Pages

Pages - Menu

Monday, June 8, 2015

BIỂU HIỆN TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÝ BẠCH [ Nguồn : Sp Văn. K37. ĐHSP ]



MỤC LỤC


1-KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM............................................ 3

1.1.Tácgiả:.................................................................................... 31.2 Sự nghiệp sáng tác ................................................................. 4

1.3. Tư tưởng chủ đạo trong thơ Lí Bạch....................................................     6       

2- LÍ LUẬN VỀ TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC.................... 9

2.1 Lãng mạn trong văn học là gì?......................................... 92.2 Biểu hiện tính lãng mạn trong văn học................................. 10

3- BIỂU HIỆN CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH..... 13

3.1 Đề tài............................................................... 133.2 Chủ thể trữ tình trong thơ Lí Bạch ........................... 243.3 Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật.................................. 293.4 Tính lãng mạn song song với tính hiện thực.................... 32

4- TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH  34

5-KẾT LUẬN................................................ 36






1-KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM

1.1Tác giả:

1.1.1Tuổi trẻ du hiệp
- Lý Bạch (701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán . Khoảng năm 670, thân sinh ông chốn sang Tây Vực, sau lấy vợ người bản xứ và sinh ra ông. Từ nhỏ được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho kinh thi, kinh thư. Lý Bạch rất thông minh, lên năm tuổi đã biết đọc Lục Giáp, mười tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.Vì vậy, chính điểm này đã ảnh hưởng tới tư tưởng con người ông :ông không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự nhiên của người Tây Vực và thơ ông đậm chất nho giáo.
-  Đến khi Vũ Hậu sụp đỗ gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên).
- Lý Bạch ra đời năm 701,tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh rơi vào mình rồi có thai sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch. Năm mười lăm tuổi đã rèn kiếm thuật, chỉ trong một thời gian ngắn tài múa kiếm và làm thơ được bộc lộ rõ rệt. năm mười sáu tuổi ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía nam núi Dân. Lúc hai mươi tuổi bắt đầu cuộc sống hiệp khách.
-       Cuộc sống hiệp khách đã ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông :ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phòng đạo. trăng rượi hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương, lòng khao khát tự do…Luôn chan chứa những vần thơ lãng mạn đầy tâm hồn nhà thơ.
-       Do ông sinh ra trong gia đình giàu có, nên thường được đi nhiều nơi, Lý Bạch đi du ngoạn khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành… năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới vợ là cháu quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.
- Nhưng ông không ở lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên. Từ đó ông tha thiết hoạt động “ kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là “làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ giúp nhà vua cho thiên hạ yên ổn, thanh bình. Năm 741, ông đưa gia quyến đến ở Duyên Châu (sơn Đông).
- Do được đi du ngoạn nhiều nơi nên thơ ông mang đầy đủ cái cao rộng của thiên nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái độ ngang tàng của hiệp khách.
1.1.2 Trường An dừng bước (742- 744)
- Năm 742, Lý Bạch xuống miền nam chơi, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân.Ngô Quân được triệu về cung đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng mình có thể thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông mời vào bệ
 kiến. Thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như áng mây,vua bất giác quên mình là bậc chí tôn bước xuống thềm đón. Vua mến tài, cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát tiên”. Thời kỳ này là thời kỳ quý hiếm nhất của ông trên con đường công danh.
-       Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn Ngự, sai đội ca hát. Muốn làm cho người đẹp vui lòng, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc.
- Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến việc nước nữa, giao hết chính sự cho bọn Lâm Phủ,còn mình chỉ ngồi hưởng lạc. Điểm này đã ảnh hưởng tới sáng tác của ông là ông có nhiều bài thơ vạch trần đế vương chỉ đan mê sắc dục, bạc đãi nhân tài.
- Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì không ai hiểu ý mình, với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo ràng buộc, lại nhận thức rõ ràng về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan về quê.
- Ông rời kinh đô tiếp tục cuộc sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la.
1.1.3Lão niên phiêu bạt (745 – 762)
Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao Thích ở Biện Châu. Ba người cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyên Châu (Sơn Đông), Lý Bạch đi du lịch khắp nơi. Ông đi khắp đất nước, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên.
-       Đa số thời gian của cuộc đời của Lý Bạch trôi qua trong hành trình du lịch, cho nên trong thơ ông viết rất nhiều thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên.
-       Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây tàn phá chết tróc ở vùng phía bắc Trường Giang, điểm này đã có ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông là ông phê phán chiến tranh, cảm thông với số phận của nhân dân.  Khi đó Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp.
-       Nhưng cuộc đời bỗng gặp cơn ba đào. Năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy giờ  vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đườn Minh Hoàng giương ngọn cờ dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra giúp. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch bị bắt giam ở ngục Tầm Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Oán và Ngự sử trung thừa Tương Nhược Tư xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử làm tham mưu quân sự, dâng lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch bị kết án phản nghịch và khép tội tử hình.
-       Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng chuộc tội cho ông xin vua tha chết, ông bị đi đày.
-       Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang gặp Đỗ Phủ, Đỗ Phủ nghe tin vô cùng thương xót. Năm 759, trên đường tới Dạ Lang ông được tha tại Vu Sơn, bèn đi xuống miền đông Hán Dương. Năm 760 Ông đến Châu An Khánh, rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Lịch Dương. Năm 762, bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, ông xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải về và mất năm ấy.
Lý Bạch là nhà thơ nổi danh thời thịnh Đường. Khi ông mất, Lý Dương Băng sưu tầm thơ ông. Theo đó, thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông  không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.
Cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, ông là một trong ba nhà thơ lớn của Trung Quốc. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông được kéo dài mãi cho đến tận những năm cuối đời. Thơ Lý Bạch mang đậm màu sắc lãng mạn.
1.2           Sự nghiệp sáng tác
1.2.1Quan niệm về thơ ca
-       Ông chỉ sáng tác chứ không lý luận, tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thấy quan niệm làm thơ của ông theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”.
Ông nói : “Từ trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành cực kì diêm dúa và nông cạn, Thẩm Hữu Văn, tức Thẩm Ước, lại tôn sùng thanh luật, người phục hồi không phải ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam).
-       Tinh thần sáng tạo của ông còn được thể hiện trong bài “cổ phong”. Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì tinh thần sáng tạo cách tân đó bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân.
-       Ông cũng như Đổ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, muốn cổ nhân phải thua mình. Tuy nhiên không phải là người kiêu căng tự phụ. Ông luôn ra sức học tập Nhạc phủ Hán. Ngụy, Lục triều, kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Tạ Diểu, Bảo Chiếu…Ông có những cốn hiến vĩ đại trong thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác quét dọn lớp phấn son lòe loẹt, giả tạo của sáu đời, làm cho nhà Đường phát triển phồn vinh.
1.2.2Nhân tố tư tưởng
Từ nhỏ, Lý Bạch đã “ thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng của người đời trước rất rộng, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc rất nhiều.
-       Khi ông xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “Kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo nên tinh tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thi ca. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng, cao rộng.
-       Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng thơ thơ ông, châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho).
1.2.3Nội dung thơ ca
-       Do nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.
Loạn An Sử bùng nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại… Lý Bạch phản ánh cuộc sống xa hoa, đồi trụy của lớp quan lại quý tộc, vạch trần đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản ánh các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ. Từ đó thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, muốn đem tài năng mình ra để “cần vương trạch dân”. Tuy nhiên, mong ước của ông không thực hiện được. Ông lại lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như “Thanh bình điệu”…
Yêu nước gắn với thương dân, ông đau xót cho số phận của nhân dân trong vòng chiến loạn (đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến phụ nữ. Ông phê phán lối sống “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên khổ đau của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạc đầu ngâm…)
Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân thì không bằng Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
 Ông hơn họ về thơ ca lãng mạn, Đỗ Phủ nói ; “Lý bạch, thơ không ai địch nổi, siêu nhiên ý khác thường”.
1.2.4Giá trị nghệ thuật
Thơ ông gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng khuynh hướng chủ đạo là lãng mạn. Ông có ảnh hưởng của kinh thi, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất là Sở từ Khuất Nguyên.
Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao với tinh thần sáng tạo, cách tân. Trước hết, ông thường dùng thủ pháp khoa trương – ngọa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú. Ông thông qua cảnh thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để nói ngày nay, nhất là khi ông phê phán đã kích.
Ông gửi gắm tâm hồn, tư duy vào thiên nhiên. Thủ pháp nhân hóa mới mẽ và táo bạo, nảy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩa và lôi cuốn. ông kết hợp khéo léo thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa  trương ảo để tạo ra những hình ảnh nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khiêu gợi ra.
Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán – Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại, nên có những thành tựu về ngôn ngữ và nghệ thuật như (Tĩnh dạ tư, việt nữ từ, Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông cùng với Vương Xương Linh, là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật, ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi gò bó của niêm đối…

1 .3 Tư tưởng chủ đạo trong thơ Lí Bạch:

Lí bạch một nhà thơ học rộng tài cao của Trung Quốc, ông đọc nhiều sách thánh hiền. Tuy con người cá nhân- với vai trò làm chủ cuộc sống chưa được công nhận, tam giáo bao trùm đời sống và chi phối mọi hành động cũng như suy nghĩ của con người nhưng ở Lí Bạch là một tâm hồn rộng mở, tư tưởng phóng khoáng. Ông đã tự hình thành một lối sống mới rất riêng, không ép buộc bản thân, tự do tự tại. mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều về mặt tư tưởng của người đời trước trong các sáng tác của mình đặc biệt là tư tưởng của Đạo gia. Là một người “thông kinh thư, xem bách gia” từ thời niên thiếu và cũng có đôi lần Lí Bạch tự nhận mình là nho sinh nhưng trên thực tế chưa bao giờ ông coi trọng nho giáo với các thủ tục lễ tiệt câu nệ, giả dối, gò bó con người. hơn thế nữa, ông còn thẳng thắn lên án châm biếm bọn nho sĩ bất tài ưa xu nịnh, hủ lậu. thơ ông lại thường xuất hiện những vần thơ phê phán nho giáo khá sắc sảo, những kẻ “phụ mẫu chi dân”
“Lỗ tẩu đàm ngũ kinh,
Bạch phát tử chương cú
Vấn dĩ kinh tế sách
Mang như truỵ yên vụ
Túc trước viễn du lí
Thủ đới phương sơn cân
Hoàn bộ tòng trực đạo
Vị hành tiên khởi trần
Tần gia thừa tướng phủ
Bất trọng bao y nhân
Quân phi Thúc Tôn Thông
Dữ ngã bản thù luân
Thòi sự thả vị đạt
Quy canh vấn thuỷ tân”


Dịch:
Ông già nước Lỗ bàn chuyện năm kinh
Tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết
Hỏi ông cách giúp đời, giúp nước
Ông ngơ ngác như từ mây mù rơi xuống
Chân ông đi giày viễn du
Đầu ông chít khăn kiểu phương sơn
Khệnh khạng ông bước trên đường thẳng
Chưa đi đã thấy bụi bay mù mịt
Phủ thừa tướng nhà Tần
Không trọng những người áo dài lụng thụng
Ông không phải là Thúc Tôn Không
So với tôi ông cũng không giống
Chuyện đời ông còn chưa thông tỏ
Hãy về cày ruộng ở bến sông vấn đi.
(Giễu ông đồ nước Lỗ- Hoàng Tạo dịch)
 Nếu đã từng đọc qua các tác phẩm của Lí Bạch ta có thể dễ dàng thấy được trog thơ ông mang đậm tư tưởng kiếm khách, hiệp khách. Đối lập với cái nhìn dành cho bọn nho sĩ là một thái độ hết sức ngưỡng mộ của nhà thô đối với những con người nghĩa khí ấy, ông ca ngợi thái độ sống khẳng khái, coi trọng nghĩa khí, lối sống phóng khoáng, tự do tung hoành thể hiện bản thân không ngại hi sinh vì nghĩa, coi trọng chữ tình. Trong thơ ông thường hay nhắc đến Kịch Mạnh, một nghĩa hiệp nổi tiếng thời Chiến Quốc. Hiệp khách hành là một bài thơ ca ngợi các bậc vung kiếm dẹp những chuyện bất bằng, sẵn sàng làm những việc phi thường để trả nghĩa lớn:

“Triệu khách mạn hồ anh
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân yên chiếu bạch mã
Táp đạp như lưu tinh”
( Hiệp khách hành)
         Dịch:
Khách nước Triệu mang dải mũ thô
Gươm Ngô câu sáng loáng như sương tuyết
Yên bạc rạng chiếu ngựa trắng
Bời bời lấp lánh như sao xa.

Không phải ngẫu nhiên mà Lí Bạch lại nghiêng về chí hướng hiệp khách này, mà dường như giữa Lí bạch nhận ra được sự tương đồng giữa mình và những hiệp khách đều là những con người có đời sống phóng khoáng, và tinh thần không khuất phục, một tâm hồn trong sạch giữa sự đời nhiều biến động và lòng tham làm chủ hành động của con người:
“Người trời hiền, chuộng yên
Trăng vốn thường đa cảm”
( Cổ lãng nguyệt hành)
Kết hợp giữa tinh thần du hiệp cùng với tư tưởng của đạo gia  Lí bạch đã hình thành cho riêng mình một kim chỉ nam trên con đường chính trị của mình. Ông từng tự hào “Tài tôi có thể giúp nước, cứu đời, khí tiết tôi có thể sánh với Sào Phủ, Hứa Do, văn tôi có thể biến đổi phong tục, trí tội có thể hiểu mọi lẽ của trời đất và con người”. Và cũng chính vì tấm lòng:
“Mong được giúp chúa hiền
Công thành về rừng cũ.
Công thành phủi áo cút
Trở về bến Vũ lăng”
Mà cuộc đời ông gắn liền với tinh thần phản phong, chống lại thế lực đen tối lên án cường quyền . Ông thẳn thắn chống lại lễ giáo hủ tục phong kiến, đã kích trật tự xã hội.Vạch trần mặt thối nát của xã hội, khẳng khái lên án những hiện tượng đồi bại được che giấu dưới cảnh phồn hoa, thăng bình của thời Thịnh đường.
Thơ Lí Bạch coi khinh bọn quyền quý, phê phán bọn mũ cao áo dài xa hoa thối nát. Chỉ biết coi trọng đồng tiền, a dua, bất tài. Bài cổ phong thứ 15 Lí Bạch viết:
Dịch:
“Cớ sao bậc cao sỹ
Vứt như rác bên đường
Châu ngọc mua cười hát
Tấm cám nuôi hiền lương”
Ông vẽ lại những mảng đen tối do sự xa hoa của vua quan nhà Đường gây ra ngay khi làm quan ở Tràng An trong bài hành “Lộ nan” (đường đi khó) bài thứ 2 ông viết:
“Đại đạo như thanh thiên
Ngã do bất đắc xuất
Tu trục Trường An xã chung nhi
Xích kê bạch cẩn đổ lê lật”
Dịch:
Đường lớn như trời xanh
Ta còn chưa đến được
Thẹn không bằng lũ nhóc Trường An
Đá gà, đấu chó chơi thoả thích…

Tuy thế thơ Lí Bạch không nặng về chính trị, đã phá xã hội mà trong thơ ông còn chứa đựng tinh thần lạc quan phóng khoáng, yêu đời, yêu người. Chất phóng khoáng đó của ông in đậm nét trong hàng loạt bài thơ miêu tả cảnh non sông hùng vĩ của đất nước Trung Hoa, từ sông Hoàng Hà, Trường Giang cho đến hồ Động Đình, từ núi Thái Sơn, núi Thái Hoàng cho đến con đường đi lên đất Thục khó, khó hơn đường đi lên trời xanh (Thục đạo chi nan, nan cư thướng thanh thiên). Yêu thiên nhiên, thích bản chất trời cho của vũ trụ tư tưởng của Lí Bạch thiên về đạo Lão… Có lẽ ông đọc nhiều Lão -Trang nên trong sáng tác của ông người ta còn thấy những dấu ấn của những tư tưởng của Trang Tử
Tinh thần lạc quan, hào phóng, yêu đời của ông in đậm trong hình ảnh những người phụ nữ hái sen (Thái liên khúc) trong tiếng ca điệu múa của người nông dân thuần hậu (Tặng Uông Lân), trong hình bóng lộng lẫy của người thợ rèn giữa đêm khuya thanh vắng :
“Lô hoả chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
Dịch:
Cửa lò rực trời đất
Khói tím nhảy tia hồng
Chàng ca, trăng rực sáng
Xao động cả dòng sông
( Thu Phố ca )
Song như ta biết, Lí Bạch cũng đã từng nếm mùi thất bại trên con đường công danh, sự nghiệp, từng chứng kiến tận mắt cuộc sống xa hoa truỵ lạc của cung đình, tiếp xúc ít nhiều với cuộc sống dân chúng.
Mặt khác những học thuyết, tư tưởng mà Lí Bạch tiếp thu lại rất đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn, Lí Bạch không chỉ yêu thích tư tưởng đạo gia ( học thuyết Lão Trang ) vốn đã phức tạp mà còn say mê cả đạo giáo ( cầu tiên, luyện đan….).
Thơ ông hướng về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp và phản ứng với cái xấu. Là hai mặt nhiều khi khó tách rời trong tư tưởng, tình cảm và thơ ca Lí Bạch. dường như ở đây ta bắt gặp cái mà các nhà lý luận hay gọi là tích phân cực trong tình cảm của tác giả lãng mạn.
             Dù chọn con đường tuyệt giao với thế lực thống trị nhưng Lí Bạch lại không chọn con đường đi vào quần chúng nhân dân lao động mà tự tách mình ra, và có vẻ như trên con đường thực hiện lí tưởng của mình ông vẫn là một kẻ cô độc. Cũng vì lí do không gần gũi nhân dân cho nên những bài thơ phản ánh cuộc sống nhân dân lao động chiếm tỷ lệ không nhiều trong hàng nghìn bài thơ của ông, nhưng một số bài như Đinh hộ ca  sáng tác vào lúc đi chơi Giang Tô là bài thơ đáng được lưu ý, thể hiện tình cảm chân thành của ông đối với nhân dân lao động.   
         Thơ Lí Bạch có những bài viết về tình bạn. Điều đó cũng dễ hiểu, trong những năm tháng ngao du phiêu bạt, Lí Bạch kết giao nhiều bạn bè. Hơn nữa ông có sẵn một tấm lòng phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, trước sau vẫn giữ được sự trong sáng của tình bạn: ở đời biết bao nhiêu là quý, cứ gì bạc với tiền.
“Thơ Lí Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng, rất đặc biệt. Phong cách gắn liền với nội dung và tư tưởng các bài thơ và cũng gắn liền với nhân cách của nhà thơ, lời thơ không sắp đặt, không trau chuốt, đẹp một cách tự nhiên.” ( Trường Chính – thơ Đường tập 2 ).
Nhìn chung thơ Lí Bạch rất đa dạng, phong phú, hùng tráng và khí thế ngang tàng, nói được cái tư tưởng của con người trước cuộc đời, vũ trụ, thiên nhiên,…đó là vẻ đẹp để người đời mãi mãi yêu mến cảm phục và cảm thông với ông

Là người có tài song không được dụng đã làm cho tư tưởng và sáng tác thơ ca của ông mang những mâu thuẫn, phức tạp, tuy nhiên vẫn thể hiện sự lạc quan, hào phóng. Thơ ca ông vẫn mang đậm chất lãng mạn- một chất lãng mạn tích cực nhập thế.

2- LÍ LUẬN VỀ TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC

2.1 Lãng mạn trong văn học là gì?

     -Lãng: sóng nước, phóng túng
-mạn: đầy tràn, không có gì gò bó (chứ không phải là bờ như nhiều người vẫn lầm tưởng).
-Lãng mạn có thể chỉ một khuynh hướng văn học nghệ thuật thịnh hành ởPháp TK 19.Nó chủ trương vượt ra khỏi những khuôn khổ cứng nhắc, không tuân theo những qui tắc gò bó, giải phóng trí tưởng tượng, cảm xúc, giải phóng cá tính sáng tạo.
- Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng xa rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng tượng, hoặc yếu đuối, ủy mị...
Ở đây có lẽ bạn muốn biết nghĩa thứ hai của từ này.
Không thể trả lời chắc chắn rằng lãng mạn tốt hay xấu. Phải tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định.Trong cs, đôi khi sự lãng mạn là cần thiết, nó giúp cho cs của chúng ta thêm phong phú, thêm đẹp, thêm thi vị, nó làm tâm hồn chúng ta thêm giàu có hoặc giúp con người có thêm niềm tin vào cs... Tuy vậy nếu quá độ, nó có thể gây ra những phiền hà, rắc rối làm ảnh hưởng đến cs của người khác hoặc của chính người đó.

- Thi sĩ- nghệ sĩ nói chung thường lãng mạn bởi lãng mạn là điều kiện cần để nghệ thuật nảy sinh.Nghệ thuật luôn đòi hỏi phải tưởng tượng, phải xúc cảm.Bạn thử nghĩ đọc một bài thơ, nghe một bản nhạc mà không thấy xúc động thì bạn còn đọc, còn nghe nữa không? Mà muốn người khác xúc động thì trước hết nghệ sĩ phải sống thật, rung động thật với điều đó. Cuộc sống mỗi người dù phong phú đến đâu, dù dài bao nhiêu cũng vẫn là nghèo nàn, ngắn ngủi so với cuộc đời to rộng ở ngoài kia. Nghệ sĩ cũng vậy, có bao nhiêu điều họ chưa thể và không thể trải nghiệm vậy mà họ lại cần đưa những điều ấy vào tác phẩm của mình. Khi ấy họ sẽ cần dùng đến tưởng tượng.Tóm lại, mỗi lĩnh vực có những đòi hỏi riêng.Lãng mạn là một trong số những yêu cầu mà nghệ thuật nhất là thi ca và âm nhạc đòi hỏi ở nghệ sĩ.
     Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa thiên nhiên vào tác phẩm...) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm của con người.
      Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”. Có thể nhìn qua những nét chính thể hiện trong những tác phẩm lãng mạn để nhận ra rằng chủ nghĩa lãng mạn là thứ nghệ thuật ở đó nổi trội chất trữ tình.


