Pages

Pages - Menu

Monday, June 8, 2015

Ý DÂM TRONG HỒNG LÂU MỘNG - NGUỒN SP VĂN K37. ĐHSP


qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
 

“Ý DÂM” TRONG HỒNG LÂU MỘNG

Nhóm Sư phạm


4/5/2014

Môn: Tác gia tiêu biểu VHTQ





 


BỐ CỤC BÀI
A.DẪN NHẬP.............................................................................................
I.Khái quát về tác phẩm Hồng lâu mộng..................................................
II.Khái niệm “ý dâm”................................................................................
B.Ý DÂM TRONG “HỒNG LÂU MỘNG”.............................................
I.Ý dâm – cái nghiệp tình ái đau thương của Giả Bảo Ngọc...................
1.“Ý dâm” đối với Giả Bảo Ngọc như là một thứ định mệnh.............
2.Ba mối tình lớn trong cuộc đời Giả Bảo Ngọc.................................
            a)Mối tình Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc......................................
            b)Mối tình Giả Bảo Ngọc – Tiết Bảo Thoa......................................
            c)Mối tình Giả Bảo Ngọc – Tập Nhân.............................................
            d)So sánh ba mối tình......................................................................
3.Từ si đến ngộ– sự giải thoát và ý nghĩa của “ý dâm”......................
II.“Ý dâm”: Phản đề với xã hội phong kiến.............................................
C.KẾT LUẬN.............................................................................................
Phụ lục: Tài liệu tham khảo


