Wednesday, June 17, 2015

MÙA PHƯỢNG TÍM ( Tác giả : Lê Phượng )

Standard

Em bảo em yêu màu hoa tím.
Anh đã mang về đặt trước sân.
Mỗi độ hè về hoa nở rộ.
Mà sao em vẫn thấy bâng khuâng.

Đã biết bao mùa hoa khoe sắc
Cánh nhỏ mong manh nét dịu dàng
Góc sân trường cũ ngày xưa ấy
Đợi chờ hoài chẳng thấy anh sang.

Về đây lòng chợt thấy mênh mang
Cứ trách thời gian quá vội vàng
Để anh đi mãi anh đi mãi!
Màu tím trong em đã lỡ làng.

NẾU MỘT MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA! ( Tác giả : Diem Huynh Thi )

Standard



Nếu một mai em không làm thơ nữa
Trời hết trong xanh bão tố cũng hiền lành
Trời tháng bảy không mưa ngâu rả rích
Chiếc lá vàng đâu đợi đến mùa thu.

Mùa xuân về chim én dẫu xôn xao
Cơn gió nhẹ len mình qua kẽ lá
Đêm mùa đông dẫu bầu trời buốt giá
Cảm xúc nào làm xao xuyến tim em?

Mặt hồ thu không gợn sóng lặng im
Dòng sông nhỏ quên đổ về biển lớn
Đồng lúa xanh rì quên trĩu hạt nặng ươm
Khóm cúc vàng cúi lặng, ngủ yên
Chất men nào làm tim em xao xuyến?

Giấc mơ hồng cũng không còn mầu nhiệm
Chuyện cổ tích thần tiên bà kể
Khúc hát ru ngọt ngào của mế
Cũng không còn êm giấc ngủ em thơ!

Nếu một mai em hết làm thơ
Trời hết trong xanh bão tố cũng hiền lành.
Nếu một mai em không làm thơ nữa
Đời đâu nhiều ươm thắm ước mơ xanh!
( Phan Thiết, ngày 17, tháng 6, năm 2015)

NÓI CÙNG ANH ( Tác giả: Lê Phượng)

Standard

Những vần thơ anh viết 
Dành tặng em hôm nào
Những vần thơ khát cháy

Của một thời bên nhau.

Tình chẳng thể quên mau
Giữa sóng to gió bão
Bờ vai em nương náu
Vẫn tìm về bên anh.

Trời trở lại trong xanh
Đã qua rồi giông bão
Bờ vai em nương náu
Chiều dạo biển cùng anh.

Tuesday, June 16, 2015

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM - Nguyễn Văn Hai

Standard


Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"
Ngữ nghĩa của từ văn hóa:
- Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.
- Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc
- Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.
- Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.

NỘ DUNG TRỮ TÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH - Nguyễn Minh Hiếu

Standard

  • Nhắc lại về văn học lãng mạn (vì Thơ Mới) là thể loại nằm trong dòng văn học lãng mạn.

  1. Khái niệm Chủ nghĩa lãng mạn
 - Một cách định nghĩa:
      CNLM là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mĩ tiếp cận hiện thực một cách chủ quan, phản ánh hiện thực nhà văn “muốn có”. (Nó có ý nghĩa là một trào lưu văn học gắn với PPST : Chủ nghĩa lãng mạn.)

Quy luật vận động của VHVN 1930 -1945 - Nguyễn Minh Hiếu

Standard

  1. Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học
Bốn quan niệm về hiện đại hóa trong văn học:
1.1. Hiện đại hóa được hiểu như sự vận động lịch đại của văn học, cái sau mới hơn cái trước, khác cái cũ trước đó. Như vậy, hiện đại hóa là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng.
1.2. Hiện đại hóa được xem như một quá trình mà văn học bắt đầu có được đặc điểm, tính chất của văn học ngày nay. Theo đó, hiện đại hóa đồng nghĩa với đương đại.
1.3. Hiện đại hóa như một quá trình gia nhập vào quỹ đạo chung của các nền văn học đã được quốc tế hóa, tức quá trình hội nhập vào dòng chảy của các nền văn học tiên tiến đương đại trên thế giới (Phương Tây hóa).
1.4. Hiện đại hóa như một chuỗi tiến bộ nghệ thuật, một sự vận động từ thấp lên cao, từ dở đến hay theo phạm trù giá trị.
Bốn cách hiểu trên có chỗ đan xen, trùng nhau.

