn“người chết có linh hồn hay không?” của người đàn bà này chính là nỗi sợ hãi, ray rứt đó. Thì ra không phải chỉ có đói khát, giá lạnh mà nguyên nhân gây ra cái chết còn là nỗi lo sợ bị trừng phạt, đọa đày. Tường Lâm đã bị bốn sợi dây: chính quyền, thần quyền, tộc quyền và nam quyền xiết cổ một cách êm ái mà chị không hề hay biết.  Tường Lâm chết rụi giữa tiếng pháo cầu phúc của những nhà giàu sang mà không gặt được một giọt nước mắt của người đời.
Tâm trạng thím Tường Lâm được tác giả đặc biệt nhấn mạnh qua sự thay đổi của ánh mắt. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, đôi mắt của thím Tường Lâm được tác giả nhắc đến 13 lần với đầy đủ các trạng thái: lờ đờ, thâm quầng, sáng hẳn lên, ngấn lệ, tỉnh táo hơn nhiều… thể hiện những trạng huống khác nhau trong con người chị. Sự biểu hiện bằng ánh mắt từ lờ đờ bỗng sáng hẳn lên của thím khi đối thoại với nhân vật tôi cho thấy trong thím nhen nhóm lên một niềm hi vọng về sự sống; ánh mắt lờ đờ biểu hiện một tâm thế mệt mỏi, chán chường bởi sự vô cảm của những người xung quanh… Lỗ Tấn đã sử dụng motip đôi mắt để làm rõ sự vận động của nội tâm trong con người thím Tường Lâm nhưng chủ yếu là nói lên nỗi đau đớn, sự hoài nghi, sự bế tắc và thất vọng của thím về đời sống của chính Tường Lâm. Đôi mắt tinh tường lanh lợi thay bằng đôi mắt đờ đẫn, lờ mờ, mệt mỏi, ướt mềm. Đôi mắt không còn mang linh hồn của con người nữa, nó mang thông điệp của thần chết nhiều hơn. Nếu như chỉ nhìn vào đôi mắt đưa đi đưa lại mới biết được sự sống đang tồn tại trong con người khố sở ấy thì tôi lại thấy chính điều đó khiến cho sự chết tới gần hơn với kiếp người nhỏ bé này.  Đôi mắt cứ đăm đăm nhìn thẳng, khóc nhiều hơn là cười. Đôi mắt trĩu nặng, buồn đau, ảm đạm níu với sự sẻ chia trong câu chuyện mất con với nỗi khao khát được sự an ủi, động viên nhưng người ta lại dửng dưng, biến câu chuyện của Tường Lâm thành trò cười. Nỗi cô đơn, bơ vơ được đẩy đến tận cùng. Khi con người ta không có ai bên cạnh cũng là lúc người ta hết niềm tin vào cuộc đời, hết niềm tin vào cuộc sống. Điều đó thúc đẩy thím Tường Lâm tìm tới thần linh để lương tựa. Khi cúng xong một cái bậc cửa vào miếu Thành Hoàng, thím trở về: “sắc mặt tươi tắn, con mắt cũng lanh lợi, vui vẻ hẳn lên”.  Điều đó khắc họa tâm lý nhân vật lúc này là đang hồ hởi, thím Tường Lâm như tìm được niềm tin ảo để còn có lý do để sống. Cái tư tưởng cổ hủ tin vào thần linh, bị ám ảnh bởi những ảo ảnh không có thực, đó là niềm tin duy nhất mà thím Tường Lâm có thể tồn tại được. Đôi mắt thím Tường Lâm đã trở thành một chi tiết nghệ thuật mang tính ám ảnh.
Qua việc khắc họa thành công nhân vật thím Tường Lâm, Lỗ Tấn đã đến thành công của việc xây dựng nhân vật theo tinh thần của văn học hiện đại Trung Quốc. Nhân vật này của ông có nguyên mẫu từ đời sống và đã đi vào đời sống như một hình tượng văn học mang tính điển hình, đại diện cho một lớp người trong xã hội.
 Đồng thời, từ việc điển hình hóa thành công nhân vật thím Tường Lâm, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề người phụ nữ
Trong xã hội phong kiến lâu đời như ở Trung Quốc, dưới ách nặng của bốn tầng áp bức: chính quyền, tộc quyền, phụ quyền, người phụ nữ trở thành: “con dê tế thần”thảm hại cho chế độ phong kiến.
Có thể thấy hai loại phụ nữ được Lỗ Tấn thể hiện trong tác phẩm của mình: phụ nữ nông thôn (Lễ cầu phúc, Li hôn)  phụ nữ thành thị (Tiếc thương những ngày đã mất, Một  gia đình hạnh phúc,…)
Những hành đó được xây dựng khác nhau, nhưng cuối cùng những người phụ này đều có chung một số phận bi thảm, đều trở thành vật bị hi sinh cho xã hội.
Số phận thím Tường Lâm (Lễ cầu phúc) là số phận điển hình cho người phụ nữ nông thôn bị áp bức bóc lột.
 Chế độ phong kiến tàn ác giết chết thím:
Là người phụ nữ goá chồng, thím Tường Lâm trốn khỏi gia đình nhà chồng tàn nhẫn để đi ở. Thím những mong đem sức lao động của mình để đổi lấy một cuộc sống tối thiểu. Điều mong ước ấy nào có gì cao xa, ảo tưởng: “Ngày tháng trôi qua rất nhanh, công việc thím không hề bễ trễ, ănthế nào cũng xong, làm không tiếc sức. Mọi nguời đều nói nhà cụ Tứ thuê được người ỏ giá siêng năng. Thím thấy thỏa mãn, khoé miệng đã thấy nụ cười, mặt cũng béo trắng ra”
Nhưng cái mong muốn nhỏ nhoi, tội nghiệp đó cũng bị phá vỡ. Như một con vật, thím lại bị bà mẹ chồng đem gả bán cho một anh chang trên núi. Rồi người chồng thứ hai lại chết, con bị chó sói anh thịt, anh chồng đuổi chị ra khỏi nhà để cướp đất đai. Thím đã bị những đòn nặng phũ phàng: “gò má hết sắc máu, tay chân không còn được nhanh nhẹn như ngày xưa”
Lễ giáo phong kiến giết chết thím:
Thím Tường Lâm lấy hai đời chồng. Theo lễ giáo phong kiến như vậy thím là kẻ tội phạm.Thím trở thành con vật dơ bẩn làm  “bại hoại gia phong”. Người ta không thuê thím làm, không cho thím đụng tay vào đồ lễ…Điều đó đã dằn vặt thím, khiến cho thím vô cùng đau khổ. Nghe U Liễn, thím đem một năm tiền công để chuộc tội “tái giá”. Nhưng thím vẫn không được lễ giáo phong kiến công nhận, bà Tư vẫn không cho thím chuẩn bị đồ tế lễ. như vậy thím bị tuyên án tử hình về tinh thần.