A.   DẪN NHẬP
I.      Khái quát về tác phẩm Hồng lâu mộng
Hồng lâu mộng ( Giấc mộng lầu son) còn có tên là Thạch đầu ký ( Câu chuyện hòn đá), Kim lăng thập nhị kim thoa ( Mười hai chiếc thoa vàng đất Kim Lăng) là một bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại, xuất hiện vào đời Kiền Long nhà Thanh( cuối thế kỷ XVIII ). Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn văn học vì dung lượng đồ sộ, vì sự thành thục trong phương pháp  sáng  tác, vì  âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó mang đến cho người đọc. Bộ truyện 120 hồi này do hai tác giả sáng tác, Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và dự thảo 40 hồi sau, Cao Ngạc viết 40 hồi sau dựa theo dự thảo và hoàn chỉnh bộ truyện. Cả hai đều xuất thân quý tộc, đều là người Hán nhập tịch Mãn Châu, nhưng Tào sống cuộc đời nghèo túng, cô độc và bất đắc chí, còn Cao thì đỗ tiến sĩ, làm quan con đường công danh rộng mở. Hoàn cảnh khác nhau đó làm cho hai phần tác phẩm tuy về cơ bản không có dấu vết chắp vá nhưng khuynh hướng tư tưởng có khác. Cao Ngạc để nhân vật chính đi thi, đỗ đạt và cưới vợ, có con trai nối dõi tông đường, sau đó mới đi tu chứ không như dự thảo của Tào Tuyết Cần là bỏ đi mất tích sau tình yêu tan vỡ. Cao Ngạc cũng để gia đình họ Giả được minh oan, được phục chức, cố gắng tô điểm cho bức tranh xế chiều của hai phủ Ninh, Vinh một màu sắc tươi sáng. Sự thay đổi này thể hiện sự kỳ vọng của họ Cao đối với một gia đình gia môn vọng tộc, biểu  lộ ý muốn đẩy lùi kết thúc bi kịch đang ám ảnh những đứa con trung thành của chế độ. Mặc dù vậy, xét về đề tài, tư tưởng, chủ đề, phong cách hành văn… Hồng lâu mộng vẫn là một tác phẩm thống nhất và hoàn chỉnh.
 Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng, lý tưởng cho cuộc sống... Tất cả những cái đó có mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu thời Thanh, nhưng đó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời.
Hồng lâu mộng viết về câu chuyện tính duyên trắc trở nhưng không đơn giản là bi kịch tình yêu tay ba. Tác giả có căn cứ vào cuộc đời riêng  nhưng tác phẩm không phải là “ tự truyện” , càng không phải là sự  sụp đổ của một gia đình quý tộc do     “ miệng ăn núi lở”, của “ thu ít chi nhiều”. Ý nghĩa khách quan của tác phẩm lớn hơn nhiều,âm vang sâu nặng của tác phẩm gợi cho người đọc về những vấn đề thời đại. Đọc  “ Hồng lầu mộng” chúng ta càng hiểu thêm về ý kiến của Ăngghen , ông đã cho rằng, dâm ô là bản chất của giai cấp bốc lột. Cả một bọn người sung sướng đến phát phì, nhàn rỗi đến lúc ngứa tay, ngứa chân. Chúng không còn tìm thấy niềm khoái lạc nào hơn chuyện chim chuột, dâm ô. Cái gọi là trung hiếu, tiết, nghĩa đầy rẫy trên các bức tường, bức liễn trong nhà Giã phủ là tấm màn thưa che đậy cuộc sống nhơ nhớp, hủ bại được dung túng.  Nhưng hơn thế nữa, tác phẩm  Hồng lâu mộng  không chỉ phanh phui những những cái dâm ô đáng ghê tởm của xã hội bấy giờ, bên cạnh đó, tác giả thấy được những nét đẹp còn lưu lại trong hình ảnh của những co người bấy giờ. Họ vẫn có những khát khao yêu thương, cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc chân chính cho chính bản thân mình. Họ biết yêu thương, trân trọng những người bên cạnh. Để hiểu rõ hơn về điều đó, hôm nay nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu đề tài ý dâm trong Hồng lâu mộng” để làm rõ luận điểm trong  Hồng lâu mộng không chỉ có những cái dâm  đời thường, phàm tục, ham muốn  xác thịt  để thõa mãn dục vọng của mình mà còn có những “cái dâm” tượng trưng cho tình yêu cao đẹp, trong sáng, một tình yêu cao thương, nồng cháy . Và ý dâm ở đây được hiểu là nghiệp si tình của nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển “ Hồng lâu mộng ” của tác giả Tào Tuyết Cần .
“Dâm tuy một lẽ, nhưng có ý khác. Ví như kẻ thích dâm ở đời, chẳng qua là ưa thích nhan sắc, ưa hát múa, cười cợt không chán, mây mưa không kể ngày giờ, luôn luôn tiếc không đủ gái đẹp trên đời để thỏa cái hứng thú chốc lát của mình, những người như thế chỉ là vật ngu xuẩn, lạm dụng cái dâm ngoài da mà thôi. Còn như công tử, phận trời sinh ra đã sẵn một nghiệp si tình, bọn tôi cho là ý dâm. Duy hai chữ "ý dâm", chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội, chứ không thể bảo lấy miệng cho nhau được, chỉ có thể lấy tinh thần mà thông cả chứ khôn thể công tư có riêng hai chữ đó"
Cốt truyện của Hồng lâu mộng
Hồng lâu mộng  xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Thanh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Ninh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử ; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên "Thông linh Bảo Ngọc", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Lâm Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.
Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở.
Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ. Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Cho nên nàng thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, tâm hồn nàng như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột. Nàng cho rằng Giả Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi đó, Tiết Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Giả Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Tiết Bảo Thoa, "gần cô chị thì quên khuấy cô em"; song dần dần, nhận thấy Tiết Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân", nên Giả Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Lâm Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.
Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu thấy không phải Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Giả Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một "giấc mộng trong lầu son" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào. Cũng có một kết thúc khác là Giả Bảo Ngọc chấp nhận sống với Tiết Bảo Thoa, sinh được con trai nối dõi, chăm chỉ học hành thi đỗ cử nhân rồi xuất gia nhưng cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.
I.                   Khái niệm “ý dâm”.
Trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”, hồi V, khi Giả Bảo Ngọc gặp tiên Cảnh Ảo, Cảnh Ảo đã đưa ra khái niệm về “ý dâm”:
“Dâm tuy một lẽ, nhưng có ý khác. Ví như kẻ thích dâm ở đời, chẳng qua là ưa thích nhan sắc, ưa hát múa, cười cợt không chán, mây mưa không kể ngày giờ, luôn luôn tiếc không đủ gái đẹp trên đời để thỏa cái hứng thú chốc lát của mình, những người như thế chỉ là vật ngu xuẩn, lạm dụng cái dâm ngoài da mà thôi. Còn như công tử, phận trời sinh ra đã sẵn một nghiệp si tình, bọn tôi cho là ý dâm. Duy hai chữ "ý dâm", chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội, chứ không thể bảo lấy miệng cho nhau được, chỉ có thể lấy tinh thần mà thông cả chứ khôn thể công tư có riêng hai chữ đó"
Như vậy, ở đây ý dâm được hiểu là nghiệp si tình của Giả Bảo Ngọc, nó trái ngược hoàn toàn với cái “dâm ngoài da”, là cái nhục dục tầm thường của người đương thời. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm sẽ triển khai “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc theo 2 hướng:
Thứ nhất, khái niệm “ý dâm” được đưa ra trong bối cảnh Giả Bảo Ngọc lên chốn bồng lai cảnh ảo để giác ngộ về “si”, thông qua lời hát có ý cảnh tỉnh của các tiên nữ để từ bỏ nghiệp ái tình, nhưng vẫn không thoát được, lại lối ở cõi Mê. Như vậy, “ý dâm” chính là một thứ “nghiệp” theo triết lý nhà Phật. “Nghiệp” bắt đầu từ si, vì si nên sinh ra đau khổ, ở đây Giả Bảo Ngọc phải trái qua hết cái nghiệp đó, đi đến tận cùng đau đớn, thì mới có thể giải thoát. Tư tưởng của tác giả về ái tình cũng được thể hiện rõ.
Thứ hai, “ý dâm” được đặt trong thế đối lập với “dâm”, “ý dâm” chỉ riêng Giả Bảo Ngọc có. Cái dâm tầm thường thì gặp được ở rất nhiều nhân vật nam khác như Giả Thụy, Giả Liễn – những gương mặt tiêu biểu cho  tầng lớp quan lại phong kiến đương thời, là sản phẩm sản sinh từ một xã hội phong kiến đang đến hồi suy tàn. Như vậy ở đây, “ý dâm” trở thành một phản đề với những giá trị phong kiến đương thời, vạch mặt những xấu xa, hủ bại, tha hóa; đồng thời đề cao khát vọng tự do yêu đương, tình thần dân chủ.
B.   Ý DÂM TRONG “HỒNG LÂU MỘNG”
I.                  Ý dâm – cái nghiệp tình ái đau thương của Giả Bảo Ngọc.
1.     “Ý dâm” đối với Giả Bảo Ngọc như là một thứ định mệnh
Theo lời tiên Cảnh Ảo ở cõi cảnh ảo, thì “ý dâm” chính là duyên nghiệp của Giả Bảo Ngọc. “Ý dâm” rất khác với “dâm”. Nếu “dâm” chỉ là cái ham muốn xác thịt tầm thường thì “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc còn có cái tình trong đó. Nặng tình, thì tình hóa thành nghiệp, mang đau thương cho bản thân và cho biết bao người. Cái nghiệp tình của Giả Bảo Ngọc, hay nói cách khác, “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc, giống như một thứ định mệnh đã được dự báo từ rất sớm.
Ở hồi 1, khi còn là hòn đá vá trời do Nữ Oa luyện thành, dòng thơ nhà sư khắc lên tảng đá trời cho đã báo hiệu một nghiệp duyên tình:
“Không có tài lên vá trời xanh
Uông sinh vào đời bằng ấy độ
Sự việc trải kiếp trước kiếp sau
Mong ai chép lấy làm chuyện lạ.
Không Không Đạo nhân khi xem những dòng chữ trên hòn đá, đã nhận xét: “Trong này, chẳng qua chỉ kể chuyện mấy cô gái, hoặc tình, hoặc có chút tài nhỏ khéo vặt.”
Khi Giả Bảo Ngọc mới sinh ra, cha hắn là Giả Chính bày biện trước mặt hắn rất nhiều món đồ, nhưng những gì hắn lấy chỉ có son và phấn, khiến cha hắn rất tức giận.
Định mệnh ấy sớm hình thành ở Giả Bảo Ngọc một tính cách đặc biệt: Ghét đàn ông, đặc biệt yêu thích nữ giới. Khi nhỏ hắn luôn tâm niệm: “Xương thịt con gái là thứ làm bằng nước, xương thịt con trai là thứ làm bằng bùn. Tôi trông thấy con gái thì thấy lòng khoan khoái, cứ trông thấy con trai thì thấy tanh kinh người”.
“Ý dâm” quả thật đã tạo ra một Giả Bảo Ngọc với tính cách rất khác thường, một “kẻ nổi loạn” giữa lòng xã hội phong kiến. Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một vị chủ tử  - thuộc dòng dõi cao quý, tầng lớp trên, lại chịu lép vế trước kể hầu người hạ - vốn thuộc tầng lớp dưới.
Quan hệ chủ - tớ trong xã hội phong kiến có thể nói rằng rất gay gắt, quy củ. Kẻ hầu người hạ nhất nhất phải tuân phục chủ nhân, có khi chủ nhân muốn đánh, muốn phạt, cũng không được phản kháng. Ví như nàng Phượng Thư trong cơn ghen mắng thằng người hầu biết chuyện chồng lấy vợ bé bên ngoài mà không nói, còn dọa đánh gãy chân nó, mà nó cũng chỉ biết quỳ lạy khóc lóc van xin, ta có thể hiểu mối quan hệ ấy khắc nghiệt đến thế nào.
Vậy mà chàng Giả Bảo Ngọc của chúng ta, trước người hầu kẻ hạ thì cứ “chị chị - tôi tôi”, cười cười nói nói, để họ bỡn cợt, như lời nhận xét của nhiều người, “chịu lép vế” trước họ. Có khi mắng người hầu, rồi lại dỗ dành ngay, như lời của hắn nói với Tình Văn:
“Chị càng ngày càng làm nũng. Sớm nay đánh rơi cái quạt, tôi nói vài câu, thế mà dám cãi lại những lời như vậy. Chị nói tôi đã đành, chị Tập Nhân có bụng tốt đến can, chị nói tôi đã đành, chị Tập Nhân có bụng tốt đến can, chị lại vặc luôn cả với chị ấy.”
Chính “ý dâm”, lòng trân quý phụ nữ khiến đôi khi trong mắt mọi người Giả Bảo Ngọc có phần kì dị. Dì ba nhà họ Vưu kể về hắm khi gặp trong một đám tang, cứ thấy hắn chắn đường các vị sư, ai cũng cho rằng hắn không bình thường, nhưng kì thực hắn có cái lí của mình: sợ quần áo sư không sạch, sẽ làm ô uế đến chị em.
Giữa lòng xã hội phong kiến Trung Quốc nam nhi phải tam cương, ngũ thường, phải có công danh có chí lớn, thì Giả Bảo Ngọc quả là một nhân vật lạ thường. Cái lạ thường điển hình cho chữ “kì”, đặc điểm thu hút lớn của tiểu thuyết Minh Thanh. Tính cách của Giả Bảo Ngọc cũng có những điểm rất tích cực. Trước hết đó là sự trân trọng người phụ nữ, sự trân trọng có khi là thái quá, có khi là cực đoan, có khi là kì dị. Nhưng có sao, đó là sự yêu quý thực lòng, nhất trong xã hội phong kiến địa vị của người phụ nữ không được đề cao, đối với một bộ phận đàn ông họ chỉ là thứ đồ mua vui, thì tình cảm trân trọng ấy càng đáng quý biết bao.
Nhưng tính cách đó cũng là một cái nghiệp. Nó báo trước sẽ mang bất hạnh đến cho Giả Bảo Ngọc và những người con gái khác. Quả thật vậy, những “bóng hồng” bước qua cuộc đời chàng công tử họ Giả không ít thì nhiều đều có những bất hạnh riêng. Lâm Đại Ngọc trong mối tình với Giả Bảo Ngọc mà chết tức tưởi. Bảo Thoa rơi vào bi kịch tình yêu dở dang. Ngay như cô hầu Kim Xuyến, chỉ vì một chút trêu đùa của Giả Bảo Ngọc mà đến nỗi phải tự vẫn.
Một người yêu thương phụ nữ, trân quý phụ nữ, thậm chí hạ mình để tà áo người con gái không bị bẩn, cũng chính con người ấy lại gây ra đau thương cho biết bao người phụ nữ. Phải trăng là nghịch lý? Ta thấy ở đây thể hiện tư tưởng về số mệnh. Tất cả mọi sự việc xảy ra đều nằm ngoài ý muốn của Giả Bảo Ngọc. Hắn tất nhiên không muốn mang đến đau khổ cho bất kì ai, và chính bản thân hắn, trước mỗi nỗi đau, trước mỗi cái chết cũng lãnh về mình những nỗi đau, những giọt nước mắt. Ở đây, cái tình đã thành cái nghiệp. Ta có cảm tưởng có một thế lực vô hình chi phối tất  cả, một sức mạnh siêu hình vô biên sắp đặt số phận cho từng nhân vật, đẩy họ vào những nỗi đau. Tình càng sâu đậm, càng đau. Ham muốn càng mãnh liệt, số phận càng bất hạnh.
Như vậy, ở đây, tình chính là nghiệp, nghiệp bắt đầu từ si, từ dục. Si càng đậm, dục càng mạnh, thì con người ta càng đau khổ. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn, tuần hoàn, là bể khổ, là nỗi đau không bao giờ dứt. Như trong triết lý đạo Phật, “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc chính là một thứ duyên khởi, mà để vượt qua nó, con người phải trải đến tận cùng nó để đau đớn đến tận cùng trong nó, để rồi từ sắc biến thành không, con người mới có thể tìm thấy sự giải thoát đích thực.
2.                 Ba mối tình lớn trong cuộc đời Giả Bảo Ngọc
a.                 Mối tình Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc
Mở đầu tác phẩm qua lời của Không Không Đại sư trong mộng ảo của Chân Sỉ Ẩn:
“Bên bờ sông Linh Hà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây Giáng Châu được Thần Anh làm chức chầu chực ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận đói thì ăn quả “Mật Thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Gần đây, Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh ảo ghi sổ. Cảnh ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để kết liễu câu chuyện. Nàng Giáng Châu nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trang trải xong!”. Vì thế dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần, để kết liễu án đó”.
Có thể thấy, mối tình cây-đá ­­­­giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc xuyên suốt qua toàn bộ tác phẩm Hồng Lâu Mộng, làm nên chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này.Ở họ có dường như có duyên nợ từ tiền kiếp.Thật vậy,Nữ Oa luyện để vá trời nhưng đã bỏ sót lại một tảng đá, tảng đá ấy gặp được các vị chân nhân, sau này được đầu thai làm người, đó là cái duyên với trần thế. Tảng đá ấy được đưa đến Cung Xích Hà, gặp cây tiên thảo, đó là duyên trời định giữa tảng đá Tam Sinh và cây tiên thảo. Tảng đá hóa thành chàng Thần Anh hàng ngày tưới nước cam lộ cho cây tiên thảo, giúp cây tiên thảo hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời và biến thành nàng Giáng Châu; rồi cả chàng trai và cô gái cùng muốn trần hóa kiếp làm người, đó là nhân duyên do họ tự tạo nên.
    Tảng đá sau này đầu thai làm Giả Bảo Ngọc, còn cây tiên thảo là Lâm Đại Ngọc. Phải chăng cây tiên thảo có "duyên" với tảng đá, nàng Giáng Châu có "duyên" với chàng Thần Anh, còn giữa Đại Ngọc và Bảo Ngọc chẳng phải là có "duyên", mà âu cũng chỉ là một chữ "nợ"? Nàng Giáng Châu biết chàng Thần Anh cũng muốn xuống trần làm người nên đã nguyện hóa kiếp làm cô gái, lấy nước mắt để trả ơn mưa móc của chàng trai, đó chính là trả món "nợ tình". Việc đầu thai xuống trần của họ đã kéo theo bao chuyện phong lưu oan nghiệp, đó là cái "nợ". Cuộc sống chốn trần gian của họ cũng chẳng được vui sướng gì, cuối cùng cả hai đều phải chịu kết cục bi thảm, đó là bởi họ phải trả cái "nợ đời", cái nợ với nhân gian. Đúng là Đại Ngọc và Bảo Ngọc "có duyên tiền kiếp", còn ở kiếp này, cái kiếp người trong Giả phủ thì họ chỉ có "nợ" mà thôi, một mối nợ oan nghiệt và đầy nước mắt.
           Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc là hai anh em cô cậu ruột, cùng ở chung một nhà từ bé. Lớn lên, vì Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở trong vườn Đại quan cùng với đám “quần thoa”, nên anh ta và Đại Ngọc gần gũi nhau. Nhưng đây không phải là câu chuyện “lửa gần rơm...”. Đây cũng không phải chỉ là câu chuyện “tài tử giai nhân là nợ sẵn”. Tình yêu của họ còn có nguyên cớ sâu xa hơn nhiều.                      