2.2 Biểu hiện tính lãng mạn trong văn học

2.2.1 Lãng mạn tích cực
Lãng mạn tích cực: tìm thấy vào những năm 1810_1830 ở  Châu Âu lúc mâu thuận sâu sắc giữa giai cấp Tư sản với chế độ phong kiến. Khi cách mạng Tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu là muốn giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn phải sống ách nô lệ và sự kiểm soát của một chế độ mới.
Các nhà lãng mạn tích cực phủ nhận thực tại xã hội, những sáng tác của họ phù hợp với lợi ích của nhân dân.
Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng
Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối.
Chủ nghĩa lãng mạn tự khẳng định với những chủ đề mới lạ mà chủ nghĩa cổ điển, vốn thường đặt mình trong khuôn khổ lý trí, không đề cập đến. Đó là trổi vượt của tình cảm, cảm tính và sự tưởng tượng. Những nghệ sĩ thuộc thế hệ lãng mạn nhấn mạnh vai trò cá nhân khi những chuẩn mực cộng đồng vừa mới sụp đổ, niềm kiêu hãnh riêng trong khi khẳng định những quyền hạn cá nhân cao cả.
Về với thiên nhiên, người ta quên đi bộ mặt xã hội, quên đi những phiền nhiễu của thế gian. Vì vậy hiển nhiên với một tâm hồn lãng mạn như Lamartine, người ta có thể thổ lộ tâm tình dễ dàng với cái hồ như với một người bạn tâm giao. Chính đó là dấu hiệu chứng tỏ những nhà thơ này thích trầm tư, trở về với nội tâm mà thiên nhiên như một tấm gương để anh ta dễ soi rọi.
Chủ nghĩa lãng mạn là tư tưởng về một nơi khác, một thế giới khác lạ. Để thoát khỏi thế giới ngày càng tầm thường, quí tộc, ở đó khoa học, tôn giáo không để lại một không gian kỳ diệu nào cho con người, các nhà lãng mạn mơ tưởng đến một nơi chốn thật xa vời với thực tế xã hội mà anh ta đang sống. Vì vậy phần lớn những nhà lãng mạn Pháp đi du lịch nhiều hơn cả so với các nhà văn của các thế kỷ trước. Hầu hết họ đã đến Ý, nhiều nhất là Tây Ban Nha và không hiếm những người, như Nerval hoặc Lamartine, đã dũng cảm đặt chân đến vùng Cận Đông và Trung Đông. Các vùng đất phía nam là nơi đã thu hút, quyến rũ các nhà lãng mạn nhiều nhất. Dĩ nhiên những nhà lãng mạn không chỉ biết đi du lịch, họ còn khám phá cảnh đường xa xứ lạ trong những cuốn sách hoặc những bức tranh của họ. Điều đó đôi khi cho phép họ dùng những từ ngữ mới (có thể đọc tác phẩm Grenade của Victor Hugo, trong hội họa có thể nghĩ đến Delacroix qua những màu sắc của ông). Nhưng thường hơn cả là sự đam mê nồng nhiệt, cháy bỏng mà sở thích đường xa xứ lạ đem lại (có thể đọc L’enfant, Sara la baigneuse của V.Hugo hoặc Henriquez của Aloysius Bertrand). Như vậy đường xa xứ lạ như một sự bù trừ cho đời sống xã hội, ở đó sự phiêu lưu hoàn toàn vắng mặt. Vì vậy đối với những ai muốn sống nhiệt thành, những miền đất xa xôi, nhất là những vùng hoang dã nhất, đều luôn có sức quyến rũ.
Những nhà lãng mạn không bao giờ thỏa mãn với thế giới họ đang sống.Vì vậy ta không lấy gì làm ngạc nhiên trước chiều kích tinh thần thường chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm của họ. Niềm tin vào Thượng đế của họ mang dáng dấp mới hơn. Chính vì vậy khi nói về thiên nhiên, về những kinh nghiệm trong mối quan hệ trần gian, tình yêu hay thi hứng chẳng hạn, người nghệ sĩ đều cảm thấy sức mạnh của đấng thiêng liêng. Điều này giải thích những chủ đề tôn giáo trong thơ ca, chẳng hạn trong tác phẩm của Hugo và nhất là của Lamartine
Ngoài việc tôn thờ sự đam mê như là một nguồn năng lực, nhà lãng mạn còn nuôi một lý tưởng, đó là lòng nhân ái, lòng yêu nước, tinh thần tôn giáo và khát vọng tự do. Họ vẫn thường chiến đấu trong các phong trào nhân dân chống lại áp bức của giai cấp phong kiến và tư sản. Họ vẫn nghĩ đến một nhiệm vụ lịch sử phải hoàn thành. Nhà thơ cũng phải đi cùng nhân dân.

2.2.2 Lãng mạn tiêu cực
            Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý tưởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết.
Lãng mạn tiêu cực hoặc đưa con người thỏa hiệp với thực tại hoặc tô vẻ thực tại , hoặc tách con người ra khỏi thực tại đi vào thế giới nội tâm với những ý tưởng về những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái Tôi
Ðặc điểm của xu hướng lãng mạn là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối địch với lý trí, sự thoát li thực tại và quay về quá khứ ( trung cổ), dựa vào tôn giáo dựa vào trí tưởng tượng môt cách bệnh hoạn, thích thú với cái hoang đường kỳ ảo. Xu hướng này gọi là lãng mạn tiêu cực( hay lãng mạn bảo thủ phản động) . Vì nó chống lại mọi sự tiến bộ của xã hội, quay lưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân. Sau cùng những nhà lãng mạn còn nói đến niềm đam mê không được thỏa mãn, cái chết, sự tỉnh ngộ, nói về căn bệnh thời đại, sự luyến tiếc não nùng, về nỗi buồn, về nỗi bất hạnh, về tự tử như là mốt thời thượng và về tự do.
Các nhà văn lãng mạn họ thường có thái độ bất định, dễ bi quan, tuyệt vọng. Chính Goethe đã từng nói:“Tôi gọi cổ điển là khỏe mạnh, còn lãng mạn là ốm yếu”. Ở họ có nỗi buồn vô cớ, u uất; thích dòng nước mắt; lẩn trốn trong cái tôi, trong giấc mơ, trong thiên nhiên, trong nỗi cô đơn; có cảm giác bị nguyền rủa, bị số phận định đoạt, thỏa mãn với nỗi đau đời; bị mê hoặc bởi sự rùng rợn, kỳ quái, ảo giác; khao khát cái vô cùng, cái đẹp, nghĩa là thường đề cập tình yêu, thiên nhiên, Thượng đế... Họ còn mơ về nơi xa lắm, đó là cuộc viễn du có thật hay tưởng tượng.
Cả hai xu hướng này có điểm gặp nhau. Ðặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn sự lí giải thường là chủ quan về các hiện tượng đời sống, gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sĩ mơ ước được thấy. Do đó các nhà lãng mạn không có nhận thức chính xác, mà có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử. Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội. Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ thể nên chương trình của họ thường xuất phát từ ý tưởng trừu tượng thường có tính chất không tưởng. Như Victohuygo tuy có cảm tình sâu đậm với những Người khốn khổ nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng giải pháp tình thương.
Việc phân chia  chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực lại nảy sinh ra vấn đề: sự đối lập về hệ tư tưởng sao lại có thể nằm chung trong cùng một phương pháp sáng tác lãng mạn. Theo quan điểm của Lênin về hai dong văn hóa trong một nền văn học dân tộc. Có thể hai dòng văn hóa đối lập nhau về hệ tư tưởng. Nhưng không phải vì thế mà tính thống nhất của nền văn hóa dân tộc bị phá vỡ. Phải chăng các nền văn văn hóa dù lãng mạn tiêu cực hay tích cực vẫn có những nét chung về tư duy nghệ thuật làm nền khuynh hướng lãng mạn


3- BIỂU HIỆN CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH

3.1Đề tài

Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại nhà Đường có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất đồng thời cũng là đỉnh cao văn hóa của văn minh nhân loại. Đây cũng là thời kì phục hưng của thơ ca, mở đường cho sự phát triển với hai hình thức thơ phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng. Về mặt thơ Đường, xét trên phương diện nội dung và phong cách biểu hiên gồm bốn phái:
 - Phái biên tái: lấy đề tài chủ yếu của cuộc sống, nơi biên ải, gắn liền với các tướng sĩ binh sĩ, đang làm nhiệm vụ nơi biên cương phía Bắc.
- Phái điền viên-sơn thủy hưu tình: ca ngợi cuộc sống ẩn dật nơi thôn xa xóm vắng, ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên thanh tịnh êm đềm
- Phái hiên thực:lấy hiện thực cuộc sống trong thời loạn An Sử phản ánh sự bất công của chiến tranh tranh giành quyền lực khiến cuộc bình yên của những dân lành bị đảo lộn.
- Phái lãng mạn :nổi bật lên với khất vọng và ước mơ táo bạo đối lập với hiện thưc đen tối của thời đại, phong cách bay bổng hào phóng.
 Và Lý Bạch là người tiêu biểu nhất cho phái thơ lãng mạn. Trong thơ ông ta cảm nhận được một tâm hồn bay bổng, một sức mạnh tinh thần phản kháng, mang đâm sắc thái lãng mạn.
Ông hấp thu văn hóa tinh thần dân gian và các nhà thơ cổ diển đương thời khác tạo nên phong cách riêng cho mình. Ông là một nhà lãng mạn yêu đất nước, yêu nhân dân tiếp sau khuất nguyên. Chẳng thế mà nhà nghiên cứu Hồ Ứng Lân, đời Minh nhận xét: thơ Lý Bạch “không có ý làm cho tinh vi mà không bài nào không tinh vi”. Hay “ tứ tuyệt của lý Bạch có thể nói buột miệng mà thành, quả không có ý khéo mà bài nào cũng khéo”

 Lý Bạch sống vào thời suy thoái của nhà Đường, song với tinh thần lạc quan tiến, ông hướng tới hoạt động chính trị mong muốn cứu trợ dân kiến công lập nghiệp, khiến thiên hạ yên ổn, bốn bề thanh bình. Bất mãn với bọn gian thần thời đại, ông lấy thi ca là phương tiện phản ánh, tố cáo các mặt của đời sống xã hội đương thời. Trong thơ ông ta thường thấy: ông ca ngợi những nhân vật kiệt xuất có khả năng thúc đẩy xã hội đổi mới và phát triển. Ông đả kích và phát triển; ông đả kích các thế lực phong kiến đen tối, bộc lộ tư tưởng chính trị tiến bộ và nỗi niềm day dứt bản thân, hoặc ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ.Những điều ông phản ánh trong thơ ở trên  trước hết, do tinh thần du hiệp kết hợp với tư tưởng giận đời ghét tục, trở về với thiên nhiên đạo gia là tư tưởng quán xuyến trong thơ Lí Bạch. Đó là cơ sở tư tưởng của thái độ bất mãn với hiện thực đen tối, xem thường bọn quyền quý chống đối xã hộ phong kiến và lễ giáo nặng nề. Do cơ sở tư tưởng đó mà lí tưởng và nguyên vọng đẹp đẽ về tự do và sự giải phóng cá tính trong thơ ông phù hợp với yêu cầu cảu tầng lớp trí thức tiến bộ đương thời, trên một mức độ nhất định cũng phù hợp với yêu cầu của nhân dân nói chung, những vần thơ của ông phóng túng, của ông sảng khoái lòng người là vậy.
Thơ ông đề cập rất nhiều đề tài khác nhau: phong cảnh non sông hùng vĩ, tráng lệ, thưởng hoa,  chí giúp nước cứu đời, tình bạn, tình yêu, đả kích bọn quyền quý xa hoa dâm đãng. Cảm thông với nỗi khô đau trong chiến tranh: nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), nỗi khổ đau của người dân, của người cung nữ nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng..., Đề tài trong thơ ông không tập trung, tư tưởng cũng khá phức tạp không thuần nhất bởi ngoài tư tưởng đạo giáo và nho gia, trong ông còn có tinh thần hiệp khách luôn muốn phản kháng vì nghĩa hiệp, dù thế nhưng đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.
 Như vậy, ứng với các phái của thơ Đường cũng như căn cứ vào nội dung phản ánh trong thơ lý bạch. ta có thể chia thơ lãng mạn Lý Bạch thành các đề tài lớn như sau:
·        Thơ rượu
·        Thơ sơn thủy và trăng
·        Thơ tình bạn
·        Thơ người đẹp và tình yêu

3.1.1Thơ về rượu
Trong Đường thi, Lý Bạch là ngôi sao của“rượu và thơ”. Ông rất thích rượu, nhưng không hề bị chê trách là bê tha. Trái lại, trong cuộc đời riêng, đối với gia đình, bè bạn, nhân dân và bản thân, ông luôn tỏ ra chân thành, nhân hậu và bình dị. Rượu giúp ông thể hiện bản sắc thơ ông, mà đời sau đánh giá là “phiêu dạt, hào phóng” (khoáng đạt, thanh thoát tự nhiên), vươn tới cái cao xa. Cuộc sống như rượu nồng nànthơm ngát khiến thi nhân cảm thấy say sưa. Tất nhiên, cuộc sống không phải không có đau buồn khổ sở, nhưng tinh thần lạc quan khiến ông vượt qua những đau buồn khổ sở đó giống như khi ông viết:
“ Nhân sinh đạt mệnh khỉ sầu?
Thả ẩm mỹ tửu tăng cao lâu”
( Đời người há rảnh để sầu?
hãy uống rượu ngon lên lầu cao.)
chính là thi nhân muốn nói lên tâm trạng khoáng đạt của mình. Một trong ba bài thơ thuộc nhóm Hành lộ nan nhà thơ cũng viết:
Chai vàng rượu ngon đấu mười thiên
mâm ngọc món quý đáng vạn tiền
Dừng ly ném đũa không ăn được.
Tuốt gươm nhìn quanh lòng buồn phiền
Muốn vượt hoàng Hà băng đóng nghẽn
định leo núi Thái tuyết phủ dầy
Rảnh rối Bích Khê ngồi câu cá
bỗng mộng ngồi thuyền quanh mặt trời
Đường đi khó, đường đi khó, nhiều ngõ rẽ nay còn đâu!
Gió dài phá sóng sẽ có ngày
kéo lá buồm mây vượt bể lớn
Cho dù đang mất phương hướng , lo buồn nhưng trong bài thơ không có phần nào là ý chí buông xuôi, nản lòng ngã chí. Trong bài thơ ta bát gặp nhiều ý nghĩ và hình ảnh như Hoàng Hà, Hải Thượng, Nhật Biên, và tư thế tuốt kiếm nhìn quanh một cách oai hùng. Cũng như ý nghĩ xa xôi, kéo buồm vượt biển đều là những ý nghĩ cao cả. ông không bao giờ chịu vắng vẻ và cô độc một mình. Hay trong bài Nguyệt Hạ Độc Chước (kì thứ nhất)đã viết:
Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chen mời trăng sáng,
Mình với bóng là ba
Trăng đã không biết uống.
Bỗng chỉ quấn theo ta.
Tạm cùng trăng với bóng,
Chơi xuân cho kịp mà!
Ta hát, trăng bồi hồì
Ta múa, bóng rối loạn,
Lúc tỉnh cùng nhau vui,
Say rồi đều phân tán
Gắn bó cuộc phong tình
Hẹn nhau tít phân tán.
( Tương Như dịch)
Chỉ có những thi nhân tràn trề sức sống mới có thể sáng tác những vần thơ ngộ nghĩnh như thế, cùng với trăng với bóng của mình uống rượu, hát, muá vui vẻ như những người bạn tri kỉ, những người bạn bằng xương bằng thịt. Với những tình cảm, hứng thú chân thành, bài thơ cho ta thấy tâm hồn thơ Lý Bạch và rượu là những người bạn, trong thơ có rượu, trong  rượu có thơ, cả hai hòa quyện gắn bó chỉ có những điều tốt đẹp, tình cảm chân thành, không bi lụy bi thương.
Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới bài thơ nổi tiếng Tương Tiến Tửu (Sắp mời Rượu) của ông. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ trời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vần mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giừa không gian vô tận. Trong tim óc của Lý Bạch lúc nào cũng ngân vang nhừng khúc tửu ca, tràn đầy sinh khí và sự sống "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn", tất cả đều vô nghĩa nếu con người không biết uống rượu ….Hãy nâng chén, uống đi để những dòng thơ ngạo nghề, đầy khí phách tuôn trào :
Sắp mời rượu ( Thương tiến tửu)
Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về
,Lại chẳng thấy, thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh,
chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén!
Bác Sầm ơi
Bác Đan ơi!
Sắp mời rượu,
Chớ có thôi!
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng:
"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng
Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi !
Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !
Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào ! Đây ngựa gấm
Đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu !
 Là bài thơ rất nổi tiếng của Lí Bạch về đề tài rượu, đối với Lí Bạch thơ và rượu đi đôi với nhau như hình với bóng. Chất men nồng của rượu thấm nhuần vào da thịt, theo dòng máu luân lưu đi vào trí não, đã động sinh ra luồng tư tưởng, quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ bay bổng, phóng khoáng.Ông sáng tác bài thơ này nhân lúc cao hứng khi uống rượu cùng hai người bạn là Sầm Quyên và Nguyên Đan Khâu ở Tùng Sơn, lúc đó Lí Bạch mang tâm trạng của người xa nhà, chán nản, thất chí, bất bình. Bài thơ với những lời lẽ phóng khoáng, cao ngạo, khảng khái, xem thường thế tục và mang một triết lí vô thường xem cuộc đời ngắn ngủi, phù dư, hữu hạn, thời gian qua mau như bóng câu qua cửa sổ: “Gương lầu cao sáng soi sầu tóc bạc/ Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê”. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ thời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vẫn mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giữa không gian vô tận. Điều đó tác động mạnh mẽ, làm hồn thơ Lí Bạch ngân vang tửu khúc, tràn đầy sinh khí và sức sống: “Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng/ Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn”. Hình ảnh thơ mang tính đặc trưng, có tính triết lí, trừu tượng, để dẫn dắt đến sự biện minh của nhà thơ trong việc tìm đến thú vui uống rượu. Lời thơ phô trương nhưng cũng chỉ biểu lộ nỗi chán chường thế thái nhân tình, bi phấn trước cảnh đời ngang trái, oan nghiệt. Đó chính là “nỗi sầu muôn thuở” mà Lí Bạch muốn phá hủy tan tành cùng những người bạn tâm đấu ý hợp trong cuộc rượu “dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu”
3.1.2Thơ về sơn thủy và trăng
v Thơ về sơn thủy
Thơ thiên nhiên Lý Bạch biểu hiện đúng bản sắc của một con người có cá tính phóng khoáng, yêu tự do, ngạo ngược nhưng cũng rất lạc quan. Hình tượng thơ Lý Bạch có cái hùng, cái tráng, cái kì hiểm song cũng có cái diễm lệ, thanh tân, sâu lắng…, nói chung phương thức cảm thụ thiên nhiên của Lý Bạch là rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc chủ quan, nhưng chung nhất vẫn là cái động, cái hùng chiếm vị trí chủ đạo. Cảnh thiên nhiên hay chủ yếu là cảnh viết về núi, song được bố trí trong không gian theo trục ngang, trục dọc, từ gần đến xa, thực đến hư…sinh động và biến hóa khó lường, chẳng hạn trong Độ Kinh Môn tống biệt: Sơn tùy bình dã tận
Giang nhập đại hoang lưu
Nguyệt hạ phi thiên kính
Vân sinh kết hải lâu
(Núi uốn theo đồng bằng mất hút,
Sông chảy vào nơi mênh mông vô cùng.
Kính trời bay đến dưới trăng,
Mây ngũ sắc kết lâu đài ngoài biển.)
Đến với thơ Lý Bạch, ta thấy được vẻ đẹp của núi, sông từ mọi góc nhìn,vừa cao rộng mênh mông vừa xa xôi vô tận:
Thiên Môn trung đoạn Sở giang khai
Bích thủy Đông lưu chí Bắc hồi
Lưỡng ngạn thanh sơn tương đối xuất
Cô phàm nhất kiến nhật biên lai
Dịch là
(Núi Thiên Môn đứt (thì) sông Sở mở
Nước chảy về đông (đến đây) quay ngược lên Bắc
Hai bên bờ núi xanh cùng hiện
Chiếc buồm đơn lẻ đến từ chân trời.)
Phải thật yêu thiên nhiên và có cái nhìn tinh tế mới có thể bao quát được toàn cảnh vật từ mọi phía như thế!
Ngao du sơn thủy khiến Lý Bạch suốt đời đi đến rất  nhiều danh lam thắng cảnh, dấu chân ông dường như đã in khắp đất nước Trung Quốc,. sự yêu thiên nhiên kết hợp với tinh thần lãng man khiến ông có một tâm hồn hào phóng, rộng mở và ảnh hưởng to lớn tới sự hình thành phong cách của ông. Đối với thiên nhiên nhất là về song, núi, ông cần thời gian quan sát kĩ lưỡng và phải có thời gian dài lại có tình yêu say đắm nồng nàn nên có thể tìm được những vẻ đẹp sâu xa thầm kín của thiên nhiên. Trrong thơ ông, ông không những lột tả được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên bằng một phong cách trong sáng siêu phàm, mà còn thể hiện được sự hùng vĩ của thiên nhiên bằng phong cách mạnh mẽ, hào phóng.
Về vẻ đẹp của bến Quảng lăng bên sông tuyệt vời ta có thể thấy trong bài:
Chèo thuyền xuống bến Quảng Lăng,
Trên đình chinh lỗ một vùng trăng treo
Hoa đồi như dải gắm thêu
Trên sông đốm lửa như nhiều sao sa
(Dạ hạ Chinh Lỗ đinh)
Thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của thiên  nhiên thì như những bài :
Nắng rọi hương lô khói tía bay
Xa trông dong thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dài ngân hà tuột khỏi mây
(Vọng Lư Sơn Bộc Bố bài 2)
Những bài thơ trên thuần túy đều miêu tả thiên nhiên. Trong loại thơ này, những bài miêu tả cảnh thiên nhiên thì có: sáu bài Hoành giang từ, năm Bồi tộc thúc hình bộ lang Việp cập trung thư giả xá nhân chí du Động Đình và bài thuc đạo nan...
Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch khá nổi bật với hình ảnh con sông Hoàng Hà mang vẻ đẹp hùng vĩ:
Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược đầu lên đâu!
Hay:
Sông hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn
Thét gào muôn dặm húc Long Môn
( công vô độ hà)
Tây Nhạc chênh vênh hùng tráng sao
Sông Hoàng, sợi tơ từ trời xuống.
(Tây Nhạc Vân Đài đan tống Đan Khâu tử)
Sông Hoàng tự trên trời rơi xuống,
Chảy tuột ra Biển Đông
(tặng Bùi thập tứ)
Trong văn học Trung Quốc, có lẽ chỉ có Lý Bạch người đem con sông Hòang Hà vào cõi lòng mình mới có thể sáng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật tráng lệ đến thế. Những bài thơ viết về đề tài thiên nhiên của ông, dù trong sáng hay siêu phàm, dù mạnh mẽ hay phóng khoáng, thì đều đem đến cho chúng ta một sự hưởng thụ cái Đẹp, hun đúc tâm hồn chúng ta và khích lệ lòng yêu quê hương đất nước của chúng ta thêm bền chặt.
v Đề tài về Trăng
Nói về trăng,và những nhà thơ viết về trăng hay nhất phải kể đến Lý Bạch. Bởi lẽ  hình ảnh vầng trăng trong trang thơ ông là một biểu tượng, một mảnh sáng nhất trong tâm hồn của nhà thơ .
Với Lý Bạch, trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ, trong mọi hoàn cảnh, khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn, có khi hùng tráng, hiện ngang trên bầu trời nơi quan ải,:
“ Vầng trăng ra núi Thiên San
Mênh mông nước bề mây ngàn sáng soi
Gió đâu muôn dặm chạy dài
Ruỗi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc Môn.”
 (Quan San Nguyệt- Trăng quan ải)
Có khi vằng trăng xuất hiện cùng với nỗi nhớ thương người chinh phu của người người chinh phụ: một vầng trăng sáng trên thành trường An, tiếng chày giặt áo vang lên từ muôn nhà, gió thu cũng không thổi hết những tiếng đập vải ấy, vì chúng là tiếng lòng của người chinh phụ gửi chồng đang chinh chiến ở Ngọc Quan...( bản dịch nghĩa_ Tử dạ thu ca)
Cũng có khi vầng trăng lại đa cảm như một thi sĩ cô đơn:
Trăng sáng như lụa buồn rầu không ngủ
( Trường tương tư)
Đối với Lí Bạch trong mọi trường hợp hình ảnh ánh trăng luôn mang vẻ đẹp bình dị như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây mai đó của ông. Vầng trăng hiểu mọi tâm tình nhà thơ, gần gũi cảm thông và chia sẻ cùng ông những nỗi u uất những tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu đậm tình người của ông. Đó là sự thanh cao, lối sống trong sạch, tấm lòng yêu quý thiên nhiên. Đó là nỗi nhớ quê hương da diết khi nhà thơ phải xa cách bởi chiến tranh loạn lạc. Đó là sự chán ghét cuộc sống hiện tại đây rẫy bất công thôi thúc ông tìm về dĩ vãng, hoài cổ… Có đêm ông đi trên con thuyền rời xa Thanh Khê để tới Nam Giáp, ánh trăng bùi ngùi đưa tiễn trong dòng nước Bình Khương:
Nga Mi trăng núi nửa vành thâu
Ánh rọi Bình Khương nước cuốn lâu
( Nga Mi Sơn Nguyệt ca)
Lần khác trăng lại rủ Lí Bạch đi du ngoạn núi Thiên Mụ, một trong những thắng cảnh đẹp của Trung Quốc:
Một đêm bay qua ánh trăng trên Hồ Gương
Trăng soi bóng ta
Đưa ta đến tận Diễm Khê”
(Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt)
Nỗi tri kỉ của Lí Bạch với vầng trăng ngày càng được gắn bó trong những đêm ông làm thơ và uống rượu. Men rượu, nỗi cô đơn và ánh trăng huyền ảo, tất cả quyện vào nhau thành những nhớ, những quên, những thực, những hư, những say, những tỉnh, lắng đọng mãi vào sâu thẳm của tâm hồn. Và chính ông cũng vượt cao lên trên mọi thói thường, trên mọi ràng buộc, trên mọi định kiến, vượt cao lên khỏi chính mình:
“ Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chén lời trăng sáng
Mình với bóng là ba
... Ta hát trăng bồi hồi
múa bóng rối loạn
                             ( Nguyệt hạ độc chước- kì thứ nhất)
Những khi ánh mặt trời đi khuất sau rặng núi cũng là lúc Lí Bạch đã ngóng đợi người bạn mình, ngóng đợi vầng trăng như một đứa trẻ hồn nhiên, kiên nhẫn và có chút ngây thơ:
Cất tiếng ca vang chờ trăng sáng
Ca hết khúc quên cả nỗi lòng mình”
(Xuân nhật túy khởi ngôn chí)
Đôi lúc nhà thơ còn tỏ ra cao hứng hơn nữa:
“Muốn lên trời xanh nằm cùng trăng sáng.”
(Tuyên châu tạ diễu lâu tiễn biệthiệu thư thúc vân)
Vầng trăng thực sự đã trở thành nguồn cảm tác, trở thành linh hồn thơ của Lí Bạch. Ánh trăng luôn đứng ở phía trên nhà thơ, nó tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất ở con người, những gì con người cần phải vươn tới. Nó còn là khát vọng và mơ ước cao đẹp của nhà thơ. Điều đó đã trả lời cho câu hỏi tại sao trong thơ Lí Bạch dù bất cứ hoàn cảnh nào vầng trăng vẫn luôn sáng ngời rực rỡ chứ không tàn lụi trên mặt sóng, sau rặng đồi hay giữa rừng sâu thẳm:
“ Nay chỉ Tây Giang vùng nguyệt tỏ”
(Tô dài lảm cổ)
Hay:
“ Muốn mảnh trăng chiếu sáng Trường an”
(Tử dạ ngô ca)
Nó giải thích vì sao vầng trăng trong thơ Lí Bạch không buồn thảm tê tái tuyệt vọng như những nhà thơ lãng mạn khác .
            Giữa bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp xã hội phong kiến suy tàn và thối nát vua thì ăn chơi xa xỉ, quan thì tham nhũng tàn bạo, ánh trăng rọi đường đưa Lí Bạch trở về với cuộc đời thanh đạm, với tình yêu thiên nhiên và lẽ sống cao thượng. Có người cho rằng đó là sự trốn tránh trách nhiệm của nhà thơ, trốn tránh bụi trần, nhưng cũng có người lại khẳng định rằng ông là người dũng cảm đã vượt qua mọi xấu xa ti tiện để đến với cái đẹp hoàn mĩ nhất, cái đẹp của muôn đời. Dù cuộc đời có đen bạc xấu xa, dù vạn vật rồi sẽ đổi thay nhưng bản chất của cuộc đời ấy vẫn còn lại như một vầng trăng đáng yêu và đáng sống. Vầng trăng lãng mạn ấy sẽ giúp cho con người vượt qua tất cả để có một ngày mai tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.Vì lẽ đó, với vầng trăng của mình, Lí Bạch đã không lẩn tránh và mãi mãi gắn bó với cuộc đời bằng nhịp xúc động kỳ diệu và nhân ái:
“ Trăng vẫn đi theo người
Sáng như mảng gương bay rọi cửa son
Bả Tửu vãn nguyệt)
Những đêm mây mù u ám phủ kín bầu trời, nhớ về trăng như một người thân yêu nhất, Lí Bạch khẳng định:
Tình chơi vu vơ, thắt chặt mãi mãi
Hẹn hò nhau trên cao vút sông Ngân”
Nguyệt hạ độc chước -kì thứ nhất)
Cái đỉnh cao vút của sông Ngân mà ông hò hẹn lại chính là cuộc đời, cuộc đời đích thực mà con người cần phải có, sẽ có và đấu tranh để có được.   
 Tâm tình của Lí Bạch với ánh trăng vẫn được ngàn đời truyền tụng, ca ngợi những sự gặp gỡ của một tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ và cũng con người nhất với một sản phẩm kì diệu, hoàn mĩ nhất của tạo hóa. Qua vầng trăng mà Lí Bạch đã trở thành nhà thơ Lí Bạch bất hủ. Qua thơ của Lí Bạch mà vầng trăng vô tri vô giác bỗng rung lên bao nhiêu cảm xúc, bỗng trở nên sinh động và chất chứa bao nhiêu nguồn cảm hứng sâu xa nhất về con người và cuộc đời, vầng trăng lãnh đạm trở thành vầng trăng con người, vầng trăng nhân văn.
Vì lẽ đó khi đọc bài thơ Lí Bạch, Trịnh Cốc- một thi sĩ thời Vãn Đường đã phải thốt lên:
“Ba nghìn say đọc nên bài
Nghìn thu bạn với trăng trời sáng soi”
Lí Bạch chính là một vầng trăng – Vầng trăng rực rỡ và trong sáng nghìn thu trên bầu trời thi ca Trung Quốc và thế giới