Thế rồi thím bị quẳng ra lề đường và chết dập chết vùi trong đông tuyết giữa ngày lễ cầu phúc trong khi mọi người đang sung sướng. Thím cựa quậy suốt cuộc đời mà không giành được gái trị về con người, mà ngay đến cả cuộc sống cũng không đáng giá còn bị chế độ phong kiến lạnh lùng độc ác tước đoạt.
Số phận người phụ  nữ thành thị cũng chẳng ra gì. Những nhân vật như Tử Quân một phụ nữ bắt đầu có ý thức giác ngộ cách mạng, cô yêu Quyên Sinh và kiên quyết dũng cảm đấu tranh cho tự do hôn nhân của mình. Nhưng hiện thực cuộc sống nặng nề và tàn nhẫn đã bắt Tử Quyên phải chịu đựng những thách thức đau đớn.
Đề tài người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Lỗ Tấn. Họ là những người có tinh thần phản kháng, tiềm tàng một khả năng cách mạng. có thể nói, chống phong kiến thì không ai quyết liệt bằng phụ nữ. là lớp người bị đè nén nhiều nhất, bị dập vùi một cách tàn nhẫn nhất, tất nhiên họ phải là người có khát vọng giải phóng cao nhất. Người phụ nữ bị khinh rẻ, bị chà đạp và trở thành chuyện bình thường cho nên không phải nhà văn nào cũng có được cách nhìn tiến bộ về khả năng cách mạng của họ.
Qua một số sáng tác viết về người phụ nữ, bằng cách này hay cách khác, Lỗ Tấn đã nói rõ quan điểm  về vấn đề giải phóng phụ nữ. Những kết cục bi thảm nói lên điều gì? Phải nói ngay rằng: Lỗ Tấn là một nhà cách mạng, ông không bao giờ bênh vực cho cái cũ. Còn cái kết cục bi thảm  là một sự thật mà nhà văn muốn qua đó gián tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ. mục tiêu đấu tranh của Tử Quyên là đúng, hành động của thím Tuờng Lâm cũng vậy, chỉ tiếc một điều đó chỉ là sự bột phát mà không có sự đồng thuận của xã hội các chị đã quá lẻ loi. Vì vậy mà các chị thất bại.
Lỗ Tấn là một nhà văn có cái nhìn tiến bộ về vấn đề người phụ nữ. hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng cũng tiềm tàng đầy sức mạnh phản kháng. Khác với những nhà văn cùng thời, Lỗ Tấn trân trọng họ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng, tự do cho họ, vạch cho họ con đường giải phóng,…
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có một nhân vật thường đóng vai trò kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống; đó là nhân vật xưng tôi – tác giả. Ở truyện ngắn Lễ cầu phúc cũng vậy. Nhân vật xưng tôi hiện lên không bằng hình dáng, ngoại hình, hành động, xung đột, sự kiện mà chủ yếu qua việc diễn đạt tâm lý, nội tâm, ý nghĩ. Đó là trăn trở, suy tư, suy nghĩ của tác giả ẩn lớp dưới câu chuyện.
Nhân vật xưng tôi được giới thiệu là một người quen của nhà ông Tư, về thăm quê. Và theo lời thím Tường Lâm, nhân vật tôi là người “có học, có chữ nghĩa, lại đi đây đi đó, hiểu biết nhiều”. Cảnh và người nơi thị trấn Lỗ – Trấn gợi cho nhân vật tôi cảm nhận sâu sắc. Quang cảnh thôn xóm và bầu trời cho thấy không khí sắp sửa đón năm mới. “Thỉnh thoảng pháo tiễn đưa ông Táo về trời lóe sáng, rồi nổ vang giữa những đám mây đen nặng nề, xám ngắt”, “hoa tuyết rơi xuống lớp thảm tuyết phủ dày mặt đất, nghe rào rào, khiến cho người ta càng thêm hiu quạnh”…..Và cảnh bận rộn sắm sửa  “Lễ cầu phúc”của người dân thị trấn. “Họ giết gà, giết ngỗng, mua thịt lợn, làm rất tinh khiết. Đàn bà, con gái,có kẻ còn đeo vòng bạc kéo lối xoắn thừng, phải dầm tay luôn trong nước đến đỏ ửng lên…”. Thiên nhiên giá rét, lạnh lẽo đối lập ánh sáng ấm cúng trong ngôi nhà, khung cảnh nhộn nhịp sắm sửa của mọi người như làm nổi bật lên số phận nhỏ nhoi đáng thương của thím Tường Lâm, chết đói chết rét, một mình ngoài đường.       
 Hình tượng nhân vật tôi xuất hiện chủ yếu ở đầu – người giới thiệu, mở đầu cho câu chuyện và ở cuối câu chuyện – người kết thúc tác phẩm. Đó là nhân vật do Lỗ Tấn hóa thân vào. Vì thế đó là nhân vật thể hiện cho suy nghĩ, tư tưởng của tác giả. Nhân vật tôi là người duy nhất còn quan tâm thím Tường Lâm – một mụ ăn mày. Mặc dù thấy thím “cứ tráo mắt nhìn biết ngay là thím có ý đón gặp tôi” vậy mà nhân vật tôi không bỏ đi. Khi nghe câu hỏi của thím nhân vật tôi ấp úng, luống cuống, đắn đo suy nghĩ, ngần ngừ rồi mới trả lời: “Tôi nghĩ…có thể có đấy”, “ Địa ngục à!Lý ra thì phải có đấy, Mà cũng vị tất. Nhưng ai hơi đâu để tâm đến chúng những chuyện ấy làm gì!”. Nhân vật tôi đã phải “ngần ngừ”, đắn đo, “ luống cuống”, suy tính câu trả lời như một học sinh “thi một bài chưa kịp chuẩn bị, mà ông giáo thì cứ đứng ngay bên cạnh mình”. Nếu là một người không coi trọng thím Tường Lâm thì họ sẽ không làm như vậy, có thể họ sẽ bỏ đi hay trả lời mà không cần suy nghĩ gì cả. Có lẽ ở thị trấn Lỗ – Trấn này, không ai ngoài nhân vật tôi còn coi trọng thím Tường Lâm đến như vậy. Người ta quá chán những câu chuyện của thím, nhạo báng, xua đuổi thím; chỉ có nhân vật tôi vẫn trăn trở, lo lắng cho thím. “Mình trả lời với thím như thế chẳng biết có thể nguy hiểm gì cho thím không. Chắc vì trong nhà ai cũng lam lễ cầu phúc cả, thím cảm thấy mình thím cô đơn, trơ trọi, nên mới hỏi như thế. Nhưng biết đâu câu hỏi đó lại không hàm một ý gì khác? Hay là thím cảm thấy trước có điều gì sẽ xẩy ra chăng? Giả thử, vì một nguyên do gì khác mà hỏi, rồi nhân câu trả lời của mình, mà có xẩy ra thế nào thì thật mình phải chịu trách nhiệm một phần về những lời nói của mình…”  Thậm chí lúc thím chết rồi người ta còn chửi thím chết không đúng lúc. “Không nhè lúc nào, lại nhè ngay vào giữa lúc này! Rõ là đồ khốn kiếp!”. Ai cũng lo cho “lễ cầu phúc”, niềm vui riêng của bản thân mà quên đi ngoài kia có con người chết rét trong giá lạnh, trong sự cô đơn, trong sự bạc bẽo của tình người.