Giả Bảo Ngọc ngay từ đầu, khi chưa xuất hiện là đã đuợc nói đến với một tính cách khó hiểu, tốt xấu lẫn lộn, không ai đoán đuợc. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Một mặt , chàng là một người yêu cái đẹp, trân trọng và giữ gìn cái đẹp. Chàng nâng niu chiều chuộng những người con gái đẹp .Đó không phải là sự dâm dục mê muội tửu sắc, mà là sự trân trọng, biết thưởng thức cái đẹp nơi chàng.Ta có thể dễ dàng nhận thấy cử chỉ ân cần chăm sóc của chàng đối với Tình Văn khi cô bị bệnh : " Thế sao được ? Chị vừa mới đỡ mệt một tí, đã làm việc sao được ?, " Bảo Ngọc ngồi bên cạnh, lúc hỏi có muốn uống nước không? Lúc bảo hãy nghĩ một tí. Lúc lấy áo da khoác lên lưng hoặc lấy gối cho cô ta dựa ..." ( HLM, Tập I, hồi 52) ; hay khi ân cần hỏi mượn Tập Nhân cái quần đỏ thạch lựu mới cho Hương Lăng mặc tạm khi cô bị Đậu Quan kéo xuống một vũng nước mưa, đồ hãy còn nước bẩn đương rỏ từng giọt :" Chị cứ đứng đây, đừng đi vội. Nếu không thì cả áo lót, quần đùi và giày cũng dính bùn đấy.Tập Nhân có may một cái quần giống hệt như thế. Nhưng vì chị ấy có tang, chưa mặc đến. Tôi sẽ lấy cho chị đổi, có được không" ( HLM, Tập II, hồi 62) ; cử chỉ lo lắng của chàng dành cho Đại Ngọc cũng nói lên được điều đó...Bên cạnh đó, chàng có một cuộc sống phóng túng , không thích học hành , không thích đeo đuổi công danh, suốt ngày chỉ thích chơi đùa cùng bọn chị em trong vườn nghe hát uống rượu và mở thi xã.Cuộc sống đối với chàng như thế là thích rồi.Nhưng mặt khác, chàng lại bị sự quản thúc kìm kẹp từ phía gia đình họ Giả. Chàng bị quản thúc từ việc học, việc chơi, việc người hầu ...cho đến đỉnh điểm là ngay cả tương lai , việc lấy vợ của chàng cũng được họ định đoạt. Nếu như một người phóng túng khác, họ sẽ đứng lên , không chịu nhún nhường , nhưng ở đây, chàng cam chịu chấp nhận với tất cả những phẫn uất dồn nén trong mình .Và những phẫn uất ấy cứ lớn dần theo tình tiết truyện cho đến khi chàng tìm được sự giải thoát cho mình.
Đại Ngọc vì gia cảnh đến ở nhờ trong phủ họ Giả, tuy là cháu ngoại đấy, nhưng vẫn bị Giá mẫu xem là “người ngoài”: “nữ nhân ngoại tộc”. Cái mặc cảm “ăn bám ở nhờ” luôn luôn làm nàng đau khổ - nàng vốn là người nhiều tự ái là người nhạy cảm, khó hòa hợp với chung quanh và do đó cô đơn. Lâm Đại Ngọc là một nguời hay xét nét, để bụng nhưng bản chất cô lại là một nguời tốt. Đây không phải là kiểu nữ nhân vật chính lúc nào quan tâm, chăm sóc cho mọi nguời, lúc nào đặt lợi ích của nguời khác lên trên bản thân mình giống như hình tuợng các nhân vật nữ chính trong các  tác phẩm khác.Ngược lại, Đại Ngọc luôn để ý, xét nét từng cử chỉ , nét mặt, điệu bộ , giọng nói của người xung quanh. Vú Lý khi nghe nàng nói cũng phải vừa buồn cười vừa nói :" Những lời nói của cô Lâm thật là sắc hơn lưỡi dao." Còn " Bảo Thoa cũng nhịn không nổi , béo má Đại Ngọc một cái, cười nói: Thật đấy, Chỉ cô Tần này hễ mở mồm ra là làm cho người ta giận không giận được, mà vui cũng chẳng thành vui." ( HLM, tập I, hồi 8). Cô còn là một người tự ti đa sầu đa cảm ; nhìn sự việc của người khác , nhìn những thứ người ta có mà mình không có thì lại buồn tủi, giận hờn , khóc lóc. Ta có thể thấy điều đó khi Nguyên phi ban thưởng quà cho nhà họ Giả, trong số các chị em chỉ có Bảo Ngọc và Bảo Thoa có số quà tặng giống nhau và nhiều hơn những chị em khác, biết điều đó và biết rõ tính tình của Đại Ngọc , Bảo Ngọc chia bớt phần quà của mình cho Đại Ngoc thì bị cô nói cạnh khóe , tỏ ý không cần nhưng thực ra nàng rất khó chịu , tủi thân.
Lâm Đại Ngọc là một nguời hay xét nét, để bụng nhưng bản chất cô lại là một nguời tốt. Cô không chú ý , quan tâm đến suy nghĩ của người khác để điều chỉnh lời nói của mình, cô cứ nói những lời thật lòng mình, những gì mình nghĩ mà không hề để ý xem lời nói cử chỉ đó có làm người khác phật lòng hay không, người khác có vui không . Cho thấy nàng là một người thật thà, nghĩ gì nói đó, không có toan tính trong bụng.
          Nàng yêu Bảo Ngọc, nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt...
“Bảo Ngọc cười nói:
 - Tôi là người nhiều sầu, nhiều bệnh, cô là trang nghiêng nước nghiêng thành.
Đại Ngọc nghe thấy câu ấy, mặt và tai đỏ bừng lên, lập tức dựng ngược lông mày, như cau lại mà không phải là cau, trố hai con mắt, như trợn mà không phải trợn. Má đào nổi giận, mặt phấn ngậm hờn, trỏ vào mặt Bảo Ngọc:
- Anh nói bậy, muốn chết đấy! Dám đem những lời lẳng lơ suồng sã lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mách cậu mợ đấy”. (tập I)
Điều đó làm cho nàng trở nên đáng yêu và tội nghiệp, làm cho nàng trở nên nhiều nữ tính hơn. Không một nét giả dối, nàng là một nhân vật đã hiện ra với chiều sâu tâm lý đa dạng, được bộc lộ qua tình yêu, qua những quan hệ khác. Phút cuối cùng nàng nghe nói Bảo Ngọc sắp lấy vợ, và người được chọn sẽ là người trong phủ, nàng chắc người đó sẽ là mình, chứa chan hy vọng, và từ đau buồn tuyệt vọng, trong ốm đau, nàng trở lại sống linh hoạt, tươi đẹp... Ai hay đó là phút nàng ở gần sự kết thúc nhất. Sự mâu thuẫn trong nàng không những không làm cho độc giả ghét mà ngược lại, càng làm cho nàng thêm đáng yêu, tội nghiệp.
Cặp đôi này giống nhau về sở thích. Giả Bảo Ngọc ghét con trai, chỉ thích suốt ngày ở bên các chị em để nói chuyện, chơi đùa bởi chàng phát hiện ra tâm hồn cao đẹp của người con gái. Lâm Đại Ngọc thì xem đàn ông là bọn trai thối “xú nam nhân” trừ Bảo Ngọc ra nàng khinh tất cả những đồ vật mà bọn con trai đã chạm đến. Một lần,  Bắc Tĩnh Vương cho Bảo Ngọc dây thắt lưng, Bảo Ngọc đưa cho Đại Ngọc và nàng ném đi biểu thị cương quyết bảo vệ sự trong trắng của phái nữ .
Cả hai đều là người có tâm hồn giàu tình cảm, cảm thông với số phận hẩm hiu của Kim Xuyến, Tình Văn, Vu Như Thị, Tần Khả Khanh…Sống với a hoàn nhưng xem họ là bạn đùa nghịch, lo lắng, chăm sóc nhau. Tác giả miêu tả tâm hồn họ đa cảm đến mức ba lần miêu tả cảnh hai nhân vật này chôn hoa. Đại Ngọc chôn hoa và làm thơ, khóc cho hoa cũng là khóc cho đời và cho mình:
Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ
Sau này ta chết ai là người chôn
Họ đều tìm kiếm tình yêu tự do không bị ràng buộc “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Tình yêu của đôi Song Ngọc  không phải là tình yêu kiểu tài tử, giai nhân, họ yêu nhau trước hết là do sự cảm thông, gần gũi và chân thành. Họ chỉ làm theo tiếng gọi của trái tim, không tin vào “ kim ngọc lương duyên”  ghét cái gọi là đá vàng hay kỳ lân…Họ yêu nhau, hờn giận và quan tâm nhau. Lâm Đại Ngọc bệnh mà chết vì yêu, Giả Bảo Ngọc điên loạn ngốc nghếch cũng vì không đi được đến đích của tình yêu.
Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc còn có sự thống nhất về lý tưởng. Giả Bảo Ngọc không thích học tập chữ nghĩa thánh hiền, trốn học, xem thường những con mọt sách, mọt công danh, đã có lần chàng nói với Đại Ngọc “ Cô còn nhắc đến việc đi học làm gì, tôi ghét cái trò đạo học ấy rồi. Buồn cười nhất là thứ văn bút cổ, người ta dung nó để lừa bịp, bòn chút công danh, kiếm miếng cơm ăn, nói thế còn được, Bây giờ lại bảo thay lời thánh hiền cơ. Nhiều lắm cũng chỉ đem kinh truyện ra nhồi nhét vào đầu thôi. Buồn cười hơn nữa là thật ra có kẻ trong bụng rỗng tuếch, chỉ vơ chỗ nọ, bỏ chỗ kia, làm lếu láo thế mà lại cho mình học sâu rộng, làm thế đâu phải là phát triển đạo lý của thánh hiền! Bây giờ cha tôi nhất thiết bảo tôi học cái ấy, tôi đã không dám cãi thế mà cô còn nhắc chuyện đi học à”.Lâm Đại Ngọc thật ra cũng rất khinh con đường học tập thi cử ấy, nàng không một lần khuyên Bảo Ngọc học hành để lập công danh. Đã có lần nàng nghe Bảo Ngọc nói với Tập Nhân và Sử Tương Vân “ Cô Lâm có bao giờ nói câu nhảm nhí ấy đâu nếu có nói ta đã rời xa cô ấy lâu rồi”, nàng biết mình đã không chọn nhầm người. Như vậy, trong khi cả nhà chờ mong Bảo Ngọc học giỏi thi đỗ, làm quan giữ nếp nhà…, thì Bảo Ngọc lại chán ngấy cái con đường mòn nhàm chán đó, và người hiểu anh duy nhất là Đại Ngọc. Có lẽ chính vì những điều đó mà họ yêu nhau mặc dù giữa họ còn có Tiết Bảo Thoa, hơn hẳn Đại Ngọc về mặt gia thế công dung ngôn hạnh.
Giống nhau dường ấy nhưng họ lại có những điểm khác biệt nhau. Giả Bảo Ngọc là bảo bối của Giả phủ rất được chiều chuộng, tất cả mọi người trong nhà đều yêu thương,  quen biết nhiều, có nhiều bạn,  được thực hiện những sở thích nhỏ, chơi bời như một công tử tự do. Nhưng Lâm Đại Ngọc lại khác, nàng chỉ thích ngồi một mình, lặng lẽ, không thích tụ họp, vui vây, nàng nói: “Người ta có lúc hợp thì phải có lúc tan, lúc hợp thì vu, lúc tan tránh sao khỏi buồn? Đã buồn sẽ đâm ra nhớ, chi bằng không hợp thì hơn…” Đối lập với Bảo Ngọc chỉ muốn “ người ta hợp mà đừng tan, hoa thường nở mà đừng tàn, khi tiệc hoa tàn dù có thương tiếc muôn phần cũng không thể níu lại.” Ngoài ra nếu Bảo Ngoc sống trong cảnh sum vầy bên đại gia đình thì Đại Ngọc thật đáng thương, mồ côi mẹ từ rất sớm, không chị em, cha bận việc quan nàng đến sống ở Giả phủ với thân phận ở nhờ côi cút, khi mất cha nàng chi biết nương nhờ bên ngoại thế nên nàng luôn mặc cảm về thân phận mình, khiến cho nàng thường hoài nghi, kiêu kỳ cô độc không cảm thấy thoải mái.
Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc có rất nhiều điếm giống nhau, khi nhắc đến Lâm Đại Ngọc thì người đọc nhớ ngay đến Giả Bảo Ngọc và ngược lại nhưng mỗi người lại có một ranh giới khác biệt về tính cách đó là cái giống mà khác, cái khác trong cái giống.
Chính vì thế mà cho dù Bảo Ngọc sống giữa đám a hoàn nhan sắc, những Tập Nhân, Tình Văn... những người này là những phụ nữ xuất thân từ tầng lớp dưới, được họ Giả mua về hầu hạ, nhưng đó là những người có tình, có phẩm chất tốt đẹp. Họ chính là mót bức màn ngăn bụi trần của phủ Vinh quốc đầy dẫy những hạng đàn ông ô trọc. Bảo Ngọc cảm nhận được thực chất vị tha, quên mình đầy dịu dàng của họ, anh ta như một người được vây bọc bởi sự tận tụy, thương yêu... của những nữ tỳ - đồng thời cũng là “nữ thần” này. Do đó không lạ gì mà Bảo Ngọc đã nêu lên cái “nguyên lý nữ tính” rất xa lạ với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của xã hội phong kiến: “Xương thịt con gái là nước kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bấn”. Bảo Ngọc cũng mến Bảo Thoa, gần nàng, anh chàng đôi lúc cũng thấy xiêu xiêu, quả có như lời Lâm Đại Ngọc “gần cô chị thì quên khuấy cô em”! Nhưng, Bảo Ngọc chỉ yêu có Đại Ngọc thôi. Đại Ngọc kiều diễm, yếu đuối, là một tâm hồn dễ cảm xúc, một tâm hồn nhạy cảm và phong phú - đó là một tâm hồn thơ đích thực; và đó là điều mà họ gặp nhau.
Tuy nhiên,trong tình yêu này, họ chưa được hưởng bao nhiêu hạnh phúc, chưa nếm mật ngọt tình yêu, họ đã linh cảm thấy mật đắng của đời! Họ luôn luôn bị bủa vây trong trùng điệp của mạng lưới phong kiến. Họ không phải là người quyết định được tình yêu của mình. Mối tình Bảo Ngọc- Đại Ngọc không được phép biểu hiện tự do bởi nó là trái với “luân thường đạo lý”. Tiêu chuẩn đạo đức phong kiến không chấp nhận chữ “dâm”, không chấp nhận ái tình nam nữ.Cuối cùng, Giả mẫu và bọn phu nhân trong phủ họ Giả đã quyết định! Họ đã chọn Tiết Bảo Thoa cho Bảo Ngọc. Và một khi đã chọn, họ đã nhẫn tâm theo kế “đánh tráo” của Phượng Thư. Bảo Ngọc cứ yên trí là “cưới em Lâm”, hóa ra lúc giở khăn che mặt, lại là Bảo Thoa; Bảo Ngọc lúc bấy giờ mới bật ngửa, mà Lâm Đại Ngọc thì sau cơn ốm nặng, đã chết trong niềm đau đớn, oán hận bằng đốt thơ, đốt khăn tặng trong lúc cả nhà mừng đám cuởí của người mình yêu! Kết thúc tấn bi kịch này, Bảo Ngọc trốn nhà đi tu; và Bảo Thoa làm một người góa phụ trẻ đau khổ.
           Mối tình cây-đá, một hồi kết bi thương cho chuyện tình trót sinh ra trong thời đại phong kiến. Xen lẫn với bi thương, u uất là những hạnh phúc mơ mộng, nhỏ nhoi của người con gái mang mệnh cây. Giả mẫu và Vương phu nhân dẫu biết tâm tình Bảo Ngọc- Đại Ngọc, song không chấp nhận tác hợp cho họ, bởi tình yêu trong quan điểm của giai cấp phong kiến không có chút nghĩa lý gì. Họ không chọn Đại Ngọc làm dâu, mà chọn Bảo Thoa vì nghĩ đến lợi ích của gia đình chứ không phải vì hạnh phúc lứa đôi. Chính cuộc hôn nhân được sắp xếp đó đã gây nên cái chết đau đớn của Đại Ngọc.
b.                Mối tình Giả Bảo Ngọc – Tiết Bảo Thoa
Ngoài việc xây dựng thành công cặp đôi Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc rất tinh tế và độc đáo ra, Tào Tuyết Cần còn tạo dựng được mối tình si của Bảo Ngọc và cô nàng Tiết Bảo Thoa xinh xắn, yêu kiều. Và như phần đầu có nói, “ý dâm” ở đây là những mối si tình của Giả Bảo Ngọc, chính vì thế giờ đây chúng ta cùng đi tìm kiếm chuyện tình của cặp đôi này như thế nào?
Tiết Bảo Thoa là người phụ nữ truyền thống. Năm 1954, Lý Hy Phàm cho đăng bài trên tạp chí Tân quan sát kỳ 23 có đoạn “Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau….Bảo Thoa là kẻ kiên quyết bảo vệ chế độ phong kiến, có đầy đủ “đức” và “tài” như yêu cầu của lễ giáo phong kiến”.
Cô không lớn tuổi hơn Bảo Ngọc và Đại Ngọc  nhiều, nhưng phẩm cách của cô rất đứng đắn, phong tư lộng lẫy, cách cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời nên rất được mọi người yêu quý. Cô lên kinh đô là để chờ cơ hội tuyển vào cung, đó là mong ước chung của biết bao cô gái truyền thống, họ nghĩ rằng được phục vụ vua là một đặc ân to lớn. Bảo Thoa hiện lên xinh đẹp trong những cái giản dị đời thường, không cầu kì bởi phấn sáp “Bảo Thoa..đầu vén, tóc đen nhánh, mặc áo bông màu gụ, cái khoác vai màu tím nhạt viền kim ngân tuyến, quần lụa bông lót màu vàng tất cả đều đã rung rúc, giở cũ giở mới, nhìn không có vẻ xa hoa mà lại thêm nhũn nhặn, môi không tô mà đỏ, mày không kẻ vẫn xanh, mặt như mâm bạc, mắt sáng long lanh”. Và cô còn đẹp hơn biết bao nhiêu trong ngày lễ cưới :
“Vẻ thanh nhã bông sen chưa rủ,
Dáng yêu kiều hoa hạnh khói lồng”
Cái nét đẹp ấy, đôi lúc cũng làm Bảo Ngọc phải ngây dại, “Bảo Ngọc ngắm nghía dáng điệu của Bảo Thoa, thấy da mặt nõn nà, khóe mắt long lanh, không đánh sáp mà làn môi vẫn đỏ, không kẻ mày mà nét mặt vẫn xanh…Bảo Ngọc bất giác đứng ngẩn người ra”.
Không những có một sắc đẹp tự nhiên trời phú mà Bảo Thoa còn có cả cho mình một kho tàng kiến thức và ứng xử rất tốt. Như lúc chơi xúc xắc với Giả Hoàn, Hương Lăng và Oanh Nhi, cô biết rằng Giả Hoàn chơi gian nhưng lại ứng xử rất khéo léo “Có lẽ nào các cậu lại nói dối”. Rồi sợ Bảo Ngọc trách mắng Giả Hoàn, Bảo Thoa cũng nhanh chóng tìm cách che giấu. Một chi tiết nhỏ thôi, nhưng ta cũng thấy rõ hình ảnh một Tiết Bảo Thoa biết suy tính thấu đáo.
Bảo Thoa rất tinh tế, cô biết cách nhìn nhận, đánh giá người khác. Trong khi lần đầu nói chuyện với Tập Nhân cô đã nhận ra ngay được một điều “Đừng nên coi thường con bé này. Nghe nó nói xem ra cũng có chút kiến thức”. Trong khi nói chuyện với người khác cô ấy không quên “để ý xem xét lời ăn tiếng nói và tính tình của con người”.
Bảo Thoa ngay từ ban đầu đã có ý thức sửa soạn đúng với thân phận tiểu thư danh giá, cô khéo léo lấy lòng mọi người. Vào dịp sinh nhật của cô, Giả Mẫu đã cho tổ chức một bữa tiệc thật vui. Khi được mọi người cho phép chấm bài nghe hát, cô ấy toàn chấm những bài vui nhộn mà Giả Mẫu thích. Điều đó càng làm cho mọi người quý cô ấy hơn. Chính Giả mẫu cũng phải khen rằng “trong bốn đứa cháu nhà này, không ai bằng được cháu Bảo Thoa”. Hay khi nhận xét về Đại Ngọc, Giả mẫu cũng nói “..Về mặt thông minh nó cũng chẳng thua kém con Bảo là mấy, nhưng về mặt biết rộng, bao dung đối với người khác thì không được như con Bảo”. Ngay cả một người khó tính hay ghen ghét đố kị như dì Triệu cũng phải thừa nhận “cô biết cách ăn ở, cư xử rộng rãi”. Không những thế, mà kể đến cả Đại Ngọc, một người luôn bị người khác cho là nhỏ nhen ích kỉ, cũng có lúc phải cảm thương cho Bảo Thoa. Biết được điểm yếu của Đại Ngọc là sự cảm thương cho người khác, Bảo Thoa đã viết thư cho Đại Ngọc, đánh động vào tâm lí của nàng ta: “Đại Ngọc xem xong, khôn xiết thương cảm.”.
Không những biết cách lấy lòng người khác, mà cô còn biết dùng thuật “ve sầu lột xác” để đẩy nạn sang Đại Ngọc. Đó là lúc Bảo Thoa nghe được những chuyện tế nhị, xấu xa của Hồng Ngọc và Trụy Nhi, cô đã giả bộ như đang đi tìm Đại Ngọc mà không nghe thấy gì. Quả thật, sự nhanh nhẹn trong cách ứng biến đã giúp ích không ít trong cuộc đời của cô.
Tuy là mang thân phận nữ nhi sống trong cảnh xã hội phong kiến, nhưng cô rất thích đọc sách và đặc biệt có tầm hiểu biết rất rộng. Cô không chỉ am hiểu về thơ văn, thêu thùa mà còn cả về hội họa, ca hát, đoạn nào vui, đoạn nào hay cô đều nhớ cả. Hơn thế nữa, cô còn am hiểu về các loại thuốc, khi Đại Ngọc bị bệnh cô khuyên không nên dùng nhiều nhân sâm và nhục quế, những loại thuốc này vị nóng quá sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Khi mẹ bị bệnh vì bị Kim Quế trêu tức, cô ấy cũng không cần đến thầy thuốc mà tự mình kê đơn sai người sắc. Là một cô gái tài năng, nhưng cô là một người khuôn phép theo đúng lễ giáo phong kiến, nên chính cô cho rằng “con gái không có tài ấy là có đức”. Ngay cả chuyện hỷ sự cả đời của cô, cô cũng không tự quyết định. Theo lễ giáo của xã hội phong kiến lúc bấy giờ thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Khi nghe mẹ nói về hôn sự giữa cô và Bảo Ngọc, cô nói “việc của con gái là do ba mẹ làm chủ; giờ cha con mất rồi mẹ nên làm chủ lấy; không nữa thì hỏi anh con, sao hỏi con”. Mặc dù, ttrong thâm tâm, Tiết Bảo Thoa đã có tình cảm với Bảo Ngọc, nhưng do cái luật phong kiến từ xưa vẫn thế, cô đã để cho mẹ quyết định. Như vậy, thông qua nhân vật Tiết Bảo Thoa ta đã thấy và hình dung ra được một con người mà xã hội phong kiến đã đào tạo. Điều đó cũng được khẳng định rõ nét qua lời nhận xét của người mẹ cô_Tiết phu nhân “nó là con gái xưa nay lại hiếu thuận, và biết giữ lễ, biết mình nhận lời rồi thì nó cũng chẳng thể nói được gì”
