Tuesday, June 9, 2015

TIỂU THUYẾT TẮT ĐÈN – MỘT TÁC PHẨM SÂU SẮC NHẤT VỀ NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 [ SP Văn K38. ĐHSP]

Standard



MỤC LỤC


 

 

Lời mở đầu


Nói đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc mà tiếng thúc dồn sưu hàng năm đe dạo người nông dân nhân như một tai họa khủng khiếp. Tiếng nói văn học của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng kêu cấp cứu đòi cơm áo cho những người nông dân cùng khổ mà còn là tiếng kêu cấp cứu đòi cơm áo cho những người nông dân cùng khổ mà còn là tiếng nói đanh thép, dõng dạc khẳng định nhân phẩm cao đẹp của học trong bùn n hơ của xã hội thực dân phong kiến. Và “Tắt đèn” – một tác phẩm sâu sắc của Ngô Tất Tố, nói một cách khác thì “Tắt đèn” là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tủy. Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận.

I. Vài nét về tác giả - tác phẩm

1.1. Tác giả

1.1.1 Cuộc đời

Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh- Hà Nội. Ông xuất thân từ một nhà nho gốc nông dân. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố được hưởng nền giáo dục nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Thuộc thế hệ nhà nho cuối mùa, trực tiếp sống “trong rừng Nho”, từng chứng kiến cảnh chợ chiều của nền Hán học và từ thực tế “lều chõng” của mình, của người thân trong gia đình, Ngô Tất Tố hiểu đến chân tơ kẽ tóc sự ruỗng nát của chế độ thi cử phong kiến và sự lụi tàn của Hán học. Ông không bảo thủ, ngược lại còn sáng suốt nhận rõ sự lỗi thời, bất lực của bọn hủ nho, quả quyết nhìn nhận, đánh giá lại thực chất của Nho giáo, của khoa cử phong kiến và thân phận của người trí thức Nho học Việt Nam qua hàng loạt tác phẩm và các công trình nghiên cứu, đặc biệt là tiểu thuyết “Lều chõng”. Cũng như sự am hiểu và cảm thông sâu sắc tới đời sống nông dân ở nông thôn, ông đã viết nên một kiệt tác trong lịch sử văn học nước nhà, kể đến như “Tắt đèn”, “Việc làng”, “Tập án cái đình”…

Ngô Tất Tố từng phải chung chia cái nghèo, cái đói của một gia đình triền miên, phải lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường xuyên phải oằn lưng chịu những gánh nợ lãi. Cái nghèo, cái đói đã ăn vào, lặn vào thành máu, thành thịt của nhà văn. Kẻ cả khi phải cách xa làng quê, lăn lộn viết báo, viết văn kiếm sống, Ngô Tất Tố vẫn thiết tha, gắn bó trái tim mình với những con người nghèo khổ, cần cù, nhân ái vốn rất gần gũi với cuộc sống của ông. Cảm thông, yêu thương, căm ghét, tố cáo – đó chính là tố chất cơ bản, là linh hồn, là máu thịt của từng trang văn, tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân văn sâu xa trong văn nghiệp của Ngô Tất Tố. Ba mươi năm Ngô Tất Tố hoạt động văn học cũng là ba mươi năm của những biến động, thăng trầm dữ dội trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa dân tộc. Nhưng Ngô Tất Tố không hề chao đảo, nghiêng ngả. Ông tự tin và quả quyết sống hết mình, viết hết mình trong nỗ lực và mong mỏi: ngòi bút của mình hữu ích cho xã hội, cho con người. Thức thời nhưng không xu thời. Nghèo nhưng không hèn. Vượt trên mọi hư danh, cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái quyền viết theo chỉ thị của trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ông hết lòng yêu thương, chỉ thuộc về nhân dân mà ông thiết tha gắn bó.

1.1.2. Sự nghiệp văn học

Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí
mật giám thị, theo dõi. Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

1.2. Tác phẩm Tắt đèn

1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Ngô Tất Tố viết Tắt Đèn năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bốc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…tuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố. 

1.2.2. Nội dung

Bằng những tình tiết thu thuế ở nông thôn làm tuyến chính, tiểu thuyết “Tắt đèn” đã miêu tả cảnh ngộ bi thảm của gia đình anh nông dân nghèo khổ Nguyễn Văn Dậu. “Tắt đèn” là một tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, với nội dung sâu sắc và nghệ thuật khắc hoạ sinh động các nhân vật điển hình của nó, nên đã được độc giả hoan nghênh. “Tắt đèn” được đánh giá là một trong những tác phẩm có giá trị nhất trong những tác phẩm văn học hiện thực chủ nghĩa trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Tắt đèn là sự tổng hợp cả bề rộng và bề sâu những điều nhà văn đã quan sát, cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống người nông dân đương thời. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, dù có bị những gông cùm vô hình kìm kẹp bấy lâu nay và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc đời tăm tối của mình, Ngô Tất Tố đã nêu lên một quy luật tự nhiên rằng: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, chính là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945.

II. Bối cảnh Đất nước ta trước Cách mạng tháng 8

2.1. Bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8

Nói đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc mà tiếng trống thúc thuế hàng năm đe doạ người nông dân như một tai hoạ khủng khiếp, đồng thời cũng là xứ sở của nhiều hủ tục nặng nề được duy trì từ ngàn xưa cùng với chế độ phong kiến.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta dân số nông thôn chiếm tới trên 90% dân số cả nước. Người nông dân bị hai tròng áp bức, vừa của thực dân, vừa của phong kiến. Quan hệ ruộng đất mang nặng tính chất phong kiến, thuộc địa, phần lớn ruộng đất đều nằm trong tay địa chủ và chủ đồn điền của thực dân, có tới gần 60% số hộ nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê, nộp tô nộp tức, sưu cao thuế nặng, quanh năm lam lũ, quanh năm đói rách. Cơ sở vật chất- kỹ thuật nông nghiệp không đáng kể. Hệ thống đê điều được hình thành từ mấy trăm năm trước, hàng năm không được tu bổ đầy đủ, nên chỉ trong 40 năm (tính từ năm 1900) đã có tới 16 lần vỡ đê lớn. Hệ thống thủy nông chỉ tưới được cho phần nhỏ diện tích (15%), còn phần lớn phải dựa vào nước trời, vì vậy thường gặp cảnh “chiêm khê, mùa thối”. Hầu hết diện tích chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất rất thấp. Lương thực hàng năm không đủ dùng ở trong nước, nhưng thực dân vẫn vơ vét xuất khẩu, làm cho người dân sống trong cảnh không năm nào không có người chết đói; đặc biệt năm 1945 vừa gặp thiên tai, vừa bị phát – xít Nhật bắt phá lúa trồng đay, đốt thóc làm nhiên liệu, nên có đến 2 triệu người chết đói,…