Nhân vật “tôi” biểu hiện là người hay suy nghĩ, “chẻ sợi tóc làm tư”, có nội tâm, suy nghĩ khá phức tạp nhất là sau hôm gặp thím Tường Lâm. Khi nghe thím Tường Lâm – mụ già ăn xin hỏi “Con người ta chết rồi thì có linh hồn nữa không?” thì  “ tôi có cảm giác như gai đâm vào lưng, luống cuống hơn là khi đi học, bất thình lình phải thi một bài chưa kịp chuẩn bị, mà ông giáo thì cứ đứng ngay bên cạnh”, ấp úng, ngần ngừ. Sau đó khi trở về nhà nhân vật tôi vừa băn khoăn day dứt vừa khó chịu. “Mình trả lời với thím như thế chẳng biết có thể nguy hiểm gì cho thím không. Chắc vì trong nhà ai cũng làm lễ cầu phúc cả, thím cảm thấy mình thím cô đơn, trơ trọi, nên mới hỏi như thế. Nhưng biết đâu câu hỏi đó lại không hàm một ý gì khác? Hay là thím cảm thấy trước có điều gì sẽ xảy ra chăng?…” nhưng rồi “lại cười mình khéo vớ vẩn”…. “ tuy vậy, tôi vẫn không yên tâm. Qua một đêm mà vẫn thỉnh thoảng cứ sực nhớ đến, và hình như cảm thấy trước có điều gì không lành sắp xảy ra”. Câu hỏi của thím luôn hiển hiện day dứt nhân vật tôi. Dù có tự an ủi mình rằng câu trả lời như vậy sẽ không có vấn đề gì nhưng  “tôi vẫn không yên tâm”. Quả thực, vài ngày sau thím Tường Lâm chết. Nhân vật tôi từ chỗ khó chịu, ấp úng, ngập ngừng đối câu hỏi của thím Tường Lâm đến băn khoăn, lo sợ, lo lắng không biết có chuyện gì xảy ra với thím không, bàng hoàng sửng sốt với tin thím đã chết và cuối cùng là thương cảm xót xa với cuộc đời người phụ nữ bất hạnh. Và mặc dù câu nói của chú Tư “không nhè lúc nào, lại nhè ngay vào giữa lúc này! Rõ là đồ khốn kiếp” nói cái chết thím Tường Lâm nhưng nhân vật tôi nghĩ “câu nói trên kia là ông ta ám chỉ tôi, không nhè lúc nào mà lại nhè vào giữa lúc này đến quấy rầy ông ta”.
Lỗ Tấn đã hóa thân vào nhân vật tôi để bày tỏ tình cảm của mình cảm thương  xót xa cho số phận thím Tường Lâm nói riêng và những người phụ nữ Trung Quốc xưa nói chung. Đó chính là tinh thần nhân đạo sắc của Lỗ Tấn hóa thân vào nhân vật tôi. “Một đời người không nơi nương tựa, như một thứ đồ chơi cũ kỹ, chơi lâu ngày chán, người ta vứt vào đống rác, bấy lâu nay vẫn lăn lóc ở đấy làm cho những kẻ sống sung sướng phải ngạc nhiên sao thím ta lại cố bám vào cuộc đời mãi làm chi”. Cuộc đời của thím được kể lại qua những điều “tai tôi đã nghe mắt tôi đã thấy”. Câu chuyện dường như không hề có con mắt chủ quan của nhân vật tôi bởi nó được kể lại bởi một nhân vật nằm ngoài truyện nhưng ẩn trong đó là sự thương cảm, xót thương cho cuộc đời của người phụ nữ và phê phán lễ giáo phong kiến, sự độc ác lạnh lùng của con người “..con người như thì cũng đáng thương thật, nhưng vì đã làm bại hoại phong hóa nên chỉ dùng làm việc thường đỡ đần tay chân thôi, chứ khi tết nhất, cúng cơm, chớ để cho nó mó tay vào. Cỗ bàn nhất thiết phải tự tay mình làm lấy, không thì dơ dáy bẩn thỉu, ông bà ông vải không hưởng đâu”.
Tác giả mượn nhân vật tôi để nói lên tiếng nói riêng của nhà văn. Nó vừa là tiếng nói tố cáo xã hội lạnh lùng, lạnh lùng đến độc ác vừa là tình cảm thương xót cho số phận con người bị chà đạp áp bức trong xã hội cũ đặc biệt là người phụ nữ. Nhân vật tôi trong các tác phẩm Lỗ Tấn là người chứng kiến, đầu dây tự thuật của sự việc giúp cho việc khắc họa tính cách của nhân vật hoàn chỉnh hơn, là người kể lại câu chuyện, người mang điểm nhìn của nhà văn. Chính việc tác giả thông qua nhân vật tôi để kể điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống làm cho truyện  sâu sắc đem lại một niềm tin và sự lôi cuốn người đọc. Nó góp phần làm tác phẩm của Lỗ Tấn giống như một bài thơ văn xuôi đầy chất trữ tình và tăng sức truyền cảm lớn cho người đọc. Lỗ Tấn đã thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật tôi, đó chính là thủ pháp nghệ thuật của nhà văn góp phần làm nên giá trị vững bền cho những tác phẩm. Như giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “Hình như Lỗ Tấn đã bấm bụng đè nén mình không cho cảm tình bộc lộ ra trong khi mô tả những nhân vật truỵ lạc, vùi dập dưới tiếng cười khắc bạc của cõi người. Ấy thế, nhưng đọc xong bộ sách, xếp trang cuối cùng lại và ta ngồi ngẩm nghĩ đến bộ mặt, đến số phận của một chú AQ, một thím Xang – lin (Tường Lâm), một thầy Khổng Ất Kỷ, nhìn thấy nỗi tủi hổ của bao nhiêu nhân vật và ở đằng sau họ cả một xã hội lạnh lùng khăm ác thì thế nào ta cũng phải rùng mình cau mày, nghiến răng với những sự thực quá thê thảm”. 
Tác phẩm của Lỗ Tấn tuy đề cập đến những vấn đề xã hội và nhân sinh sâu sắc, nhưng cấu trúc đơn giản, bình dị, không hề mang tính chất đồ sộ.