3.1.3Thơ tình bạn
Trong suốt cuộc đời ngao du của mình, Lí Bạch trọng nghĩa hiệp, giao du trong thiên hạ , xây dựng tình bạn trên cơ sở đạo nghĩa:
“ở đời biết nhau quý
cứ gì bạc với tiền”
(tặng hữu nhân, bài 2)
Vì vậy, viết về tình bạn ông luôn miêu tả tình bạn chân thành và thuần khiêt, không có sự ô nhiễm về đẳng cấp. Như bài Tặng  Uông Luân, Khoac Tuyên Thành Thiện, Nhưỡng Kỷ Tẩu... đều là những bài thơ viết về đân thường. Bài thơ Túc Ngũ Tùng Sơn Hạ Tuần Ẩu Gia( ngủ trọ tại nhà bà cụ họ trần dưới chân núi Ngũ Tùng) càng thể hiên rõ điểm này.
Ta ngủ dưới ngũ tùng
Vắng vẻ không gì vui
Nhà nông mùa thu cực, t
hương gái giã gạo khuya
Quỳ lo nâu cơm thô,
trăng sáng soi mâm mộc
nhớ phiếu mẫu tự hổ,
tam tạ nuốt không trôi
một thi nhân ngạo nghễ trước mạt kẻ quyền quý, song, trước mạt người dân bình thường thì lại cảm thấy xúc động không thể ăn bũa cơm người ta mời.

Với những người bạn cùng lứa tuổi của mình do có tình cảm sâu sắc, ông cũng làm nhiều bài thơ hay ca ngợi tình cảm chân thành và cảnh biệt li như:
Hoa dương rụng, cuốc buồn ghê
Long  Tiêu nghe nói vượt khe năm dòng
Lòng sầu với mảnh trăng trong,
Gửi theo tiễn bác tới vùng Dạ Lang
( Văn Vương Xương Linh dao hữu thủ kí)
Và bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” được coi là bài thơ hay nhất của đề tài tình bạn trong thơ Lý Bạch:
Bạn từ Hoàng Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Ngô Tất Tố (dịch)

 Bài thơ mở ra một không gian:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt hà Dương Châu”
(Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc ở phía tây
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói)

gắn liền với truyền thuyết về lầu Hoàng Hạc, tạo tính chất thiêng liêng của buổi tiễn đưa rất đặc biệt.. Người đưa tiễn là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người ra đi là một cố nhân. Đây là cảnh một tấm lòng đưa tiễn một tấm lòng, một hồn thơ đưa tiễn một hồn thơ. Trên cơ sở miêu tả và biểu cảm, tác giả kể lại thời khắc chia tay làm nền cho sự phát triển ý ở hai câu tiếp theo.
Hai câu tiếp theo thể hiện tình cảm không kìm nén được của nhà thơ:
                                    Cô phàm viễn cảnh bích không tận
                                    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần mất hút vào khoảng không gian xanh biếc, chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời)
Nhà thơ dõi theo con thuyền chở bạn đang khuất dần rồi dần mất hút ở đường chân trời. Trên dòng sông nhộn nhịp ấy, tác giả không quan tâm tới các con thuyền khác mà chỉ quan tâm tới con thuyền của bạn mình. Cảm giác mà nhà thơ nhận được là “cô phàm”(cánh buồm lẻ loi). Cảm giác xa vắng chia lìa cứ tăng dần theo nhịp chuyển của cánh buồm. Khi cánh buồm hòa lẫn vào với màu xanh của mây trời non nước thì lúc đó sự hụt hẫng đột ngột tăng lên. Nhà thơ duy kiến chỉ còn nhìn thấy dòng sông Trường Giang cuộn chảy với một sự tiếc nuối ngậm ngùi. Xét về hình thức đây là hai câu tả cảnh, song thông qua cảnh vật ấy là tấm lòng là tình cảm của người đưa tiễn, ở đây tình hòa trong cảnh, cảnh toát lên tình. Cách thức biểu đạt theo hình thức ý tại ngôn ngoại nổi lên, đằng sau những câu chữ những sự việc, những cảnh vật ấy được miêu tả ấy là sự ngậm ngùi tiếc nuối.
Đề tài của bài thơ không mới, vì tình bạn, tình bằng hữu là đề tài lớn của thơ Đường, song bài thơ này vẫn thuộc vào loại hay nhất vì đã tái hiện một tình cảm chân thành lắng đọng sâu sắc.

v Tóm lại, nội dung thơ ca của Lý Bạch hầu hết đều đề cập tới các mặt của đời sống, riêng về mảng thơ lãng mạn thì đề tài về rượu; đề tài về sơn thuỷ và trăng;; và đề tài Tình bạn. Ông viết về đề tài nào cũng vậy hầu hết đều phong phú về số lượng các tác phẩm và đều có các bài ưu tú và kiệt xuất
3.1.4 Thơ người đẹp và tình yêu
Những bài thơ của Lý Bạch viết về đề tài người đẹp không quá nhiều song đều có những bài tuyệt tác. Về những người đẹp mà ông dành tình cảm yêu mên có nàng Vương Chiêu Quân một trong tứ đại mĩ nhân của trung Quốc. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ  Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này là Vương Chiêu Quân.
Theo một câu chuyện trong Hậu Hán Thư (quyển 89, Nam Hung Nô liệt truyện) thì Vương Chiêu Quân đã tình nguyện theo thiền vu này. Khi được vời đến triều đình thì vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Nguyên Đế sững sờ và muốn thay đổi quyết định của chính mình.
Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi .với cuộc đời khá nhiều đau buồn nên những tác phẩm thơ ca viết về Chiêu Quân xuất hiện vào khoảng từ đầu thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 13, thường dựa trên những dị bản của Ngô Quân. Đa số đều nói về sự ra đi cùng nỗi oán hận của nàng. Chiêu Quân thường xuất hiện với một vẻ đẹp u buồn, choàng khăn đỏ, mặc áo lông, ôm đàn tỳ bà, cùng với một con bạch mã.
Nhà thơ Lý Bạch viết hai bài thơ về Chiêu Quân:
Vương Chiêu Quân 1
“Hán gia Tần địa nguyệt,
Lưu ảnh chiếu Minh Phi.
Nhất thướng Ngọc Quan đạo,
Thiên nhai khứ bất quy.
Hán nguyệt hoàn tòng Đông hải xuất,
Minh Phi tây giá vô lai nhật.
Yên Chi trường hàn tuyết tác hoa,
Nga my tiều tụy một Hồ sa.
Sinh phạp hoàng kim uổng đồ họa,
Tử lưu thanh trủng sử nhân ta.”
Dich thơ:
Xứ Tần trăng sáng tỏ,
Dõi bóng chiếu Minh Phi.
Một lên đường ải Ngọc,
Bên trời biền biệt đi.
Trăng Hán vẫn mọc ngoài Đông Hải,
Minh Phi sang Hồ không trở lại.
Lạnh lùng hoa tuyết núi Yên Chi,
Cát bụi bay mù ngập thúy mi.
Sống thiếu cân vàng tranh vẽ nhọ,
Chết phơi nấm đất cỏ xanh rì.
(Trúc Khê-dịch)
Vương Chiêu Quân 2
“Chiêu Quân phất ngọc an
Thướng mã đề hồng giáp
Kim nhật Hán cung nhân
Minh triêu Hồ địa thiếp.”
Ngoài làm thơ về nàng Vương Chiêu Quân, ông còn làm ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên: Thanh bình điệu

“Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”
Dich thơ:
“Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.”
(Ngô Tất Tố- dịch)
Tư tưởng và tỉnh cảm tự do giải phóng của Lý Bạch còn thể hiên trên bình điện tình yêu: đó là tình cảm yêu đương tha thiết giữa đôi lứa trai gái như bài: Tọa Dọa Ngâm:
“Đêm đông đêm lạnh biết đem dài,
Trầm ngâm ngồi mại nơi bắc đường
Băng đóng tỉnh tuyền trăng vào các,
Đèn dầu soi buồn khóc bi thương.
Đèn dầu tắt, khóc nhiều hơn,
Thiếp giấu lệ, nghe chàng ca
Ca có tiếng , thiếp có tình,
Tiếng tình họp làm một,
Cả hai đều không thấy trái lòng.
Một lời không hợp ý
Nghe chàng vạn khúc, bụi lương bay”

3.2Chủ thể trữ tình trong thơ Lí Bạch

Vốn được mệnh danh là “Thi tiên” nên chất thơ Lí Bạch mang một sắc quan trong trẻo đến thoát tục, thơ vốn là tiếng lòng của tác giả và trong tác phẩm của mình nhà thơ thật sự đã để cho chủ thể trữ tình thỏa sức bộc bạch tình cảm, lúc thiết tha dào dạt, lúc tâm tình lắng sâu.
            Lí Bạch là một nhà thơ lãng mạn, dễ dàng nhận thấy tính lãng mạn bao trùm phần lớn các sáng tác của ông. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rõ nét lãng mạn trong giọng thơ của thi nhân họ Lí khác hẳn vẻ lãng mạn có phần xanh xao của các sáng tác thuộc dòng “thơ mới” của văn đàn nước ta, tính cách cũng như phong cách sáng tác của ông có phần giống với Nguyễn Du đồng bệnh với giai nhân và nét ngông sau này phảng phất ở Tản Đà. Dễ hiểu điều này có một phần chịu ảnh hưởng từ xuất thân của nhà thơ, Lí Bạch sinh ra trong một gia đình thương nhân nên tư tưởng nho gia đối với tác giả không quá ảnh hưởng, cộng với việc thường xuyên giao thương nhiều nơi làm cho tư tưởng của Lí Bạch có được một vẻ phóng khoáng tự do rất đặc trưng.
3.2.1Cái  kì vĩ hài hòa với cái  giản dị :
Lí Bạch suốt cuộc đời ôm mộng công danh mong đem tài ra trợ dân giúp nước, tuy con đường chính trị của ông không thành nhưng hoài bảo đó chưa bao giờ tắt trong lòng nhà thơ, chính vì lẽ đó trong rất nhiều các sáng tác của ông ta có thể thấy được những hình ảnh lớn lao hoành tráng của thiên nhiên như chính tấm lòng của nhà thơ. Đơn cử như một bài thơ rất phổ biến của Lí Bạch-Vọng Lư sơn bộc bố .
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên, 
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. 
Phi lưu trực há tam thiên xích, 
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
.

Lời thơ cuồn cuộn kết hợp với hình ảnh kì vĩ “ Phi lưu trực há tam thiên xích- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” đã làm nên nét dặc trưng của hồn thơ họ Lí, tất cả những điều thu vào tầm mắt của thi nhân là những cái hùng vĩ bao la nhất của thiên nhiên, phóng chiếu lại với con người cá nhân làm nên tầm vóc cho thi sĩ . Không chỉ dùng bút pháp khoa trương cho những dòng thơ miêu ta cảnh sắc của đất trời, mà ngay khi nói về mình Lí Bạch của tỏ rõ thế đúng của mình trong trời đất có tầm vóc , có giá trị :
Hứng hàm lạc bút dao Ngũ Nhạc
Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu
Công danh phú quý nhược trường tại
Hán thủy diệc ưng tây bắc lưu
( Giang thượng ngâm)
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thấy ở Lí Bạch một con người thích khoa trương phóng đại, một thi nhân chỉ thích những cái lớn lao, hoành tráng thì sẽ là cái nhìn phiến diện và đầy thiếu sót về Lí Bạch. Ta thấy đó là một con người tràn đầy hùng tâm tráng chí, nhưng đồng thời cũng là một con người đa cảm và tinh tế .   
Tam bách lục thập nhật,
Nhật nhật túy như nê
Tuy vi Lí Bạch phụ
Hà dị Thái thường thê?
( Tặng nội)
Bài thơ vỏn vẹn chỉ bốn câu, nhưng tình cảm mà nói truyền tải quả thật sâu sắc và tinh tế vô cùng, tác giả không dùng nhiểu từ ngữ trau chuốt, hoành tráng như thường thấy, chỉ giản dị bình thường nhưng sức khái quát và gợi tả mở ra là vô cùng. “ Tam thập lục thập nhật” là một sự lặp đi lăp lại và không sót ngày nào của việc Lí Bạch “ túy như nê”. Tác giả tả mình, và tả một cách hạ bệ hoàn toàn so với những phúng túng hào sảng thường thấy, để làm bậc lên hình ảnh một Lí Bạch phu nhân nào khác chi “ Thái thường thê”. Ta thấy ít nhiều có nét tương đồng với bài “ thương vợ” của Tú Xương. Câu hỏi tu từ ở cuối bài là nét vẽ thần tình nhất để tac nên bức chân dung của một người vợ có lẽ cũng lắm thiệt thòi , đồng thời đó cũng chính là lời đồng cảm và thương cảm chân thành sâu sắc nhất của nhà thơ đối với người nâng khăn sửa túi.
Thế mới thấy có một Lí Bạch với chí dời non lấp biển, giọng thơ mạnh mẽ , bay bổng hình ảnh kì vĩ lớn lao, và cũng có một Lí Bạch bình dị, giản sơ với những câu thơ chứa chan tình cảm . Đó là hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất trong con người thi tiên Lí Bạch.
3.2.2 Thể hiện cái tôi cá nhân mãnh liệt :

Nếu nói Lí Bạch là một người nghệ sĩ đa tài thì cũng không ngoa, bởi không những thạo thơ phú mà còn tinh cả việc kiếm cung, ở con người ấy song song tồn tại cả chất tài tử, chất chính trị và chất hiệp khách, do xuất thân cũng như là ảnh hưởng từ thời đài tồn tại nagng nhau giữa ba hệ thống tư tưởng Nho -Phật- Đạo, nếu Nho gia làm nên một Lí Bạch muốn đem tài kinh bang tế thế thì tư tưởng phóng túng tự do làm nên một khí chất hiệp khách ngang tàng ở thi nhân. Như đã nhắc đến ở trên, đặc điểm này có nhiều nét tương đồng với Nguyễn Du, tuy nhiên nếu ở Nguyễn Du cái khát vọng “ gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” chỉ dừng lại ở sự mơ ước gửi gắm vào một nhân vật Từ Hải cuối cùng cũng chính ông phải đành lòng để Từ Hải chết đừng giữa chiến trường, thì ở Lí Bạch ta thấy rõ tính cách ngang tàng, phóng túng thể hiện rõ từ lời thơ cho đến cuộc đời thật của tác giả. Tiêu Biểu nhất phải kể đến bài thơ “Hiệp khách hành” :
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay
Trong mười bước giết người bén nhạy
Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi
Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu
Tuốt gươm ra, kề gối mà say
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình xá kể!
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng
Bừng tai, hoa mắt chập chùng,
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,
Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi ai hào kiệt trên đời.
Hiệu thư dưới gác nào ai?
Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh
                                                ( người dịch : Trần Trọng San)
            Có thể dễ dàng nhận thấy hình tượng người hiệp khách giang hồ phiêu bạt như là một bức tự họa của nhà thơ, hình tượng kẻ giang hồ lãng tử xuất hiện trên cái nền thiên nhiên bạt ngàn lồng lộng :

“Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay”
            Càng làm đẹp thêm hình ảnh con người, đây cũng là một bút phát quen thuộc đặc trưng của “ Thi tiên” Lí Bạch , nét lãng mạn tài hoa biểu hiện rõ nét ở hình tượng thiên nhiên long lanh tráng lệ mà cũng hùng vĩ bao la. Tính cách phóng túng tự do có phần ngạo đời của tác giả cũng dể lại dấu ấn đậm nét trong thơ
“Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm”
            Đó là một con người xem thường danh lợi và trong chính cuộc đời thật của mình tác giả cũng rất ngông đối với các quan lại hám lợi, nịnh nọt mà không có thực tài, thậm chí đến cả vua Đường Minh Hoàng Lí Bạch cũng có khi trêu cợt.
            Ở Lí Bạch ta bắt gặp một con người tâm cao chí ngạo nhưng cũng rất đa cảm, cảm người thiên cổ mà cũng tự ý thức được tài năng và phẩm giá của bản thân
Thanh thiên vô phiến vân
Không ức Tạ Tướng quân
Tư nhân bất khả văn
Phong diệp lạc phân phân”
( Dạ bạc Ngưu chữ hoài cổ )
Dịch nghĩa :
Nhìn trên trời, chỉ thấy trời xanh xanh không một áng mây trôi
Bỗng nhớ đến vị tướng quân phong lưu nho nhã họ Tạ
Ta cũng có thể có bản lĩnh để cao giọng ngâm thơ
Chỉ tiếc thay Tạ tướng quân chẳng còn nghe thấy
Chỉ còn trên bờ lá phong rụng tơi bời.
3.2.3Tâm hồn đa cảm :
Ta thường ví von Đỗ Phủ là nhà thơ của nhân dân lao động vì những sáng tác của thi thánh  thực sự mang hơi thở của hiện thực và đứng từ góc độ của nhân dân mà viết, còn Lí Bạch thuần túy là nhà thơ lãng mạn bay bổng và xa rời thực tại. Tuy nhiên nhận xét này thực sự chỉ là cái nhìn phiến diện chưa bao quát hết hồn thơ Lí Bạch. Các thi phẩm viết về nhân dân đặc biệt là về người phụ nữ chiếm một số lượng không nhỏ trong sáng tác của nhà thơ Lí Bạch.
Đó là hình ảnh người con gái đẹp thanh tân khỏe khắn trong công việc lao động hằng ngày:
Tần địa La phu nữ
Thái tang lục thủy biên
Tố thủ thanh điều thượng
Hồng trang bạch nhật tiên
Tàm cơ thiếp lục khứ
Ngũ mã mạc lưu liên
( Tử Dạ xuân ca)
Hình ảnh giản dị mà tràn đầy sức sống với sắc màu tinh khôi nổi bật của đôi tay trắng trên nền dâu xanh, của áo đỏ mới giữa trời nắng đẹp. Ta thấy phản phất phong vị của “ Kinh Thi”, còn người lao động là con người đẹp đẽ nhất.
Đó còn là hình ảnh của người chinh phụ, một đề tài không nhiều nhưng đặc biệt thành công trong thủ pháp khắc họa tâm lí mà nhà thơ họ Lí sử dụng.
Chùm bài “ Tử Dạ đông ca” “ Tử Dạ thu ca” lại là một sắc thái khác trong cảm quan tâm hồn của người nghệ sĩ, xuyên suốt bốn bài thơ thi nhân là hóa thân vào lời nàng Tử Dạ, trạng thái nhớ nhung hướng về người nơi biên ải. Nhưng vẫn lung linh một tình yêu và niềm tin mãnh liệt chứ không bi thương dằn vặt như “ Chinh phụ ngâm khúc” . Đây chính là nét riêng trong sự lãng mạn của Lí Bạch, hay cũng chính là cái mà ta vẫn gọi một chất “ lãng mạn tích cực”.
“Trường An nhất phiến nguyệt
Thu phong xuy bất tận
Hà nhật bình Hồ lỗ ?
Vạn hồ đảo y thanh
Tổng thị Ngọc Quan tình
Lương nhân bãi viễn chinh”
                       ( Tử Dạ thu ca)
Tuy nhiên sâu sắc và tiêu biểu nhất ta phải nhắc đến bài “ Xuân tứ”
Yên thảo như bích ti
Tần tang đê lục chi
Đương quân hoài quy nhật
Thị thiếp đoạn trường thì
Xuân phong bất tương thức
Hà sự nhập la vi ?
Lời thơ sâu lắng và tinh tế khi miêu tả diễn biết tâm trạng nàng chinh phụ, thấy gió xuân mà ngỡ đến người còn đi chưa trở lại, có thật sự là một trái tim đa cảm và thấu hiểu nhân dân mới đồng cảm hết những bất công trong cuộc sống mà họ phải chịu đựng đặc biệt là đối với người phụ nữ. 