Trong mọi chuyện, cô luôn tỏ ra là người điềm tĩnh, suy nghĩ thấu đáo. Khi Tiết Bàn ra ngoài gây gổ, đánh lộn, giết chết người,… Bảo Thoa luôn suy tính mọi việc cho êm đẹp. Hay ngay sau lúc đám cưới của cô và Bảo Ngọc xong xuôi, nhận ra sự gian trá trong hôn nhân, Bảo Ngọc không bình tĩnh, cô đã dùng những lí lẽđạo đức hết sức đúng đắn để khuyên răn Bảo Ngọc. Rồi cả việc cô nói cho Bảo Ngọc biết chuyện Lâm Đại Ngọc đã mất, ai cũng trách mắng cô, cho rằng do cô hấp tấp, nhưng thực thể nào đâu phải. Bảo Thoa hiểu rõ, thà để Bảo Ngọc đau đớn một lần rồi xong, còn hơn là cứ dằn vặt suốt ngày suốt tháng ấy. Là một người biết tính trước đó đây nhưng cô cũng là người rộng lượng và suy tính cho những kẻ nghèo khó “họ khó nhọc cả năm cũng để cho họ kiếm ít lời để tiêu dùng chứ!”
Tóm lược lại ta thấy Tiết Bảo Thoa không bộc lộ hoàn toàn theo những tình cảm chân thực như Lâm Đại Ngọc, mà thường được cân nhắc đắn đo. Nàng lúc nào cũng “an phận tùy thời”, “giả ngu giả dại”, nhất cử nhất động đều tỏ ra rất mực “đoan trang hiền thục”. Nói cách khác, Tiết Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ lí tính. Nàng còn ít tuổi mà đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều đúng mực, hợp lí, nàng là hiện thân của nguyên lí đạo đức phong kiến. Bao giờ nàng cũng là một người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định người khác và ý định đó luôn được nàng chấp nhận vì đó cũng chính là của nàng. Sự hòa hợp giữa nàng và gia pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguyện.
Đại Ngọc đã vĩnh viễn ra đi, Bảo Ngọc buồn khôn xiết, thế nhưng, trong quá trình sống gần gũi với Bảo Thoa, Bảo Ngọc đã nhận ra sự dịu dàng của cô mà dần dần đem lòng yêu mến Đại Ngọc chuyển sang cho cô. Tuy là như thế, nhưng Bảo Thoa cũng đâu được vui vẻ và thanh thản. Sự ra đi của em Lâm trong đúng lúc đám cưới của cô diễn ra, cô đau lắm chứ, nỗi đau của một người con gái tinh tế như cô. Đã là một người vợ mà trong lòng chồng mình chỉ luôn nhớ về người con gái khác, đáng lẽ ra Bảo Thoa sẽ phải giận lắm, bực lắm. Nhưng không, cô luôn kìm chế nó, cô luôn dùng lời bóng gió để khuyên chồng, cô đủ thông minh để nhận ra mình là gì trong trái tim của anh ta. Như vậy, Tiết Bảo Thoa tuy lúc nào cũng tỉnh táo, cũng lắm mẹo nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương. Nàng cũng yêu Giả Bảo Ngọc nhưng phải tự kiềm chế, che giấu trong lòng. Hai con người với hai tính cách khác nhau đã gây ra bi kịch giữa hai người. Bảo Ngọc thì phóng túng, không thích gò bó, Bảo Thoa thì ngược lại, cô luôn sống theo một khuôn khổ nhất định. Điều quan trọng là thái độ căm ghét của Giả Bảo Ngọc đối với lối sống phong kiến “làm quan trị nước” không thể không xung đột với nàng về mặt tư tưởng. Bảo Ngọc không hề muốn sống cuộc sống theo lối sống phong kiến, thi cử làm quan. Bảo Thoa thì luôn luôn muốn Bảo Ngọc ra thi cử, làm quan, vẻ vang dòng họ… Buồn rầu đau đớn, mất đi người tri kỉ hiểu được lòng mình là Lâm Đại NGọc, giờ đây, không ai có cùng chí tuyến với Bảo Ngọc nữa, ở đây nó đã làm nảy sinh mâu thuẫn trong tình yêu của Bảo Thoa đối với Giả Bảo Ngọc:  quan hệ giữa nàng và Bảo Ngọc “như gần như xa”!. Tư tưởng của Bảo Ngọc không hề muốn thi cử làm quan, nhưng vì gia đình, chàng đã quyết định đi thi. Quyết định đi thi, nhưng không có nghĩa là quyết định làm quan. Ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân tình cảm của mình với Bảo Thoa, tưởng như tình cảm đối với Lâm Đại Ngọc đã dần chuyển hóa cho Tiết Bảo Thoa, nhưng đến đây, xung đột giữa hai tính cách tăng cao khiến Bảo Ngọc phải đưa ra quyết định. Sau khi đi thi, chàng bỏ nhà đi tu, chàng đi tu vì không chấp nhận cuộc sống số phận này, chàng đi tu để chứng minh cho tình yêu sâu đậm của mình với Lâm Đại Ngọc. Bảo Thoa với sự thông minh, nhanh nhạy của mình đã sớm nghi ngờ về chuyện đó, đứng trên nỗi đau như cắt, cô đã hết lời khuyên răn, ngăn cản anh ta “Tôi nghĩ cậu cùng tôi đã kết nghĩa vợ chồng, thì cậu là người tôi nương tựa suốt đời, vốn không phải chỉ vì lòng tình dục…”. Niềm hạnh phúc của cô cũng thật nhỏ nhoi, thấy Bảo Ngọc đem đốt sách về đạo lý nhà Phật và chuyên tâm đọc sách học hành thi cử đôi môi cô đã lại được mỉm cười. Thế nhưng, sự thật rồi cũng phải đến, chàng bỏ đi tu để lại một nỗi đau khá lớn trong lòng những thân nhân trong gia đình, đặc biệt là Bảo Thoa. Giờ đây, Bảo Thoa còn đang mang trong mình cốt nhục của Bảo Ngọc. Nhưng hạnh phúc là gì, nào đâu có tới nàng? Nó ở nơi xa vắng không biết thế nào. Bất lực và vô vọng trong tình yêu “Bảo Thoa trong lòng đau xót, nhưng không dám nhỏ nước mắt”, “Bảo Thoa tưởng nhớ Bảo Ngọc, cứ khóc thầm, than thân tuổi phận”.
Như vậy, thông qua mối si tình của Tiết Bảo Thoa và Giả Bảo Ngọc ta có thể khẳng định được rằng, hai con người, hai tính cách đối lập nhau không thể hòa chung một nhịp được. Kết thúc của Bảo Thoa là một bi kịch, bi kịch này là bi kịch nói của một con người trung thành với lễ giáo phong kiến. Bảo Ngọc bất chấp mối duyên tình “vàng” “ngọc” giữa chàng và Bảo Thoa, bất chấp số phận ăn bài để một lòng một dạ với người yêu. Quả thật, đến đây, Tào Tuyết Cần đã sáng chế một cách thật độc đáo, đúng như các nhà nghiên cứu khẳng định là “đi trước thời đại”, một tình yêu vượt qua tất cả.
Như vậy, dù mọi người có nhìn nhận Bảo Thoa thích hợp với Bảo Ngọc cách mấy thì trước sau Bảo Ngọc cũng chỉ yêu Đại Ngọc, ba người họ tạo thành một bi kịch tình yêu. Bảo Thoa có được Bảo Ngọc nhưng không bao giờ có được tình yêu, Đại Ngọc có được tình yêu nhưng lại mất người yêu, ôm hờn nuốt tủi mà lìa đời, Bảo Ngọc thì đi tu…tạo nên trục chính của câu chuyện, bi kịch của tình yêu và hôn nhân giữa những người mang tư tưởng theo phong kiến và những người có tư tưởng mới.
c.                  Mối tình Giả Bảo Ngọc – Tập Nhân
Tác phẩm Hồng Lâu Mộng – tiểu thuyết ái tình hay nhất mọi thời đại xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Chuyện tình giữa họ là một câu chuyện tình đẹp, nhiều chông gai và sóng gió.
       Để góp phần làm cho tác phẩm thêm phong phú, nhiều sắc thái, nhiều cung bậc khác nhau về tình yêu cũng như đưa nhân vật đứng trước những lựa chọn, những quyết định, tác giả đã xây dựng những mối tình bên lề của nhân vật nam chính Giả Bảo Ngọc với những tiểu thư, những a hoàn hầu cận Bảo Ngọc.
       Sở dĩ tác giả cố công điểm vào mối tình giữa Bảo Ngọc với tiểu thư đài các sắc sảo Bảo Thoa là để nhấn mạnh, ngợi ca sự nhìn nhận sáng suốt, quyết định đúng đắn về tình yêu của Bảo Ngọc. Mặc dù lúc đầu rất yêu Bảo Thoa nhưng cuối cùng Bảo Ngọc  nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân" nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc. Bên cạnh đó, Tào Tuyết Cần còn vẽ nên một mối tình cũng không kém phần sâu đậm giữa Bảo Ngọc và cô a hoàn Tập Nhân.
       Tập Nhân là người hầu thân cận nhất của Bảo Ngọc và cũng là nàng hầu (di nương) chưa chính thức. Trước là người hầu của Giả Mẫu, được cho sang hầu hạ Bảo Ngọc; tên Tập Nhân là được Bảo Ngọc đặt cho theo câu: Hoa khí tập nhân. Tập Nhân là cô hầu mẫu mực, chu đáo, biết nghĩ lại nhũn nhặn, biết chiều lòng người. Nàng cũng là người đầu tiên có quan hệ ái ân với Bảo Ngọc ở thế giới thực và đã được Vương phu nhân ngầm chọn là nàng hầu cho Bảo Ngọc sau này, tuy nhiên việc chưa được quyết định chính thức. 
     Ở hồi thứ sáu Tào Tuyết Cần đã miêu tả cảnh mây mưa của Bảo Ngọc và Tập Nhân:
“ Lúc này Bảo Ngọc vẫn còn mê man, bâng khuâng như mất cái gì. Mọi người bưng bát nước hoa quế đến, Bảo Ngọc uống hai ngụm mới đứng dạy sửa lại quần áo. Tập Nhân đến buộc hộ thắt lưng, vừa thò tay vào quần đùi cuae Bảo Ngọc, thấy một đám dính như hồ lành lạnh, Tập Nhân giật mình co tay lại hỏi:
-         Cái gì thế này?
-         Bảo Ngọc đỏ bừng mặt bấm mạnh tay Tập Nhân một cái. Tập Nhân là cô gái thông minh, hơn Bảo Ngọc hai tuổi. Gần đây cô ta cũng hơi biết mùi đời, thấy thế trong bụng hiểu ngay một phần nào, tự nhiên má đỏ bừng lên, không hỏi nữa , cứ thế sửa lại quần áo cho Bảo Ngọc rồi đưa đến chỗ Giả Mẫu. Bảo Ngọc ăn qua loa bữa cơm chiều, trở ngay về nhà. Gặp lúc vắng người hầu, Tập Nhân lấy ngay quần lót cho Bảo Ngọc thay Bảo Ngọc ngượng nghịu:
-         Chị đừng cho ai biết nhé!
Tập Nhân cũng ngượng nghịu cười khẽ:
-         Cậu mơ  gì thế? Cái này ở đâu chảy ra thế?
-         Không sao nói hết được.
-         Bảo Ngọc liền đem việc trong mộng kể lại tỉ mỉ cho Tập Nhân nghe. Khi nói đến cuộc mây mưa mà tiên cô truyền cho, làm Tập Nhân  xấu hổ, bưng mặt gục đầu xuống cười. Bảo Ngọc xưa nay vẫn thích Tập Nhân có vẻ nhu mì, xinh xắn, bèn nài Tập Nhân cùng mình diễn lại những việc nàng tiên Cảnh ảo đã chỉ dẫn trong mộng. Tập Nhân biết Giả mẫu đã giao mình cho Bảo Ngọc, dù sao cũng không vượt qua khuôn phép, nên bằng lòng, may không ai trông thấy cả.
     Từ đấy, Bảo Ngọc biệt đãi Tập Nhân hơn hẳn mọi người, Tập Nhân cũng hết lòng hầu hạ Bảo Ngọc hơn trước.”
    Rõ ràng, mối tình Bảo Ngọc – Tập Nhân là mối tình mở màng cho chặng tình trường lắm gian truân của Bảo Ngọc xuyên suốt câu chuyện. Bảo Ngọc biết về cảnh hoan lạc của thế gian sau một giấc mộng được tiên cô chỉ bày cho cách thức ái ân. Lần đầu tiên Bảo Ngọc thử cuộc mây mưa là với Tập Nhân. Phút giây cận kề nam nữ, cảm giác giao hòa giữa Bảo Ngọc với Tập Nhân đánh dấu bước trưởng thành của một cậu ấm sống nhung lụa nơi vương giả. Là cột mốc đánh dấu quan trọng của một người đàn ông thực thụ.
     Với ý nghĩ ban đầu hết sức đơn giản là diễn lại những việc nàng tiên Cảnh ảo chỉ dẫn trong mộng, Giả Bảo Ngọc đã thử cuộc mây mưa với Tập Nhân. Đây không phải đơn thuần là một cuộc “thử yêu”, giữa họ vẫn có tình cảm quý mến nhau, họ hoàn toàn tự nguyện đến với nhau, không có một ràng buộc, khuôn khổ nào và cả hai đều cảm thấy hạnh phúc sau cuộc ân ái.
       Kể từ ngày hôm đó, Bảo Ngọc đã luôn nghe lời Tập Nhân, xem Tập Nhân như vợ của mình, một người có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đối với mình. Cũng từ hôm đó, gia đình Bảo Ngọc đã xem Tập Nhân như một người vợ bé của Bảo Ngọc, họ quý mến, yêu thương và đối xử với Tập Nhân hết sức tử tế, đàng hoàng. Họ đối đãi với Tập Nhân như với một nàng dâu trong gia đình, một thành viên trong gia đình. Mọi chuyện trọng đại đều có sự góp mặt của Tập Nhân. Trong mắt họ, Tập Nhân đã không còn mang thân phận một cô hầu gái, một a hoàn trong nhà nữa mà là một người vợ, một người con dâu.
       Trong hồi thứ hai mươi mốt có đoạn:
     “Đến bữa cơm chiều, Bảo Ngọc uống vài chén rượu. Như mọi bận, sau những lúc tai nóng bừng bừng, mắt buồn ngủ ríu lại là đã có bọn Tập Nhân cười đùa vui vẻ; nhưng lần này thì vắng tanh, vắng ngắt, một mình ngồi trước ngọn đèn, chẳng thú vị gì. Nếu mình làm lành với họ, sợ họ được thể, sau càng giở giọng khuyên ngăn mãi, nhưng làm ra dáng bề trên mà lấn át họ, lại thành ra người quá vô tình. Thôi chẳng nghĩ làm gì cho bận lòng, cứ coi như họ đã chết cả rồi, thế là tự mình sống thế nào cũng xong, không bị bó buộc, lại hóa thoải mái vui vẻ.
Bảo Ngọc giở kinh Nam hoa ra xem, đến Ngoại thiên Khư níp có một đoạn văn:
... Cho nên bỏ hết thánh trí, trộm lớn mới thôi; phá hủy châu ngọc, trộm nhỏ sẽ hết. Đốt dấu đập ấn, dân mới thật thà; chặt đấu phá cân, dân không tranh nhau; bỏ hết pháp luật, dân mới có thể bàn bạc việc nước. Bộ sáu ống luật, đốt đàn sáo, lấp tai sư, Khoá thiên hạ mới không có người khoe thính tai; xóa văn chương, hủy năm sắc, sơn mắt Ly Chu, thiên hạ mới không có người khoe mắt sáng; bỏ mục thước, khuôn, mẫu, chặt tay Công Thùy, thiên hạ mới không có người kheo khéo tay vậy.
      Bảo Ngọc xem đến đấy, lấy làm hứng thú lắm. Nhân lúc say rượu, cầm bút viết luôn mấy câu nối sau:
     Đốt hoa, vứt xạ, trong khuê các mới hết lời khuyên can lôi thôi; hủy sắc đẹp của Bảo Thoa. Lấp khiếu thông minh của Đại Ngọc, dứt hết tình ý, trong khuê các mới không có kẻ xấu người đẹp chênh lệch nhau; thôi sự khuyên can, sẽ không lo nỗi sâm thương xích mích; hủy hết sắc đẹp, sẽ không còn mối luyến ái vấn vương; lấp khiếu thông minh, mới không còn vẻ tài tình quyến rũ. Kìa bọn Thoa, Ngọc, Hoa, Xạ đều là những kẻ chăng lưới, đào bẫy để cám dỗ hãm hại người vậy.
     Viết xong, Bảo Ngọc quăng bút, gục đầu xuống gối, ngủ ngay một mạch, đến sáng bạch mới dậy. Giở mình trông ra, thấy Tập Nhân mặc cả áo nằm ngủ trên đệm, bao nhiêu việc hôm trước, Bảo Ngọc quên hết, bèn đẩy Tập Nhân  bảo:
- dậy thôi, ngủ thế không khéo lại bị lạnh.
     Nguyên Tập Nhân thấy Bảo Ngọc không kể ngày đêm, lúc nào cũng vui đùa với bọn chị em. Nếu mình cứ lấy lời thẳng thắn khuyên ngăn, chưa chắc cậu ta đã sửa đổi, chi bằng làm ra bộ hờn dỗi nũng nịu, dù Bảo Ngọc có bực tức, rồi chỉ chốc lát sẽ lại tử tế như thường, không ngờ Bảo Ngọc vẫn không hồi tâm chuyển ý. Tập Nhân nghĩ luẩn quẩn không biết làm cách gì, thành ra suốt đêm không ngủ. Nay thấy vậy, biết là Bảo Ngọc đã nghĩ lại phần nào, nên càng cố ý lờ đi như không.
     Bảo Ngọc thấy Tập Nhân không trả lời, bèn giơ tay cởi hộ áo. Một cái khuy vừa được cởi thì Tập Nhân đã hất tay ra, cài ngay khuy lại.
Bảo Ngọc không còn cách gì, đành kéo tay Tập Nhân cười nói:
- Chị vẫn làm sao thế?
Hỏi luôn mấy câu, Tập Nhân trừng mắt nói:
- Chẳng sao cả. Cậu đã dậy, thì sang ngay bên kia mà rửa mặt chải đầu, chậm sẽ không kịp đấy.
- Chị bảo tôi sang đâu?
- Cậu lại hỏi tôi, tôi biết sao được? Cậu thích sang đâu, cứ đấy mà sang. Từ giờ hai chúng ta hãy chia tay nhau ra để bớt những điều tiếng om sòm, làm trò cười cho người ta. Dù đến lúc cậu chán ở bên kia rồi, thì bên này đã có con Tư con Năm nào đấy hầu hạ. Còn thứ chúng tôi chỉ làm nhơ nhuốc cái tên đẹp họ đẹp đi thôi!
- Đến hôm nay chị vẫn còn nhớ những câu ấy à?
- Còn nhớ mãi đến trăm năm! Đâu lại như cậu, coi lời tôi như gió thoảng ngoài tai. Đêm nói, sáng dậy đã quên rồi.
     Bảo Ngọc thấy dáng điệu hờn dỗi nũng nịu của Tập Nhân không thể dứt tình được, bèn lấy ngay cái trâm ngọc bên gối, bẻ ra làm đôi mà thề: "Từ giờ nếu tôi không nghe lời chị thì cũng như cái trâm này!".
Tập Nhân vội nhặt trâm nói:
- Sáng sớm ra, làm gì đã thề với bồi? Nghe hay không là tùy ở cậu, cần gì phải làm như vậy.
- Lòng tôi đang bứt rứt, chị có biết cho đâu?
- Cậu biết lòng cậu bứt rứt, thế thì lòng tôi thế nào, cậu có biết không? Thôi hãy đi rửa mặt đã.”
     Tình yêu giữa họ đã xuất hiện sự ghen tuông – một mùi vị không thể thiếu trong tình yêu. Nó làm cho người trong cuộc cảm thấy cần nhau hơn và biết cách giữ gìn người mình yêu. Pha vào đó là sự nũng nịu nhõng nhẽo của người con gái khi yêu, sự nuông chiều của chàng trai đối với người mình yêu.
      Mối tình giữa họ được xây dựng vô cùng đặc sắc, nhất là ở đoạn thề nguyền. Giả Bảo Ngọc đã bẻ gãy chiếc trâm để minh chứng cho tấm lòng son sắc của mình, nếu trái lời Bảo Ngọc sẽ gặp phải kết cục bi thảm như chiếc trâm. Đến lúc này Tập Nhân toan can ngăn vì không muốn thấy người mình yêu thương vô tình phải chịu sự trừng phạt và thề thốt nặng nề như vậy.
      Tập Nhân khi nghe tin Bảo Ngọc bị thất lạc thì bụng đau như cắt, nước mắt chảy ròng ròng, cứ nghẹn ngào khóc mãi, trong lòng luôn nhớ lại mối tình của mình với Bảo Ngọc, có lúc lại buồn giận bản thân, cảm thấy hối hận vì lúc trước đã lỡ lời trêu Bảo Ngọc, khiến Bảo Ngọc thề thốt sẽ đi tu, nay lời thề đã ứng với sự thật. Đến khi nghe tin Bảo Ngọc không trở về nữa, Tập Nhân không nén được nỗi đau, khóc lóc thảm thiết, ngã nhào xuống đất. Vương phu nhân thương hại cho người vực dậy đưa về phòng. Sau đó, Tập Nhân lại càng ốm nặng hơn, bệnh tình ngày càng trầm trọng. Khi đã qua cơn nguy kịch và được gả về làm vợ Tưởng Ngọc Hàm, Tập Nhân vẫn khôn nguôi thương nhớ Bảo Ngọc, ngày đêm nhung nhớ, luôn một lòng hướng về Bảo Ngọc, nhất quyết không chấp nhận Tưởng Ngọc Hàm.
      Tóm lại, mối tình giữa Bảo Ngọc với Tập Nhân không sâu đậm như mối tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Đồng thời, mối tình này cũng không có một kết cục tốt đẹp nhưng nó đóng vai trò trọng yếu trong những cuộc tình của Bảo Ngọc. Nó đánh dấu bước trưởng thành đáng kể của bảo Ngọc và là cơ sở, nền tảng của những cuộc tình tiếp theo. Bảo Ngọc tìm đến với những người mình cảm mến và ân ái với họ. Qua đó, ta thấy được rõ ràng “ý dâm” của tác phẩm Hồng Lâu Mộng. Ý dâm ở đây không hoàn toàn phê phán con người. Tào Tuyết Cần đã dụng công xây dựng những tình tiết chân thực, cụ thể để nói lên những lạc thú tầm thường của con người, những điều hết sức gần gũi và có thể xem như là hiển nhiên, không có gì đáng chê trách. Đồng thời, tác giả khéo léo cho người đọc thấy được dụng ý nghệ thuật với cuộc đời, con người đôi khi phải quy phục chính mình, đã là con người phàm tục thì không ai tránh khỏi những ham muốn thuộc về bản năng, thuộc về tạo hóa.
d.                So sánh ba mối tình