Trong nhật kí người điên, người điên là nhân vật trung tâm quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tình tiết được phát triển theo hoạt động tâm lí của người điên. Từ chỗ sợ hãi mà nghĩ tới việc ăn thịt người, rồi sợ bàn thân mình cũng sẽ bị ăn thịt, đến chỗ khuyên bọn ăn thịt người hối cải, cuối cùng trong sự tuyệ vọng lóe lên một tia hy vọng và vội vàng kêu lên: Hãy cứu lấy trẻ em…. Sự việc phát triển theo một đường thẳng, tâm lí nhân vật cũng vậy. Nhưng trong quá trình phát triển nhân vật tiếp xúc với nhiều mặt của đời sống, nhiều loại người khác nhau, qua đó bộc lộ những mâu thuẫn giữa nhân vật và cuộc đời, đề cập đến những vấn đề trong xã hội.
Trong tác phẩm Thuốc có hai sự kiện xen kẽ vào nhau. Một là lão Hoa Thuyên- một nhười lao động mê muội - đã lấy máu người cách mạng để chữa bệnh cho con, một là người cách mạng Hạ Du đã anh dũng hi sinh, lấy máu mình để chữa bệnh cho dân tộc. Hai sự việc đó đã dược liên kết lại trong chiếc bánh bao tẩm máu người. Qua cái bánh bao tẩm máu người cách mạng, một mặt nói lên sự mê muội của quần chúng, một mặt nói lên sự thoát li quần chúng của những người cách mạng, từ đó thể hiện mâu thuẫn cơ bản dẫn đến tấm bi kịch của cách mạng Tân Hợi.
Trong A Q chính truyện, một bên là A Q, một bên là cụ Triệu, cụ Cử, Tây giả… mâu thuẩn và đấu tranh giữa hai thế lực đối lập ấy được biểu hiện tập trung qua sự kiện lịch sử là cách mạng Tân Hợi. Một bên từ chỗ nửa mê nửa tỉnh đến chỗ tham gia cách mạng trở thành vật hi sinh vô nghĩa lí của cách mạng. Đó là hai tuyến phát triển xen kẻ nhau. Qua đường dây phát triển đó, tác giả đã phản ánh đầy đủ những mâu thuẫn xã hội cũng như bản chất cách mạng Tân Hợi.
Ở Thuốc và A Q chính truyện cốt truyện tuy có phức tạp hơn, song căn bản vẫn là sự phát triển theo một đường thẳng. Kết cấu của các tác phẩm vẫn đơn giản, không mang tính chất đồ sộ. Trong truyện Lỗ Tấn có ba kiểu kết cấu:
Dùng vài nét chấm phá vẽ nên bộ mặt nhân vật chính
 Qua đối thoại giữa các nhân vật, qua những hành động và ngôn ngữ của nhân vật dần giới thiệu rõ tính cách nhân vật, phát triển đầy đủ chủ đề vả tư tưởng của tác phẩm. Mặt khác dùng cách đối chiếu, so sánh giữa các nhân vật hoặc giữa các thời kì khác nhau của mỗi nhân vật để làm nổi bật những đặc trưng tính cách của nhân vật. đó là phương pháp Lỗ Tấn hay dùng nhất. Chẳng hạn như trong các tác phẩm: Xà phòng, luồng ánh sáng, thuốc….
Qua “tôi”- nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - để phát triển câu chuyện.
Tôi là đầu mối dẫn ra câu chuyện, là tấm gương soi chiếu bộ mặt các nhân vật. Bằng cách này tác giả có điều kiện bộc bạch trực tiếp quan điểm tư tưởng của mình. Hoặc gây tư tưởng tình cảm thấm đượm vào nhân vật tôi, gây một xúc cảm mạnh có thể lôi cuốn được độc giả (nhật kí người điên, chúc phúc, người cô độc…)
Khái quát đặc trưng tính cách nhiều người trong xã hội, rút ra những nét điển hình, tập trung thể hiện trên một nhân vật nhất định
Lỗ Tấn vừa đi từ khái quát đến cụ thể, vừa từ cụ thể đến khái quát để xây dựng được một cuộc đời của một anh chàng A Q rất sinh động chân thực mà lại bao ham một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Trong truyện Nhật ký người điên, Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét : “giọng thì cực kỳ mỉa mai chua chát, khác hẳn giọng khiển trách tầm thường của các nhà văn thời trước”. Có người đã nhận xét giọng văn của Lỗ Tấn là ưu, phẫn, thâm, quảng.
Mỉa mai chua chát, ưu phẫn thâm quảng, điều đó đúng cho tất cả các truyện ngắn của Lỗ Tấn, nhưng chưa đủ. Trong giọng văn của Lỗ Tấn còn đượm một vẻ hài hước, châm biếm, giễu cợt với một thái độ tỏ ra lạnh lùng, khách quan, nhưng ẩn đàng sau cái đó là một thái độ, một tấm lòng.
Trong truyện Khổng Ất Kỷ, thái độ lạnh lùng, tàn nhẫn của lão chủ quán mỗi lần nhắc đến số tiền nợ của Khổng Ất Kỷ đã thể hiện rõ sự mỉa mai chua chát và thái độ bất bình của Lỗ Tấn đối với lão chủ quán đã quá thờ ơ với số phận của một con người.
Giọng điệu mỉa mai chua chát còn thể hiện rõ qua đoạn đối thoại giữa ông chủ quán và một người khách (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 37).
Trong truyện Một người cô độc, giọng mỉa mai chua chát toát qua toàn bộ tác phẩm. Tác giả vừa bực, vừa thương những người trí thức như mình, bị bóc lột đấy, nhưng không dám đấu tranh, không còn một chút dũng khí nào. Làm việc hai tháng không trả lương, nhưng không dám nói một tiếng, họ đều là những người “lạc thiên tri mệnh” cả. Họ đã chịu đựng quá nên đã thành xương đồng da sắt. Mặt có vàng ra, người có tóp đi, họ vẫn cứ làm việc từ sáng đến tối. Khi thấy có người nào có địa vị cao hơn họ một tí, họ còn phải đứng dậy chào hết sức cung kính nữa. Quả họ là những người không cần “ăn no mặc đủ” rồi mới biết lễ nghĩa (Một người cô độc, Lỗ Tấn, tập truyện, trang 360 ).
Đã thế mà còn không được yên. Họ còn bị vu cáo, công kích đủ điều. “Tôi đành phải ngồi yên, không dám làm gì cả. Ngoài giờ lên lớp ra là ở nhà đóng cửa lại, trốn tránh. Đến cả khói thuốc lá lọt qua khe cửa sổ mà có khi cũng sợ tình nghi là gây phong trào phản đối nhà trường” ( Lỗ Tấn, tập truyện, trang 361).