3.3Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật

Nếu như Đỗ Phủ là nhà thơ “tả thực chi tiết” ngòi bút của ông luôn bám sát đời sống, thì Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn, nói về khuynh hướng chủ đạo thì ông quả là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc đời và các sáng tác của nhà thơ Khuất Nguyên với “Sở từ”. Lý Bạch đã đi theo con đường lãng mạn tích cực mà Khuất Nguyên đã đi trước. Với tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống, ngoài việc làm phong phú hơn về đề tài thì Lí Bạch đã kế thừa và phát triển thêm thủ pháp biểu hiện lãng mạn của Khuất Nguyên.
Như đã nói trên , Lý Bạch là một hiệp khách , lấy bốn biển làm nhà . Máu lãng du đã đưa ông tới khắp mọi miền của đất nước Trung Hoa. Chồn chân mỏi gối, ông về ẩn cư ở Lô Sơn.  Ông giỏi về  miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, diễn đạt tình yêu đất nước non sông.  Thơ ông hùng tráng, sảng khoái, tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ tự nhiên, âm điệu hài hoà biến hóa. Thơ ông thể hiện rõ nét tư tưởng Nho gia, Đạo gia, tư tưởng  du hiệp. 
Ông là đỉnh cao mới về thơ lãng mạn tích cực sau Khuất Nguyên.  Những bài thơ được  mọi người truyền tụng là  “Thục đạo nan”; “Hành lộ nan”;  “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt”; “Tĩnh dạ từ”;  “Tảo phát Bạch  Đế thành” ;...  Thi tiên Lý Bạch để lại cho đời sau gần 1.000 bài thơ  trong “Lý Thái Bạch tập”.
Với Lý Bạch, thơ lãng mạn trong văn học Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao của nó.
Một điều đáng nói hơn cả , Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn tích cực . Tính tích cực đó biểu hiện ở viêc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống thường ngày. Hình tượng trong thơ Lý Bạch thường mang kích cỡ khác thường, phá
khổ. Những hình tượng gợi cái ao lớn, kỳ vĩ mạnh mẽ như dòng sông Hoàng
Hà từ vạn dặm chảy vào giữa cõi lòng. Hình ảnh cùng con người dạo chơi
trên núi Thiên Mụ, đứng trên đỉnh núi với tay đến tậ trời, hình ảnh dải ngân
hà tột khỏi mây…là những hình tượng bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong
phú và bút pháp khoa trương phóng đại vốn là đặc trưng trong thơ lãng mạn
. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh thường trở nên sống động, đẹp đẽ hơn. Đất nước Trung Hoa hiện lên thật tráng lệ và to lớn:
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
(Trương tiến tửu)
Dich thơ :
“Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống
       Chảy tuột biển đông chẳng quay về”
(Hãy cạn chén)
Nước sông Hoàng Hà đã được miêu tả như một lực sĩ, nước sông với lực chảy mạnh và chảy tuột ra ngoài biển đông. Câu thơ mang âm hưởng khỏe khoắn, đầy sức sống, tầm vóc lớn lao và kỳ vĩ. Thông qua thế giới mộng ảo, ông đã để cho trí tưởng tượng cất cánh và “bay bổng ngoài trời”:
Trèo lên đỉnh núi Liên Hoa
  Minh Tinh, tiên nữ từ xa hiện hình
  Tay ngà cầm đóa sen xinh
  Bầu không lững thững bồng bềnh bước chân”
(Cổ phong, bài 19)
Nhà thơ đã mượn hình ảnh của dãy núi Liên Hoa xinh đẹp, trên đỉnh núi có cung điện, có ao và rất nhiều sen, cùng hai nàng tiên Minh Tinh và Ngọc Nữ. Nhà thơ mượn chuyện du tiên để nói lên thảm cảnh do quân An Lộc Sơn gây ra khiên nhân dân lao khổ.
Lí Bạch có lòng yêu thiên nhiên tha thiết nên ông cũng thường coi thiên nhiên là người bạn tri kỉ của mình để gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, mong muốn tìm được sự sẻ chia:
“Chim bầy vút bay hết
        Mây lẻ đi một mình
          Nhìn nhau không thấy chán
 Chỉ có núi Kính Đình”
(Độc tọa Kính Đình san)
Nhà thơ đã mượn hình ảnh của chim và mây  để nói lên hoàn cảnh của mình, ông coi thiên nhiên là người bạn tâm đầu ý hợp có thể hiểu được hoàn cảnh cô độc và nỗi quạnh hiu của mình.
Đó còn là hình ảnh của sông Trường Giang như dải lụa thắt ngang trời, một minh chứng cho tình bạn keo sơn gắn bó:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
(Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Dịch thơ:
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồn đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
(Tại lâu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Họa Nhiên chi Quảng Lăng)
Bài thơ được viết theo cấu trúc đặc trưng của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bốn câu, mỗi câu giữ một vị trí khác nhau. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi cảm. Bài thơ là cuộc chia tay đắm chìm trong sự thiết tha, quyến luyến. Phút biệt li không có rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời tạ từ. Chỉ có lầu Hoàng Hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời. Khung cảnh buồn nhưng đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn. Ta có thể nói rằng cuộc chia tay của Lí Bạch với “cố nhân” chính là cuôc chia tay với chốn đi về của lòng mình.
Đặc biệt ông hấp thụ thủ pháp khoa trương của thơ ca dân gian và nhân cách hóa, vận dụng sáng tạo và nâng cao hơn, khiến cách thể hiện đó càng thêm hoàn mĩ. Ngay cả cánh nhạn cũng “mang đi” những nỗi buồn và ngọn núi xanh cũng “dắt ánh trăng về đẹp tươi”. Thủ pháp nhân cách hóa táo bạo cũng nảy  sinh từ sức tưởng tượng khác thường của nhà thơ. Ông đã mượn hình ảnh của tóc trắng dài để nói lên nỗi khổ sâu sắc của mình”
Tóc trắng ba nghìn trượng
Vì buồn, dài lạ sao?”
Hay đó còn ở việc lấy nước sông Hán không thể chảy lên Tây Bắc để bày tỏ quan niệm của nhà thơ về công danh phú quý không lâu bền:
“Công danh phú quý nếu dài
Có chăng Tây Bắc chảy lùi Hán Giang”
Đứng trên phương diện nghệ thuật thì thành công nhất vẫn là việc kế thừa và phát huy thành tựu về ngôn ngữ thơ ca sinh động, trong sáng, hoa mĩ và tự nhiên. Về mặt ngôn ngữ tự nhiên thì các nhà thơ đời sau không ai bì kịp. Trong sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch thì thể thơ Nhạc phủ chiếm số lượng khá lớn. Ông thường dùng những đề cổ của Nhạc phủ và sáng tạo ra những ý mới.
Trong bài thơ “Tý dạ Ngô ca”, ngôn ngữ dân ca được vận dụng tự nhiên và trong sáng:
“Trường An trăng một mảnh
Đập vải rộn muôn nhà
Gió thu thổi không ngớt
Ái Ngọc tình bao la
Bao giờ dẹp yên giặc
Cho chàng khỏi xông pha
(Tương Như dịch)
Bên cạnh Lí Bạch thì có nhà thơ Vương Xương Linh với những câu thơ thất ngôn tuyệt cú bậc nhất của người đời Đường. Chính trong quá trình học tập, ông đã học tập ở ngôn ngữ dân gian rất nhiều. Ông quan niệm thơ cần phải tự nhiên, không gọt giũa.
“Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên niên là đẹp chớ nên vẽ vời”
Chính là ông đang đề cao vẻ đẹp tự nhiên, không cần vẽ vời. Tất cả những đặc điểm về thơ của Lí Bạch đều tạo nên một nét riêng về ông – một con người tự do, phóng khoáng và bay bổng.
Thơ Lý Bạch vừa hư vừa thực , trong hư có thực , trong thực có hư ; tưởng dễ hiểu nhưng thực ra lại chất chứa ý tứ sâu xa . Bút pháp lãng mạn được xem là một công cụ đắc lực giúp Lý Bạch có thể vừa tái hiện lại đời thực , vừa thể hiện tâm hồn phóng khoáng , lãng mạn tích cực của mình .

3.4 Tính lãng mạn song song với tính hiện thực

Ngoài yếu tố lãng mạn.trong thơ Lí Bạch còn chứa đựng yếu tố hiện thực.Nói đén lãng mạn là nó đến cái đẹp,ca ngợi cái đẹp còn hiện thực là phơi trần những điều có thật xảy ra,cái xấu xa trong cuộc sống và trong xã hội.Trong thơ Lí Bạch hai yếu tố này luôn song song vời nhau.
Lí Bạch sống vào khoảng cuối thời đại thịnh đường chính vì vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới những sáng tác của ông.Ông yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp,ông miêu tả cảnh non sông hùng vĩ của đất nước Trung Quốc từ sông Hoàng Hà,Trường Giang cho đến hồ Động Đình,tù núi Thái Sơn,núi Thái Hoàng đến con đường đi lên đất Thục hoặc hình ảnh cả người phụ nữ,của người thợ rèn giữa đêm khuya:
Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Lang minh nguyệt dạ
        Ca khúc động hàn thuyên”.
(Cửa lò rực trời đất
Khói tím nhảy tia  hồng
Chàng ca trăng rực sáng
Xao động cả dòng sông)
Thu Phố ca
            Hình ảnh ánh trăng xuất hiện nhiều lần trong thơ của Lí Bạch.Trăng là biểu tượng của cảm hứng sáng tác cho biết bao nhà thơ khác. Ánh trăng như người bạn tri kỉ với ông để ông chia sẻ những nỗi u buồn.Ông như tưởng rằng trăng ngay ở bên cạnh mình mặc dù trăng ở tít trên trời cao kia. Đối với Lí Bạch ngắm trăng là một sự thưởng thức cùng với đó là bầu rượu:
“Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân”
(Mang một bầu rượu trong khóm hoa
Một mình rót uống chẳng có ai thân thiết
Nâng chén mời trăng sáng
Với bóng ta nữa thành ra ba người)
            Thưởng trăng uống rượu cho thấy được tâm hồn nhà thơ rất lãng mạn,rất lạc quan. Uống rượu để làm thơ. Rượu và thơ như đôi bạn thân thiết,rượu không thơ thì rượu vô vị,nhạt nhẽo thơ không rượu thì thơ vô tình tẻ ngắt. Phong cách thơ Lí Bạch là thế. Ngoài ra,Lí Bạch còn mượn rươu để giãi bày tâm sự u uẩn,thầm kín,chất ngất trong lòng. Lí Bạch đã tứng nếm mùi thất bại trên con đường công danh,sự nghiệp,từng chứng kiến cuộc sống xa hoa trụy lạc của cung đình,tiếp xúc ít nhiều tới dân chúng nên ông cảm thấy uất hận. Chính vì thế ông muốn mượn vào rượu,từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nảy sinh,bộc phát cuồn cuộn tuôn trào và khơi nguồn cho người thơ giãi bày tâm sự:
“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kì danh
(Xưa nay thánh hiền đều im ắng
Chỉ có kẻ uống rượu là lưu lại danh mãi)
            Ông mượn đến rượu không phải để trốn tránh việc nước,việc nhà. Ông cũng có lí tưởng sống muốn giúp nước cứu đời nhưng xã hội thối nát quá khiến ông bất bình,không chịu cúi mình trước những tên gian thần. Ông uống rượu,tìm tiên ngao du sơn thủy không phải là ông thật sự say đắm những chuyện đó để hòng được siêu thoát mà là giai cấp thống trị lớp trên đẩy ông ra khỏi đời sống chính trị làm cho ông không thể thực hiện lí tưởng chính trị của mình và chế độ phong kiến ràng buộc cá tính phóng túng và khát vọng tự do của ông. Cái đó làm cho nhiều bài thơ của ông vẫn sáng ngời tư tưởng vẫn mang lại cho chúng ta sự cổ vũ mạnh mẽ. Như bài Tương tiến tửu(cùng uống rượu):
“Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược lên đâu
Nhà cao,gương xót mái đầu
Sớm còn tơ biếc,tối hầu tuyết pha
Vui cho đẫy khi ta đắc đi
Dưới vầng trăng đừng để chén không”.
             Việc ông tìm tiên và ngao du sơn thủy có liên hệ với nhau rất mạt thiết. Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo,ông đã làm những việc hoang đường như ăn thuốc và cũng từng có ảo tưởng:
“Ước gì được thuốc trường sinh
Bay cao kên tới châu Doanh,núi Bồng.”
  Lí Bạch cho rằng thế giới thần tiên là một thế giới vô cùng đẹp đẽ,không có quyền quý,không có hiện tượng đen tối,do đó mà đeo đuổi,mượn nó để rũ sạch những điều không vừa ý trong cuộc đời ở nhân thế,đồng thời gửi gắm lí tưởng khát vọng tự do và giải phóng cá tính của mình. Tinh thần đó biểu hiện đầy đủ ở bài thơ nổi tiếng của ông Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt (mộng chơi núi Thiên Mụ ngâm nga để lại lúc chia tay). Trong bài thơ này ông dựa vào đôi cánh tưởng tượng trong ảo tưởng dường như chính minh sau khi đi qua thế giới thần tiên:
“Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy
Ánh trời,ánh trăng ngấn bạc vàng
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió
Thần trong mây hề bời bời bay xuống đó...”
  Cuối cùng:
“Bỗng hồn kinh làm phách động
Hoảng vùng dậy mà than dài
Tan khói mây lúc nãy
Trơ chăn gối mình đây.”
đã  trở về hiện thực.khi trở về hiện thực,ông càng nhớ đến thế giới thần tiên đẹp đẽ và càng ghét thế giới hiện thực xấu xa,do đó mà cất cao lời ca khinh miệt bọn quyền quý:
Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.
             Như vậy,thơ Lí Bạch có sự kết hợp cả tính lãng mạn và tính hiện thực. Thơ ông một mặt phơi trần cái xấu một mặt ca ngợi cái đẹp lí tưởng.

4- Tính tích cực và hạn chế của lãng mạn trong thơ Lí Bạch

Thơ ca Lí Bạch có sự kết hơp hài hòa gữa tính hiện thực và lãng mạn, tuy nhiên lãng mạn vẫn là nhân tố bao trùm lên trên tất cả. Thơ ông chan chứa tinh thần yêu nước. Trong lúc đất nước đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, triều đình bạc nhược thì Lí Bạch đã lên tiếng  phản đối tất cả các cuộc chiến tranh, cuộc sống xa hoa vô độ của quan lại. Cũng như các tác giả khác tinh thần yêu nước của ông gắn chặt với lòng thương dân, ông đau xót cho số phận của người dân trong vòng chiến tranh. Ông đặc biệt chú ý đến những người phụ nữ với tấm lòng nhân đạo của mình, song song với đó là lên án những thế lực chà đạp lên hạnh phúc cả họ, đó là một tinh thần đậm chất nhân đạo. Có lẽ cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền, bênh vực người cô thế. 
Thơ ca của ông mang tính lãng mạn và chủ yếu là lãng mạn tích cực, nếu như có lãng mạn tiêu cực thì lãng mạn tiêu cực cũng bị bao trùm bởi lãng mạn tích cực. Ở đây nhóm chũng tôi xin dẫn ra một vài ví dụ để chứng minh điều đó. Trong bài  “ tương tiến tửu” (Cùng uống rượu), một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Trong bài này tuy có những tư tưởng tiêu cực như than thở cho tuổi xuân chóng hết, phải kịp thời hành lạc, như:
“Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược lên đâu!
Nhà cao, gương xót mái đầu,
Sớm còn tơ biếc, tối hầu tuyết pha.
Vui cho đẩy khi ta đắc ý,
Dưới vầng trăng đừng để chén không.”
Nhưng lại  có thái độ khinh thường phú quí:
Ngọc tiền chuông trống mặc ai!”
Và tinh thần tích cực:
“ Sinh ta trời có chỗ dùng”

Còn “Chỉ muốn cho dài cuộc say” là “muốn làm cho tiêu tan những mối sầu vạn cổ”, cũng tức là “ rũ sạch những nỗi u uất buồn giận”. Ngoài ra còn có bài “ lương viên ngâm”, tuy có những nhân tố tiêu cực, phóng túng và hưởng lạc như:
“ Khi lên đời thực sướng sao,
Rượu ngon cứ uống, núi cao cứ trèo.
Con hầu cầm quạt đi theo,
Tháng năm vẫn mát như chiều thu sang”
Nhưng bên cạnh đó lại có tư tưởng hoài bão, cao xa như:
“Cao non nằm Đông khi trở dậy,
Muốn giúp thương sinh chửa muộn mằn.”
Còn ở trong bài “ Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân” ông đã hát:
“ Bỏ ta mà đi,
Ngày của ngày qua cầm được đâu.
Rói lòng ta chừ,
Ngày của ngày nay lắm ưu sầu!
Muôn dặm gió thu đưa cánh nhạn,
Cành ấy lầu cao dáng dốc bầu.
Văn thái Bồng Lai chất Kiến An,
Ngang hàng  Tiểu Tạ thanh tao tuyệt.
Tứ hùng hứng lạ vút bay lên,
Muốn đến trời xanh xem vầng nguyệt.
Cầm dao chặt nước, nước cứ trôi,
Người sinh ở đời chẳng vừa ý,
Mai đây xỏa tóc cưỡi thuyền chơi.”
 Bài thơ này tràn đầy nỗi ưu phiền vô tận và mối ưu sầu sâu sắc như nước sông, do có tài mà không gặp vận đưa lại. Lòng căm phẫn mãnh liệt buộc ông phải kiên quyết với cái xã hội không vừa ý đó để sống cuộc đời tự do. Tinh thần chủ yếu của bài thơ này không phải dẫn chúng ta đi theo con đường tiêu cực trụy lạc mà bài thơ đã khuấy dậy tinh thần bất mãn lớn lao của chúng ta đối với chế độ phong kiến. Chính Lí Bạch đã từng nói:
“ Trên núi tìm tiên xa chẳng ngại,
Cuộc đời chỉ thích núi non chơi.”
Việc ông tìm tiên và ngao du sơn thủy liên hệ với nhau rất mật thiết. Chịu ảnh hưởng của đạo giáo, ông đã làm những việc hoang đường như ăn thuốc, dùng phù và cũng  từng có ảo tưởng:
“Ước gì được thuốc trường sinh
Bay cao lên tới châu Doanh, núi Bồng.”
Nhưng mục đích chân chính của việc “ cầu những cái không thể cầu được” là “ theo thần tiên nhưng không hâm mộ cái phù phiếm của nó”, mag nó cho thế giới thần tiên là một thế  giới vô cùng đẹp đẽ, không có quyền quí, không có hiện tượng đen tối, do đó mà đeo đuổi, mượn nó để rũ sạch nhứng điều không hay không vừa ý trong cuộc đời nhân thế, đồng thời gửi gắm những khát vọng tự do và giải phóng cá tính của mình. Tinh thần đó được biểu hiện một cách thật cụ thể trong bài Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt ( Mộng chơi núi thiên mụ, ngâm nga để lại lúc chia tay). Trong bài thơ này, ông dựa vào đôi cánh tưởng tượng, trong ảo tưởng, dường như chính mình sau khi đi qua thế giới thần tiên:
“ Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
Ánh trời, ánh trăng ngấn bạc vàng.
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,
Thần trong mây hề  bời bời bay xuống đó.
Hổ đánh đàn hề loan đẩy xe,
Người tiên đồng hề đông gớm ghê.”
Cuối cùng:
“Bỗng hồn kinh làm phách động
Hoảng vùng dậy mà than dài.
Tan khói mây lúc nãy,
Trơ chăn gối mình đây.”
Đã trở về với hiện thực, ông càng nhớ về thế giới thần tiên đẹp đẽ, và càng ghét thế giới hiện thực xấu xa, do đó mà cất cao lời ca khinh miệt bọn quyền quí.
Sự đả kích của Lí Bạch dối với bọn tầng lớp thống trị và sự đoạn tuyệt đối với chúng  rất dũng cảm. Nhưng ông khônMỤC LỤC


1-KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM............................................ 3

1.1 Tác giả:................................................................................................. 3

1.2 Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 4

     1.3. Tư tưởng chủ đạo trong thơ Lí Bạch....................................................     6       

2- LÍ LUẬN VỀ TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC.................... 9

2.1 Lãng mạn trong văn học là gì?.............................................................. 9

2.2 Biểu hiện tính lãng mạn trong văn học.................................................. 10

3- BIỂU HIỆN CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH..... 13

3.1 Đề tài..................................................................................................... 13

3.2 Chủ thể trữ tình trong thơ Lí Bạch ........................................................ 24

3.3 Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật......................................................... 29

3.4 Tính lãng mạn song song với tính hiện thực........................................... 32

4- TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH  34

5-KẾT LUẬN............................................................................................... 36






1-KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM

1.1Tác giả:

1.1.1Tuổi trẻ du hiệp
- Lý Bạch (701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán . Khoảng năm 670, thân sinh ông chốn sang Tây Vực, sau lấy vợ người bản xứ và sinh ra ông. Từ nhỏ được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho kinh thi, kinh thư. Lý Bạch rất thông minh, lên năm tuổi đã biết đọc Lục Giáp, mười tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.Vì vậy, chính điểm này đã ảnh hưởng tới tư tưởng con người ông :ông không những biết chữ Tây Vực mà ông còn kế thừa tính cách phóng khoáng tự nhiên của người Tây Vực và thơ ông đậm chất nho giáo.
-  Đến khi Vũ Hậu sụp đỗ gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên).
- Lý Bạch ra đời năm 701,tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh rơi vào mình rồi có thai sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch. Năm mười lăm tuổi đã rèn kiếm thuật, chỉ trong một thời gian ngắn tài múa kiếm và làm thơ được bộc lộ rõ rệt. năm mười sáu tuổi ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại phía nam núi Dân. Lúc hai mươi tuổi bắt đầu cuộc sống hiệp khách.
-       Cuộc sống hiệp khách đã ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông :ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phòng đạo. trăng rượi hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương, lòng khao khát tự do…Luôn chan chứa những vần thơ lãng mạn đầy tâm hồn nhà thơ.
-       Do ông sinh ra trong gia đình giàu có, nên thường được đi nhiều nơi, Lý Bạch đi du ngoạn khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành… năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới vợ là cháu quan tể tướng hồi hưu Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi 30.
- Nhưng ông không ở lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên. Từ đó ông tha thiết hoạt động “ kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là “làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ giúp nhà vua cho thiên hạ yên ổn, thanh bình. Năm 741, ông đưa gia quyến đến ở Duyên Châu (sơn Đông).
- Do được đi du ngoạn nhiều nơi nên thơ ông mang đầy đủ cái cao rộng của thiên nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái độ ngang tàng của hiệp khách.
1.1.2 Trường An dừng bước (742- 744)
- Năm 742, Lý Bạch xuống miền nam chơi, đi chơi Cối Kê (Chiết Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân.Ngô Quân được triệu về cung đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng mình có thể thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông mời vào bệ
 kiến. Thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như áng mây,vua bất giác quên mình là bậc chí tôn bước xuống thềm đón. Vua mến tài, cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
Bấy giờ ngoài Hạ Tri Chương, ông còn kết bạn với Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là “Tửu trung bát tiên”. Thời kỳ này là thời kỳ quý hiếm nhất của ông trên con đường công danh.
-       Năm 744, nhân một ngày hoa nở đẹp, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi thưởng ngoạn mẫu đơn ở vườn Ngự, sai đội ca hát. Muốn làm cho người đẹp vui lòng, vua triệu Lý Bạch vào làm tân từ cho nhạc.
- Đường Huyền Tông lúc này không còn là một ông vua anh minh chú ý đến việc nước nữa, giao hết chính sự cho bọn Lâm Phủ,còn mình chỉ ngồi hưởng lạc. Điểm này đã ảnh hưởng tới sáng tác của ông là ông có nhiều bài thơ vạch trần đế vương chỉ đan mê sắc dục, bạc đãi nhân tài.
- Lý Bạch chẳng qua cũng chỉ là “văn nhân ngự dụng” mà thôi. Ông bất bình vì không ai hiểu ý mình, với bản chất phóng túng, ghét cảnh mũ áo ràng buộc, lại nhận thức rõ ràng về sự hủ bại, thối nát qua mấy năm tiếp xúc, ông từ quan về quê.
- Ông rời kinh đô tiếp tục cuộc sống giang hồ lãng tử, để cho thơ tung cánh giữa đất nước bao la.
1.1.3Lão niên phiêu bạt (745 – 762)
Từ giã Trường An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ (744) rồi gặp Cao Thích ở Biện Châu. Ba người cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyên Châu (Sơn Đông), Lý Bạch đi du lịch khắp nơi. Ông đi khắp đất nước, hẳn chẳng chịu nhường Tư Mã Thiên.
-       Đa số thời gian của cuộc đời của Lý Bạch trôi qua trong hành trình du lịch, cho nên trong thơ ông viết rất nhiều thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên.
-       Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây tàn phá chết tróc ở vùng phía bắc Trường Giang, điểm này đã có ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác của ông là ông phê phán chiến tranh, cảm thông với số phận của nhân dân.  Khi đó Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp.
-       Nhưng cuộc đời bỗng gặp cơn ba đào. Năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy giờ  vĩnh vương Lý Lân là con thứ 16 của Đườn Minh Hoàng giương ngọn cờ dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra giúp. Năm 757, Túc Tông cất quân đánh Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch bị bắt giam ở ngục Tầm Dương. Tuyên úy đại sứ Thôi Chi Oán và Ngự sử trung thừa Tương Nhược Tư xin tha cho ông. Nhược Tư đem quân đến Hà Nam phóng thích Lý Bạch, cử làm tham mưu quân sự, dâng lên vua nhưng không được xét. Lý Bạch bị kết án phản nghịch và khép tội tử hình.
-       Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng chuộc tội cho ông xin vua tha chết, ông bị đi đày.
-       Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang gặp Đỗ Phủ, Đỗ Phủ nghe tin vô cùng thương xót. Năm 759, trên đường tới Dạ Lang ông được tha tại Vu Sơn, bèn đi xuống miền đông Hán Dương. Năm 760 Ông đến Châu An Khánh, rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Lịch Dương. Năm 762, bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, ông xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải về và mất năm ấy.
Lý Bạch là nhà thơ nổi danh thời thịnh Đường. Khi ông mất, Lý Dương Băng sưu tầm thơ ông. Theo đó, thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông  không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.
Cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, ông là một trong ba nhà thơ lớn của Trung Quốc. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông được kéo dài mãi cho đến tận những năm cuối đời. Thơ Lý Bạch mang đậm màu sắc lãng mạn.
1.2           Sự nghiệp sáng tác
1.2.1Quan niệm về thơ ca
-       Ông chỉ sáng tác chứ không lý luận, tuy nhiên, qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thấy quan niệm làm thơ của ông theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”.
Ông nói : “Từ trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành cực kì diêm dúa và nông cạn, Thẩm Hữu Văn, tức Thẩm Ước, lại tôn sùng thanh luật, người phục hồi không phải ta thì còn ai nữa ?” (Mạnh Khởi, Bản sự thi – Cao dật đệ tam).
-       Tinh thần sáng tạo của ông còn được thể hiện trong bài “cổ phong”. Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì tinh thần sáng tạo cách tân đó bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân.
-       Ông cũng như Đổ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, muốn cổ nhân phải thua mình. Tuy nhiên không phải là người kiêu căng tự phụ. Ông luôn ra sức học tập Nhạc phủ Hán. Ngụy, Lục triều, kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Tạ Diểu, Bảo Chiếu…Ông có những cốn hiến vĩ đại trong thực tiễn sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác quét dọn lớp phấn son lòe loẹt, giả tạo của sáu đời, làm cho nhà Đường phát triển phồn vinh.
1.2.2Nhân tố tư tưởng
Từ nhỏ, Lý Bạch đã “ thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng của người đời trước rất rộng, phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc rất nhiều.
-       Khi ông xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “Kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo nên tinh tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thi ca. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng, hay mang hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng, cao rộng.
-       Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng thơ thơ ông, châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho).
1.2.3Nội dung thơ ca
-       Do nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.
Loạn An Sử bùng nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại… Lý Bạch phản ánh cuộc sống xa hoa, đồi trụy của lớp quan lại quý tộc, vạch trần đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản ánh các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ. Từ đó thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, muốn đem tài năng mình ra để “cần vương trạch dân”. Tuy nhiên, mong ước của ông không thực hiện được. Ông lại lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quý như “Thanh bình điệu”…
Yêu nước gắn với thương dân, ông đau xót cho số phận của nhân dân trong vòng chiến loạn (đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến phụ nữ. Ông phê phán lối sống “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên khổ đau của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạc đầu ngâm…)
Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân thì không bằng Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
 Ông hơn họ về thơ ca lãng mạn, Đỗ Phủ nói ; “Lý bạch, thơ không ai địch nổi, siêu nhiên ý khác thường”.
1.2.4Giá trị nghệ thuật
Thơ ông gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng khuynh hướng chủ đạo là lãng mạn. Ông có ảnh hưởng của kinh thi, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất là Sở từ Khuất Nguyên.
Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao với tinh thần sáng tạo, cách tân. Trước hết, ông thường dùng thủ pháp khoa trương – ngọa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú. Ông thông qua cảnh thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để nói ngày nay, nhất là khi ông phê phán đã kích.
Ông gửi gắm tâm hồn, tư duy vào thiên nhiên. Thủ pháp nhân hóa mới mẽ và táo bạo, nảy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩa và lôi cuốn. ông kết hợp khéo léo thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa  trương ảo để tạo ra những hình ảnh nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khiêu gợi ra.
Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán – Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại, nên có những thành tựu về ngôn ngữ và nghệ thuật như (Tĩnh dạ tư, việt nữ từ, Tặng Uông Luân…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông cùng với Vương Xương Linh, là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật, ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi gò bó của niêm đối…

1 .3 Tư tưởng chủ đạo trong thơ Lí Bạch:

Lí bạch một nhà thơ học rộng tài cao của Trung Quốc, ông đọc nhiều sách thánh hiền. Tuy con người cá nhân- với vai trò làm chủ cuộc sống chưa được công nhận, tam giáo bao trùm đời sống và chi phối mọi hành động cũng như suy nghĩ của con người nhưng ở Lí Bạch là một tâm hồn rộng mở, tư tưởng phóng khoáng. Ông đã tự hình thành một lối sống mới rất riêng, không ép buộc bản thân, tự do tự tại. mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều về mặt tư tưởng của người đời trước trong các sáng tác của mình đặc biệt là tư tưởng của Đạo gia. Là một người “thông kinh thư, xem bách gia” từ thời niên thiếu và cũng có đôi lần Lí Bạch tự nhận mình là nho sinh nhưng trên thực tế chưa bao giờ ông coi trọng nho giáo với các thủ tục lễ tiệt câu nệ, giả dối, gò bó con người. hơn thế nữa, ông còn thẳng thắn lên án châm biếm bọn nho sĩ bất tài ưa xu nịnh, hủ lậu. thơ ông lại thường xuất hiện những vần thơ phê phán nho giáo khá sắc sảo, những kẻ “phụ mẫu chi dân”
“Lỗ tẩu đàm ngũ kinh,
Bạch phát tử chương cú
Vấn dĩ kinh tế sách
Mang như truỵ yên vụ
Túc trước viễn du lí
Thủ đới phương sơn cân
Hoàn bộ tòng trực đạo
Vị hành tiên khởi trần
Tần gia thừa tướng phủ
Bất trọng bao y nhân
Quân phi Thúc Tôn Thông
Dữ ngã bản thù luân
Thòi sự thả vị đạt
Quy canh vấn thuỷ tân”


Dịch:
Ông già nước Lỗ bàn chuyện năm kinh
Tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết
Hỏi ông cách giúp đời, giúp nước
Ông ngơ ngác như từ mây mù rơi xuống
Chân ông đi giày viễn du
Đầu ông chít khăn kiểu phương sơn
Khệnh khạng ông bước trên đường thẳng
Chưa đi đã thấy bụi bay mù mịt
Phủ thừa tướng nhà Tần
Không trọng những người áo dài lụng thụng
Ông không phải là Thúc Tôn Không
So với tôi ông cũng không giống
Chuyện đời ông còn chưa thông tỏ
Hãy về cày ruộng ở bến sông vấn đi.
(Giễu ông đồ nước Lỗ- Hoàng Tạo dịch)
 Nếu đã từng đọc qua các tác phẩm của Lí Bạch ta có thể dễ dàng thấy được trog thơ ông mang đậm tư tưởng kiếm khách, hiệp khách. Đối lập với cái nhìn dành cho bọn nho sĩ là một thái độ hết sức ngưỡng mộ của nhà thô đối với những con người nghĩa khí ấy, ông ca ngợi thái độ sống khẳng khái, coi trọng nghĩa khí, lối sống phóng khoáng, tự do tung hoành thể hiện bản thân không ngại hi sinh vì nghĩa, coi trọng chữ tình. Trong thơ ông thường hay nhắc đến Kịch Mạnh, một nghĩa hiệp nổi tiếng thời Chiến Quốc. Hiệp khách hành là một bài thơ ca ngợi các bậc vung kiếm dẹp những chuyện bất bằng, sẵn sàng làm những việc phi thường để trả nghĩa lớn:

“Triệu khách mạn hồ anh
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân yên chiếu bạch mã
Táp đạp như lưu tinh”
( Hiệp khách hành)
         Dịch:
Khách nước Triệu mang dải mũ thô
Gươm Ngô câu sáng loáng như sương tuyết
Yên bạc rạng chiếu ngựa trắng
Bời bời lấp lánh như sao xa.

Không phải ngẫu nhiên mà Lí Bạch lại nghiêng về chí hướng hiệp khách này, mà dường như giữa Lí bạch nhận ra được sự tương đồng giữa mình và những hiệp khách đều là những con người có đời sống phóng khoáng, và tinh thần không khuất phục, một tâm hồn trong sạch giữa sự đời nhiều biến động và lòng tham làm chủ hành động của con người:
“Người trời hiền, chuộng yên
Trăng vốn thường đa cảm”
( Cổ lãng nguyệt hành)
Kết hợp giữa tinh thần du hiệp cùng với tư tưởng của đạo gia  Lí bạch đã hình thành cho riêng mình một kim chỉ nam trên con đường chính trị của mình. Ông từng tự hào “Tài tôi có thể giúp nước, cứu đời, khí tiết tôi có thể sánh với Sào Phủ, Hứa Do, văn tôi có thể biến đổi phong tục, trí tội có thể hiểu mọi lẽ của trời đất và con người”. Và cũng chính vì tấm lòng:
“Mong được giúp chúa hiền
Công thành về rừng cũ.
Công thành phủi áo cút
Trở về bến Vũ lăng”
Mà cuộc đời ông gắn liền với tinh thần phản phong, chống lại thế lực đen tối lên án cường quyền . Ông thẳn thắn chống lại lễ giáo hủ tục phong kiến, đã kích trật tự xã hội.Vạch trần mặt thối nát của xã hội, khẳng khái lên án những hiện tượng đồi bại được che giấu dưới cảnh phồn hoa, thăng bình của thời Thịnh đường.
Thơ Lí Bạch coi khinh bọn quyền quý, phê phán bọn mũ cao áo dài xa hoa thối nát. Chỉ biết coi trọng đồng tiền, a dua, bất tài. Bài cổ phong thứ 15 Lí Bạch viết:
Dịch:
“Cớ sao bậc cao sỹ
Vứt như rác bên đường
Châu ngọc mua cười hát
Tấm cám nuôi hiền lương”
Ông vẽ lại những mảng đen tối do sự xa hoa của vua quan nhà Đường gây ra ngay khi làm quan ở Tràng An trong bài hành “Lộ nan” (đường đi khó) bài thứ 2 ông viết:
“Đại đạo như thanh thiên
Ngã do bất đắc xuất
Tu trục Trường An xã chung nhi
Xích kê bạch cẩn đổ lê lật”
Dịch:
Đường lớn như trời xanh
Ta còn chưa đến được
Thẹn không bằng lũ nhóc Trường An
Đá gà, đấu chó chơi thoả thích…

Tuy thế thơ Lí Bạch không nặng về chính trị, đã phá xã hội mà trong thơ ông còn chứa đựng tinh thần lạc quan phóng khoáng, yêu đời, yêu người. Chất phóng khoáng đó của ông in đậm nét trong hàng loạt bài thơ miêu tả cảnh non sông hùng vĩ của đất nước Trung Hoa, từ sông Hoàng Hà, Trường Giang cho đến hồ Động Đình, từ núi Thái Sơn, núi Thái Hoàng cho đến con đường đi lên đất Thục khó, khó hơn đường đi lên trời xanh (Thục đạo chi nan, nan cư thướng thanh thiên). Yêu thiên nhiên, thích bản chất trời cho của vũ trụ tư tưởng của Lí Bạch thiên về đạo Lão… Có lẽ ông đọc nhiều Lão -Trang nên trong sáng tác của ông người ta còn thấy những dấu ấn của những tư tưởng của Trang Tử
Tinh thần lạc quan, hào phóng, yêu đời của ông in đậm trong hình ảnh những người phụ nữ hái sen (Thái liên khúc) trong tiếng ca điệu múa của người nông dân thuần hậu (Tặng Uông Lân), trong hình bóng lộng lẫy của người thợ rèn giữa đêm khuya thanh vắng :
“Lô hoả chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
Dịch:
Cửa lò rực trời đất
Khói tím nhảy tia hồng
Chàng ca, trăng rực sáng
Xao động cả dòng sông
( Thu Phố ca )
Song như ta biết, Lí Bạch cũng đã từng nếm mùi thất bại trên con đường công danh, sự nghiệp, từng chứng kiến tận mắt cuộc sống xa hoa truỵ lạc của cung đình, tiếp xúc ít nhiều với cuộc sống dân chúng.
Mặt khác những học thuyết, tư tưởng mà Lí Bạch tiếp thu lại rất đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn, Lí Bạch không chỉ yêu thích tư tưởng đạo gia ( học thuyết Lão Trang ) vốn đã phức tạp mà còn say mê cả đạo giáo ( cầu tiên, luyện đan….).
Thơ ông hướng về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp và phản ứng với cái xấu. Là hai mặt nhiều khi khó tách rời trong tư tưởng, tình cảm và thơ ca Lí Bạch. dường như ở đây ta bắt gặp cái mà các nhà lý luận hay gọi là tích phân cực trong tình cảm của tác giả lãng mạn.
             Dù chọn con đường tuyệt giao với thế lực thống trị nhưng Lí Bạch lại không chọn con đường đi vào quần chúng nhân dân lao động mà tự tách mình ra, và có vẻ như trên con đường thực hiện lí tưởng của mình ông vẫn là một kẻ cô độc. Cũng vì lí do không gần gũi nhân dân cho nên những bài thơ phản ánh cuộc sống nhân dân lao động chiếm tỷ lệ không nhiều trong hàng nghìn bài thơ của ông, nhưng một số bài như Đinh hộ ca  sáng tác vào lúc đi chơi Giang Tô là bài thơ đáng được lưu ý, thể hiện tình cảm chân thành của ông đối với nhân dân lao động.   
         Thơ Lí Bạch có những bài viết về tình bạn. Điều đó cũng dễ hiểu, trong những năm tháng ngao du phiêu bạt, Lí Bạch kết giao nhiều bạn bè. Hơn nữa ông có sẵn một tấm lòng phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, trước sau vẫn giữ được sự trong sáng của tình bạn: ở đời biết bao nhiêu là quý, cứ gì bạc với tiền.
“Thơ Lí Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng, rất đặc biệt. Phong cách gắn liền với nội dung và tư tưởng các bài thơ và cũng gắn liền với nhân cách của nhà thơ, lời thơ không sắp đặt, không trau chuốt, đẹp một cách tự nhiên.” ( Trường Chính – thơ Đường tập 2 ).
Nhìn chung thơ Lí Bạch rất đa dạng, phong phú, hùng tráng và khí thế ngang tàng, nói được cái tư tưởng của con người trước cuộc đời, vũ trụ, thiên nhiên,…đó là vẻ đẹp để người đời mãi mãi yêu mến cảm phục và cảm thông với ông

Là người có tài song không được dụng đã làm cho tư tưởng và sáng tác thơ ca của ông mang những mâu thuẫn, phức tạp, tuy nhiên vẫn thể hiện sự lạc quan, hào phóng. Thơ ca ông vẫn mang đậm chất lãng mạn- một chất lãng mạn tích cực nhập thế.

2- LÍ LUẬN VỀ TÍNH LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC

2.1 Lãng mạn trong văn học là gì?

     -Lãng: sóng nước, phóng túng
-mạn: đầy tràn, không có gì gò bó (chứ không phải là bờ như nhiều người vẫn lầm tưởng).
-Lãng mạn có thể chỉ một khuynh hướng văn học nghệ thuật thịnh hành ởPháp TK 19.Nó chủ trương vượt ra khỏi những khuôn khổ cứng nhắc, không tuân theo những qui tắc gò bó, giải phóng trí tưởng tượng, cảm xúc, giải phóng cá tính sáng tạo.
- Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng xa rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng tượng, hoặc yếu đuối, ủy mị...
Ở đây có lẽ bạn muốn biết nghĩa thứ hai của từ này.
Không thể trả lời chắc chắn rằng lãng mạn tốt hay xấu. Phải tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định.Trong cs, đôi khi sự lãng mạn là cần thiết, nó giúp cho cs của chúng ta thêm phong phú, thêm đẹp, thêm thi vị, nó làm tâm hồn chúng ta thêm giàu có hoặc giúp con người có thêm niềm tin vào cs... Tuy vậy nếu quá độ, nó có thể gây ra những phiền hà, rắc rối làm ảnh hưởng đến cs của người khác hoặc của chính người đó.

- Thi sĩ- nghệ sĩ nói chung thường lãng mạn bởi lãng mạn là điều kiện cần để nghệ thuật nảy sinh.Nghệ thuật luôn đòi hỏi phải tưởng tượng, phải xúc cảm.Bạn thử nghĩ đọc một bài thơ, nghe một bản nhạc mà không thấy xúc động thì bạn còn đọc, còn nghe nữa không? Mà muốn người khác xúc động thì trước hết nghệ sĩ phải sống thật, rung động thật với điều đó. Cuộc sống mỗi người dù phong phú đến đâu, dù dài bao nhiêu cũng vẫn là nghèo nàn, ngắn ngủi so với cuộc đời to rộng ở ngoài kia. Nghệ sĩ cũng vậy, có bao nhiêu điều họ chưa thể và không thể trải nghiệm vậy mà họ lại cần đưa những điều ấy vào tác phẩm của mình. Khi ấy họ sẽ cần dùng đến tưởng tượng.Tóm lại, mỗi lĩnh vực có những đòi hỏi riêng.Lãng mạn là một trong số những yêu cầu mà nghệ thuật nhất là thi ca và âm nhạc đòi hỏi ở nghệ sĩ.
     Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa thiên nhiên vào tác phẩm...) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm của con người.
      Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”. Có thể nhìn qua những nét chính thể hiện trong những tác phẩm lãng mạn để nhận ra rằng chủ nghĩa lãng mạn là thứ nghệ thuật ở đó nổi trội chất trữ tình.


2.2 Biểu hiện tính lãng mạn trong văn học

2.2.1 Lãng mạn tích cực
Lãng mạn tích cực: tìm thấy vào những năm 1810_1830 ở  Châu Âu lúc mâu thuận sâu sắc giữa giai cấp Tư sản với chế độ phong kiến. Khi cách mạng Tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu là muốn giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn phải sống ách nô lệ và sự kiểm soát của một chế độ mới.
Các nhà lãng mạn tích cực phủ nhận thực tại xã hội, những sáng tác của họ phù hợp với lợi ích của nhân dân.
Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng
Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối.
Chủ nghĩa lãng mạn tự khẳng định với những chủ đề mới lạ mà chủ nghĩa cổ điển, vốn thường đặt mình trong khuôn khổ lý trí, không đề cập đến. Đó là trổi vượt của tình cảm, cảm tính và sự tưởng tượng. Những nghệ sĩ thuộc thế hệ lãng mạn nhấn mạnh vai trò cá nhân khi những chuẩn mực cộng đồng vừa mới sụp đổ, niềm kiêu hãnh riêng trong khi khẳng định những quyền hạn cá nhân cao cả.
Về với thiên nhiên, người ta quên đi bộ mặt xã hội, quên đi những phiền nhiễu của thế gian. Vì vậy hiển nhiên với một tâm hồn lãng mạn như Lamartine, người ta có thể thổ lộ tâm tình dễ dàng với cái hồ như với một người bạn tâm giao. Chính đó là dấu hiệu chứng tỏ những nhà thơ này thích trầm tư, trở về với nội tâm mà thiên nhiên như một tấm gương để anh ta dễ soi rọi.
Chủ nghĩa lãng mạn là tư tưởng về một nơi khác, một thế giới khác lạ. Để thoát khỏi thế giới ngày càng tầm thường, quí tộc, ở đó khoa học, tôn giáo không để lại một không gian kỳ diệu nào cho con người, các nhà lãng mạn mơ tưởng đến một nơi chốn thật xa vời với thực tế xã hội mà anh ta đang sống. Vì vậy phần lớn những nhà lãng mạn Pháp đi du lịch nhiều hơn cả so với các nhà văn của các thế kỷ trước. Hầu hết họ đã đến Ý, nhiều nhất là Tây Ban Nha và không hiếm những người, như Nerval hoặc Lamartine, đã dũng cảm đặt chân đến vùng Cận Đông và Trung Đông. Các vùng đất phía nam là nơi đã thu hút, quyến rũ các nhà lãng mạn nhiều nhất. Dĩ nhiên những nhà lãng mạn không chỉ biết đi du lịch, họ còn khám phá cảnh đường xa xứ lạ trong những cuốn sách hoặc những bức tranh của họ. Điều đó đôi khi cho phép họ dùng những từ ngữ mới (có thể đọc tác phẩm Grenade của Victor Hugo, trong hội họa có thể nghĩ đến Delacroix qua những màu sắc của ông). Nhưng thường hơn cả là sự đam mê nồng nhiệt, cháy bỏng mà sở thích đường xa xứ lạ đem lại (có thể đọc L’enfant, Sara la baigneuse của V.Hugo hoặc Henriquez của Aloysius Bertrand). Như vậy đường xa xứ lạ như một sự bù trừ cho đời sống xã hội, ở đó sự phiêu lưu hoàn toàn vắng mặt. Vì vậy đối với những ai muốn sống nhiệt thành, những miền đất xa xôi, nhất là những vùng hoang dã nhất, đều luôn có sức quyến rũ.
Những nhà lãng mạn không bao giờ thỏa mãn với thế giới họ đang sống.Vì vậy ta không lấy gì làm ngạc nhiên trước chiều kích tinh thần thường chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm của họ. Niềm tin vào Thượng đế của họ mang dáng dấp mới hơn. Chính vì vậy khi nói về thiên nhiên, về những kinh nghiệm trong mối quan hệ trần gian, tình yêu hay thi hứng chẳng hạn, người nghệ sĩ đều cảm thấy sức mạnh của đấng thiêng liêng. Điều này giải thích những chủ đề tôn giáo trong thơ ca, chẳng hạn trong tác phẩm của Hugo và nhất là của Lamartine
Ngoài việc tôn thờ sự đam mê như là một nguồn năng lực, nhà lãng mạn còn nuôi một lý tưởng, đó là lòng nhân ái, lòng yêu nước, tinh thần tôn giáo và khát vọng tự do. Họ vẫn thường chiến đấu trong các phong trào nhân dân chống lại áp bức của giai cấp phong kiến và tư sản. Họ vẫn nghĩ đến một nhiệm vụ lịch sử phải hoàn thành. Nhà thơ cũng phải đi cùng nhân dân.