2.2. Đường lối chính sách của Đảng đối với đời sống của người nông dân trước Cách mạng tháng 8

Giai cấp nông dân là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lịch sử 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nông dân nước ta chiếm hơn 90% dân số, là nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân. Giải phóng dân tộc, mà chủ yếu là nông dân là nhiệm vụ quan trọng số một của cách mạng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.
 Năm 1927, Trong tác phẩm Đường cách mệnh,Nguyễn Ái Quốc còn nêu ra: “Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh:
- Là vì công nông bị áp bức nặng hơn
- Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết.
- Là vì công nông là người tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”
Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc cách mệnh”2. “Muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc.
Đến năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo cũng xác định rõ: Đảng phải lôi cuốn đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng, đồng thời phải liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi cùng giai cấp vô sản. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản chưa rõ mặt phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít ra cũng phải làm cho họ trung lập. Trong khi liên lạc với các giai cấp, không được nhân nhượng lợi ích của công nông mà đi vào đường thoả hiệp. Chủ trương trên cho thấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã nắm chắc tình hình thực tiễn Việt Nam, đánh giá đầy đủ và đúng đắn vị trí, vai trò, khả năng của các giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
 Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảng ta vừa mới ra đời đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, bởi vì Đảng ta sớm xây dựng được khối liên minh công nông. Uy tín chính trị và quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng ta sở dĩ là tuyệt đối, không ai tranh chấp nổi, bởi vì nó bắt nguồn từ sức mạnh vô địch của quần chúng cơ bản của Đảng, quần chúng công nông”3. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng trong điều kiện như nước ta, một nước thuộc địa, phong trào cách mạng thực sự phải là một phong trào dân tộc mà trong đó đội quân chủ lực phải bao gồm hai lực lượng cơ bản là công nhân và nông dân. Có dựa trên lực lượng cơ bản vững chắc đó, Đảng ta mới có khả năng mở rộng đội ngũ cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác có tinh thần yêu nước trong dân tộc. Xuất phát từ đặc điểm nông dân nước ta, Đảng rất quan tâm giáo dục nông dân, lãnh đạo họ đi theo cách mạng, từng bước đem lại quyền lợi thiết thân cho nông dân, xây dựng củng cố khối liên minh công nông thành đạo quân chủ lực của cách mạng. Trong Luận cương chính trị năm 1930, Đảng ta xác định: Trong cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được. Đảng ta đã từng bước tổ chức, rèn luyện, giác ngộ giai cấp nông dân trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Cùng với công nhân và những người trí thức yêu nước, giai cấp nông dân đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, trở thành một trong hai động lực chính của cách mạng. Những người tiên tiến trong giai cấp nông dân đã gia nhập Đảng, gánh vác nhiệm vụ trọng đại của dân tộc. Hiện tượng đặc thù này vào những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã nói lên tính chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cứu nước đúng đắn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tài tổ chức và giáo dục nông dân của Đảng, đồng thời biểu hiện sự trưởng thành của giai cấp nông dân Việt Nam về mặt giác ngộ dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nắm vững vai trò và khả năng cách mạng của nông dân, Đảng ta chẳng những lôi cuốn giai cấp nông dân trở thành người đồng minh vững chắc và lâu dài của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn tạo ra nguồn bổ sung cho đội tiền phong. Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã chứng minh tính cách mạng và tính khoa học trong đường lối liên minh với giai cấp nông dân. Đó là nguồn sức mạnh cơ bản làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng nước ta từ khi có Đảng.

III. Tiểu thuyết Tắt đèn – một tác phẩm sâu sắc nhất về nông thôn và nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8

3.1. Vạch rõ những nguyên nhân thống khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8

Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân - một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, tắt đèn đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu của thực dân Pháp. Trong cái xã hội ấy, không một người nông dân nào không phải đóng thuế thân. Không đóng thuế thân, thì không được phép làm gì cả. Mở đầu tác phẩm là một không khí ảm đạm bao trùm, đó là cái không khí của đói nghèo, túng thiếu. người nông dân không được phép ra đồng cày cấy bỏi họ chưa đóng thuế, “Nay chẳng xong thì mai! Ông lý đã bảo thuế còn thiếu nhiều, không cho một con trâu, bò nào ra đồng hết thảy...” Mặc kệ lời van xin của những người nông dân khốn khổ, bọn tuần canh vẫn vui vẻ nói chuyện, cười đùa. Bỏ qua những ánh mắt van nài, những khuôn mặt ủ rũ, chúng vẫn cứ một mực làm theo lệnh trên, bắt hết trâu bò của những ai không nộp thuế. Đó là hình ảnh của những người nông dân khốn khổ vì sưu thuế được Ngô Tất Tố miêu tả ở chương đầu tiên của tác phẩm. Tuy không miêu tả quá chi tiết những ta nhận thấy được, chế độ sưu thuế làm người nông dân đã nghèo nay lại càng nghèo thêm. “Tắt đèn” từ từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột ngạt ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền “mõ thét đánh” rùng rợn.
Trong Tắt đèn có một nhân vật chết. Nhân vật đó chết nhưng rất cần cho không khí tối đèn. Nhân vật ấy sinh sự và sự (của truyện) cũng sinh ra thêm từ đầu mối chìm đó. Nhân vật chết kia làm cho các nhân vật sống khác có mặt nơi truyện được hoàn bị hơn trong mọi sự kiện hoặc thiện hoặc ác. Ấy là vai Hợi, em chồng chị Dậu. Hợi hoàn toàn là nhân vật cách mặt khuất lời. Hợi thì xanh cỏ mộ rồi, nhưng sổ thuế đinh lí trưởng vẫn chấm lấy tên. Quan Tây và vua quan ta dựng cái xác chết Hợi dậy, đòi cho kì được cái suất sưu “món nợ nhà nước” đó. Cái người chết Hợi như một thư tang trùng làm chết lây người trong nhà. Chi Dậu đã bán hết tất cả mọi thứ có thể phát mại được để trang xong cái thuế dinh cho chồng. Nhà đương chức mới cho hay thêm rằng còn suất sưu của người chết Hợi nữa. Chị Dậu lại lăn đùng ngã ngửa ra, vứt cả chồng cả con lại, đâm bổ ra tỉnh, bán sữa mình cho cửa quan, để trả xong nốt thẻ sưu cho người chết. Người nghèo chết ai là thiệt cho sự lao động làm ăn nhà nấy. Nhưng người nghèo chết còn có nghĩa là chưa hết tội, chưa hết nợ. Người sống đóng thuế đinh, mà người chết rồi vẫn đóng thuế đinh như ai. Dưới thời cũ, nông dân chịu hai tầng áp bức. Trong thuế thân cũng vậy. Đó là chồng thêm người chết lên người sống  mà đánh hai tầng thuế. Thuế đinh là những “món nợ nhà nước” và những người sống, thân nhân của người chết, phải trả nợ đầy cho người chết, nếu họ còn muốn được sống để mà hít thở tí khí trời chưa ai đánh thuế tới.
Tắt đèn là một câu chuyện buồn của người nông dân lao động diễn biến ngay ở nông thôn. Tội ác của phong kiến ta thông lung với đế quốc Tây có nhiều mặt nhiều nét. Cướp nước cướp núi cướp song cướp biển cướp rừng cướp phố, cướp đồng ruộng và đoạt hồn người đã sống đời trên những mảnh đất nước ấy. Sự áp bức bóc lột của hai thằng kẻ cướp này, thật là đủ cách. Nó lột người bằng thuế đánh vào cái này cái kia, nó còn lột truồng người ta ra và dán lên sự lõa lồ thân thể ấy một cái thẻ sưu hai đồng bảy hào Đông Dương. Mà “thẻ vô sản” thì cũng phải đóng một đồng. Tố khổ chon nông dân, Tắt đèn không nói ruộng đất, tô tức, Tắt đèn xoáy vào cái thuế đinh bất nhân đánh vào đầu người làm ruộng nghèo khổ phải bán con, lìa nhà, đi ở vú (nếu chưa là đi ở thổ, đi ăn mày, đi chết đường chết chợ) để chạy cho xong một cái thẻ sưu. Cái thẻ thuế người thì vĩnh viễn ra tro rồi, nhưng Tắt đèn vẫn còn truyền lại những xúc cảm phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh thuế vào mạng người, đánh thuế vào hồn người sống và cả vào xác người chết.