GIỐNG NHAU:
Cả ba mối tình Giả Bảo Ngọc-Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa, Giả Bảo Ngọc –Tập Nhân :
+  Cả ba người con gái đều được Giả Bảo Ngọc trân trọng, đối xử tốt.
+  Tình trường lắm gian truân của Bảo Ngọc xuyên suốt câu chuyện.
+  Đều có cái kết không tốt đẹp
+  Để lại cho người tình một cái kết ảnh hưởng cuộc đời của Bảo Ngọc
+  Là bi kịch của cuộc đời Bảo Ngọc
KHÁC NHAU
ĐẶC ĐIỂM MỐI TÌNH
GIẢ BẢO NGỌC-LÂM ĐẠI NGỌC
GIẢ BẢO NGỌC- TIẾT BẢO THOA
GIẢ BẢO NGỌC – TẬP NHÂN
Xuất thân
-Mối lương duyên Cây – Đá từ kiếp trước.
 -  Lớn lên bên nhau thành một cặp song ngọc..


-Đôi bạn con với dì Bảo Ngọc.
-Tình yêu từ một phía Tiết Bảo Thoa.
-Là người hầu thân cận nhất của Bảo Ngọc và cũng là nàng hầu (di nương) chưa chính thức.
-Với GBN chủ yếu là do dục vọng.
-Tập Nhân là tình đơn phương, không thổ lộ.
Đặc điểm người tình
-Cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, là quan và lánh xa công danh phú quý.
-Không thích thơ hàn lâm, không thích con đường thi cử...
- +Không thích học tập chữ nghĩa thánh hiền,
+Trốn học, xem thường những con mọt sách, mọt công danh.