2.2.2 Lãng mạn tiêu cực
            Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý tưởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết.
Lãng mạn tiêu cực hoặc đưa con người thỏa hiệp với thực tại hoặc tô vẻ thực tại , hoặc tách con người ra khỏi thực tại đi vào thế giới nội tâm với những ý tưởng về những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái Tôi
Ðặc điểm của xu hướng lãng mạn là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối địch với lý trí, sự thoát li thực tại và quay về quá khứ ( trung cổ), dựa vào tôn giáo dựa vào trí tưởng tượng môt cách bệnh hoạn, thích thú với cái hoang đường kỳ ảo. Xu hướng này gọi là lãng mạn tiêu cực( hay lãng mạn bảo thủ phản động) . Vì nó chống lại mọi sự tiến bộ của xã hội, quay lưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân. Sau cùng những nhà lãng mạn còn nói đến niềm đam mê không được thỏa mãn, cái chết, sự tỉnh ngộ, nói về căn bệnh thời đại, sự luyến tiếc não nùng, về nỗi buồn, về nỗi bất hạnh, về tự tử như là mốt thời thượng và về tự do.
Các nhà văn lãng mạn họ thường có thái độ bất định, dễ bi quan, tuyệt vọng. Chính Goethe đã từng nói:“Tôi gọi cổ điển là khỏe mạnh, còn lãng mạn là ốm yếu”. Ở họ có nỗi buồn vô cớ, u uất; thích dòng nước mắt; lẩn trốn trong cái tôi, trong giấc mơ, trong thiên nhiên, trong nỗi cô đơn; có cảm giác bị nguyền rủa, bị số phận định đoạt, thỏa mãn với nỗi đau đời; bị mê hoặc bởi sự rùng rợn, kỳ quái, ảo giác; khao khát cái vô cùng, cái đẹp, nghĩa là thường đề cập tình yêu, thiên nhiên, Thượng đế... Họ còn mơ về nơi xa lắm, đó là cuộc viễn du có thật hay tưởng tượng.
Cả hai xu hướng này có điểm gặp nhau. Ðặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn sự lí giải thường là chủ quan về các hiện tượng đời sống, gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sĩ mơ ước được thấy. Do đó các nhà lãng mạn không có nhận thức chính xác, mà có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử. Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội. Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ thể nên chương trình của họ thường xuất phát từ ý tưởng trừu tượng thường có tính chất không tưởng. Như Victohuygo tuy có cảm tình sâu đậm với những Người khốn khổ nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng giải pháp tình thương.
Việc phân chia  chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực lại nảy sinh ra vấn đề: sự đối lập về hệ tư tưởng sao lại có thể nằm chung trong cùng một phương pháp sáng tác lãng mạn. Theo quan điểm của Lênin về hai dong văn hóa trong một nền văn học dân tộc. Có thể hai dòng văn hóa đối lập nhau về hệ tư tưởng. Nhưng không phải vì thế mà tính thống nhất của nền văn hóa dân tộc bị phá vỡ. Phải chăng các nền văn văn hóa dù lãng mạn tiêu cực hay tích cực vẫn có những nét chung về tư duy nghệ thuật làm nền khuynh hướng lãng mạn


3- BIỂU HIỆN CỦA TÍNH LÃNG MẠN TRONG THƠ LÍ BẠCH

3.1Đề tài

Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại nhà Đường có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất đồng thời cũng là đỉnh cao văn hóa của văn minh nhân loại. Đây cũng là thời kì phục hưng của thơ ca, mở đường cho sự phát triển với hai hình thức thơ phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng. Về mặt thơ Đường, xét trên phương diện nội dung và phong cách biểu hiên gồm bốn phái:
 - Phái biên tái: lấy đề tài chủ yếu của cuộc sống, nơi biên ải, gắn liền với các tướng sĩ binh sĩ, đang làm nhiệm vụ nơi biên cương phía Bắc.
- Phái điền viên-sơn thủy hưu tình: ca ngợi cuộc sống ẩn dật nơi thôn xa xóm vắng, ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên thanh tịnh êm đềm
- Phái hiên thực:lấy hiện thực cuộc sống trong thời loạn An Sử phản ánh sự bất công của chiến tranh tranh giành quyền lực khiến cuộc bình yên của những dân lành bị đảo lộn.
- Phái lãng mạn :nổi bật lên với khất vọng và ước mơ táo bạo đối lập với hiện thưc đen tối của thời đại, phong cách bay bổng hào phóng.
 Và Lý Bạch là người tiêu biểu nhất cho phái thơ lãng mạn. Trong thơ ông ta cảm nhận được một tâm hồn bay bổng, một sức mạnh tinh thần phản kháng, mang đâm sắc thái lãng mạn.
Ông hấp thu văn hóa tinh thần dân gian và các nhà thơ cổ diển đương thời khác tạo nên phong cách riêng cho mình. Ông là một nhà lãng mạn yêu đất nước, yêu nhân dân tiếp sau khuất nguyên. Chẳng thế mà nhà nghiên cứu Hồ Ứng Lân, đời Minh nhận xét: thơ Lý Bạch “không có ý làm cho tinh vi mà không bài nào không tinh vi”. Hay “ tứ tuyệt của lý Bạch có thể nói buột miệng mà thành, quả không có ý khéo mà bài nào cũng khéo”

 Lý Bạch sống vào thời suy thoái của nhà Đường, song với tinh thần lạc quan tiến, ông hướng tới hoạt động chính trị mong muốn cứu trợ dân kiến công lập nghiệp, khiến thiên hạ yên ổn, bốn bề thanh bình. Bất mãn với bọn gian thần thời đại, ông lấy thi ca là phương tiện phản ánh, tố cáo các mặt của đời sống xã hội đương thời. Trong thơ ông ta thường thấy: ông ca ngợi những nhân vật kiệt xuất có khả năng thúc đẩy xã hội đổi mới và phát triển. Ông đả kích và phát triển; ông đả kích các thế lực phong kiến đen tối, bộc lộ tư tưởng chính trị tiến bộ và nỗi niềm day dứt bản thân, hoặc ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ.Những điều ông phản ánh trong thơ ở trên  trước hết, do tinh thần du hiệp kết hợp với tư tưởng giận đời ghét tục, trở về với thiên nhiên đạo gia là tư tưởng quán xuyến trong thơ Lí Bạch. Đó là cơ sở tư tưởng của thái độ bất mãn với hiện thực đen tối, xem thường bọn quyền quý chống đối xã hộ phong kiến và lễ giáo nặng nề. Do cơ sở tư tưởng đó mà lí tưởng và nguyên vọng đẹp đẽ về tự do và sự giải phóng cá tính trong thơ ông phù hợp với yêu cầu cảu tầng lớp trí thức tiến bộ đương thời, trên một mức độ nhất định cũng phù hợp với yêu cầu của nhân dân nói chung, những vần thơ của ông phóng túng, của ông sảng khoái lòng người là vậy.
Thơ ông đề cập rất nhiều đề tài khác nhau: phong cảnh non sông hùng vĩ, tráng lệ, thưởng hoa,  chí giúp nước cứu đời, tình bạn, tình yêu, đả kích bọn quyền quý xa hoa dâm đãng. Cảm thông với nỗi khô đau trong chiến tranh: nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), nỗi khổ đau của người dân, của người cung nữ nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng..., Đề tài trong thơ ông không tập trung, tư tưởng cũng khá phức tạp không thuần nhất bởi ngoài tư tưởng đạo giáo và nho gia, trong ông còn có tinh thần hiệp khách luôn muốn phản kháng vì nghĩa hiệp, dù thế nhưng đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.
 Như vậy, ứng với các phái của thơ Đường cũng như căn cứ vào nội dung phản ánh trong thơ lý bạch. ta có thể chia thơ lãng mạn Lý Bạch thành các đề tài lớn như sau:
·        Thơ rượu
·        Thơ sơn thủy và trăng
·        Thơ tình bạn
·        Thơ người đẹp và tình yêu

3.1.1Thơ về rượu
Trong Đường thi, Lý Bạch là ngôi sao của“rượu và thơ”. Ông rất thích rượu, nhưng không hề bị chê trách là bê tha. Trái lại, trong cuộc đời riêng, đối với gia đình, bè bạn, nhân dân và bản thân, ông luôn tỏ ra chân thành, nhân hậu và bình dị. Rượu giúp ông thể hiện bản sắc thơ ông, mà đời sau đánh giá là “phiêu dạt, hào phóng” (khoáng đạt, thanh thoát tự nhiên), vươn tới cái cao xa. Cuộc sống như rượu nồng nànthơm ngát khiến thi nhân cảm thấy say sưa. Tất nhiên, cuộc sống không phải không có đau buồn khổ sở, nhưng tinh thần lạc quan khiến ông vượt qua những đau buồn khổ sở đó giống như khi ông viết:
“ Nhân sinh đạt mệnh khỉ sầu?
Thả ẩm mỹ tửu tăng cao lâu”
( Đời người há rảnh để sầu?
hãy uống rượu ngon lên lầu cao.)
chính là thi nhân muốn nói lên tâm trạng khoáng đạt của mình. Một trong ba bài thơ thuộc nhóm Hành lộ nan nhà thơ cũng viết:
Chai vàng rượu ngon đấu mười thiên
mâm ngọc món quý đáng vạn tiền
Dừng ly ném đũa không ăn được.
Tuốt gươm nhìn quanh lòng buồn phiền
Muốn vượt hoàng Hà băng đóng nghẽn
định leo núi Thái tuyết phủ dầy
Rảnh rối Bích Khê ngồi câu cá
bỗng mộng ngồi thuyền quanh mặt trời
Đường đi khó, đường đi khó, nhiều ngõ rẽ nay còn đâu!
Gió dài phá sóng sẽ có ngày
kéo lá buồm mây vượt bể lớn
Cho dù đang mất phương hướng , lo buồn nhưng trong bài thơ không có phần nào là ý chí buông xuôi, nản lòng ngã chí. Trong bài thơ ta bát gặp nhiều ý nghĩ và hình ảnh như Hoàng Hà, Hải Thượng, Nhật Biên, và tư thế tuốt kiếm nhìn quanh một cách oai hùng. Cũng như ý nghĩ xa xôi, kéo buồm vượt biển đều là những ý nghĩ cao cả. ông không bao giờ chịu vắng vẻ và cô độc một mình. Hay trong bài Nguyệt Hạ Độc Chước (kì thứ nhất)đã viết:
Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chen mời trăng sáng,
Mình với bóng là ba
Trăng đã không biết uống.
Bỗng chỉ quấn theo ta.
Tạm cùng trăng với bóng,
Chơi xuân cho kịp mà!
Ta hát, trăng bồi hồì
Ta múa, bóng rối loạn,
Lúc tỉnh cùng nhau vui,
Say rồi đều phân tán
Gắn bó cuộc phong tình
Hẹn nhau tít phân tán.
( Tương Như dịch)
Chỉ có những thi nhân tràn trề sức sống mới có thể sáng tác những vần thơ ngộ nghĩnh như thế, cùng với trăng với bóng của mình uống rượu, hát, muá vui vẻ như những người bạn tri kỉ, những người bạn bằng xương bằng thịt. Với những tình cảm, hứng thú chân thành, bài thơ cho ta thấy tâm hồn thơ Lý Bạch và rượu là những người bạn, trong thơ có rượu, trong  rượu có thơ, cả hai hòa quyện gắn bó chỉ có những điều tốt đẹp, tình cảm chân thành, không bi lụy bi thương.
Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới bài thơ nổi tiếng Tương Tiến Tửu (Sắp mời Rượu) của ông. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ trời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vần mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giừa không gian vô tận. Trong tim óc của Lý Bạch lúc nào cũng ngân vang nhừng khúc tửu ca, tràn đầy sinh khí và sự sống "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn", tất cả đều vô nghĩa nếu con người không biết uống rượu ….Hãy nâng chén, uống đi để những dòng thơ ngạo nghề, đầy khí phách tuôn trào :
Sắp mời rượu ( Thương tiến tửu)
Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về
,Lại chẳng thấy, thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh,
chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén!
Bác Sầm ơi
Bác Đan ơi!
Sắp mời rượu,
Chớ có thôi!
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng:
"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng
Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi !
Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !
Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào ! Đây ngựa gấm
Đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu !
 Là bài thơ rất nổi tiếng của Lí Bạch về đề tài rượu, đối với Lí Bạch thơ và rượu đi đôi với nhau như hình với bóng. Chất men nồng của rượu thấm nhuần vào da thịt, theo dòng máu luân lưu đi vào trí não, đã động sinh ra luồng tư tưởng, quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ bay bổng, phóng khoáng.Ông sáng tác bài thơ này nhân lúc cao hứng khi uống rượu cùng hai người bạn là Sầm Quyên và Nguyên Đan Khâu ở Tùng Sơn, lúc đó Lí Bạch mang tâm trạng của người xa nhà, chán nản, thất chí, bất bình. Bài thơ với những lời lẽ phóng khoáng, cao ngạo, khảng khái, xem thường thế tục và mang một triết lí vô thường xem cuộc đời ngắn ngủi, phù dư, hữu hạn, thời gian qua mau như bóng câu qua cửa sổ: “Gương lầu cao sáng soi sầu tóc bạc/ Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê”. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ thời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vẫn mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giữa không gian vô tận. Điều đó tác động mạnh mẽ, làm hồn thơ Lí Bạch ngân vang tửu khúc, tràn đầy sinh khí và sức sống: “Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng/ Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn”. Hình ảnh thơ mang tính đặc trưng, có tính triết lí, trừu tượng, để dẫn dắt đến sự biện minh của nhà thơ trong việc tìm đến thú vui uống rượu. Lời thơ phô trương nhưng cũng chỉ biểu lộ nỗi chán chường thế thái nhân tình, bi phấn trước cảnh đời ngang trái, oan nghiệt. Đó chính là “nỗi sầu muôn thuở” mà Lí Bạch muốn phá hủy tan tành cùng những người bạn tâm đấu ý hợp trong cuộc rượu “dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu”
3.1.2Thơ về sơn thủy và trăng
v Thơ về sơn thủy
Thơ thiên nhiên Lý Bạch biểu hiện đúng bản sắc của một con người có cá tính phóng khoáng, yêu tự do, ngạo ngược nhưng cũng rất lạc quan. Hình tượng thơ Lý Bạch có cái hùng, cái tráng, cái kì hiểm song cũng có cái diễm lệ, thanh tân, sâu lắng…, nói chung phương thức cảm thụ thiên nhiên của Lý Bạch là rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc chủ quan, nhưng chung nhất vẫn là cái động, cái hùng chiếm vị trí chủ đạo. Cảnh thiên nhiên hay chủ yếu là cảnh viết về núi, song được bố trí trong không gian theo trục ngang, trục dọc, từ gần đến xa, thực đến hư…sinh động và biến hóa khó lường, chẳng hạn trong Độ Kinh Môn tống biệt: Sơn tùy bình dã tận
Giang nhập đại hoang lưu
Nguyệt hạ phi thiên kính
Vân sinh kết hải lâu
(Núi uốn theo đồng bằng mất hút,
Sông chảy vào nơi mênh mông vô cùng.
Kính trời bay đến dưới trăng,
Mây ngũ sắc kết lâu đài ngoài biển.)
Đến với thơ Lý Bạch, ta thấy được vẻ đẹp của núi, sông từ mọi góc nhìn,vừa cao rộng mênh mông vừa xa xôi vô tận:
Thiên Môn trung đoạn Sở giang khai
Bích thủy Đông lưu chí Bắc hồi
Lưỡng ngạn thanh sơn tương đối xuất
Cô phàm nhất kiến nhật biên lai
Dịch là
(Núi Thiên Môn đứt (thì) sông Sở mở
Nước chảy về đông (đến đây) quay ngược lên Bắc
Hai bên bờ núi xanh cùng hiện
Chiếc buồm đơn lẻ đến từ chân trời.)
Phải thật yêu thiên nhiên và có cái nhìn tinh tế mới có thể bao quát được toàn cảnh vật từ mọi phía như thế!
Ngao du sơn thủy khiến Lý Bạch suốt đời đi đến rất  nhiều danh lam thắng cảnh, dấu chân ông dường như đã in khắp đất nước Trung Quốc,. sự yêu thiên nhiên kết hợp với tinh thần lãng man khiến ông có một tâm hồn hào phóng, rộng mở và ảnh hưởng to lớn tới sự hình thành phong cách của ông. Đối với thiên nhiên nhất là về song, núi, ông cần thời gian quan sát kĩ lưỡng và phải có thời gian dài lại có tình yêu say đắm nồng nàn nên có thể tìm được những vẻ đẹp sâu xa thầm kín của thiên nhiên. Trrong thơ ông, ông không những lột tả được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên bằng một phong cách trong sáng siêu phàm, mà còn thể hiện được sự hùng vĩ của thiên nhiên bằng phong cách mạnh mẽ, hào phóng.
Về vẻ đẹp của bến Quảng lăng bên sông tuyệt vời ta có thể thấy trong bài:
Chèo thuyền xuống bến Quảng Lăng,
Trên đình chinh lỗ một vùng trăng treo
Hoa đồi như dải gắm thêu
Trên sông đốm lửa như nhiều sao sa
(Dạ hạ Chinh Lỗ đinh)
Thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của thiên  nhiên thì như những bài :
Nắng rọi hương lô khói tía bay
Xa trông dong thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dài ngân hà tuột khỏi mây
(Vọng Lư Sơn Bộc Bố bài 2)
Những bài thơ trên thuần túy đều miêu tả thiên nhiên. Trong loại thơ này, những bài miêu tả cảnh thiên nhiên thì có: sáu bài Hoành giang từ, năm Bồi tộc thúc hình bộ lang Việp cập trung thư giả xá nhân chí du Động Đình và bài thuc đạo nan...
Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch khá nổi bật với hình ảnh con sông Hoàng Hà mang vẻ đẹp hùng vĩ:
Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược đầu lên đâu!
Hay:
Sông hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn
Thét gào muôn dặm húc Long Môn
( công vô độ hà)
Tây Nhạc chênh vênh hùng tráng sao
Sông Hoàng, sợi tơ từ trời xuống.
(Tây Nhạc Vân Đài đan tống Đan Khâu tử)
Sông Hoàng tự trên trời rơi xuống,
Chảy tuột ra Biển Đông
(tặng Bùi thập tứ)
Trong văn học Trung Quốc, có lẽ chỉ có Lý Bạch người đem con sông Hòang Hà vào cõi lòng mình mới có thể sáng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật tráng lệ đến thế. Những bài thơ viết về đề tài thiên nhiên của ông, dù trong sáng hay siêu phàm, dù mạnh mẽ hay phóng khoáng, thì đều đem đến cho chúng ta một sự hưởng thụ cái Đẹp, hun đúc tâm hồn chúng ta và khích lệ lòng yêu quê hương đất nước của chúng ta thêm bền chặt.
v Đề tài về Trăng
Nói về trăng,và những nhà thơ viết về trăng hay nhất phải kể đến Lý Bạch. Bởi lẽ  hình ảnh vầng trăng trong trang thơ ông là một biểu tượng, một mảnh sáng nhất trong tâm hồn của nhà thơ .
Với Lý Bạch, trăng luôn xuất hiện ở mọi chỗ, trong mọi hoàn cảnh, khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn, có khi hùng tráng, hiện ngang trên bầu trời nơi quan ải,:
“ Vầng trăng ra núi Thiên San
Mênh mông nước bề mây ngàn sáng soi
Gió đâu muôn dặm chạy dài
Ruỗi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc Môn.”
 (Quan San Nguyệt- Trăng quan ải)
Có khi vằng trăng xuất hiện cùng với nỗi nhớ thương người chinh phu của người người chinh phụ: một vầng trăng sáng trên thành trường An, tiếng chày giặt áo vang lên từ muôn nhà, gió thu cũng không thổi hết những tiếng đập vải ấy, vì chúng là tiếng lòng của người chinh phụ gửi chồng đang chinh chiến ở Ngọc Quan...( bản dịch nghĩa_ Tử dạ thu ca)
Cũng có khi vầng trăng lại đa cảm như một thi sĩ cô đơn:
Trăng sáng như lụa buồn rầu không ngủ
( Trường tương tư)
Đối với Lí Bạch trong mọi trường hợp hình ảnh ánh trăng luôn mang vẻ đẹp bình dị như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt nay đây mai đó của ông. Vầng trăng hiểu mọi tâm tình nhà thơ, gần gũi cảm thông và chia sẻ cùng ông những nỗi u uất những tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu đậm tình người của ông. Đó là sự thanh cao, lối sống trong sạch, tấm lòng yêu quý thiên nhiên. Đó là nỗi nhớ quê hương da diết khi nhà thơ phải xa cách bởi chiến tranh loạn lạc. Đó là sự chán ghét cuộc sống hiện tại đây rẫy bất công thôi thúc ông tìm về dĩ vãng, hoài cổ… Có đêm ông đi trên con thuyền rời xa Thanh Khê để tới Nam Giáp, ánh trăng bùi ngùi đưa tiễn trong dòng nước Bình Khương:
Nga Mi trăng núi nửa vành thâu
Ánh rọi Bình Khương nước cuốn lâu
( Nga Mi Sơn Nguyệt ca)
Lần khác trăng lại rủ Lí Bạch đi du ngoạn núi Thiên Mụ, một trong những thắng cảnh đẹp của Trung Quốc:
Một đêm bay qua ánh trăng trên Hồ Gương
Trăng soi bóng ta
Đưa ta đến tận Diễm Khê”
(Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt)
Nỗi tri kỉ của Lí Bạch với vầng trăng ngày càng được gắn bó trong những đêm ông làm thơ và uống rượu. Men rượu, nỗi cô đơn và ánh trăng huyền ảo, tất cả quyện vào nhau thành những nhớ, những quên, những thực, những hư, những say, những tỉnh, lắng đọng mãi vào sâu thẳm của tâm hồn. Và chính ông cũng vượt cao lên trên mọi thói thường, trên mọi ràng buộc, trên mọi định kiến, vượt cao lên khỏi chính mình:
“ Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chén lời trăng sáng
Mình với bóng là ba
... Ta hát trăng bồi hồi
múa bóng rối loạn
                             ( Nguyệt hạ độc chước- kì thứ nhất)
Những khi ánh mặt trời đi khuất sau rặng núi cũng là lúc Lí Bạch đã ngóng đợi người bạn mình, ngóng đợi vầng trăng như một đứa trẻ hồn nhiên, kiên nhẫn và có chút ngây thơ:
Cất tiếng ca vang chờ trăng sáng
Ca hết khúc quên cả nỗi lòng mình”
(Xuân nhật túy khởi ngôn chí)
Đôi lúc nhà thơ còn tỏ ra cao hứng hơn nữa:
“Muốn lên trời xanh nằm cùng trăng sáng.”
(Tuyên châu tạ diễu lâu tiễn biệthiệu thư thúc vân)
Vầng trăng thực sự đã trở thành nguồn cảm tác, trở thành linh hồn thơ của Lí Bạch. Ánh trăng luôn đứng ở phía trên nhà thơ, nó tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất ở con người, những gì con người cần phải vươn tới. Nó còn là khát vọng và mơ ước cao đẹp của nhà thơ. Điều đó đã trả lời cho câu hỏi tại sao trong thơ Lí Bạch dù bất cứ hoàn cảnh nào vầng trăng vẫn luôn sáng ngời rực rỡ chứ không tàn lụi trên mặt sóng, sau rặng đồi hay giữa rừng sâu thẳm:
“ Nay chỉ Tây Giang vùng nguyệt tỏ”
(Tô dài lảm cổ)
Hay:
“ Muốn mảnh trăng chiếu sáng Trường an”
(Tử dạ ngô ca)
Nó giải thích vì sao vầng trăng trong thơ Lí Bạch không buồn thảm tê tái tuyệt vọng như những nhà thơ lãng mạn khác .
            Giữa bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp xã hội phong kiến suy tàn và thối nát vua thì ăn chơi xa xỉ, quan thì tham nhũng tàn bạo, ánh trăng rọi đường đưa Lí Bạch trở về với cuộc đời thanh đạm, với tình yêu thiên nhiên và lẽ sống cao thượng. Có người cho rằng đó là sự trốn tránh trách nhiệm của nhà thơ, trốn tránh bụi trần, nhưng cũng có người lại khẳng định rằng ông là người dũng cảm đã vượt qua mọi xấu xa ti tiện để đến với cái đẹp hoàn mĩ nhất, cái đẹp của muôn đời. Dù cuộc đời có đen bạc xấu xa, dù vạn vật rồi sẽ đổi thay nhưng bản chất của cuộc đời ấy vẫn còn lại như một vầng trăng đáng yêu và đáng sống. Vầng trăng lãng mạn ấy sẽ giúp cho con người vượt qua tất cả để có một ngày mai tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.Vì lẽ đó, với vầng trăng của mình, Lí Bạch đã không lẩn tránh và mãi mãi gắn bó với cuộc đời bằng nhịp xúc động kỳ diệu và nhân ái:
“ Trăng vẫn đi theo người
Sáng như mảng gương bay rọi cửa son
Bả Tửu vãn nguyệt)
Những đêm mây mù u ám phủ kín bầu trời, nhớ về trăng như một người thân yêu nhất, Lí Bạch khẳng định:
Tình chơi vu vơ, thắt chặt mãi mãi
Hẹn hò nhau trên cao vút sông Ngân”
Nguyệt hạ độc chước -kì thứ nhất)
Cái đỉnh cao vút của sông Ngân mà ông hò hẹn lại chính là cuộc đời, cuộc đời đích thực mà con người cần phải có, sẽ có và đấu tranh để có được.   
 Tâm tình của Lí Bạch với ánh trăng vẫn được ngàn đời truyền tụng, ca ngợi những sự gặp gỡ của một tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ và cũng con người nhất với một sản phẩm kì diệu, hoàn mĩ nhất của tạo hóa. Qua vầng trăng mà Lí Bạch đã trở thành nhà thơ Lí Bạch bất hủ. Qua thơ của Lí Bạch mà vầng trăng vô tri vô giác bỗng rung lên bao nhiêu cảm xúc, bỗng trở nên sinh động và chất chứa bao nhiêu nguồn cảm hứng sâu xa nhất về con người và cuộc đời, vầng trăng lãnh đạm trở thành vầng trăng con người, vầng trăng nhân văn.
Vì lẽ đó khi đọc bài thơ Lí Bạch, Trịnh Cốc- một thi sĩ thời Vãn Đường đã phải thốt lên:
“Ba nghìn say đọc nên bài
Nghìn thu bạn với trăng trời sáng soi”
Lí Bạch chính là một vầng trăng – Vầng trăng rực rỡ và trong sáng nghìn thu trên bầu trời thi ca Trung Quốc và thế giới

3.1.3Thơ tình bạn
Trong suốt cuộc đời ngao du của mình, Lí Bạch trọng nghĩa hiệp, giao du trong thiên hạ , xây dựng tình bạn trên cơ sở đạo nghĩa:
“ở đời biết nhau quý
cứ gì bạc với tiền”
(tặng hữu nhân, bài 2)
Vì vậy, viết về tình bạn ông luôn miêu tả tình bạn chân thành và thuần khiêt, không có sự ô nhiễm về đẳng cấp. Như bài Tặng  Uông Luân, Khoac Tuyên Thành Thiện, Nhưỡng Kỷ Tẩu... đều là những bài thơ viết về đân thường. Bài thơ Túc Ngũ Tùng Sơn Hạ Tuần Ẩu Gia( ngủ trọ tại nhà bà cụ họ trần dưới chân núi Ngũ Tùng) càng thể hiên rõ điểm này.
Ta ngủ dưới ngũ tùng
Vắng vẻ không gì vui
Nhà nông mùa thu cực, t
hương gái giã gạo khuya
Quỳ lo nâu cơm thô,
trăng sáng soi mâm mộc
nhớ phiếu mẫu tự hổ,
tam tạ nuốt không trôi
một thi nhân ngạo nghễ trước mạt kẻ quyền quý, song, trước mạt người dân bình thường thì lại cảm thấy xúc động không thể ăn bũa cơm người ta mời.