Nhưng mỉa mai nhất, đau xót nhất và cũng hài hước nhất khi Ngụy Liên Thù chết. Bà chủ nhà cho thuê trọ thì một điều cụ lớn Ngụy, hai điều cụ lớn Ngụy… (Người dân Trung Quốc hết sức sùng bái chức tước). Còn Ngụy Liên Thù thì : “Tôi thật không ngờ tới. Người ta mặc cho anh một cái quần nhà binh màu vàng đất, có nẹp đỏ rộng, rồi mặc chiếc áo nhà binh vào có cầu vai kim tuyến chói sáng. Càng không rõ anh phẩm tước gì, và phẩm tước ấy ai cho. Khi nhập quan thấy anh nằm không được thoải mái lắm, cạnh chân để một đôi giầy da màu vàng, cạnh người để một cái gươm bằng giấy và cạnh cái mặt đen, xạm, khô đét, để một chiếc mũ lưỡi trai viền kim tuyến…”. “Trong bộ quần áo cứng nhắc đó, anh nằm yên tĩnh, mắt nhắm, miệng mím, mỉa mai cái xác chết đáng buồn đó” (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 372).
Trong truyện Cao Phu Tử, giọng điệu thì cũng hết sức mỉa mai, châm biếm. Một giáo sư dạy sử học, đáng lẽ một trí thức như Cao Nhĩ Sở (Cao Phu Tử). Phải có tầm nhìn sâu rộng vào thời cuộc, vào xu thế phát triển của Trung Quốc và thế giới, đàng này lại có tầm nhìn thiển cận, viết báo hô hào những điều không đâu với một giọng văn kêu như chuông, đọc lên rất sướng miệng, lại đi phản đối mở trường Nữ học… ngoài ra chỉ giành thời gian đánh mạt chược. Trí thức là rường cột nước nhà mà như thế thì Trung Quốc hy vọng vào đâu.
Cao Phu Tử viết bài : “Nhiệm vụ của quốc dân là phải chỉnh lý quốc sử” đề cao lịch sử phong kiến Trung Quốc.Sách Cao Phu Tử đọc là hai cuốn : Trung Quốc lịch sử giáo khoa thư và cuốn Liễuphàm cương giám, cũng là một cuốn sách lịch sử Trung Quốc. Trong khi đó Lỗ Tấn rấtmạt sát chế độ phong kiến Trung Quốc là chế độ người ăn thịt người. Qua đó thấy thái độ mỉa mai, phê phán, châm biếm của Lỗ Tấn sâu sắc như thế nào.
Giọng điệu trong AQ nổi bật là giọng điệu hài hước, châm biếm. Còn trong Nhậtký người điên là giọng điệu cực kỳ mỉa mai chua chát. Trong Lễ cầu phúc là giọng điệumỉa mai, châm biếm, xót xa, đau đớn.
Đọc truyện Lỗ Tấn , Giáo sư Đặng Thai Mai nhận xét : " Lỗ Tấn đã đem cả khối nhiệt tình mà kiềm lại để cho lí trí có thể vận dụng và quan sát những điều quan sát vào trong sự khái quát của nghệ thuật, để mô tả sự vật thực tế theo những nét bút sâu sắc bạo dạn, rắn rỏi , như ngọn dao nhà điêu khắc" . Đúng thế, ngòi bút của Lỗ Tấn là một ngòi bút ưu phẫn, tuy bề ngoài rất bình tĩnh khách quan. Khi đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, các độc giả Việt Nam sẽ có một cảm giác thật quen thuộc, gần gũi, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật tài tình của ông khiến không ít khi bạn cảm thấy đã gặp con người này ở đâu đó trong xã hội rộng lớn ngoài kia, thậm chí cũng có thể bắt gặp cả những thói tật của chính bản thân mình... Trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm của ông là tuýp nhân vật dưới đáy xã hội, khiến cho chúng ta liên tưởng tới các nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao. Thưởng thức các truyện ngắn Lỗ Tấn, người đọc sẽ phải bật cười bởi những chi tiết hài hước, châm biếm nhưng rồi khi gấp trang sách lại bạn không khỏi có một cảm giác ngậm ngùi, chua xót trước số phận của các nhân vật.Đằng sau giọng kể đều đều về cuộc đời khốn khổ của chị Tường Lâm, chúng ta thấy nỗi lòng xót xa phẫn nộ của tác giả. Tác giả cũng khéo thông qua lời kháng nghị của người điên(Nhật kí người điên) để truyền lòng phẫn nộ đến người đọc. Và trong tiếc thương những ngày đã mất, ông có cái rung cảm dạt dào của nhà thơ. Quả là tác giả cố kiềm chế tình cảm để cho ngòi bút có thể nghiêm khắc tuân thủ những yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực. Ông có cái bản lĩnh của người thầy thuốc lão luyện: Thương xót bệnh nhân nhưng khi đã lách mũi dao vào thân thể bệnh nhân thì yêu cầu số một lại là khoét đi ung nhọt mà không thương hại da thịt. Điều đó đòi hỏi sự điềm tĩnh, cứng cỏi. Tính trữ tình sâu sắc của tác phẩm Lỗ Tấn đã thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của ông. Ông căm ghét xã hội thối nát, thương xót con người bị đày đọa nhưng ông không khóc thương ủy mị, cũng không đao to búa lớn mà lạnh lùng mổ xẻ, điềm tĩnh phân tích tìm một lối thoát thực tế. Trong bài tạp văn truyện phiếm cuối xuân Lỗ Tấn lấy chuyện con tò vò kích nọc vào huyệt thần kinh vận động của con sâu xanh làm cho nó tê liệt đi, không chết nhưng cũng không chống cự được, có thể giữ làm mồi nuôi con để ví với cái nham hiểm độc ác của giai cấp thống trị, phong kiến. Giai cấp phong kiến hẳn không mong gì hơn là có những người nô lệ nhẫn nhục kiểu nhuận thổ: khốn khổ, tê dại, thỏa mãn với số kiếp tạm thời làm nô lệ. Nhà văn cũng xót xa khi cảm thấy chế độ đẳng cấp phong kiến xây một bức tường ngăn cách người với người, phá hoại những tình cảm trong sáng, chân thành giữa con người với nhau. Mặt khác, một nhà văn cách mạng không thể dừng lại ở chỗ kêu bệnh mà còn phải là người bốc thuốc, chính vì thế Lỗ Tấn không chỉ chú trọng thể hiện cuộc sống bị áp bức, bị chà đạp của nhân dân lao động, ông còn đem hết tâm hết sức để quan sát tìm một lối thoát cho xã hội, một con đường giải phóng cho nhân dân. Chủ nghĩa nhân đạo của ông khác với các nhà văn hiện thực phê phán nói chung cũng chính ở đó. Điều đáng chú ý là ngòi bút trữ tình của Lỗ Tấn có một biểu hiện riêng biệt. Ông nói dí dỏm là “Rằng quen mất nét đi rồi” cho nên hễ đặt bút xuống là hài hước hoặc châm chọc, đả kích. Quả vậy hài hước và châm biếm là đặc sắc riêng biết của ngòi bút Lỗ Tấn. Ông thích hài hước, văn ông dí dỏm và nhiều đoạn gây cảm giác nực cười. Cái hóm hỉnh ấy không phải chỉ để mua vui giải trí trong phòng trà mà thường là để châm biếm. Ông châm biếm chua cay các thế lực đè đầu cưỡi cổ nhân dân cũng như mọi thói hư tật xấu buộc chân người lao động. Ông giỏi nắm bắt những sự việc lố bịch trong đời sống thường ngày mà mọi người không để ý, phơi trần nó ra để ai cũng thấy lố bịch. Theo ông “hài kịch trình bày sự hủy diệt của những cái không có giá trị, còn châm biếm chẳng qua là một loại đơn giản của hài kịch”. Bởi thế ngòi bút châm biếm của ông đã xuất phát từ tấm lòng thiết tha yêu nhân dân, yêu tổ quốc và nhiệt tình mong muốn đổi mới, cách mạng. Không như bọn bồi bút nguyền rủa ông là cay độc, là thầy kiện, tính hài hước và châm biếm trong tác phẩm Lỗ Tấn là một biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu của ông.Tất cả đặc sắc nghệ thuật ở trên đã làm cho Lỗ Tấn thành công xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn. Truyện ngắn yêu cầu để cho tư tưởng một địa bàn rộng, cho ngôn ngữ một địa bàn hẹp, không dễ dãi chiều theo tình cảm của mìn, cố gắng truyền thần nhân vật, chặt chẽ cô đúc trong kết cấu, tiết kiệm trong mô tả, vận dụng nhiều thủ pháp sáng tạo nhằm gợi lên những suy nghĩ ngoài khuông khổ thực tế của tác phẩm. Tất cả những ưu điểm đó đã làm cho Lỗ Tấn trở thành một danh thủ truyện ngắn thế giới. Tác phẩm của ông do đó có thể đọc đi đọc lại như một bài thơ.