3.2. Vẻ đẹp của người nông dân trước cuộc sống tăm tối

Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. 
Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tắt đèn mô tả khá đủ mặt những lực lượng thống trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đây là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân, chỉ chờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ quan trên bòn hút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn thịt người không biết tanh”, vừa dô"t nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”. Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng, Ngô Tất Tô bằng ngòi bút thâm thúy của mình vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân — tác giả của những tấm thẻ sưu. Thật đau đớn thay, các loại sưu, thuế đã vắt cạn sức lực của những người nông dân đến mức phải bán đi đứa con mình đứt ruột sinh ra.Bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét, nhà vần đã vạch trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.
Tuy vậy, giá trị to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở chỗ phê phán xã hội đương thời, mà ở chỗ nhà văn đã xây dựng được một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân. Xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã góp vào văn học Việt Nam một nhân vật hấp dẫn. Nói như Nguyễn Tuân, chị Dậu xứng đáng là “tất cả của Tắt đèn”.Chị Dậu - một người phụ nữ khốn khổ đã phải chịu tất cả những nỗi đau trong cuộc đời nhưng không vì thế mà gục ngã, chị luôn kiên cường đứng lên trước bão táp cuộc đời và luôn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, một tâm hồn thanh cao. “Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người” (Lời giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân).
Nhà văn đã bộc lộ niềm thương xót đối với những người nông dân ấy, bằng tất cả những hiểu biết về nông dân, nông thôn, Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh những người nông dân tuy nghèo khổ những giữ được phẩm chất tốt đẹp. Đó là hình ảnh những người hàng xóm tất bật cùng chị Dậu lo cho anh Dậu: Bà này bắt thằng Dần cố sức 'rặn đái” đái vào chậu sành. Ông kia lấy chiếc lược thưa ghè hai hàm răng anh Dậu. Bác nọ múc ít nước đái đổ vào trong miệng anh ấy. Bà kia bưng chậu nước đái xoa mãi vào mặt, vào mũi, vào cổ, vào gáy, vào hai thái dương anh tạ Cô nọ chạy về nhà mình lấy ít bồ kếp đốt than để vào cửa mũi người ốm. Chị kia sang nhà bên cạnh xin cái chổi sể châm lửa cho cháy đùng đùng ở giữa nhà. Tuy cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn đầy tình yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, và họ vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, đó là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến cho người đọc khi nói về hình tượng những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
Chị Dậu là minh chứng tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống, chị Dậu vốn là một phụ nữ xinh đẹp nết na… Gặp hoàn cảnh hoạn nạn, nhân vật này trở thành “đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) khiến người đọc cảm thương trân trọng. Chị Dậu một phụ nữ có tinh thần vị tha yêu chồng, thương con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc biệt hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai lên tay sai… cũng làm cho người đọc yêu mến và khâm phục. Chính tình yêu thương chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ. Cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, chị Dậu rất mực thương con, chiều con. Cùng quẫn, buộc phái hán đứa con đầu, chị như đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ờ hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tĩu, thằng Dần, cái Tý.
Chị Dậu là một phụ nữ thông minh, sắc sảo. Chị không biết chữ, chẳng khỏi bỡ ngỡ trước bao mưu ma chước quỷ của bọn thống trị, nhưng chị không phải là người ngu đần. Chị không lạ gì bụng dạ của vợ chồng Nghị Quế, nhìn bọn tai to mặt lớn ở đình làng chị hiểu ra nhiều điều… Quả thật, ta thấy chị bị ức hiếp nhiều hơn là chị bị lường gạt. Đứng trước khó khăn bất ngờ, tưởng chừng không thể vượt qua – phải nộp một lúc hai suất SƯU, anh Dậu thì đau ốm, đàn con thì bé dại… tất cả trông chờ vào sự chèo chông của chị. Trên thực tế, chị thành chỗ dựa của cả gia đình. Đây cũng là một phụ nữ có ý thức sâu sắc về nhân phẩm. Chị đã từng phải điêu đứng vì số tiền nộp sưu, nhưng chị vẫn đủ can đảm ném thẳng nắm giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp, chị đều thoát ra được. Đây chính là những biểu hiện đẹp đẽ của nhân phẩm, của tinh thần tự trọng.
Thông minh sắc sảo, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm… nhân vật chị Dậu còn toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông thôn. Chị sông ở nơi tăm tối bị ức hiếp đè nén, nhưng tâm hồn vẫn sáng trong như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tóm lại, bằng thái độ trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tô" đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót, và đặc biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tô’ tích cực này khiến cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muôn “tung ra, khỏi bóng tối” (Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân.Hình tượng người nông dân trong tác phẩm không được miêu tả rõ nét từng người, từng nhân vật, nhưng qua những lời đối thoại, những hành động đơn sơ, chất phác chúng ta cũng phần nào hiểu rõ hình tượng nhân vật đó. Một nhân vật chính trong tác phẩm, được nhà văn ưu ái miêu tả từ đầu đến cuối câu chuyện, đó là chị Dậu. Chị cũng là một người nông dân, nói đúng hơn là một người nông dân bần cùng, tuy nghèo khó những chị vẫn luôn yêu thương chồng con, ngoan hiền, tốt bụng với mọi người.Chị Dậu là một cái tâm tính mộc mạc, mộc mạc ngay cả trong sự thù ghét. Cái mộc mạch ngay thẳng đó cắt nghĩa nhiều cho mọi cái bộc phát và tự phát ở người nữ quần chúng đó” (Lời giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân).