- “An phận tùy thời”, “giả ngu giả dại”, nhất cử nhất động đều tỏ ra rất mực “đoan trang hiền thục”.

-Một nhân vật phụ nữ lí tính.
-Đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều đúng mực, hợp lí, nàng là hiện thân của nguyên lí đạo đức phong kiến.

-Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân".




là cô hầu mẫu mực, chu đáo, biết nghĩ lại nhũn nhặn, biết chiều lòng người.

-Là người đầu tiên có quan hệ ái ân với Bảo Ngọc ở thế giới thực và đã được Vương phu nhân ngầm chọn là nàng hầu cho Bảo Ngọc sau này, tuy nhiên việc chưa được quyết định chính thức.
Mâu thuẫn mối tình
-Mọi người trong gia đình không mong muốn cuộc hôn nhân này diễn ra.-Mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc của gia đình và xã hội phong kiến.
-Thái độ căm ghét của Giả Bảo Ngọc đối với lối sống phong kiến “làm quan trị nước” không thể không xung đột với nàng về mặt tư tưởng.
-Mâu thuẫn trong tình yêu của nàng đối với Giả Bảo Ngọc:  quan hệ giữa nàng và Bảo Ngọc “như gần như xa”.

-Vợ bé không danh chính ngôn thuận.
Kết thúc mối tình
-Đại Ngọc không lấy được Bảo Ngọc nên phẫn uất  => học máu mà chết.
- Người tâm đầu ý hợp của Gỉa Bảo Ngọc.=> Bi kịch của nàng là mâu thuẫn về gia đình và lễ giáo phong kiến.
-Giả Bảo Ngọc điên loạn ngốc nghếch cũng vì không đi được đến đích của tình yêu.
-Tuy nàng và Bảo Ngọc thành vợ chồng , có một đứa con nhưng không được hưởng hạnh phúc của tình yêu, rốt cuộc nàng cũng trở thành một nhân vật bi kịch.
=> Bi kịch của nàng là bi kịch của một người trung thành với đạo đức phong kiến.

-Bảo Ngọc biến mất, lặng lẽ ôm nỗi buồn tủi, ba lần tìm cái chết mà thất bại.
=> Bi kịch thân phận.

Như vậy, dù mọi người có nhìn nhận Bảo Thoa thích hợp với Bảo Ngọc cách mấy thì trước sau Bảo Ngọc cũng chỉ yêu Đại Ngọc, ba người họ tạo thành một bi kịch tình yêu. Bảo Thoa có được Bảo Ngọc nhưng không bao giờ có được tình yêu, Đại Ngọc có được tình yêu nhưng lại mất người yêu, ôm hờn nuốt tủi mà lìa đời, Bảo Ngọc thì đi tu…tạo nên trục chính của câu chuyện, bi kịch của tình yêu và hôn nhân giữa những người mang tư tưởng theo phong kiến và những người có tư tưởng mới.
Riêng mối tình giữa Bảo Ngọc và Tập Nhân chỉ là một mối tình để đánh dấu sự trưởng thành một người đàn ông thực thụ. Là sự ân ái cho cho "dục vọng" của mình.Họ khác nhau giữa địa vị và thân thế,...cả ba mối tình đều không có cái kết thúc đẹp.
Giả Bảo Ngọc đi hết cả ba mối tình, trải qua tất cả nỗi đau và bi kịch chính là đi từ si cho đến tận cùng của nghiệp, từ đó mới có cơ sở để giải thoát, đẩy nghiệp tình ái của Giả Bảo Ngọc (ý dâm) đến chặng cuối, thể hiện tư tưởng của tác giả.
3.                 Từ si đến ngộ– sự giải thoát và ý nghĩa của “ý dâm”
Những thấu ngộ nhân sinh của Tào Tuyết Cần có liên hệ chặt chẽ với Phật gia và Đạo gia: coi thế giới này là huyễn tưởng, là mộng ảo, nhân sinh là vô thường. Ông đứng trên lập trường tu luyện mà nhìn xét con người. Con người vốn dĩ là khổ. Bởi vậy, mục đích của tu luyện chính là giải thoát bản thân. Nhân sinh vốn dĩ là tàn khuyết, dù có được mọi thứ trên thế gian, cũng vẫn là tàn khuyết. Đây chính là cơ sở và tiền đề để nhận thức “Hồng Lâu Mộng”. Chủ đề của “Hồng Lâu Mộng” trong hồi thứ nhất đã nói khá rõ ràng: “Trong hồi này tất cả đều dùng chữ “mộng”, chữ “huyễn””, và đến hồi thứ năm lại được nhấn mạnh thêm. Ngay tại hồi đầu, “Hảo liễu ca” của Mang Mang đạo sĩ và lý giải kỳ diệu của Chân Sĩ Ẩn đã nêu lên chính xác cách nhìn xét nhân sinh của người tu luyện. Chỉ vài câu nói của vị đạo sĩ đã cứu độ được Chân Sĩ Ẩn, nhưng còn biết bao nhiêu người đang giành giật, si mê bất tỉnh?

Từ đầu, Giả Bảo Ngọc đã được một nàng tiên báo mộng điềm ảo hình nhập thế. Chữ “dâm” đã khiến thời niên thiếu của Giả Bảo Ngọc trở lên kinh động bất an. Tuy nhiên, điềm báo mộng ấy không chỉ lạc thú xác thịt mà là thiên mệnh sinh thành một kiếp si tình. Đối với phụ nữ, Giả Bảo Ngọc hết sức quan tâm, lo lắng, chiều chuộng, thậm chí tôn sùng họ. Anh ta cảm giác phụ nữ tươi sáng thanh khiết còn đàn ông thì đục loạn si mê. Cũng chính vì thiên mệnh ái tình quá dồi dào của mình mà Giả Bảo Ngọc đã đi từ chữ “Sắc” đến ngộ hiểu chữ “Không” để rồi kết cục trở thành người xuất gia. Điều này càng khiến cho nội dung “Hồng Lâu Mộng” mang đầy sức hấp dẫn lung linh.

Trong hoàn cảnh cuộc sống đầy vinh hoa phú quý của mình, Giả Bảo Ngọc chẳng những được thụ hưởng sự sủng ái của bà nội, mẹ mà hết thảy những người trên kẻ dưới trong phủ nhà họ Giả đều tôn kính “cậu ấm con trời” này. Niềm vui chốn nhân gian nơi vườn Đại Quan Viên đầy mê đắm và khoái lạc khó tránh cho Giả Bảo Ngọc thoát khỏi sự chìm đắm trong mê thức. Phụ nữ trong phủ họ Giả tuy được Giả Bảo Ngọc chăm sóc tận tâm nhưng một số người vẫn phải chia tay “hòn ngọc linh thiêng” trong định mệnh ngậm ngùi. Đó là Thanh Văn bị đuổi đi, là Kim Xuyến đâm đầu xuống giếng nước tự tử, và đặc biệt là người bạn gái tâm linh Lâm Đại Ngọc của anh. Việc mất Lâm Đại Ngọc đã khiến Giả Bảo Ngọc như ngây ngô, như mê dại hoặc như một tấm thân vô hồn. Đến khi Bảo Ngọc đã mê muội không nhìn thấy con đường tương lai thì vị thần tăng đã kịp thời xuất hiện để phục hồi lại “hòn đá thông linh”. Tự thân con người trong trần thế của Giả Bảo Ngọc đã phải thốt ra câu nói hối hận: “Than ôi, ta đã tự xa cách lâu quá rồi” để chợt tỉnh ngộ. Khi Giả Bảo Ngọc tỉnh ngộ đuổi theo vị thần tăng cũng chính là lúc linh hồn Giả Bảo Ngọc tự khai mở để trở về cảnh giới Thái Hư Không.

Tuy Lâm Đại Ngọc là một con người thông minh tuyệt sắc nhưng cô lại có tâm bệnh vì không thể xa rời được Giả Bảo Ngọc. Để cô yên tâm, Giả Bảo Ngọc đã đối thoại về giáo lý Phật Pháp với cô. Dưới đây là đoạn trích dẫn cuộc đối thoại tâm linh giữa hai người:
Giả Bảo Ngọc nói: Cho dù nước sông có ngàn dặm nhưng ta cũng chỉ múc được một bầu để uống thôi.
Lâm Đại Ngọc hỏi: Bầu có thể trôi nước được không?
Giả Bảo Ngọc trả lời: Không phải bầu làm trôi nước mà nước tự chảy đi và bầu cũng trôi theo dòng mà thôi.
Lâm Đại Ngọc lại hỏi: Nước lạnh làm chìm ngọc được không?
Giả Bảo Ngọc đáp:  Thiền tâm tự thấu tựa Đông tuyết/ Đâu hướng gió Xuân én chao mình.
Đoạn đối thoại trên cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc sống ở cõi nhân gian của Giả Bảo Ngọc, chỉ có Lâm Đại Ngọc là người bạn tâm linh. Nếu chỉ vì hoàn cảnh bên ngoài khiến Giả Bảo Ngọc phải lựa chọn bạn đời không theo ý muốn của bản thân thì điều đó cũng giống như Lâm Đại Ngọc đã từng nói: Bầu bị nước cuốn trôi thì lẽ nào nó tự xoay xở được. Giả Bảo Ngọc đã từng nói: Nước tự chảy xuôi theo dòng còn bầu thì tự trôi. Cho dù nước chảy như thế nào thì bầu cũng không sao tự chủ để lựa chọn phương hướng được. Tuy nhiên rốt cuộc cái bầu thân phận quá nhẹ sẽ bị dòng nước cuốn đi. Thân phận của Lâm Đại Ngọc chỉ là một nữ nhi không cha không mẹ nên không thể nắm được vận mệnh của bản thân mình trong tay. Vậy liệu Giả Bảo Ngọc có nắm được vận mệnh của mình được chăng? Nó vốn dĩ bị hoàn cảnh vận mệnh sắp đặt từ trong cõi vô hình và nó đã trực tiếp tiếp xúc với bi kịch đầy thống khổ như trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” mô tả.

 Vận mệnh đám chị em phụ nữ trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng cũng không có kết cục có hậu. Điều này cũng giống như đạo gia Chân Sĩ Ẩn đã nhận xét: Thân phận những người phụ nữ quý tộc đều từ trong bể khổ oan tình gây ra. Từ xưa đến nay nếu người phụ nữ nào không phạm vào chữ “dâm sắc” thì cũng bị rơi vào chữ “oan tình”. Tác giả đã khá nhấn mạnh đến chữ “tình” của phụ nữ khác với đàn ông. Một khi thân phận của người phụ nữ đã bị chữ “tình” lôi kéo thì nó cũng giống như cây khô gặp lửa cháy thiêu đốt. Vậy cần gì phải có một lần va vấp trong trần thế? Hay họ muốn nhận lấy nỗi khổ chốn thế gian phàm tục như vị tiên trong cảnh giới Thái Hư Không đã từng biểu lộ: “Vạn sắc đồng quy về bi ai/ Ngàn hồng chuốc lấy một lần khóc”. Đây cũng chính là tâm trạng những vị công tử luôn lấy sự nghiệp cúc cung tận tuỵ vì cái đẹp của nữ nhi khi phải khóc vì chữ tình của mình. Duy nhất chỉ có người hiểu loại tinh thần này mới có thể tĩnh hoá được Giả Bảo Ngọc và cứu thoát được linh hồn anh.

Sau khi Giả Bảo Ngọc đã về cảnh giới Thái Hư Không thì tự bản thân đã thấu ngộ nguyên lý nhân quả của quá khứ - hiện tại - tương lai. Tào Tuyết Cần viết “Hồng Lâu Mộng” như một câu chuyện lạc từ cõi mê đến bến bờ giác ngộ. Các tình tiết thực hư trong tác phẩm vừa hợp tình lại vừa hợp lý. Ví dụ đoạn tả Giả Bảo Ngọc đứng trong tuyết bái biệt Giả Chính như sau: Tuyết đang rơi xuống sầm sập, không may cho Giả Bảo Ngọc làm thân sinh ra là một cậu công tử nơi khuê các chỉ biết lấy buồn làm vui. Từ đâu đó trong cõi hồng hoang vọng lại câu ca: “Ta ở đâu bây giờ... Từ một hòn đá linh dưới chân một ngọn núi ta đã ngao du chốn nhân gian đậm sắc đậm tình… Cảnh giới bồng lai tiên cảnh Thái Hư Không… mênh mông xa vời…biết tìm về nơi đâu” .