Ø  Biện pháp lặp lại
Sức lôi cuốn của các tác phẩm ấy được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố: trữ tình, tự sự, xây dựng hình tượng nhân vật – điển hình hóa ... Trong đó, lặp là một trong  những  yếu tố cơ bản góp phần làm nên nét độc đáo, thú vị của những trang văn Lỗ Tấn, góp tiếng  nói khẳng định chỗ đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn Trung Quốc cũng như trên thế giới.
Phép lặp trong các tác phẩm của Lỗ Tấn có thể được xem là một đặc điểm của thi pháp trong sáng tác của ông tạo nên “âm vang Lỗ Tấn”, “âm vang của những dấu hỏi, bắt người đọc phải tự trả lời, là những câu, những đoạn lặp đi lặp lại như xoáy sâu vào lương tri con người…”. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không thấy hết được nét đặc sắc của lặp trong tất cả các sáng tác của Lỗ Tấn. Truyện ngắn nói riêng, các tác phẩm của Lỗ Tấn nói chung vừa mang đậm màu sắc dân tộc lại vừa phảng phất nét đẹp thời đại và cũng để Lỗ Tấn xứng đáng với danh hiệu “ngọn cờ của văn học mới Trung Quốc”.
 Đánh giá về thi pháp Lỗ Tấn, giáo sư Lương Duy Thứ cho rằng: “Về mặt thi pháp, Lỗ Tấn rất dân tộc mà lại rất hiện đại”, “Có một thi pháp Lỗ Tấn và đó cũng là một thi pháp của văn học Trung Quốc thế kỷ XX. Nó đậm đà màu sắc Trung Quốc nhưng cũng rất hiện đại, tương thông với trào lưu hiện đại của thế giới”. Một trong những biểu hiện của “màu sắc Trung Quốc nhưng cũng rất hiện đại” ở truyện ngắn Lỗ Tấn cũng như thi pháp truyện Lỗ Tấn là nghệ thuật lặp. Vốn chỉ được sử dụng phần lớn trong sáng tác thơ, lặp được ông đưa vào truyện ngắn, thể loại tự sự, và đã phát huy được thế mạnh của việc biểu đạt tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác giả và góp phần quan trọng đối với kết cấu của tác phẩm.
 Thật vậy, thủ pháp lặp được Lỗ Tấn sử dụng khá phong phú, đem lại những hiệu quả lớn cho việc biểu đạt nội dung tư tưởng của truyện cũng như giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu cốt truyện. Lặp là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học nghệ thuật nhất là ở thể loại thơ nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Trong khi “văn xuôi dường như cố gắng tránh sự trùng điệp được chừng nào hay chừng ấy” thì số lượng lớn truyện Lỗ Tấn có sử dụng nghệ thuật lặp dường như là một sự đi ngược lại quy luật thông thường, chứng tỏ sự già dặn trong việc học tập, kế thừa truyền thống của nhà văn. Trong các sáng tác truyện ngắn nói riêng và các tác phẩm của ông nói chung, biện pháp này được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. Ở chúng đều có biểu hiện của sự trùng điệp các hiện tượng, hoặc thuộc tính, đặc điểm cùng loại hoặc gần gũi của đối tượng miêu tả. Một mặt: Phạm vi, đối tượng phản ánh trong các tác phẩm của Lỗ Tấn chi phối mạnh mẽ đến lời văn trong sáng tác của ông. Mặt khác, tài năng trong nghệ thuật viết truyện đã giúp tác giả lựa chọn cho mình những thủ pháp thích hợp, hiệu quả để xây dựng được những “nhân vật điển hình” trong “hoàn cảnh điển hình” như: Nhật ký người điên, Ngày mai, Cố hương, Người cô độc, Tiếc thương những ngày đã mất, Lễ cầu phúc... Tại đây,lặp được Lỗ Tấn dùng để: miêu tả ngoại hình nhân vật, tả cảnh…
Khi miêu tả ngoại hình, tác giả đặc biệt chú trọng đến đôi mắt, ánh mắt. Ví dụ: “Nhật ký người điên”, tác giả miêu tả ánh mắt của ông Triệu: “thế mà ông Triệu lại nhìn mình bằng một con mắt quái gở, hình như sợ mình mà cũng hình như muốn hại mình”, và ánh mắt của lũ trẻ “…tại sao bây giờ cũng trợn mắt kì dị như thế, hình như sợ mình mà cũng hình như muốn hại mình”. Hay ở “Lễ cầu phúc” độc giả lại bắt gặp cặp mắt của thím Tường Lâm cũng được nhà văn miêu tả rất nhiều lần, mỗi lần lại mang một sắc thái khác nhau: “đôi mắt lờ đờ của thím bỗng sáng hẳn lên”, “mắt thím nhìn tôi chòng chọc”, “thím Tường Lâm ngước đôi con mắt lờ đờ”, “hai mắt thím thâm quầng”, “con mắt cũng lanh lợi hẳn lên”…       Ngoài ra, lặp trong miêu tả, phân tích tâm trạng nhân vật cũng được Lỗ Tấn đặc biệt quan tâm ở một số tác phẩm: Mẩu chuyện nhỏ, Chuyện cái đầu tóc, Cố hương, AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Tiếc thương những ngày đã mất…vớimục đích phát hiện, miêu tả bệnh tinh thần của quốc dân Trung Hoa nên tác giả cố tình xoáy sâu tìm hiểu để chỉ rõ căn bệnh về tinh thần của họ, vì vậy tâm trạng nhân vật có thể nói luôn được ông quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong “AQ chính truyện” khi miêu tả tâm trạng nhân vật này nhà văn đã sử dụng lặp rất nhiều lần: “AQ nghĩ bụng” hoặc “y nghĩ bụng”. Ngay sau một sự việc nào đó tác động đến AQ, “ảo tưởng tinh thần” lại được bộc lộ: “Y nghĩ bụng: Con tớ ngày sau lại không làm nên, to bằng năm bằng mười lũ ấy à?”; “Y nghĩ bụng: Gọi thế là sai! Là đáng cười!” hay “AQ nghĩ bụng: Thế là sai, là đáng cười!”.