3.3. Tiểu thuyết Tắt đèn – lên án gay gắt xã hội quan lại địa chủ trước Cách mạng tháng 8  

Tắt đèn làm nổi bật mâu thuẩn giai cấp gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn ác, xấu xa của bọn thống trị: bọn địa chủ độc ác (vợ chồng nghị quế) keo kiệt; bọn cường hào gian tham, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi; bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác. Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp, bóp đàu, bóp cổ, đẩy người nông dân khốn khổ đến bước đường cùng. Mặt khác Tắt đèn  còn phơi bày thực trạng cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động. Đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, dùm bọc của họ. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao thuế nặng. Bởi nó mà những người nông dân Việt Nam nói chung, cũng như gia đình chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến, là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hàng ngày và ở mọi nơi. “ Không còn gì hết, đứa nào mà trái ý, đánh luôn”. Thứ thuế vô nhân đạo, đó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Người nông dân bị đánh đập tàn bạo, bóp chẹt từng xu, từng hào. Đây lại chính là cơ hội cho bọn tay sai, tha hồ đánh đập, cường hào tha hồ đục khoét. Càng đục khoét, càng đào sâu thì càng mở đường thuận lợi cho bọn địa chủ (Nghị Quế), “Lên mặt” tha hồ giở các trò, các thủ đoạn cho vay nặng lãi. Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục.
Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không bằng con chó: “Tôi mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn là nuôi đứa ở”. Ngoài giai cấp địa chủ, tay sai đắc lực, bức tranh xã hội Viêt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn thiện nếu không nhắc đến những quan phụ mẫu có bộ râu “đen như hắc ín, cong như lưỡi liềm, dưới thì vành khăn xếp nhiễu tay, mặt thì phèn phẹt, luôn hầm hầm như sắp đánh rơi xuống sông cái huỵch”. Với không biết bao nhiêu thủ đoạn ti tiện, hách dịch, cái triết lý sống “quan chỉ vớ thằng có tóc, ai vớ chi thằng trọc đầu”. Nhưng cái lối vừa đánh vừa xoa ấy của các quan lại ai còn lạ gì. Bộ mặt quan lại thực dân cùng những cái râu ria, tổng lý, cai lệ của nó, chúng đều là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu và đầu nào cũng đốt chết người cả. Tội cái của chúng bành ra khắp nơi từ làng – xã, khắp thôn thậm chí trong từng căn buồng của từng ngôi nhà tranh lụp xụp.
     Nghị Quế là nhân vật điển hình phản diện mang ý nghĩa khái quát cao, được các nhà văn ít miêu tả ngoại hình mà tập trung miêu tả hành động, tính cách, lời nói của nhân vật. Nhân vật Nghị Quế được đặt vào nhiều tình huống khác nhau để bộc lộ bản chất. Nhân vật Nghị Quế  là một địa chủ giàu sang, khét tiếng,là kẻ dốt nát, lố lăng,  thô lỗ, vô học nhưng lại thăng tiến nhanh như diều gặp gió. Nghị Quế còn là  kẻ đạo đức giả, thủ đoạn.Nghị Quế bắt chẹt người nông dân bằng thủ đoạn vừa đấm vừa xoa, bài trí nhà kiểu chẳng ra Ta cũng chẳng ra Tây, sính đồng hồ Tây, sùng bái tây một cách mù quáng: "Đồng hồ tây có bao giờ sai?"…. ,háo danh và học đòi, gọi con gái là mợ. Nghị Quế là  kẻ địa chủ độc ác: Nhân mùa sưu thuế đã đi xiết đồ của các dòng họ với giá rẻ. Vợ chồng lão tuy giàu nhưng lại kẹt sỉ, ngu dốt và keo kiệt: "Bếp! Dọn mâm! Bà đã đếm rồi! Đúng đủ 14 miếng giò! Thiếu miếng nào là mày chết với bà"... Khi trả tiền bán con, bán chó cho chị Dậu, bà Nghị còn đưa thiếu mấy hào làm chị Dậu cũng phải thốt lên: "Vợ chồng Nghị Quế giàu thế mà còn điêu.  Nhân vật Nghị  Quế keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị Dậu mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc.Nghị Quế là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, chuyên chờ nước đục thả câu, lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người không bằng con chó: Tôi mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở.Qua đó ta thấy Nghị Quế hiện lên trong “Tắt đèn” như một công cụ bóc lột của xã hội với những mâu thuẫn nông thôn.
* So sánh nhân vật Nghị Quế với nhân vật Nghị Hách và Bá Kiến
 * Giống nhau:
- Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố , Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao,Nghị Háchtrong tiểu thuyết "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụng có nét chung đều là giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo và đều là nhân vật phản diện. 
-Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố , Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, Nghị Hách trong tiểu thuyết "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụngcùng ra đời trong cùng một thời điểm lịch sử.
 * Khác nhau:
-Nghị Hách trong tiểu thuyết "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụng được chú ý miêu tả ngoại hình một cách cụ thể, chi tiết:Chân dung Nghị Hách được Vũ Trọng Phụng miêu tả chân thật, sinh động, có tính khái quát về một hạng người nham hiểm. Nghị Hách gần 50 tuổi, thân hình vạm vỡ, hơi lùn. Hắn thường đeo kính gọng vàng, đội mũ dạ đen, đi đôi giày nhọn bóng lộn. Nhưng dù có đắp lên trên mình bao nhiêu "đồ Tây" thì trông bộ dạng hắn vẫn thô lỗ, quê kệch; Còn nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì tác giả ít chú ý đến ngoại hình xây dựng Bá Kiến. Ông khắc họa tâm địa là chính: "Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm"... "cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác". "Tiếng cười Tào Tháo" ấy là tâm địa của kẻ độc ác xảo quyệt. Qua đó, thấy cái nhìn sắc sảo của Nam Cao; CònNghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ít miêu tả ngoại hình mà tập trung miêu tả hành động, tính cách, lời nói của nhân vật: “Tôi mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở”…
- Khác với Nghị Hách trong tiểu thuyết "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụng, Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tốchỉ là những tên địa chủ trọc phú, hủ lậu:Nhân vật Nghị Quế  là một địa chủ giàu sang, khét tiếng, là kẻ dốt nát, lố lăng,  thô lỗ, vô học, sùng bái Tây một cách mù quáng, nhân vật Nghị Hách thuộc loại lưu manh, nhờ gian hùng, xảo trá, lừa thầy phản bạn mà thành triệu phú, có tiền, hắn sống trác táng và dùng tiền để mưu danh lợi, thì nhân vật Bá Kiến lại là một tên cường hào ác bá với những thủ đoạn vô cùng thâm hiểm hơn nhiều: Nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao là loại cường hào, cáo già rất lọc lõi, là tên thống trị lắm mưu nhiều kế, đặc biệt là thâm độc và nham hiểm. Khắc hoạ nhân vật này, Nam Cao không nhấn mạnh khía cạnh bóc lột người nông dân mà khắc sâu một nét bản chất đặc biệt của lão. Đó là một tên cường hào có nghệ thuật thống trị, đàn áp người nông dân rất thâm  hiểm hơn hẳn Nghị Quế, Nghị Hách.
-Đối với nhân vật nghị Hách, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một nhân vật phản diện với nhiều đức tính xấu, thậm chí cực xấu:Hắn vu vạ cho Hải Vân ăn cắp, đẩy Hải vân vào tù và cướp vợ bạn; Có ít tiền, hắn về Hà Nội câu kết với con buôn, làm ăn phát đạt; Hắn dựa vào tiền để móc nối với quan Tây tranh cử Nghị Viện. Hắn vờ phát chẩn cho dân nghèo, và nhờ quyền lực quan Tây, hắn được thưởng Bắc đẩu bội tinh; Hắn lớn tiếng hô những lời dối trá, nào là "muốn đem tài trí ra làm việc công", nào là " thấy đồng bào lầm than, ai oán tôi không thể yên tâm"...Như vậy, tính cách điển hình của hắn hiện nguyên hình là một kẻ thống trị gian hùng và khả ố. Hình tượng nghị Hách là hình tượng trung tâm và nổi bật của tác phẩm lấn át nhân vật chính diện.
Đối vớinhân vật Bá Kiến, Nam Cao tập trung miêu tả tính cách nham hiểm hơn là chú trọng miêu tả hình thức: thủ đoạn thống trị người nông dân rất khôn ngoan và hiệu quả mà Bá Kiến đã đúc rút từ bốn đời làm tổng lý, chẳng hạn “trị không được thì cụ dùng”, “dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò”, “mềm nắn rắn buông”, “bám thằng có tóc chứ không ai bám kẻ trọc đầu”, với triết lý “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”;Về mưu kế ứng xử khôn khéo mà hiểm độc của lão: “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả năm hào vì thương anh túng quá”. Vì thế, nhận cho ra bộ mặt thật của tên cáo già Bá Kiến không phải điều dễ dàng.  Đối với nhân vật Nghị Quế, Ngô Tất Tố đã đặt nhân vật Nghị Quế vào nhiều tình huống khác nhau để bộc lộ bản chấtcủa nhân vật Nghị Quế  là một địa chủ giàu sang, khét tiếng, là kẻ dốt nát, lố lăng,  thô lỗ, vô học, sùng bái tây một cách mù quáng: Nhân vật Nghị Quế keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị Dậu mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạ; lời lẽ thì đay nghiến, độc ác “Tôi mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở”……
Lý trưởng, cường hào, địa chủ, quan phụ mẫu hành hạ bóc lột thân xác người nông dân chưa hết họ còn róc thịt sống, đánh dập xác người chết. Chưa dừng lại ở đó, lời tố cáo sâu sắc, cái roi thép của tác giả còn một lần nữa quất mạnh vào bọn tri phủ (Tư Ân) thứ quan già bợm gái thừa cơ đục nước béo cò. Cảnh chị Dậu xô xát với lão tri phủ Tư Ân ấy tại phòng riêng của hắn. Bức tranh hiện thực xã hội như sinh động thêm khi sự áp bức bóc lột thống trị của quan lại, đại chủ, cường hào lên đến đỉnh điểm. Sự chịu đựng của người nông dân khi không còn sức để chịu, họ nổi dậy chống đối một cách quyết liệt bằng cách phá tung cái tồi tàn áp bức để kiếm tiền một con đường sống. Cụ cố “năm nay cụ gần 80 tuổi, cái tuổi mà trời bắt cả hai hàm răng không còn cái nào, để cho bao nhiêu cao lương mỹ vị đều không có hân hạnh được vào cái mồm móm mép của cụ”, tuy vậy bản tính không thể thay đổi.