Nói chung, có thể tóm lại vài nét chính về con đường đi từ si mê đến bến bờ giác ngộ trong “Hồng Lâu Mộng” như sau:
- Cốt truyện xoay quanh những con người đi từ mê ngộ - đầu thai - giải thoát: Viên đá Nữ Oa bỏ lại là vật thiêng, một ngày nghe nhà sư và đạo sĩ nói đến chuyện vinh hoa phú quý dưới hồng trần mà bất giác động lòng phàm tục, trở thành “si”, xin hai vị sư phụ “mang đệ tử xuống cõi trần cho đệ tử hưởng ít năm giàu sang êm ấm”.
- Thông thường, ứng với cốt truyện người cõi tiên, vật thiêng đầu thai xuống phàm trần rồi tỉnh ngộ trở về tiên giới là không gian thiêng – tục – thiêng. “Hồng lâu mộng” cũng khởi đầu từ không gian huyền thoại trên đỉnh Vô Kê – núi Đại Hoang với câu chuyện Nữ Oa luyện đá vá trời. Tuy nhiên, tác phẩm không khép lại ở không gian thần tiên và cũng không nói đến nhân vật chính. Cuối truyện là cảnh Giả Vũ Thôn nằm ngủ say trong lều cỏ ở cửa sông Giác Mê, bến Cấp Lưu rồi chẳng biết bao lâu sau, Không Không đạo nhân đi qua, xác nhận chuyện “Thạch đầu ký”. Kết lại là lời bộc bạch của tác giả: “Té ra toàn là chuyện bày đặt viển vông cả. Không những người làm không biết, mà cả người đọc cũng không biết nữa. Chẳng qua chỉ là thứ văn chương du hý, để cho thích thú tính tình mà thôi...”. Cái kết đó làm ý nghĩa giáo huấn trong “Hồng lâu mộng” đậm nhưng không lộ, yếu tố hoang đường được tưởng chỉ như là câu chuyện “bịa” để mua vui chốn nhân gian, tiểu thuyết mang màu sắc hiện đại hơn.
- Kết cấu mộng – thực đan xen: một kiểu kết cấu quen thuộc trong văn học Á Đông, do “ảnh hưởng của biến văn Phật giáo đời Đường đối với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc…”. Trong “Hồng Lâu Mộng”, có sự đan xen giữa hai thế giới mộng - thực trong suốt phần thân truyện. Nhân vật có thể đi lại giữa hai thế giới qua phương tiện là những giấc mơ. Chẳng hạn như Giả Bảo Ngọc của cuộc đời trần tục đã hai lần đến Thái Hư Không (hồi 5 và hồi 116), một lần đến cõi địa phủ (hồi 98).
- Kết cấu mộng trong mộng: “Hồng Lâu Mộng” là một giấc mộng lớn, trong đó bao trùm rất nhiều giấc mộng nhỏ khác. Trong “Hồng Lâu Mộng” có tất cả ba mươi hai giấc mơ. Trong tám mươi hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết có hai mươi giấc mơ, trong bốn mươi hồi do Cao Ngạc viết có mười hai giấc mơ.
- Ngoài ra, còn cần kể đến hiện tượng đồng mộng. Có những giấc mộng không chỉ đến với một nhân vật, mà cả hai người cùng mơ thấy nhau, giấc mộng cùng một nội dung. Đó là giấc mộng của Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc ở hồi 56, và mộng của Đại Ngọc và Bảo Ngọc ở hồi 82. Hiện tượng “đồng mộng” có ý nghĩa để xác thực mộng không hoàn toàn là ảo. Giả bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc không phải chỉ mộng thấy nhau, mà còn thoát hồn đến thăm nhau.

“Hồng lâu mộng” là giấc mộng về chốn lầu son gác tía nơi phủ Ninh - Vinh phồn hoa tột bực, nó là tập hợp của muôn vàn những giấc mơ của con người trong xã hội phong kiến đầy mâu thuẫn, rối ren và mục nát, mà trước hết là mộng giàu sang, vinh hoa phú quý. Tại sao đạo sĩ và hòa thượng không đem Thông linh bảo ngọc cho nhập vào một người ngoài chốn lầu son gác tía, sống đời thanh bần? Là bởi vì lòng phàm của đá thiêng trước hết là nỗi ham mê vinh hoa, hưởng lạc nơi trần thế. Đó cũng chính là ham muốn chung của con người trên thế gian. Chỉ khi trải qua hết vinh hoa tột bực, mới thấy hết sự vô nghĩa của kiếp người, lòng mới không còn khao khát, thèm muốn, si mộng. Mộng lầu hồng từ chỗ vinh hoa đến suy tàn chỉ trong chớp mắt, một nhà trâm anh thế phiệt bỗng chốc tan hoang suy kiệt, mới thấy đời người có đó rồi không chỉ như bóng câu qua cửa, có tụ ắt có tan, lúc có ắt có lúc không và cái có đó chỉ là mộng ảo.
Thần Anh vì si mộng, hoá kiếp làm chàng Giả Bảo Ngọc đa tình, xung quanh có bao nhiêu người phụ nữ tài sắc, gây ra không biết bao nhiêu mối tình oan nghiệt. Bảo Ngọc đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu người con gái, tuy không trực tiếp, song đã gián tiếp làm khổ từ Đại Ngọc, Kim Xuyến, Tình Văn, đến Tập Nhân, cả Bảo Thoa, và cũng không trừ “người ngoài cửa” như Diệu Ngọc. Cũng chính vì tình ái quá dồi dào mà Bảo Ngọc đã đi từ chữ “Sắc” đến ngộ hiểu chữ “Không” để rồi kết cục trở thành người xuất gia, không vấn vương tình ái, vinh hoa. “Hồng lâu mộng” là truyện về mộng, nhưng lại phản ánh một sự “tỉnh mộng” hoàn toàn.
Như vậy ta thấy rõ, kết thúc của Hồng Lâu Mộng chính là khép lại của một giấc mộng lớn – giấc mộng của cả một kiếp người, khép lại “ý dâm”, cái nghiệp si tình đau thương của chàng trai họ Giả, từ si mà đến ngộ, từ ngộ thoát tục về niết bàn, đó là đạo. Điểm nhìn của giấc mộng lầu hồng có giá trị tư tưởng sâu sắc: Nhận thức được cuộc đời là hư vô, nhận thức được vạn vật là đổi thay, biến chuyển, nhận thức được không gì là trường tồn mãi mãi, đó là đã nhìn thấy được cái bản chất thật sự của đời sống.
Thế nhưng… kết thúc giấc mộng, Bảo Ngọc thì lên tiên, còn người đọc vẫn ngẩn ngơ hoang mang như đứng giữa ngã ba đường. Nếu “trần gian vốn là mộng, thực hư cũng là mộng, say mộng hay tỉnh mộng, cũng là mộng mà thôi”, nếu cả cuộc đời này là mộng ảo, là huyễn tưởng, nếu tất cả chỉ là hư vô, thì cuối cùng con người ta sẽ sống trong cuộc đời này như thế nào, sẽ vin vào đâu để sống. Và rằng, cả một cuộc đời phong tình với biết bao kỉ niệm, biết bao cảm xúc, biết bao buồn vui, chẳng lẽ không có chút nghĩa lý nào? Rõ ràng, người đọc chẳng thể chờ để được lên tiên như Giả Bảo Ngọc, họ chỉ có một cách là tiếp tục sống giữa cõi trần thế này (nếu không thể tìm lấy cái chết), mà để sống, họ buộc phải tìm được một cách ứng xử, một thái độ sống.
Cuộc đời vốn hư vô, vậy ta nên sống như thế nào trước những hư vô đó?
Đó chính là một câu hỏi lớn đặt ra ở cuối tác phẩm, mà dường như tác giả vẫn còn để ngỏ.
Về chủ đề “cuộc đời là vô thường” (luôn biến động, luôn thay đổi, có được sẽ có mất, đến rồi đi, sống rồi chết…) văn học thế giới cũng có nhiều tác phảm đề cập đến, chúng ta thử khảo sát qua một vài ví dụ. Thơ Thiền lý mang triết lý thiền tông cũng nhận thức rất rõ ràng về cái vô thường của cuộc đời:
“Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa tươi
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già tới rồi”
(Cáo tật thị chúng – Mãn giác thiền sư)
Nhà thơ nhận thức rất rõ sự biến đối không ngừng của sự vật và thời gian. Triết học thiền tông xoay quanh “chân không diệu hữu” (chữ không chân thực có điều kì diệu). Vạn vật đề là “không”, có chung một bản thể, những gì ta cảm nhận bằng giác quan chỉ là những hiện hữu rất khác nhau của một bản thể đó mà thôi, tất cả rồi sẽ trôi qua, sẽ đổi thay, sẽ biến mất. Vạn vật sinh ra rồi sẽ mất đi, có rồi sẽ thành không, sẽ trở thành hư vô. Tuy vậy, nhận thức được điều đó không phải để bi lụy, không phải để tuyệt vọng, không phải để thả trôi cuộc đời, mà nhận thức được điều đó để càng phải sống, phải trân trọng từng phút giây, từng khoảnh khắc đời sống, như Mãn giác thiền sư trước lúc viên tịch vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế trắng ngần của cành mai:
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Vì cuộc đời luôn biến động, vạn vật tồn tại có khi chỉ trong một khoảnh khắc; nhưng dù chỉ là một khoảnh khắc thôi thì đó cũng nên là khoảnh khắc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất, đáng sống nhất. Đó chính là một cách ứng xử tích cực mà thơ Thiền Lý Trần đã chỉ ra cho bạn đọc.
Chúng ta có thể khảo sát một bài thơ khác rất gần với chủ đề “giấc mộng” của Hồng Lâu Mộng:
“Trời xanh nước biếc muôn trùng,
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay.
Ông chài ngủ tít ai lay,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.”
(Ngư nhàn – Không lộ thiền sư)
Không gian rộng lớn trời xanh nước biếc, một thôn sương khói một vùng dâu đay vừa là tả thực, nhưng nó vừa gợi đến cái vô biên của vũ trụ của đất trời, mà đối nghịch với cái vô biên đó chính là cái hữu hạn nhỏ bé của đời người. Chính sự đối lập giữa cái vô tận và cái hữu hạn, cái bao la và cái nhỏ bé, vũ trụ và kiếp người đã gợi đến những mất mát, kiếp người hữu hạn giữa vũ trụ này, rồi cũng sẽ mất đi. Ấy vậy, ông chài vẫn ngủ tít. Trạng thái “ngủ tít” không chỉ là một giấc trưa thông thương, mà nó là ẩn dụ cho giấc u mê giữa cuộc đời, cuộc đời hữu hạn nhưng con người mê vẫn mê đắm lạc lối, không hay biết thời gian trôi đi, cuộc đời đang dần mất. Câu thơ kết thúc là một ý tưởng đột ngột:
“Quá trưa tỉnh dậy, tuyết rơi đầy thuyền”
Để rồi một lúc nào đó ta tỉnh thực, chợt ngẩn ngơ vì một ánh tuyết trắng ngần!
Vẻ đẹp vĩnh cửu của cuộc đời có khi chỉ chớp nhoáng trong một khoảnh khắc. Cuộc đời biến thiên thì biến thiên, nhưng dẫu sao từng khoảnh khắc đều có ý nghĩa của nó, và con người, giữa cái hư vô của cuộc đời, vẫn tìm được những ý nghĩa riêng trong cuộc đời mình.

Các tác phẩm văn học Úc cũng đề cập đến những biến đổi không ngừng của cuộc đời, có nét tương đồng trong hai tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của Colleen Mcculough và “Mọi dòng sông đều chảy” của Nancy Cato. Cả hai tiểu thuyết đều kể về cuộc đời của nhân vật từ lúc còn là một cô bé cho đến khi đã già, cả hai tiểu thuyết đều trải dọc theo thời gian của cả một đời người, và ở cuối cùng của tiểu thuyết, Meggie đã già và Philadelphia đã già, khi nhìn nhận lại cuộc đời mình, đều nhận ra rằng cuộc đời luôn biến động, luôn biến thiên không ngừng.