Quy luật vận động của VHVN giai đoạn 1930 -1945 - Nguyễn Văn Hai

Standard


1.  Sự vận động của VHVN là quá trình vận động của sự thoát ly mạnh mẽ , từ bỏ hệ thống thi pháp cổ => hướng tới một hệ thống thi pháp mới ( có sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây ). Tóm lại, Quy luật vận động của VHVN 1930 -1945 là tập trung thực hiện quá trình hiện đại hóa trong văn học.

Sunday, June 14, 2015

Văn cười bể bụng [ Nguồn : Sưu tầm ]

Standard

Đề: Tả con chó.
Chi Oa Oa là con chó mà em nuôi, người nó như quả bí, đầu nó như quả bóng gôn, mắt nó như hai hòn bi ve. Mỗi lần em đi học về là nó lại nhảy tót lên người em. Em rất hạnh phúc vì có chú chó, em sẽ yêu quý chú chó suốt đời. Em chúc chú chó mau khỏi bệnh ghẻ.

NGÀY XA - Hai Sến

Standard

Nói gì đây, ngày xa cũng đến
Em theo chồng cập bến thuyền hoa
Lòng tôi nghe bỗng xót xa
Tim đau ruột thắt tình tan mất rồi
Em giờ còn nhớ đến tôi ?
Tôi thì cứ mãi không thôi quên người
Tuy đau nhưng miệng vẫn cười
Mong em hạnh phúc với người yêu em

CÔ LẠI LÀ CÔ ( Gởi tặng các em học sinh thân yêu) [ Tác giả : Diem Huynh Thi ]

Standard


Cô vẫn mãi tiếp tục sẽ Làm Cô
Về với các em khỏi phụ lòng mong mỏi
Cô vẫn sẽ sớm chiều hai buổi

Trên con đường ngập nắng, lắm ước mơ!
Cô vẫn mãi theo tiếng gọi đò đưa
Lòng hạnh phúc gởi tròn bao chuyến đỗ
Đò qua sông dù bão bùng dông tố
Vẫn cứ âm thầm vui lắm các em ơi!

Cô vẫn là cô giữa cuộc đời
Giữa các em trò ngoan hiền thơ dại
Có những lúc em làm điều không phải
Lòng chạnh buồn nghe xa xót rối bời.

Trở lại trường xưa, vui lắm các em ơi!
Thế mới biết xa trường là thế đó
Dệt hồn thơ, dệt nỗi nhớ vu vơ
Dệt cả hồn em xoe tròn đôi mắt biếc....!

Phan Thiết, ngày 14, tháng 6, năm 2015.

MÙA XUÂN CỦA EM [ Tác giả : Diem Huynh Thi ]

Standard

Hình như là tia nắng
Vắt vẻo trên nhành xuân
Vàng ươm màu hoa mai
Nơi vườn ai nho nhỏ.

Quyện mùi hương theo gió
Từng giọt rơi bên thềm
Long lanh như giọt sương
Đưa vòm tay tôi hứng.

Mùa xuân về tươi thắm
Ươm màu bao ước mơ
Đẹp lắm những vần thơ
Dệt thành câu đối đỏ.

Mùa xuân về qua ngõ
Rộng cửa đón giao thừa
Em hồn nhiên tuổi thơ
Nụ cười khoe sắc thắm.
Phan Thiết ngày 14, tháng 6, năm 2015

NHẬN DIỆN VÀ SO SÁNH “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU VỚI “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI

Standard

PHƯƠNG THỨC VÀ NỘI DUNG TRỮ TÌNH THƠ MỚI 1930 -1945

Standard


A. Phương thức trữ tình
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau :

Thursday, June 11, 2015

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ _ ERNEST HEMINGWAY [SP Văn ĐHSP]

Standard

Tính cổ điển và phi cổ điển trong “lão hà tiện” của Moliere [ SP văn K38. ĐHSP]

Standard