3.4. Thể hiện lòng thương cảm của tác giả đối với số phận của những người nông dân – đăc biệt là nhân vật Chị Dậu

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã vẽ lên một bức tranh chân thực và sống động cuộc sống lầm than của những người nông dân nghèo khổ dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã toát lên một tinh thần nhân đạo vô cùng cao quý. Đồng thời cũng khắc họa được bức chân dung tuyệt đẹp về người phụ nữ nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.
Với nội dung sâu sắc và nghệ thuật khắc họa sinh động, tác giả đã vẽ lên hình tượng chị Dậu đẹp đẽ tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ta nhận thấy rằng trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy nhưng người đọc không hề bắt gặp một lời oán than kêu ca của chị cho riêng mình. Chị Dậu là người hết mực yêu thương chồng con. Hoàn cảnh khiến chị phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế, cứ tưởng con mình có thể sống tốt ở một gia đình như thế này, nào ngờ gia đình Nghị Quế lại coi cái Tí chả bằng một con chó, bắt nó nhặt cơm của chó từ dưới đất lên ăn. Vậy mới biết lòng chị Dậu đau xót như thế nào. Độc giả như cảm nhận được sự giằng xé, đau như cắt trong tâm can của chị. Mới hai mươi tư tuổi những chị đã phải trải qua nhiều nỗi đau đớn trong cuộc đời, bởi vì nghèo khó nó đã làm cho con người ta trở nên bần cùng. Những Ngô Tất Tố đã khéo léo đan xen những sự kiện lại với nhau để chị Dậu bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình. Chị là người phụ nữ có tấm lòng vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cùm kẹp, chị ân cần chăm sóc anh Dậu, đặc biệt là hành động dũng cảm lấy thân mình che chở cho chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai tên tay sai đã làm cho người đọc phải yêu mến, khâm phục chị hơn. Chính lòng yêu thương chồng đã tạo cho chị một sức mạnh, một lòng can đảm bất ngờ. Ngay khi bị giải lên huyện, nhịn đói với sợi dây thưng gò ở hai tay, chị vẫn nghĩ đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tý.
Chị còn là một người phụ nữ thông minh sắc sảo. Chị không biết chữ, chẳng khỏi bỡ ngỡ trước bao mưu ma chước quỷ của bọn thống trị, nhưng chị không sợ sệt, chị không lạ gì bụng dạ của vợ chồng Nghị Quế, nhịn bọn tai to mặt lớn ở đình chị hiểu ra nhiều điều…đứng trước những khó khăn bất ngờ tưởng chừng như không vượt qua được, một lúc hai suất sưu chị không gục ngã mà tìm mọi cách để cứu chồng mình ra. Chị có đủ can đảm để ném thẳng giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân, hai lần bị cưỡng hiếp những chị đều tự thoát ra được. Tất cả những chi tiết đó đã làm nên hình ảnh một chị Dậu đảm đang, thương chồng, luôn quật cường, mạnh mẽ, dám đứng lên chống lại cái xấu, cái ác.
Ở chị Dậu không chỉ bộc lộ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng tận tụy mà còn nhẫn nhịn cứng cỏi toát lên một cốt cách mạnh mẽ, một sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân vốn ngàn đời lao động và đấu tranh cho cuộc sống của chính mình. Chị là niềm tự hào của người dân Việt, của nhà văn Ngô Tất Tố. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả không những hiểu sâu nổi khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột mà còn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của họ, không gì có thể vùi dập. Chị Dậu có nét đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam, sống trong nghèo khổ vẫn có ý thức về nhân phẩm trong trắng mà mạnh mẽ, tiền tài không thể làm vẩn đục, bạo lực không thể khuất phục. Chị Dậu rất mực hiền dịu nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Nếu uy lực không thể đè bẹp được chị, thì tiền tài cũng không thể mua chuộc được con người chị. Có lúc chỉ vì một đồng bạc mà chị phải bán đi đứa con gái của mình. Chị có thể bán đi tất cả nhưng quyết không thể bán đi nhân phẩm của một con người. Thật đúng như nhận xét của Nguyễn Tuân: “Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn”.