Với những người bạn cùng lứa tuổi của mình do có tình cảm sâu sắc, ông cũng làm nhiều bài thơ hay ca ngợi tình cảm chân thành và cảnh biệt li như:
Hoa dương rụng, cuốc buồn ghê
Long  Tiêu nghe nói vượt khe năm dòng
Lòng sầu với mảnh trăng trong,
Gửi theo tiễn bác tới vùng Dạ Lang
( Văn Vương Xương Linh dao hữu thủ kí)
Và bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” được coi là bài thơ hay nhất của đề tài tình bạn trong thơ Lý Bạch:
Bạn từ Hoàng Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Ngô Tất Tố (dịch)

 Bài thơ mở ra một không gian:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt hà Dương Châu”
(Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc ở phía tây
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói)

gắn liền với truyền thuyết về lầu Hoàng Hạc, tạo tính chất thiêng liêng của buổi tiễn đưa rất đặc biệt.. Người đưa tiễn là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người ra đi là một cố nhân. Đây là cảnh một tấm lòng đưa tiễn một tấm lòng, một hồn thơ đưa tiễn một hồn thơ. Trên cơ sở miêu tả và biểu cảm, tác giả kể lại thời khắc chia tay làm nền cho sự phát triển ý ở hai câu tiếp theo.
Hai câu tiếp theo thể hiện tình cảm không kìm nén được của nhà thơ:
                                    Cô phàm viễn cảnh bích không tận
                                    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần mất hút vào khoảng không gian xanh biếc, chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời)
Nhà thơ dõi theo con thuyền chở bạn đang khuất dần rồi dần mất hút ở đường chân trời. Trên dòng sông nhộn nhịp ấy, tác giả không quan tâm tới các con thuyền khác mà chỉ quan tâm tới con thuyền của bạn mình. Cảm giác mà nhà thơ nhận được là “cô phàm”(cánh buồm lẻ loi). Cảm giác xa vắng chia lìa cứ tăng dần theo nhịp chuyển của cánh buồm. Khi cánh buồm hòa lẫn vào với màu xanh của mây trời non nước thì lúc đó sự hụt hẫng đột ngột tăng lên. Nhà thơ duy kiến chỉ còn nhìn thấy dòng sông Trường Giang cuộn chảy với một sự tiếc nuối ngậm ngùi. Xét về hình thức đây là hai câu tả cảnh, song thông qua cảnh vật ấy là tấm lòng là tình cảm của người đưa tiễn, ở đây tình hòa trong cảnh, cảnh toát lên tình. Cách thức biểu đạt theo hình thức ý tại ngôn ngoại nổi lên, đằng sau những câu chữ những sự việc, những cảnh vật ấy được miêu tả ấy là sự ngậm ngùi tiếc nuối.
Đề tài của bài thơ không mới, vì tình bạn, tình bằng hữu là đề tài lớn của thơ Đường, song bài thơ này vẫn thuộc vào loại hay nhất vì đã tái hiện một tình cảm chân thành lắng đọng sâu sắc.

v Tóm lại, nội dung thơ ca của Lý Bạch hầu hết đều đề cập tới các mặt của đời sống, riêng về mảng thơ lãng mạn thì đề tài về rượu; đề tài về sơn thuỷ và trăng;; và đề tài Tình bạn. Ông viết về đề tài nào cũng vậy hầu hết đều phong phú về số lượng các tác phẩm và đều có các bài ưu tú và kiệt xuất
3.1.4 Thơ người đẹp và tình yêu
Những bài thơ của Lý Bạch viết về đề tài người đẹp không quá nhiều song đều có những bài tuyệt tác. Về những người đẹp mà ông dành tình cảm yêu mên có nàng Vương Chiêu Quân một trong tứ đại mĩ nhân của trung Quốc. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ  Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này là Vương Chiêu Quân.
Theo một câu chuyện trong Hậu Hán Thư (quyển 89, Nam Hung Nô liệt truyện) thì Vương Chiêu Quân đã tình nguyện theo thiền vu này. Khi được vời đến triều đình thì vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Nguyên Đế sững sờ và muốn thay đổi quyết định của chính mình.
Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hô Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi .với cuộc đời khá nhiều đau buồn nên những tác phẩm thơ ca viết về Chiêu Quân xuất hiện vào khoảng từ đầu thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 13, thường dựa trên những dị bản của Ngô Quân. Đa số đều nói về sự ra đi cùng nỗi oán hận của nàng. Chiêu Quân thường xuất hiện với một vẻ đẹp u buồn, choàng khăn đỏ, mặc áo lông, ôm đàn tỳ bà, cùng với một con bạch mã.
Nhà thơ Lý Bạch viết hai bài thơ về Chiêu Quân:
Vương Chiêu Quân 1
“Hán gia Tần địa nguyệt,
Lưu ảnh chiếu Minh Phi.
Nhất thướng Ngọc Quan đạo,
Thiên nhai khứ bất quy.
Hán nguyệt hoàn tòng Đông hải xuất,
Minh Phi tây giá vô lai nhật.
Yên Chi trường hàn tuyết tác hoa,
Nga my tiều tụy một Hồ sa.
Sinh phạp hoàng kim uổng đồ họa,
Tử lưu thanh trủng sử nhân ta.”
Dich thơ:
Xứ Tần trăng sáng tỏ,
Dõi bóng chiếu Minh Phi.
Một lên đường ải Ngọc,
Bên trời biền biệt đi.
Trăng Hán vẫn mọc ngoài Đông Hải,
Minh Phi sang Hồ không trở lại.
Lạnh lùng hoa tuyết núi Yên Chi,
Cát bụi bay mù ngập thúy mi.
Sống thiếu cân vàng tranh vẽ nhọ,
Chết phơi nấm đất cỏ xanh rì.
(Trúc Khê-dịch)
Vương Chiêu Quân 2
“Chiêu Quân phất ngọc an
Thướng mã đề hồng giáp
Kim nhật Hán cung nhân
Minh triêu Hồ địa thiếp.”
Ngoài làm thơ về nàng Vương Chiêu Quân, ông còn làm ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên: Thanh bình điệu

“Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”
Dich thơ:
“Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.”
(Ngô Tất Tố- dịch)
Tư tưởng và tỉnh cảm tự do giải phóng của Lý Bạch còn thể hiên trên bình điện tình yêu: đó là tình cảm yêu đương tha thiết giữa đôi lứa trai gái như bài: Tọa Dọa Ngâm:
“Đêm đông đêm lạnh biết đem dài,
Trầm ngâm ngồi mại nơi bắc đường
Băng đóng tỉnh tuyền trăng vào các,
Đèn dầu soi buồn khóc bi thương.
Đèn dầu tắt, khóc nhiều hơn,
Thiếp giấu lệ, nghe chàng ca
Ca có tiếng , thiếp có tình,
Tiếng tình họp làm một,
Cả hai đều không thấy trái lòng.
Một lời không hợp ý
Nghe chàng vạn khúc, bụi lương bay”

3.2Chủ thể trữ tình trong thơ Lí Bạch

Vốn được mệnh danh là “Thi tiên” nên chất thơ Lí Bạch mang một sắc quan trong trẻo đến thoát tục, thơ vốn là tiếng lòng của tác giả và trong tác phẩm của mình nhà thơ thật sự đã để cho chủ thể trữ tình thỏa sức bộc bạch tình cảm, lúc thiết tha dào dạt, lúc tâm tình lắng sâu.
            Lí Bạch là một nhà thơ lãng mạn, dễ dàng nhận thấy tính lãng mạn bao trùm phần lớn các sáng tác của ông. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rõ nét lãng mạn trong giọng thơ của thi nhân họ Lí khác hẳn vẻ lãng mạn có phần xanh xao của các sáng tác thuộc dòng “thơ mới” của văn đàn nước ta, tính cách cũng như phong cách sáng tác của ông có phần giống với Nguyễn Du đồng bệnh với giai nhân và nét ngông sau này phảng phất ở Tản Đà. Dễ hiểu điều này có một phần chịu ảnh hưởng từ xuất thân của nhà thơ, Lí Bạch sinh ra trong một gia đình thương nhân nên tư tưởng nho gia đối với tác giả không quá ảnh hưởng, cộng với việc thường xuyên giao thương nhiều nơi làm cho tư tưởng của Lí Bạch có được một vẻ phóng khoáng tự do rất đặc trưng.
3.2.1Cái  kì vĩ hài hòa với cái  giản dị :
Lí Bạch suốt cuộc đời ôm mộng công danh mong đem tài ra trợ dân giúp nước, tuy con đường chính trị của ông không thành nhưng hoài bảo đó chưa bao giờ tắt trong lòng nhà thơ, chính vì lẽ đó trong rất nhiều các sáng tác của ông ta có thể thấy được những hình ảnh lớn lao hoành tráng của thiên nhiên như chính tấm lòng của nhà thơ. Đơn cử như một bài thơ rất phổ biến của Lí Bạch-Vọng Lư sơn bộc bố .
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên, 
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. 
Phi lưu trực há tam thiên xích, 
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
.

Lời thơ cuồn cuộn kết hợp với hình ảnh kì vĩ “ Phi lưu trực há tam thiên xích- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” đã làm nên nét dặc trưng của hồn thơ họ Lí, tất cả những điều thu vào tầm mắt của thi nhân là những cái hùng vĩ bao la nhất của thiên nhiên, phóng chiếu lại với con người cá nhân làm nên tầm vóc cho thi sĩ . Không chỉ dùng bút pháp khoa trương cho những dòng thơ miêu ta cảnh sắc của đất trời, mà ngay khi nói về mình Lí Bạch của tỏ rõ thế đúng của mình trong trời đất có tầm vóc , có giá trị :
Hứng hàm lạc bút dao Ngũ Nhạc
Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu
Công danh phú quý nhược trường tại
Hán thủy diệc ưng tây bắc lưu
( Giang thượng ngâm)
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thấy ở Lí Bạch một con người thích khoa trương phóng đại, một thi nhân chỉ thích những cái lớn lao, hoành tráng thì sẽ là cái nhìn phiến diện và đầy thiếu sót về Lí Bạch. Ta thấy đó là một con người tràn đầy hùng tâm tráng chí, nhưng đồng thời cũng là một con người đa cảm và tinh tế .   
Tam bách lục thập nhật,
Nhật nhật túy như nê
Tuy vi Lí Bạch phụ
Hà dị Thái thường thê?
( Tặng nội)
Bài thơ vỏn vẹn chỉ bốn câu, nhưng tình cảm mà nói truyền tải quả thật sâu sắc và tinh tế vô cùng, tác giả không dùng nhiểu từ ngữ trau chuốt, hoành tráng như thường thấy, chỉ giản dị bình thường nhưng sức khái quát và gợi tả mở ra là vô cùng. “ Tam thập lục thập nhật” là một sự lặp đi lăp lại và không sót ngày nào của việc Lí Bạch “ túy như nê”. Tác giả tả mình, và tả một cách hạ bệ hoàn toàn so với những phúng túng hào sảng thường thấy, để làm bậc lên hình ảnh một Lí Bạch phu nhân nào khác chi “ Thái thường thê”. Ta thấy ít nhiều có nét tương đồng với bài “ thương vợ” của Tú Xương. Câu hỏi tu từ ở cuối bài là nét vẽ thần tình nhất để tac nên bức chân dung của một người vợ có lẽ cũng lắm thiệt thòi , đồng thời đó cũng chính là lời đồng cảm và thương cảm chân thành sâu sắc nhất của nhà thơ đối với người nâng khăn sửa túi.
Thế mới thấy có một Lí Bạch với chí dời non lấp biển, giọng thơ mạnh mẽ , bay bổng hình ảnh kì vĩ lớn lao, và cũng có một Lí Bạch bình dị, giản sơ với những câu thơ chứa chan tình cảm . Đó là hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất trong con người thi tiên Lí Bạch.
3.2.2 Thể hiện cái tôi cá nhân mãnh liệt :

Nếu nói Lí Bạch là một người nghệ sĩ đa tài thì cũng không ngoa, bởi không những thạo thơ phú mà còn tinh cả việc kiếm cung, ở con người ấy song song tồn tại cả chất tài tử, chất chính trị và chất hiệp khách, do xuất thân cũng như là ảnh hưởng từ thời đài tồn tại nagng nhau giữa ba hệ thống tư tưởng Nho -Phật- Đạo, nếu Nho gia làm nên một Lí Bạch muốn đem tài kinh bang tế thế thì tư tưởng phóng túng tự do làm nên một khí chất hiệp khách ngang tàng ở thi nhân. Như đã nhắc đến ở trên, đặc điểm này có nhiều nét tương đồng với Nguyễn Du, tuy nhiên nếu ở Nguyễn Du cái khát vọng “ gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” chỉ dừng lại ở sự mơ ước gửi gắm vào một nhân vật Từ Hải cuối cùng cũng chính ông phải đành lòng để Từ Hải chết đừng giữa chiến trường, thì ở Lí Bạch ta thấy rõ tính cách ngang tàng, phóng túng thể hiện rõ từ lời thơ cho đến cuộc đời thật của tác giả. Tiêu Biểu nhất phải kể đến bài thơ “Hiệp khách hành” :
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay
Trong mười bước giết người bén nhạy
Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi
Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu
Tuốt gươm ra, kề gối mà say
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình xá kể!
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng
Bừng tai, hoa mắt chập chùng,
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,
Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi ai hào kiệt trên đời.
Hiệu thư dưới gác nào ai?
Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh
                                                ( người dịch : Trần Trọng San)
            Có thể dễ dàng nhận thấy hình tượng người hiệp khách giang hồ phiêu bạt như là một bức tự họa của nhà thơ, hình tượng kẻ giang hồ lãng tử xuất hiện trên cái nền thiên nhiên bạt ngàn lồng lộng :

“Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay”
            Càng làm đẹp thêm hình ảnh con người, đây cũng là một bút phát quen thuộc đặc trưng của “ Thi tiên” Lí Bạch , nét lãng mạn tài hoa biểu hiện rõ nét ở hình tượng thiên nhiên long lanh tráng lệ mà cũng hùng vĩ bao la. Tính cách phóng túng tự do có phần ngạo đời của tác giả cũng dể lại dấu ấn đậm nét trong thơ
“Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm”
            Đó là một con người xem thường danh lợi và trong chính cuộc đời thật của mình tác giả cũng rất ngông đối với các quan lại hám lợi, nịnh nọt mà không có thực tài, thậm chí đến cả vua Đường Minh Hoàng Lí Bạch cũng có khi trêu cợt.
            Ở Lí Bạch ta bắt gặp một con người tâm cao chí ngạo nhưng cũng rất đa cảm, cảm người thiên cổ mà cũng tự ý thức được tài năng và phẩm giá của bản thân
Thanh thiên vô phiến vân
Không ức Tạ Tướng quân
Tư nhân bất khả văn
Phong diệp lạc phân phân”
( Dạ bạc Ngưu chữ hoài cổ )
Dịch nghĩa :
Nhìn trên trời, chỉ thấy trời xanh xanh không một áng mây trôi
Bỗng nhớ đến vị tướng quân phong lưu nho nhã họ Tạ
Ta cũng có thể có bản lĩnh để cao giọng ngâm thơ
Chỉ tiếc thay Tạ tướng quân chẳng còn nghe thấy
Chỉ còn trên bờ lá phong rụng tơi bời.
3.2.3Tâm hồn đa cảm :
Ta thường ví von Đỗ Phủ là nhà thơ của nhân dân lao động vì những sáng tác của thi thánh  thực sự mang hơi thở của hiện thực và đứng từ góc độ của nhân dân mà viết, còn Lí Bạch thuần túy là nhà thơ lãng mạn bay bổng và xa rời thực tại. Tuy nhiên nhận xét này thực sự chỉ là cái nhìn phiến diện chưa bao quát hết hồn thơ Lí Bạch. Các thi phẩm viết về nhân dân đặc biệt là về người phụ nữ chiếm một số lượng không nhỏ trong sáng tác của nhà thơ Lí Bạch.
Đó là hình ảnh người con gái đẹp thanh tân khỏe khắn trong công việc lao động hằng ngày:
Tần địa La phu nữ
Thái tang lục thủy biên
Tố thủ thanh điều thượng
Hồng trang bạch nhật tiên
Tàm cơ thiếp lục khứ
Ngũ mã mạc lưu liên
( Tử Dạ xuân ca)
Hình ảnh giản dị mà tràn đầy sức sống với sắc màu tinh khôi nổi bật của đôi tay trắng trên nền dâu xanh, của áo đỏ mới giữa trời nắng đẹp. Ta thấy phản phất phong vị của “ Kinh Thi”, còn người lao động là con người đẹp đẽ nhất.
Đó còn là hình ảnh của người chinh phụ, một đề tài không nhiều nhưng đặc biệt thành công trong thủ pháp khắc họa tâm lí mà nhà thơ họ Lí sử dụng.
Chùm bài “ Tử Dạ đông ca” “ Tử Dạ thu ca” lại là một sắc thái khác trong cảm quan tâm hồn của người nghệ sĩ, xuyên suốt bốn bài thơ thi nhân là hóa thân vào lời nàng Tử Dạ, trạng thái nhớ nhung hướng về người nơi biên ải. Nhưng vẫn lung linh một tình yêu và niềm tin mãnh liệt chứ không bi thương dằn vặt như “ Chinh phụ ngâm khúc” . Đây chính là nét riêng trong sự lãng mạn của Lí Bạch, hay cũng chính là cái mà ta vẫn gọi một chất “ lãng mạn tích cực”.
“Trường An nhất phiến nguyệt
Thu phong xuy bất tận
Hà nhật bình Hồ lỗ ?
Vạn hồ đảo y thanh
Tổng thị Ngọc Quan tình
Lương nhân bãi viễn chinh”
                       ( Tử Dạ thu ca)
Tuy nhiên sâu sắc và tiêu biểu nhất ta phải nhắc đến bài “ Xuân tứ”
Yên thảo như bích ti
Tần tang đê lục chi
Đương quân hoài quy nhật
Thị thiếp đoạn trường thì
Xuân phong bất tương thức
Hà sự nhập la vi ?
Lời thơ sâu lắng và tinh tế khi miêu tả diễn biết tâm trạng nàng chinh phụ, thấy gió xuân mà ngỡ đến người còn đi chưa trở lại, có thật sự là một trái tim đa cảm và thấu hiểu nhân dân mới đồng cảm hết những bất công trong cuộc sống mà họ phải chịu đựng đặc biệt là đối với người phụ nữ. 