Lặp lời phát ngôn của nhân vật hoặc lời đối thoại, đơn thoại - nghệ thuật đứng hàng đầu về lặp ở truyện ngắn Lỗ Tấn. Nó được phát ra từ miệng các nhân vật tham gia câu chuyện; có khi là nhân vật chính hoặc nhân vật phụ nhưng tập trung phần nhiều ở dạng đơn thoại của nhân vật chính như: Nhật ký người điên, Khổng ất Kỷ, ThuốcLặp đơn thoại của nhân vật chính như: lời người điên (Nhật ký người điên) hay nhân vật thím Tường Lâm (Lễ cầu phúc)… Người điên đã hai lần khuyên bảo, kêu gọi mọi người: “Các người có thể thay đổi được. Hãy thực tâm mà thay đổi đi!...” và “Các người thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi đi…”;  lời phát ngôn của Tường Lâm về cảnh ngộ của mình: “Tôi thật ngu đần quá” (2 lần). Lặp lời đơn thoại của nhân vật có quan hệ với nhân vật chính, hướng về nhân vật chính như lời Cả Khang (Thuốc) quả quyết về hiệu lực của thứ thuốc máu người dùng chữa bệnh lao cho thằng Thuyên “Cam đoan thế nào cũng khỏi” (5 lần) hay trong “Miếng xà phòng”, ông Tư nhắc lại lời hai thanh niên: “tắm rửa, kỳ cọ cho nó thật sạch sẽ” (2 lần). Cuối cùng, chiếm số lượng ít nhất là lặp lời đối thoại của các nhân vật.                                                                                                                                                     
                 Trong hai tập Gào Thét, Bàng Hoàng, độc giả còn có thể tìm thấy thủ pháp lặp ở một vài phương diện khác như hình thức kết cấu hồi cố, tiêu biểu: Cố hương, Lễ cầu phúc... Câu chuyện được kể bởi nhân vật “tôi” bắt đầu ở thì hiện tại, sau đó ngược về quá khứ với những hồi ức của “tôi” rồi kết thúc lại là sự quay trở về với hiện tại.
          Không chỉ vậy, truyện ngắn Lỗ Tấn còn có mặt của một số hình tượng nhân vật xuất hiện trở đi trở lại. Chẳng hạn, hình tượng nhân vật “tôi” (Lễ cầu phúc): “Tôi nghĩ bụng”, “Tôi cần”, “tôi muốn”, “tôi mong ước” và nhân vật “người điên” (Nhật kí người điên)…
Phép lặp giúp Lỗ Tấn có thể dễ dàng đưa tư tưởng của ông vào nội dung các tác phẩm nhằm nhấn mạnh, khắc sâu, tô đậm tính cách, diện mạo nhân vật (cá thể hóa nhân vật) hoặc biểu đạt tư tưởng, chủ đề của thiên truyện. Trong tâm tưởng của nhân vật AQ (AQ chính truyện), ý nghĩ được phối hợp với thái độ “đắc ý”, “đắc thắng”, “hả lòng hả dạ” thường trực của y trong mọi tình huống đã bộc lộ bề ngoài của phép thắng lợi tinh thần ở anh ta. Vì vậy, tính cách của nhân vật này được thể hiện rất thuyết phục, rất rõ và rất sâu; ngoài việc miêu tả căn bệnh này, Lỗ Tấn còn nhằm mục đích phê phán để chữa trị, giác ngộ cho nông dân Trung Hoa nói riêng và quốc dân Trung Hoa nói chung thoát khỏi căn bệnh ảo tưởng,u mê,còn mang nặng tư tưởng cổ hủ, liệt căn tính quốc dân.
          Có khi, yếu tố lặp được sử dụng để kết thúc sự kiện này, đồng thời mở ra một sự kiện khác trong tác phẩm. Ở “Lễ cầu phúc”, lặp trong miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật Tường Lâm với điệp khúc: “ừ, tôi thật là ngu đần” được xem như chiếc cầu nối đã khép lại những đau khổ của hiện tại và mở ra nỗi bất hạnh trong tương lai nơi thế giới bên kia đầy khủng khiếp đang chờ đợi thím.
        Cũng có khi, lặp tham gia vào việc thúc đẩy, khép lại và là một mắt xích không thể thiếu trong sự tiến triển của cốt truyện: như sự ngăn cấm của thím Tư đối với Tường Lâm: “Thím Lâm! Thím cứ để đấy cho tôi”; “Thím để đấy thôi, thím Lâm!”... Hơn thế, lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn có khả năng tạo ra kết cấu mở, hướng người đọc đến câu chuyện khác, tiếp diễn câu chuyện đã được kể với vô số ý tưởng được hình thành từ chi tiết lặp trong truyện: câu hỏi kết thúc của bà mẹ Hạ Du (Thuốc): “Thế là thế nào nhỉ?”, đã khiến người đọc băn khoăn, trăn trở đi tìm lời giải đáp và chính câu trả lời đó sẽ làm nên một câu chuyện khác nối tiếp “Thuốc”.
Tiểu thuyết của Lỗ Tấn không nhiều nhưng có giá trị rất cao. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật vừa đa dạng, phong phú; lại vừa đơn giản mà độc đáo được nhà văn sử dụng linh hoạt. Tất cả những truyện ngắn ấy, đã giúp ông đặt cơ sở nền móng vững chắc cho văn học hiện thực chủ nghĩa của Trung Quốc và trở thành một trong những nhà văn bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XX trên thế giới.        