IV. So sánh Ngô Tất Tố với các tác giả khác

Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước CMT8 thường khai thác một khía cạnh phổ biến về đề tài người nông dân đó là tình cảnh bi thảm của họ. Cho đến tận bây giờ VN vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nhà tâm lý nhân chủng học khẳng định: Trong mỗi con người Việt Nam dù ở tầng lớp nào cũng có một người nông dân. Nói như vậy nghĩa là những vấn đề nông dân là những vấn đề phổ biến và nhà văn luôn hiểu về vấn đề đó một cách sâu sắc nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên những trang viết truyện ngắn về người nông dân :Trần Tiêu, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao … Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc lựa chọn nhân vật này, Ngô Tất Tố với “Tắt đèn” cũng diễn tả được nỗi khổ cùng cực của người nông dân dưới chế độ thực dân, sự khát khao tự do, hạnh phúc, ấm no của họ. Tuy nhiên, ở nhiều phương diện, Ngô Tất Tố vẫn chưa làm được so với những nhà văn cùng thời như Nam Cao, Kim Lân. Đọc Tắt Đèn của Ngô Tất Tố người đọc tiếp cận với một không gian ngột ngạt oi bức, nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu, nỗi đau xé lòng chị Dậu dường như đã thành nỗi đau tột cùng. Chị Dậu tiêu biểu cho những người phụ nữ noogn dân nghèo khổ, cần cù lao động, yêu thương chồng con, nhân cách trong sạch nhưng lúc bị áp bức cùng quẫn có thể đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Ngô Tất Tố đặc biệt thành công về phương diện khái quát hóa nhân vật. Nhưng tính tổng hợp, khái quát hóa mới chỉ là một mặt của vấn đề điển hình hóa nhân vật. Nếu coi điển hình hóa chỉ là một sự tổng hợp thì sẽ dẫn tới những hình ảnh sơ lược, trong khi con người ngoài tính chất đại biểu cho một lực lượng xã hội, cho một giai cấp, còn có một cá nhân cụ thể, riêng biệt. Có những đặc điểm cá nhân của nó. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy, hình ảnh người nông dân căm thì và đấu tranh tự phát với bọn quan lại, địa chủ, cường hào đã được Ngô Tất Tố thể hiện trong một con người bằng xương bằng thịt đó là chị Dậu. Chị Dậu cũng không phải không có cá tính. Tuy nhiên cá tính ấy chưa được Ngô Tất Tố thể hiện một cách nổi bật, sâu sắc. Đọc xong tác phẩm, chúng ta vẫn hình dung được về một chị Dậu nghèo khổ, khỏe mạnh, có nhan sắc đang lo rạc người vì sưu thuế, một chị Dậu một tay gạt nước mắt, một tay “nhũng nhẵng dẫn con và chó lẽo đẽo dưới nắng mùa hè” đi đến nhà Nghị Quế, một chị Dậu đang túm tóc người nhà tên lí trưởng “lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”, một chị Dậu đang vứt tọt nắm bạc vào mặt tên tri huyện dâm dục, một chị Dậu đnag đêm choàng dật đẩy quan cụ ra để thoát ra ngoài bảo toàn trinh tiết của mình. Chị Dậu đã để lại một ấn tượng đẹp đẽ trong lòng độc giả. Tuy nhiên nếu xét kĩ thì nhân vật chị Dậu vẫn chưa có cá tính đậm nét. Về phương diện này, có thể nói phương pháp cá biệt hóa của Ngô Tất Tố không bằng Nam Cao. Cũng viết về người nông dân đó là Chí Phèo, Chí Phèo cũng là một nhân vật điển hình. Tuy mặt khái quát hóa còn nhiều hạn chế song nhân vật có một cá tính rất sinh động. Cá tính của hắn không những biểu hiện bằng việc hắn làm mà còn được thể hiện ở cách hắn làm những việc đó. Rạch mặt kêu làng, đốt nhà, chém người uống rượu, say rồi chửi đổng, đó là tất cả những phản ứng cực đoan mà Chí đã làm. Ngay cả lúc dằn Thị Nở xuống vườn chuối, hắn cũng kêu làng vì hắn nghĩ kêu làng là “độc quyền” của hắn rồi. Chí hung ác, liều lĩnh đến nỗi không những Bá Kiến mà cả làng Vũ Đại đều sợ hắn. Nhưng cũng có lúc hắn giống như bao nhiêu người đàn ông lương thiện khác, hắn ao ước có một gia đình, có vợ, hắn mong được làm hòa với mọi người, hắn thèm được “lương thiện” nhưng cái xã hội vô lương ấy không cho hắn được làm người lương thiện nữa. trong một cơn say hắn đã đâm chết kẻ thù và tự đâm chính mình. Nam Cao đã xây dựng nhân vật với một cá tính độc đáo không thể trộn lẫn với bất kì nhân vật nào, Điều này đã giúp ông đi xa hơn Ngô Tất Tố về khả năng điển hình hóa nhân vật.
Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Và ở họ cũng có những điểm gặp gỡ nhau khi viết về đề tài người nông dân. Có thể kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện trong hai tác phẩm Tắt đèn Bước đường cùng. Cùng một đề tài nên hai tác giả đã xây dựng những nhân vật khác nhau. Tuy ngòi bút của mỗi người có một lối riêng, nhưng các nhân vật đó có những nét chung chung. Đó là địa chủ thì ác, quan thì tham, lính thì nhiễu. Đó là thằng địa chủ đểu như nghị Lại, làm văn tự giả mạo bắt anh Pha ấn dấu tay vào, một thằng quan vừa có một diện mạo cừ khôi, vừa ăn tiền một cách trắng trợn và có những thủ đoạn thu thuế ít thấy như thằng quan huyện này, và những tên lính lệ “cướp giật” như bọn lính lệ huyện này. Đó là một tên Nghị Quế đểu cán, biến chất người, là bọn lính lệ đánh người như súc vật. Những nhân vật này được tác giả khắc họa ít tính người như để phơi bày cho mọi người thấy mùi đống rác hữu cơ địa chủ đã biến chất người, mà thối khẳm đến phải nôn thốc nôn tháo ra hết. Sức phản ứng của người nông dân trong Tắt đèn tuy không mãnh liệt bằng trong Bước đường cùng nhưng có thể nói Ngô Tất Tố là người viết hay nhất về đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.  Nói về vấn đề sưu thuế Ngô Tất Tố như đã đề cập chính xác mâu thuẫn thời bấy giờ. Đó là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Cũng là phản ánh bản chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cách đặt vấn đề và miêu tả người nông dân của Ngô Tất Tố là chính xác nhất. Chính những điều này làm cho Ngô Tất Tố xứng đáng là một trong  những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán và cũng chính những điều này giúp chúng ta dễ phân biệt Ngô Tất Tố với các nhà văn khác- nhà văn của tấm lòng cao cả, hết mực trân trọng và yêu thương người nông dân!.

V. Nghệ thuật

5.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện

Ngô Tất Tố là cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời sáng tác văn chương của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là những kiệt tác nghệ thuật. Trong số ấy, tiểu thuyết “Tắt đèn” xứng đáng là một áng văn tiêu biểu cho tài năng và phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố.
- Tác phẩm giàu tính kịch. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra.
- Có kết cấu rất chặt chẽ, tập trung : các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề.
- Tính xung đột, bi kịch xung đột hấp dẫn, cuốn hút.
- Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính. Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”. Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát. Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ.
- Đoạn văn mô tả hợp lý, đúng quy luật “ con giun xéo lắm phải quằn”, từ “tức nước” đến “vỡ bờ” là quá trình tất yếu: Các nhân vật được đặt vào tình huống đặc biệt. Hai nhân vật, hai tuyến…Cuộc chiến bất người đã bộc lộ  những hiện thực: Tương quan giữa hai con người, “ người đàn bà lực điền” – “người nhà nước”, hai lực lượng nông dân- công cụ đàn áp của giai cấp phong kiến. Một chân lý cuộc sống ” ở đâu có áp bức, đấy có đấu tranh” được trình bày bằng một màn kịch ngắn hết sức giản dị. Đây là đoạn tự sự có tính tư tưởng cao, phản ánh một phần chủ đề tác phẩm.
- Một đoạn văn ngắn có chuyện, chủ đề rõ ràng, có nhân vật chính, nhân vật phụ, có cốt có mâu thuẩn, có thắt nút, mở nút, có cao trào…Chuuyện diễn biến bất ngờ, hấp dẫn…trong một tình huống bất ngờ bản chất của hiện thực được phát lộ cũng thật bất ngờ: Người đàn bà nông dân đã đánh ngã “ người nhà nước” và “ người nhà Lý trưởng”.
Nói tóm lại, nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện của Ngô Tất Tố khá thành công, được thể hiện trong tác phẩm, xây dựng tình huống có tính kịch “ Tức nước võ bờ”, có những xung đột kịch tính, hấp dẫn.