3.3Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật

Nếu như Đỗ Phủ là nhà thơ “tả thực chi tiết” ngòi bút của ông luôn bám sát đời sống, thì Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn, nói về khuynh hướng chủ đạo thì ông quả là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc đời và các sáng tác của nhà thơ Khuất Nguyên với “Sở từ”. Lý Bạch đã đi theo con đường lãng mạn tích cực mà Khuất Nguyên đã đi trước. Với tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống, ngoài việc làm phong phú hơn về đề tài thì Lí Bạch đã kế thừa và phát triển thêm thủ pháp biểu hiện lãng mạn của Khuất Nguyên.
Như đã nói trên , Lý Bạch là một hiệp khách , lấy bốn biển làm nhà . Máu lãng du đã đưa ông tới khắp mọi miền của đất nước Trung Hoa. Chồn chân mỏi gối, ông về ẩn cư ở Lô Sơn.  Ông giỏi về  miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, diễn đạt tình yêu đất nước non sông.  Thơ ông hùng tráng, sảng khoái, tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ tự nhiên, âm điệu hài hoà biến hóa. Thơ ông thể hiện rõ nét tư tưởng Nho gia, Đạo gia, tư tưởng  du hiệp. 
Ông là đỉnh cao mới về thơ lãng mạn tích cực sau Khuất Nguyên.  Những bài thơ được  mọi người truyền tụng là  “Thục đạo nan”; “Hành lộ nan”;  “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt”; “Tĩnh dạ từ”;  “Tảo phát Bạch  Đế thành” ;...  Thi tiên Lý Bạch để lại cho đời sau gần 1.000 bài thơ  trong “Lý Thái Bạch tập”.
Với Lý Bạch, thơ lãng mạn trong văn học Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao của nó.
Một điều đáng nói hơn cả , Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn tích cực . Tính tích cực đó biểu hiện ở viêc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống thường ngày. Hình tượng trong thơ Lý Bạch thường mang kích cỡ khác thường, phá
khổ. Những hình tượng gợi cái ao lớn, kỳ vĩ mạnh mẽ như dòng sông Hoàng
Hà từ vạn dặm chảy vào giữa cõi lòng. Hình ảnh cùng con người dạo chơi
trên núi Thiên Mụ, đứng trên đỉnh núi với tay đến tậ trời, hình ảnh dải ngân
hà tột khỏi mây…là những hình tượng bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong
phú và bút pháp khoa trương phóng đại vốn là đặc trưng trong thơ lãng mạn
. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh thường trở nên sống động, đẹp đẽ hơn. Đất nước Trung Hoa hiện lên thật tráng lệ và to lớn:
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
(Trương tiến tửu)
Dich thơ :
“Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống
       Chảy tuột biển đông chẳng quay về”
(Hãy cạn chén)
Nước sông Hoàng Hà đã được miêu tả như một lực sĩ, nước sông với lực chảy mạnh và chảy tuột ra ngoài biển đông. Câu thơ mang âm hưởng khỏe khoắn, đầy sức sống, tầm vóc lớn lao và kỳ vĩ. Thông qua thế giới mộng ảo, ông đã để cho trí tưởng tượng cất cánh và “bay bổng ngoài trời”:
Trèo lên đỉnh núi Liên Hoa
  Minh Tinh, tiên nữ từ xa hiện hình
  Tay ngà cầm đóa sen xinh
  Bầu không lững thững bồng bềnh bước chân”
(Cổ phong, bài 19)
Nhà thơ đã mượn hình ảnh của dãy núi Liên Hoa xinh đẹp, trên đỉnh núi có cung điện, có ao và rất nhiều sen, cùng hai nàng tiên Minh Tinh và Ngọc Nữ. Nhà thơ mượn chuyện du tiên để nói lên thảm cảnh do quân An Lộc Sơn gây ra khiên nhân dân lao khổ.
Lí Bạch có lòng yêu thiên nhiên tha thiết nên ông cũng thường coi thiên nhiên là người bạn tri kỉ của mình để gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, mong muốn tìm được sự sẻ chia:
“Chim bầy vút bay hết
        Mây lẻ đi một mình
          Nhìn nhau không thấy chán
 Chỉ có núi Kính Đình”
(Độc tọa Kính Đình san)
Nhà thơ đã mượn hình ảnh của chim và mây  để nói lên hoàn cảnh của mình, ông coi thiên nhiên là người bạn tâm đầu ý hợp có thể hiểu được hoàn cảnh cô độc và nỗi quạnh hiu của mình.
Đó còn là hình ảnh của sông Trường Giang như dải lụa thắt ngang trời, một minh chứng cho tình bạn keo sơn gắn bó:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
(Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Dịch thơ:
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồn đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
(Tại lâu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Họa Nhiên chi Quảng Lăng)
Bài thơ được viết theo cấu trúc đặc trưng của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bốn câu, mỗi câu giữ một vị trí khác nhau. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi cảm. Bài thơ là cuộc chia tay đắm chìm trong sự thiết tha, quyến luyến. Phút biệt li không có rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời tạ từ. Chỉ có lầu Hoàng Hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời. Khung cảnh buồn nhưng đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn. Ta có thể nói rằng cuộc chia tay của Lí Bạch với “cố nhân” chính là cuôc chia tay với chốn đi về của lòng mình.
Đặc biệt ông hấp thụ thủ pháp khoa trương của thơ ca dân gian và nhân cách hóa, vận dụng sáng tạo và nâng cao hơn, khiến cách thể hiện đó càng thêm hoàn mĩ. Ngay cả cánh nhạn cũng “mang đi” những nỗi buồn và ngọn núi xanh cũng “dắt ánh trăng về đẹp tươi”. Thủ pháp nhân cách hóa táo bạo cũng nảy  sinh từ sức tưởng tượng khác thường của nhà thơ. Ông đã mượn hình ảnh của tóc trắng dài để nói lên nỗi khổ sâu sắc của mình”
Tóc trắng ba nghìn trượng
Vì buồn, dài lạ sao?”
Hay đó còn ở việc lấy nước sông Hán không thể chảy lên Tây Bắc để bày tỏ quan niệm của nhà thơ về công danh phú quý không lâu bền:
“Công danh phú quý nếu dài
Có chăng Tây Bắc chảy lùi Hán Giang”
Đứng trên phương diện nghệ thuật thì thành công nhất vẫn là việc kế thừa và phát huy thành tựu về ngôn ngữ thơ ca sinh động, trong sáng, hoa mĩ và tự nhiên. Về mặt ngôn ngữ tự nhiên thì các nhà thơ đời sau không ai bì kịp. Trong sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch thì thể thơ Nhạc phủ chiếm số lượng khá lớn. Ông thường dùng những đề cổ của Nhạc phủ và sáng tạo ra những ý mới.
Trong bài thơ “Tý dạ Ngô ca”, ngôn ngữ dân ca được vận dụng tự nhiên và trong sáng:
“Trường An trăng một mảnh
Đập vải rộn muôn nhà
Gió thu thổi không ngớt
Ái Ngọc tình bao la
Bao giờ dẹp yên giặc
Cho chàng khỏi xông pha
(Tương Như dịch)
Bên cạnh Lí Bạch thì có nhà thơ Vương Xương Linh với những câu thơ thất ngôn tuyệt cú bậc nhất của người đời Đường. Chính trong quá trình học tập, ông đã học tập ở ngôn ngữ dân gian rất nhiều. Ông quan niệm thơ cần phải tự nhiên, không gọt giũa.
“Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên niên là đẹp chớ nên vẽ vời”
Chính là ông đang đề cao vẻ đẹp tự nhiên, không cần vẽ vời. Tất cả những đặc điểm về thơ của Lí Bạch đều tạo nên một nét riêng về ông – một con người tự do, phóng khoáng và bay bổng.
Thơ Lý Bạch vừa hư vừa thực , trong hư có thực , trong thực có hư ; tưởng dễ hiểu nhưng thực ra lại chất chứa ý tứ sâu xa . Bút pháp lãng mạn được xem là một công cụ đắc lực giúp Lý Bạch có thể vừa tái hiện lại đời thực , vừa thể hiện tâm hồn phóng khoáng , lãng mạn tích cực của mình .

3.4 Tính lãng mạn song song với tính hiện thực

Ngoài yếu tố lãng mạn.trong thơ Lí Bạch còn chứa đựng yếu tố hiện thực.Nói đén lãng mạn là nó đến cái đẹp,ca ngợi cái đẹp còn hiện thực là phơi trần những điều có thật xảy ra,cái xấu xa trong cuộc sống và trong xã hội.Trong thơ Lí Bạch hai yếu tố này luôn song song vời nhau.
Lí Bạch sống vào khoảng cuối thời đại thịnh đường chính vì vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới những sáng tác của ông.Ông yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp,ông miêu tả cảnh non sông hùng vĩ của đất nước Trung Quốc từ sông Hoàng Hà,Trường Giang cho đến hồ Động Đình,tù núi Thái Sơn,núi Thái Hoàng đến con đường đi lên đất Thục hoặc hình ảnh cả người phụ nữ,của người thợ rèn giữa đêm khuya:
Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Lang minh nguyệt dạ
        Ca khúc động hàn thuyên”.
(Cửa lò rực trời đất
Khói tím nhảy tia  hồng
Chàng ca trăng rực sáng
Xao động cả dòng sông)
Thu Phố ca
            Hình ảnh ánh trăng xuất hiện nhiều lần trong thơ của Lí Bạch.Trăng là biểu tượng của cảm hứng sáng tác cho biết bao nhà thơ khác. Ánh trăng như người bạn tri kỉ với ông để ông chia sẻ những nỗi u buồn.Ông như tưởng rằng trăng ngay ở bên cạnh mình mặc dù trăng ở tít trên trời cao kia. Đối với Lí Bạch ngắm trăng là một sự thưởng thức cùng với đó là bầu rượu:
“Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân”
(Mang một bầu rượu trong khóm hoa
Một mình rót uống chẳng có ai thân thiết
Nâng chén mời trăng sáng
Với bóng ta nữa thành ra ba người)
            Thưởng trăng uống rượu cho thấy được tâm hồn nhà thơ rất lãng mạn,rất lạc quan. Uống rượu để làm thơ. Rượu và thơ như đôi bạn thân thiết,rượu không thơ thì rượu vô vị,nhạt nhẽo thơ không rượu thì thơ vô tình tẻ ngắt. Phong cách thơ Lí Bạch là thế. Ngoài ra,Lí Bạch còn mượn rươu để giãi bày tâm sự u uẩn,thầm kín,chất ngất trong lòng. Lí Bạch đã tứng nếm mùi thất bại trên con đường công danh,sự nghiệp,từng chứng kiến cuộc sống xa hoa trụy lạc của cung đình,tiếp xúc ít nhiều tới dân chúng nên ông cảm thấy uất hận. Chính vì thế ông muốn mượn vào rượu,từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nảy sinh,bộc phát cuồn cuộn tuôn trào và khơi nguồn cho người thơ giãi bày tâm sự:
“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kì danh
(Xưa nay thánh hiền đều im ắng
Chỉ có kẻ uống rượu là lưu lại danh mãi)
            Ông mượn đến rượu không phải để trốn tránh việc nước,việc nhà. Ông cũng có lí tưởng sống muốn giúp nước cứu đời nhưng xã hội thối nát quá khiến ông bất bình,không chịu cúi mình trước những tên gian thần. Ông uống rượu,tìm tiên ngao du sơn thủy không phải là ông thật sự say đắm những chuyện đó để hòng được siêu thoát mà là giai cấp thống trị lớp trên đẩy ông ra khỏi đời sống chính trị làm cho ông không thể thực hiện lí tưởng chính trị của mình và chế độ phong kiến ràng buộc cá tính phóng túng và khát vọng tự do của ông. Cái đó làm cho nhiều bài thơ của ông vẫn sáng ngời tư tưởng vẫn mang lại cho chúng ta sự cổ vũ mạnh mẽ. Như bài Tương tiến tửu(cùng uống rượu):
“Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược lên đâu
Nhà cao,gương xót mái đầu
Sớm còn tơ biếc,tối hầu tuyết pha
Vui cho đẫy khi ta đắc đi
Dưới vầng trăng đừng để chén không”.
             Việc ông tìm tiên và ngao du sơn thủy có liên hệ với nhau rất mạt thiết. Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo,ông đã làm những việc hoang đường như ăn thuốc và cũng từng có ảo tưởng:
“Ước gì được thuốc trường sinh
Bay cao kên tới châu Doanh,núi Bồng.”
  Lí Bạch cho rằng thế giới thần tiên là một thế giới vô cùng đẹp đẽ,không có quyền quý,không có hiện tượng đen tối,do đó mà đeo đuổi,mượn nó để rũ sạch những điều không vừa ý trong cuộc đời ở nhân thế,đồng thời gửi gắm lí tưởng khát vọng tự do và giải phóng cá tính của mình. Tinh thần đó biểu hiện đầy đủ ở bài thơ nổi tiếng của ông Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt (mộng chơi núi Thiên Mụ ngâm nga để lại lúc chia tay). Trong bài thơ này ông dựa vào đôi cánh tưởng tượng trong ảo tưởng dường như chính minh sau khi đi qua thế giới thần tiên:
“Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy
Ánh trời,ánh trăng ngấn bạc vàng
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió
Thần trong mây hề bời bời bay xuống đó...”
  Cuối cùng:
“Bỗng hồn kinh làm phách động
Hoảng vùng dậy mà than dài
Tan khói mây lúc nãy
Trơ chăn gối mình đây.”
đã  trở về hiện thực.khi trở về hiện thực,ông càng nhớ đến thế giới thần tiên đẹp đẽ và càng ghét thế giới hiện thực xấu xa,do đó mà cất cao lời ca khinh miệt bọn quyền quý:
Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.
             Như vậy,thơ Lí Bạch có sự kết hợp cả tính lãng mạn và tính hiện thực. Thơ ông một mặt phơi trần cái xấu một mặt ca ngợi cái đẹp lí tưởng.

4- Tính tích cực và hạn chế của lãng mạn trong thơ Lí Bạch

Thơ ca Lí Bạch có sự kết hơp hài hòa gữa tính hiện thực và lãng mạn, tuy nhiên lãng mạn vẫn là nhân tố bao trùm lên trên tất cả. Thơ ông chan chứa tinh thần yêu nước. Trong lúc đất nước đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, triều đình bạc nhược thì Lí Bạch đã lên tiếng  phản đối tất cả các cuộc chiến tranh, cuộc sống xa hoa vô độ của quan lại. Cũng như các tác giả khác tinh thần yêu nước của ông gắn chặt với lòng thương dân, ông đau xót cho số phận của người dân trong vòng chiến tranh. Ông đặc biệt chú ý đến những người phụ nữ với tấm lòng nhân đạo của mình, song song với đó là lên án những thế lực chà đạp lên hạnh phúc cả họ, đó là một tinh thần đậm chất nhân đạo. Có lẽ cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền, bênh vực người cô thế. 
Thơ ca của ông mang tính lãng mạn và chủ yếu là lãng mạn tích cực, nếu như có lãng mạn tiêu cực thì lãng mạn tiêu cực cũng bị bao trùm bởi lãng mạn tích cực. Ở đây nhóm chũng tôi xin dẫn ra một vài ví dụ để chứng minh điều đó. Trong bài  “ tương tiến tửu” (Cùng uống rượu), một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Trong bài này tuy có những tư tưởng tiêu cực như than thở cho tuổi xuân chóng hết, phải kịp thời hành lạc, như:
“Con sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước
Xuống biển rồi có ngược lên đâu!
Nhà cao, gương xót mái đầu,
Sớm còn tơ biếc, tối hầu tuyết pha.
Vui cho đẩy khi ta đắc ý,
Dưới vầng trăng đừng để chén không.”
Nhưng lại  có thái độ khinh thường phú quí:
Ngọc tiền chuông trống mặc ai!”
Và tinh thần tích cực:
“ Sinh ta trời có chỗ dùng”

Còn “Chỉ muốn cho dài cuộc say” là “muốn làm cho tiêu tan những mối sầu vạn cổ”, cũng tức là “ rũ sạch những nỗi u uất buồn giận”. Ngoài ra còn có bài “ lương viên ngâm”, tuy có những nhân tố tiêu cực, phóng túng và hưởng lạc như:
“ Khi lên đời thực sướng sao,
Rượu ngon cứ uống, núi cao cứ trèo.
Con hầu cầm quạt đi theo,
Tháng năm vẫn mát như chiều thu sang”
Nhưng bên cạnh đó lại có tư tưởng hoài bão, cao xa như:
“Cao non nằm Đông khi trở dậy,
Muốn giúp thương sinh chửa muộn mằn.”
Còn ở trong bài “ Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân” ông đã hát:
“ Bỏ ta mà đi,
Ngày của ngày qua cầm được đâu.
Rói lòng ta chừ,
Ngày của ngày nay lắm ưu sầu!
Muôn dặm gió thu đưa cánh nhạn,
Cành ấy lầu cao dáng dốc bầu.
Văn thái Bồng Lai chất Kiến An,
Ngang hàng  Tiểu Tạ thanh tao tuyệt.
Tứ hùng hứng lạ vút bay lên,
Muốn đến trời xanh xem vầng nguyệt.
Cầm dao chặt nước, nước cứ trôi,
Người sinh ở đời chẳng vừa ý,
Mai đây xỏa tóc cưỡi thuyền chơi.”
 Bài thơ này tràn đầy nỗi ưu phiền vô tận và mối ưu sầu sâu sắc như nước sông, do có tài mà không gặp vận đưa lại. Lòng căm phẫn mãnh liệt buộc ông phải kiên quyết với cái xã hội không vừa ý đó để sống cuộc đời tự do. Tinh thần chủ yếu của bài thơ này không phải dẫn chúng ta đi theo con đường tiêu cực trụy lạc mà bài thơ đã khuấy dậy tinh thần bất mãn lớn lao của chúng ta đối với chế độ phong kiến. Chính Lí Bạch đã từng nói:
“ Trên núi tìm tiên xa chẳng ngại,
Cuộc đời chỉ thích núi non chơi.”
Việc ông tìm tiên và ngao du sơn thủy liên hệ với nhau rất mật thiết. Chịu ảnh hưởng của đạo giáo, ông đã làm những việc hoang đường như ăn thuốc, dùng phù và cũng  từng có ảo tưởng:
“Ước gì được thuốc trường sinh
Bay cao lên tới châu Doanh, núi Bồng.”
Nhưng mục đích chân chính của việc “ cầu những cái không thể cầu được” là “ theo thần tiên nhưng không hâm mộ cái phù phiếm của nó”, mag nó cho thế giới thần tiên là một thế  giới vô cùng đẹp đẽ, không có quyền quí, không có hiện tượng đen tối, do đó mà đeo đuổi, mượn nó để rũ sạch nhứng điều không hay không vừa ý trong cuộc đời nhân thế, đồng thời gửi gắm những khát vọng tự do và giải phóng cá tính của mình. Tinh thần đó được biểu hiện một cách thật cụ thể trong bài Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt ( Mộng chơi núi thiên mụ, ngâm nga để lại lúc chia tay). Trong bài thơ này, ông dựa vào đôi cánh tưởng tượng, trong ảo tưởng, dường như chính mình sau khi đi qua thế giới thần tiên:
“ Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
Ánh trời, ánh trăng ngấn bạc vàng.
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,
Thần trong mây hề  bời bời bay xuống đó.
Hổ đánh đàn hề loan đẩy xe,
Người tiên đồng hề đông gớm ghê.”
Cuối cùng:
“Bỗng hồn kinh làm phách động
Hoảng vùng dậy mà than dài.
Tan khói mây lúc nãy,
Trơ chăn gối mình đây.”
Đã trở về với hiện thực, ông càng nhớ về thế giới thần tiên đẹp đẽ, và càng ghét thế giới hiện thực xấu xa, do đó mà cất cao lời ca khinh miệt bọn quyền quí.
Sự đả kích của Lí Bạch dối với bọn tầng lớp thống trị và sự đoạn tuyệt đối với chúng  rất dũng cảm. Nhưng ông không liên hệ mật thiết với nhân dân mà cũng không nhận thức được sự vĩ đại của họ, không tìm được sự ủng hộ của họ, nên sự phản nghịch của ông đối với giai cấp thống trị lớp trên chỉ có thể trở thành sự phản kháng cá nhân mà thôi. Đồng thời ảnh hưởng về mặt tiêu cực cả đạo gia cũng ảnh hưởng về mặt tiêu cực của tư tưởng đạo gia cũng có ảnh hưởng đối với ông. Khi phản kháng rồi thất bại, ông cũng không khỏi để lộ ra thứ tinh thần cô độc, tiêu trầm và tư tưởng “ Nhân sinh như mộng”, “ nhân thế vô thường”, rồi định uống rượu cho say, cầu tiên phỏng đạo, ngao du sơn thủy, để làm nhẹ bớt nỗi đau khổ, buồn bực của mình. Đó là mặt tiêu cực lạc hậu của ông nhưng không phải là mặt chủ đạo. Những việc như ông uống rượu, tìm tiên, ngao du sơn thủy không phải là ông thực sự say đắm những chuyện đó để  hòng  được siêu thoát, chẳng qua là mượn cơ để rủ sạch những nỗi u uất buồn giận mà thôi. Nguồn gốc của những nỗi u buồn giận dỗi đó là giai cấp thống trị lớp trên đẩy ông ra khỏi đời sống chính trị và làm cho ông không thể thực hiện lí tưởng chính trị của mình và chế độ phong kiến ràng buộc cá tính phóng túng và tự do cuả ông. Chính những cái đó làm cho nhiều bài thơ của ông mà đặc biệt là những bài có liên quan đến uống rượu tìm tiên, vẫn mang lại cho chúng ta sự cổ vũ mạnh mẽ, mặc dù ở đó nhân tố tích cực vẫn xen lẫn với nhân tố tiêu cực. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì nhân tố tích cực vẫn bao trùm lên tất cả.

5-KẾT LUẬN

Là một nhà nhân bản chủ nghĩa lớn của nhân loại, Lý Bạch đã biết dứt bỏ những ràng buộc tai hại của cuộc sống thế tục, giữ trọn vẹn thiên chân của mình đến phút chót. Triết lí sống độc đáo của ông đã tỏ ra hết sức đúng đắn.

Lí Bạch – ngoài thi tài trác việt của Lý Bạch, chính là mẫu "thi nhân hoàn thiện của mọi thời đại" mà thơ ông đã dựng nên. Phải chăng xét cả về nhân cách, đạo đức, tài năng, trí tuệ cũng như về "thuật xử thế", Lý Bạch đã đạt tới tuyệt đỉnh mà mọi thi nhân trên đời đều mơ ước?

Khác với Đỗ Phủ, một con người tài năng xuất chúng, nhưng đã bị lôi cuốn vào "cơn lốc xoáy ê chề của thời đại", trở thành một nhân vật bi kịch, Lý Bạch đã bay trên cuộc đời như một cánh đại bàng, vượt trên tầm khống chế của cuộc sống "thế tục", và trở thành tượng trưng của cái đẹp, của niềm vui sống và hạnh phúc.

Lối sống của Lý Bạch có một sức hấp dẫn không sao cưỡng được, cũng như thơ của ông, mặc dù được sáng tác theo lối "cuồng phóng", ít khi bị lệ thuộc niêm luật, nhưng vẫn khiến cho bao thế hệ con người say mê, ngưỡng mộ. Lý Bạch thật xứng đáng là "nhà thơ cổ điển số một của phương Đông".

g liên hệ mật thiết với nhân dân mà cũng không nhận thức được sự vĩ đại của họ, không tìm được sự ủng hộ của họ, nên sự phản nghịch của ông đối với giai cấp thống trị lớp trên chỉ có thể trở thành sự phản kháng cá nhân mà thôi. Đồng thời ảnh hưởng về mặt tiêu cực cả đạo gia cũng ảnh hưởng về mặt tiêu cực của tư tưởng đạo gia cũng có ảnh hưởng đối với ông. Khi phản kháng rồi thất bại, ông cũng không khỏi để lộ ra thứ tinh thần cô độc, tiêu trầm và tư tưởng “ Nhân sinh như mộng”, “ nhân thế vô thường”, rồi định uống rượu cho say, cầu tiên phỏng đạo, ngao du sơn thủy, để làm nhẹ bớt nỗi đau khổ, buồn bực của mình. Đó là mặt tiêu cực lạc hậu của ông nhưng không phải là mặt chủ đạo. Những việc như ông uống rượu, tìm tiên, ngao du sơn thủy không phải là ông thực sự say đắm những chuyện đó để  hòng  được siêu thoát, chẳng qua là mượn cơ để rủ sạch những nỗi u uất buồn giận mà thôi. Nguồn gốc của những nỗi u buồn giận dỗi đó là giai cấp thống trị lớp trên đẩy ông ra khỏi đời sống chính trị và làm cho ông không thể thực hiện lí tưởng chính trị của mình và chế độ phong kiến ràng buộc cá tính phóng túng và tự do cuả ông. Chính những cái đó làm cho nhiều bài thơ của ông mà đặc biệt là những bài có liên quan đến uống rượu tìm tiên, vẫn mang lại cho chúng ta sự cổ vũ mạnh mẽ, mặc dù ở đó nhân tố tích cực vẫn xen lẫn với nhân tố tiêu cực. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì nhân tố tích cực vẫn bao trùm lên tất cả.

5-KẾT LUẬN


Là một nhà nhân bản chủ nghĩa lớn của nhân loại, Lý Bạch đã biết dứt bỏ những ràng buộc tai hại của cuộc sống thế tục, giữ trọn vẹn thiên chân của mình đến phút chót. Triết lí sống độc đáo của ông đã tỏ ra hết sức đúng đắn.

Lí Bạch – ngoài thi tài trác việt của Lý Bạch, chính là mẫu "thi nhân hoàn thiện của mọi thời đại" mà thơ ông đã dựng nên. Phải chăng xét cả về nhân cách, đạo đức, tài năng, trí tuệ cũng như về "thuật xử thế", Lý Bạch đã đạt tới tuyệt đỉnh mà mọi thi nhân trên đời đều mơ ước?

Khác với Đỗ Phủ, một con người tài năng xuất chúng, nhưng đã bị lôi cuốn vào "cơn lốc xoáy ê chề của thời đại", trở thành một nhân vật bi kịch, Lý Bạch đã bay trên cuộc đời như một cánh đại bàng, vượt trên tầm khống chế của cuộc sống "thế tục", và trở thành tượng trưng của cái đẹp, của niềm vui sống và hạnh phúc.

Lối sống của Lý Bạch có một sức hấp dẫn không sao cưỡng được, cũng như thơ của ông, mặc dù được sáng tác theo lối "cuồng phóng", ít khi bị lệ thuộc niêm luật, nhưng vẫn khiến cho bao thế hệ con người say mê, ngưỡng mộ. Lý Bạch thật xứng đáng là "nhà thơ cổ điển số một của phương Đông".