Ø  Tiết kiệm, chọn lọc trong mô tả ngoại cảnh và đối thoại nhân vật
Lỗ Tấn rất tiết kiệm, chọn lọc trong mô tả ngoại cảnh và đối thoại nhân vật. Ông nói: “Tôi tránh lối hành văn dài dòng, chỉ cần cảm thấy truyền đủ ý cho người khác thì nhất thiết không thêm bớt gì nữa. Trong kịch cổ diển Trung Quốc không có phông cảnh, trong tranh hoa giấy mua cho máy đứa trẻ con ngày tết cũng chỉ có mấy con người. Tôi tin rằng, phương pháp đó rất thích hợp với tôi, cho nên tôi không đi mô tả trăng gió, đối thoaị cũng không viết hàng tràng dài”. Trong truyện Lỗ Tấn, bối cảnh chỉ là phác nét, cốt làm nổi bật tâm trạng nhân vật, hoặc tạo không khí cho tác phẩm. đối thoại giữa các nhân vật cũng thường ngắn gọn, đúng như ngôn ngữ của giao tiếp đầu miệng. Về mặt này Lỗ Tấn tiếp thu và phát triển những tinh hoa của truyền thống cổ văn Trung Quốc.
Lỗ Tấn chú ý đến cách mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng như tên và biệt hiệu của các nhân vật
Ø  Cách mở đầu và kết thúc tác phẩm
Mỗi truyện của Lỗ Tấn có một cách mở đầu và kết thúc khác nhau. Những cách kết thúc và mở đầu có liên quan đến các kiểu kết cấu khác nhau, nhưng cũng gợi cho người ta nghĩ đến thơ cách luật Trung Quốc mà làm xong câu mở câu kết  là bài thơ hầu như đã hoàn thành.
Ø  Chú ý tên và biệt hiệu của các nhân vật
Qua tên và biệt hiệu chúng ta hiểu ngay, chúng ta hiểu ngay thái độ của tác giả đối với nhân vật, cũng gợi lên thần thái nhân vật.
            Tên nhân vật A Q như một con số gọi những tù nhân mất quyền được pháp luật bảo vệ. Củng mũi đỏ, Năm da chàm ít ra thì cũng không phải người phúc hậu. Lão Nghĩa mắt đỏ gợi lên hình ảnh một hung thần. Hạ Du có hàm ý chơi chữ.
C.KẾT LUẬN
Nếu tìm hiểu Lỗ Tấn mà chỉ qua Gào thét, Bàng hoàng thì chưa đủ. Về truyện, Lỗ Tấn còn Chuyện cũ viết lại. Ngoài ra còn mười sáu tập văn, chiếm ngót tám phần mười sự nghiệp sáng tác của ông. Song thực ra Gào thétBàng hoàng có một ví trí rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp văn chương Lỗ Tấn. tài năng trí tuệ, tình cảm, phong cách nhà văn được thể hiện khá đầy đủ trong hai tập truyện này.
Đọc Lỗ Tấn, đằng sau cái giọng bình thản hầu như lạnh lùng của người kể chuyện, chúng ta cảm thấy cả một khối nhiệt tình nóng bỏng. Lỗ Tấn đã có phong độ của người thầy thuốc lão luyện; rất thương xót người bệnh nhưng khi đã lách mũi dao vào người con bệnh thì điều cần thiết trước tiên lại là thái độ điềm tĩnh, thận trọng. Quả là nhà văn đã cố ý tự kiềm thúc để cho ngòi bút có thể khoáy sâu vào ung nhọt xã hội, để có thể tuân theo một cách nghiêm khắc những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực. Chính vì thế, đọc truyện Lỗ Tấn chúng ta có cảm giác tác giả luôn tự giấu mình, nhưng hình như ở chỗ nào chúng ta cũng thấy ẩn hiện bóng dáng tác giả. Chính sự phát triển của hình tượng nhân vật người kể chuyện trong các tác phẩm của ông đã nói rõ được điều này.
Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu . Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với một động cơ yêu nước, yêu chân thành, ông đấu tranh không mệt mỏi để gạt bỏ những chướng ngại trên con đường giải phóng dân tộc, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân, động viên họ đứng lên giải phóng mình. Ông xứng đáng với danh hiệu kĩ sư tâm hồn của Trung Quốc. Chính vì thế, Lỗ Tấn trở thành văn hào nổi tiếng thế giới. Nhà văn Xô viết Phađêép đã nói: “Trong cuộc đời trải qua gần nửa thế kỷ của mình, hầu như không có mặt nào của cuộc sống nhân dân Trung Quốc là không được ngòi bút của nhà nghệ thuật, nhà phê bình Lỗ Tấn mô tả. Chính bởi vì có những thiên tài đặc sắc đó, Lỗ Tấn mới trở thành nhà tư tưởng thiên tài, nhà văn thiên tài của nhân loại”.
Lỗ Tấn đã trở thành Goócki của Trung Quốc, là người đặt nền mòng cho văn học mới, hiện thực xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Trong lịch sử văn học của dân tộc mình, có thể thấy Lỗ Tấn với vai trò người thừa kế và cách tân nền văn học cổ điển. Chủ trương cách tân của ông hiện đại theo quan điểm Mác xít. Con đường của ông là con đường từ một kẻ “nghịch tử nhị thần” của giai cấp phong kiến đến một chiến sĩ cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân chủ đến chủ nghĩa xã hội, từ chủ nghĩa hiện thực đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó tiêu biểu cho quá trình vươn tới của đội ngũ nhà văn cách mạng Trung Quốc xuất hiện sau phong trào Ngũ tứ, cũng chính là con đường phát triển đúng đắn của nền văn học mới Trung Quốc.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thấu Du- Lỗ Tấn ở Đài LoanSách Lỗ Tấn, tác phẩm và tư liệu- NXB Giáo dục 1997.
2 . Lỗ Tấn- Vì sao tôi viết tiểu thuyết- Tạp văn Lỗ Tấn- NXB Giáo dục 1999.
3. Đặng Thai Mai- Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc- NXB Sự thật HN 1958.
4. Đặng Thai Mai- Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ- NXB Thời đại HN 1959.
5. 14 nhân vật nam trung tâm trong các truyện: Nhật ký gười điên, Khổng At Kỷ, Mẩu chuyện nhỏ, Cố hương, AQ Chính truyện, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng, Trong quán rượu, Miếng xà phòng, Trường minh đăng, Cao phu tử, Một người cô độc, Tiếc thương những ngày đã mất, Anh em.
6. Truyện ngắn Lỗ Tấn- Trương Chính dịch- NXB Văn hóa HN 1994.
7. Mặt tối tăm trong sáng tác của Lỗ Tấn – Đại học Michigan xuất bản năm 1964.
8. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
9. Lỗ Tấn, Tuyển tập truyện ngắn, Tr­ường Chính dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2004.
10. Phư­ơng Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
11. L­ương Duy Thứ, Lỗ Tấn - Phân tích tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
12. Lê Huy Tiêu, Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trư­ờng Đại học tổng hợp Hà Nội, 1988.
13. GS. Lương Duy Thứ, giáo trình “Văn học Trung Quốc”, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008.