5.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Thành công về nghệ thuật của Tắt đèn thể hiện rõ nhất ở phương diện xây dựng nhân vật.
- Hầu như nhân vật chị Dậu xuất hiện trong tác phẩm từ đầu đến cuối. Tính xung đột, tính bi kịch bị cuốn hút hấp dẫn người đọc. Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công các nhân vật, đủ các hạng người, từ dân cày nghèo khổ cho đến địa chủ, từ bọn cường hào đến bọn quan lại đều có những nét riêng rất chân thực và sống động.
- Hệ thống nhân vật trong Tắt đèn được chia làm các tuyến chính diện và phản diện hoàn toàn đối lập nhau, đặc biệt về phương diện tính cách.
- Miêu tả nhân vật ngòi bút của Ngô Tất Tố tập trung vào việc khắc họa tính cách, bao gồm những nét, những phẩm chất, thuộc tính chung nhất cho một loại người, môt tầng lớp hay một giai cấp. Giá trị to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở chỗ phê phán xã hội đương thời, mà ở chỗ nhàvăn đã xây dựng được một hình tượng chân thực,đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân. Xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã góp vào văn họcViệt Nam một nhân vật hấp dẫn. Nói như NguyễnTuân, chị Dậu xứng đáng là “tất cả của Tắt đèn".Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”.Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biế bao tai họa... Viết về số phận  của người phụ nữ nông thôn, Ngô Tất Tố đã đặt ra được một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo quyền sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính ở điểm này.
- Những nhân vật chính thường đươc nhà văn khắc họa qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, qua lời nói, cử chỉ và hành động qua miêu tả môi trường và hoàn cảnh…Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt.
- Cách thức miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc đồng nhấtmột chiều.
- Mỗi chi tiết nghệ thuật nhằm vào những nhân vật phản diện đều là những cú đánh v ỗ mặt vào bọn chúng, bộc lộ thái độ khinh ghét của nhà văn

5.3. Ngôn ngữ truyện

Ngôn  ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố đậm đà sắc thái ngôn ngữ nông thôn Bắc Bộ. Ông đã vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc. Ngô Tất Tố sinh ra và lớn lên ở cùng quê Kinh Bắc là trung tâm văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ nhỏ, ông đã được tắm mình trong nền văn hóa giàu truyền thống dân tộc. Trong suốt cuộc đời viết văn, làm báo ông lạ thường xuyên sống ở quê. Điều kiện đó đã giúp nhà văn hiểu sâu sắc hơn nếp cảm, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người nông dân đặc biệt là ông đã tích lũy được một vốn phương ngữ giàu có để đưa vào sáng tác của mình.
Một đoạn văn tiêu biểu về mức độ sử dụng phương ngữ trong tác phẩm
“…U nhất định bán con đấy ư! U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn cái thân con thế này! Trời ơi!...Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt.
U van con, u lạy con, con có thương thày thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc nữa, u đau ruột lắm. Công u nuôi con sáu bảy năm trời tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán u đã chết từng khúc ruột rồi đấy con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thày con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai bàn tay lên kia…Nếu không bán con, thì lấy tiền đâu nộp sưu? Để cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa? Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì đi với u!”
Có lẽ, đây là một trong những đoạn văn cảm động nhất mà tác giả Tắt đèn đã tạo ra và cũng là đoạn văn mà ông sử dụng phương ngữ với mức độ dày đặc nhất. Việc sử dụng tối đa phương ngữ đã làm cho đoạn văn tăng tính chân thực, sinh động tạo sự gần gũi với người nông dân Bắc Bộ. Chính những từ “thày, u” mộc mạc được cất lên từ các nhân vật đã làm cho người đọc xúc động bởi những tình cảm yêu thương của cái Tý, nỗi xót xa của chị Dậu.Tất cả cảm xúc của nhân vật như dồn vào những phương ngữ trong đoạn văn. Người đọc xúc động bao nhiêu trước tình cảnh của mẹ con chị Dậu thì lại căm phẫn bấy nhiêu bọn chức dịch phong kiến.
Như vậy, với việc sử dụng phương ngữ trong tác phẩm của mình, Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thật, sinh động vẻ đẹp riêng của của từng nhân vật, đồng thời đưa ngôn ngữ của nhà văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Bắc Bộ, tạo không khí nông thôn cho tác phẩm viết về đề tài nông dân rất hiệu quả.
Ngoài ra, ông còn tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trật tự thời gian. Là nhà văn xuất thân Nho học, nên cách lựa chọn ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố ảnh hưởng từ văn chương truyền thống. Theo mạch ngôn ngữ trần thuật, các sự kiện được hiện lên theo trật tự thời gian. Trong Tắt đèn, người đọc như được chứng kiến những sự việc tuần tự diễn ra trước mắt. Sự việc diễn ra trước được kể trước, sự việc diễn ra sau được kể sau, không chồng chéo, đan xen, không phá vỡ logic tuyến tính của dòng sự kiện trong tác phẩm .Tắt đèn dài hơn một trăm trang nhưng các sự kiện chính đã dồn lại trong khoảng thời gian bảy ngày, trong bảy ngày đó xảy ra không biết bao nhiêu cơ sự đối với gia đình chị Dậu. Nhưng nhờ các sự kiện đã được sắp xếp theo trật từ thời gian tuyến tính trong mạch trần thuật nên người đọc dễ dàng theo dõi cốt truyện , và hình dung một cách rõ nét các tình tiết trong tác phẩm.

 

 

 



 

 

Kết luận


Cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” thật sự thành công khi giá trị hiện thực của nó đạt đến đỉnh cao là lời phê phán một xã hội đen tối trước Cách mạng. Là lời mạt sát lên án một cách sâu cay chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Qua đó mà giá trị nhân đạo được biểu hiện cụ thể, tăng thêm phần lớn sự thành công của “Tắt đèn”. Tấm lòng cảm thông trước những cảnh đời éo le, sự tiếc thương cho những kiếp người bị dồn vào bước đường cùng của lề xã hội. Đến đây có thể khẳng định ngòi bút của Ngô Tất Tố chính là
một ngọn roi sắt quất thẳng vào bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và xã hội đương thời trước Cách mạng.
Như lời nhận xét của Nguyễn Tuân, “Tắt đèn” chỉ là một đoản thiên. Lúc bấy giờ chưa có cách mạng ruộng đất, mà đã có những ngòi bút dồn nhân vật nông dân mình vào chỗ chân tường, dồn đến mức người độc giả có suy nghĩ phải ý thức ngay được cái tuông ra tất nhiên của nhân vật. Tôi cho đó là dư vị chính trị của “Tắt đèn”. Đọc xong rồ cả tập Tắt đèn, mà trong cảm quan trong lô gic mình không thấy lóe ra ít nhiều dư vị chính trị đó thì cũng nên tự phê mình nhiều hơn là đi phê người – phê ngjo7i2 sao không vặn to lên túy nữa cái bấc đèn nơi mình ít chịu hút dầu”. (Nguyễn Tuân –Lời giới thiệu truyện Tắt đèn)


 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo


1. Tắt đèn – Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002.
2. Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Tôn Phương Lan, Mai Hương (tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2001.
3. Ngô Tất Tố - một nhân cách lớn của một nhà văn hóa lớn, NXB Văn hóa thông tin, 2013.
4. Tắt đèn- Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường, NXB Giáo dục, 1984.
5. Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn hóa, 1994.