Cả cuộc đời của Meggie có thể xem là một bài ca dữ dội và bi tráng trong cuộc chiến chống lại chúa Trời. Nếu việc giành lấy cha Ralph khỏi tay Chúa là vấn đề của tôn giáo, thì việc Dan (đưa con mà Meggie đã cướp đi khỏi Chúa) mất đi, “bị Chúa đòi lại” (theo cách nói của Meggie) lại là vấn đề con người chống lại sự mất mát, chống lại sự thay đổi, chống lại quy luật biến thiên của cuộc sống. Chúa là gì? Chúa chẳng qua cũng là một cách để con người lí giải những quy luật khách quan của cuộc đời. Cái chết cũng là Chúa. Mất mát cũng là Chúa. Và trong cuộc chiến thứ hai này, dẫu Dan đã mất đi, nhưng dường như Meggie đã giành chiến thắng. Hay nói cách khác đi, Meggie đã tìm thấy Chúa cho riêng mình khi nhận ra và chấp nhận những quy luật của cuộc đời, và, dẫu cho đau đớn đến tận cùng, cũng có thể đối mặt và chấp nhận mất mát. Sự chấp nhận đó rất kịp thời và lí trí, đã cho Meggie sức mạnh để ở bên Justine, đứa con gái mang “mặc cảm của người sống sót”, giúp con vượt qua và giành lấy hạnh phúc của đời mình. Như vậy, ba thê hệ phụ nữ trong gia đình Meggie cuối cùng cũng có người có thể giành được hạnh phúc. Và như vậy, đến cuối cùng, Meggie không bao giờ phải tiếc nuối vì bất kì điều gì.
Tác phẩm kết thúc một cách thanh thản, và chân lý về sự biến đổi cũng được cất lên:
“Meggie đặt bức điện xuống bàn, hai mắt mở to nhìn biển hoa hồng mua thu ngoài cửa sổ. Hương thơm của hoa hồng, tiếng ông vo vo giữa những bông hồng. Lại thêm râm bụt, những cây hồ tiêu, nhưng cây khuynh diệp kì ảo và hoa giấy quấn quít leo cao trên những thân cây. Khu vườn đẹp biết bao, sao mà tràn trề sức sống. Bao giờ ta cũng thích nhìn những mầm non nhú ra, nhìn mọi vật tươi nở, đổi thay, tàn héo… và những mầm mới nảy nở, vẫn cái vòng tuần hoàn vĩnh cửu ấy không ngừng diễn ra…
… Hãy để những con người mới lập lại cái vòng tuần hoàn. Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai. Và không tiếc nuối về một phút nào cả.”
Thông điệp đưa ra ở đây là một thông điệp rất sâu sắc: Cuộc đời của ta là sự lựa chọn, số phận của ta là do ta xếp đặt, mỗi hành động, mỗi chọn lựa sẽ định nghĩa ta là ai, và sẽ làm nên cuộc đời ta. Như vậy thì, đừng nên hối tiếc.

Cách ứng xử ở đoạn cuối tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” là một cách ứng xử rất hiện sinh. Và thậm chí sự lựa chọn ấy còn được cụ thể hóa, còn được nâng lên một tầm cao hơn:
“Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực theo quy luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào buộc nó lào vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng, đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết. Chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế”.
Cách ứng xử tích cực chính là sự dấn thân. Dám sống, dám lựa chọn, dám quyết định, dám hạnh phúc và dám... đau đớn. Dám lao vào bụi gai đau đớn và chết, cũng chính là dám cất lên tiếng hát hay nhất thế gian này. Bởi vì “những tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”.

Với “Tất cả dòng sông đều chảy”, bản thân cái tên cũng đã gợi đến sự vô thường của đời người. Hình tượng dòng sông là hình tượng trở đi trở lại trong tác phẩm, gắn liền với cuộc đời nhân vật chính, dòng sông chính là cuộc đời lớn mà mỗi con người là một phân tử nước bé nhỏ. “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” – câu nói này có lẽ phù hợp với triết lý của tác phẩm. Kết thúc của tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng đó:
“Bà đưa đôi mắt xanh mờ nhìn lên vầng dương ấm áp. Cái đập chắn sóng bằng đá phía trên ngăn không cho bà nhìn thấy chân trời. Nước chỗ này nông và ấm. Một đợt sóng nhẹ lướt tới, đập vào đùi bà. Lại một đợt khác. Bà cảm thấy cát chạy khỏi các ngón chân bà mỗi khi nước rút. Bà chờ đợt sóng mới, người tình xưa đó: sóng đong đưa, dâng lên và rút đi, một nhịp điệu từ ngàn đời.
Đây là cuộc sống, không là cái chết, mặc dù biển cả là nơi kết thúc của những con sông chảy ngoằn ngoèo. Cơ thể, cá nhân, kí ức có thể mất đi trong đại dương vô thức mênh mông, từ nơi đây dòng nước sẽ lại hình thành.
“Thời gian như dòng nước trôi mãi mãi
Mang đi xa những đứa con thân yêu của mình…”
Đấy là bài hát họ thường hay cùng ca ở quê nhà, và thật xa xưa, bà quỳ bên cạnh mẹ trên cái gối màu đỏ trong nhà thờ…
Nắng lấp lánh trên mặt nước làm cho bà liên tưởng đến cái chói lòa của băng tuyết. Mỗi khối thủy tinh đó tỏa ra ánh màu xanh nhàn nhạt, từ nơi đáy vọng đến những âm thanh tí tách nhè nhẹ trong trẻo như pha lê và dìu dặt như tiếng chuông. Bà nghe như thấy mình đang ở trên dãy núi Alp ở Úc. Từ nơi đây nảy sinh một dòng suối nhỏ, chảy lặng lẽ dưới tần băng tuyết; và tất cả dòng sông đều chảy về biển cả.
(Tất cả dòng sông đều chảy – Nancy Cato)
Philadelphia nhìn thấy trong sự biến thiên của đời sống là một vòng tuần hoàn, cho dù tất cả luôn biến đổi, dẫu rằng vạn vật rồi cũng mất đi và con người cũng đi vào cõi chết, nhưng bên cạnh đó những điều mới sẽ xuất hiện, những con người mới lại sinh ra, lớp này kế cận lớp kia, người đi trước trở thành bậc nâng đỡ lớp người đi sau. Delie nhìn thấy  một sợi dây vô hình và thiêng liêng nối kết giữa mẹ bà, bà, con gái bà, và cháu gái bà, một sự nối kết vô hình mà vô cùng chặt chẽ. Nhìn cuộc đời theo cách như vậy cũng là một cách tích cực, khi ta biết mình ở đâu trong mắt xích tiếp nối không ngừng ấy, ta sẽ có cách ứng xử nhân văn với thế hệ trước ta, và thế hệ kế cận ta.

Tóm lại, điểm qua một vài ví dụ, ta thấy rằng ở kết thúc “Hồng lâu mộng” dường như còn thiếu vắng một giải pháp. Với giấc mộng công danh, ông đã nhìn nhận xác đáng bộ mặt thật của xã hội và đưa ra cách ứng xử là tránh xa nó. Nhưng với ái tình (cụ thể qua “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc), từ sắc thành không, lẽ nào sống có thể không yêu? Con người không thể sống mà không yêu ai, vậy lẽ nào yêu thương cả một đời người hóa ra chỉ là vô nghĩa? Ở đây hẳn còn nhiều điều đáng bàn.

Nên đánh giá hiện tượng này như thế nào? Nếu nói rằng đó là hạn chế tư tưởng của tác giả, thì e rằng còn phiến diện. Tào Tuyết Cần chắc chắn không thể vượt qua được hạn chế tư tưởng của thời đại mình, hạn chế xã hội của thời đại mình. Vả lại, vấn đề kết thúc tác phẩm do Cao Ngạc viết (bản thân Cao Ngạc cũng chịu sự chi phối của xã hội và tư tưởng thời đại) cũng không phải không ảnh hưởng đến cách kết thúc chuyện.

Theo ý kiến chủ quan của người viết, có lẽ hãy khoan đánh giá kết thúc “tu tiên” là một bế tắc và hạn chế về tư tưởng, mà hãy nhìn nó trên mặt tích cực: Kết thúc này đã đóng góp cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc về vô thường, về chân lý đổi thay của cuộc sống. Việc đóng góp một cách nhìn cũng đã là một đóng góp quý giá. Từ cái nhìn đó, tư bản thân mỗi người sẽ có những câu hỏi về cách sống của mình, và tự tìm thấy câu trả lời thích hợp sau quá trình sống, trải nghiệm, sau quá trình đọc, ngẫm nghĩ, tích lũy.

Như nhà văn người Ý Claudio Magrid đã từng nói: “Văn chương không cần những câu trả lời mà nhà văn đem lại, văn chương chỉ quan tâm đến những câu hỏi mà nhà văn đặt ra, câu hỏi này luôn rộng hơn bất kì câu trả lời cặn kẽ nào”. Tào Tuyết Cần (và Cao Ngạc) đã cho chúng ta một câu hỏi, giấc mộng lầu hồng chính là một gợi ý, và chúng ta, mỗi chúng ta, có nhiệm vụ phải tìm thấy một đường đi cho riêng mình.
II.               “Ý dâm”: Phản đề với xã hội phong kiến.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồng Lâu Mộng được cho là một trong tứ đại kì thư của Trung Quốc. Nếu như  Tây Du kí là hành trình mang nặng yếu tố tôn giáo,  Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử đề cập đến mảng đề tài chiến tranh trong xã hội bấy giờ thì Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương mưu cầu hạnh phúc.
Xã hội phong kiến lúc bấy giờ đang đi vào suy thoái và tất yếu là những đạo lý bây lâu nay luôn là lẽ sống cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Quan niệm về chí làm trai phải gắn chặt với Tam cương ngũ thường, là thân gái phải biết Tam tòng tứ đức nay đã quá xưa cũ. Ý dâm trong Hồng lâu mộng, không phải là để chỉ điểm một kẻ háo sắc, dâm ô mà là một kẻ si tình như lời tiên báo : “Dâm tuy một lẽ, nhưng có ý khác. Ví như kẻ thích dâm ở đời, chẳng qua là ưa thích nhan sắc, ưa hát múa, cười cợt không chán, mây mưa không kể ngày giờ, luôn luôn tiếc không đủ gái đẹp trên đời để thỏa cái hứng thú chốc lát của mình, những người như thế chỉ là vật ngu xuẩn, lạm dụng cái dâm ngoài da mà thôi. Còn như công tử, phận trời sinh ra đã sẵn một nghiệp si tình, bọn tôi cho là ý dâm. Duy hai chữ "ý dâm", chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội, chứ không thể bảo lấy miệng cho nhau được, chỉ có thể lấy tinh thần mà thông cả chứ khôn thể công tư có riêng hai chữ đó”
è    Một phản đề đối với quan niệm về nam tử truyền thống, một sự nổi loạn phản kháng xã hội.
Trong tác phẩm ta thấy rõ được hai tuyến nhân vật mang hai luồng tư tưởng trái ngược nhau. Tuyến thuộc nhân vật tiến bộ đại diện cho tinh thần dân chủ là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tuyến nhân vật cũ, lạc hậu của chế độ phong kiến thối nát tiêu biểu là Giả Chính, Vương Hy Phượng.
Những kẻ thuộc lực lượng cũ mang tư tưởng chính thống, có thế lực, có địa vị trong gia đình, xã hội, chịu ảnh hưởng sâu nặng của tư tưởng Nho gia, theo đuổi con đường khoa cử, tôn sùng đạo lí sách vở thánh  hiền. Lực lượng này rất đông, thế lực mạnh. Giả Chính, Giả Nho ra sức dạy dỗ mong Bảo Ngọc học  hành đỗ đạt thành tài. Có lúc Giả Chính đã mạnh tay đánh con “đánh chết cái thằng nghịch tử
           Trong khi đó, Bảo Ngọc trốn học lêu lổng. Ngay khi Bảo Ngọc còn nhỏ, Giả Chính thử tài con, cho Bảo Ngọc chọn một trong số đồ chơi; nào ngờ Bảo Ngọc chọn trân vòng, phấn sáp.
Giả Bảo Ngọc là một con người cô đơn và lạc lõng trong xã hội bấy giờ. Được sinh ra, lớn lên trong cái lồng kính quý tộc đầy cao lương gấm vóc, Bảo Ngọc ngay từ bé đã được dạy đọc sách thánh hiền, học cách dùng gia giáo, thi giáo, lễ pháp... để duy trì và củng cố những tư tưởng cố hữu, lạc hậu của tầng lớp thống trị phong kiến. Giả Bảo Ngọc bị mất tự do, cảm thấy sâu sắc điều đó, nên lúc nào anh cũng vùng vẫy để tìm lối thoát, tìm cách phán kháng lại. Như một con chim khao khát trời xanh rộng lớn bị nhốt vào cái lồng vàng chật hẹp, Giả Bảo Ngọc luôn cảm thấy bức bối và bế tắc với cuộc sống hiện tại. Anh lục lọi sách vở, đi vào triết học cổ, đi vào “tham thiền ngộ đạo” nhưng cuối cùng vẫn không thể tự giải phóng mình bằng sự con đường ấy. Cuộc sống được tiếp nối với những tháng ngày lẩn quẩn, loanh quanh. Cuối cùng, Bảo Ngọc tỏ thái độ hoài nghi những gì “thánh hiền” đã viết, đã soạn, cho đó là “soạn bậy”, là “bịa”, là “nói tầm bậy”. Đối với đạo đức phong kiến mà cái cao nhất là “tôi trung con hiếu”, “sát thân thành nhân”, Bảo Ngọc  đã dám nói những lời “cách mệnh”:
“Những bọn mày râu dơ bẩn, chỉ biết “quan văn chết vì lời can gián, quan võ chết vì đánh giặc”, là hai cái chết của kẻ đại trượng phu, thành ra chỉ làm rối lên, nào có biết đâu có vua ngu mới có bầy tôi chết vì lời can gián; chỉ lo ra công đánh giặc, liều mình hy sinh, tương lai sẽ bỏ nước cho ai. Thật là lời lẽ của kẻ “đại nghịch vô đạo”.
Tuy nhiên, đó chỉ là ý nghĩ đột xuất trong nhất thời, còn bình thường, anh vẫn phải nép mình trong lồng cũi tuân phục “di huấn thánh nhân”.
 Với Giả Chính, Bảo Ngọc không bằng anh ( Giả Châu) không kỳ tài được, Bảo Ngọc chỉ là một nghịch tử. Giả Mẫu, Vương phu nhân, Tiết Bảo Thoa, Phượng Thư, Thám Xuân… thường khuyên nhủ BảoNgọc học hành, thi cử, ra làm quan để làm tròn chữ hiếu. Với họ chỉ có học hành, thi cử đỗ đạt thì mới xứng đáng là con hiếu, tôi trung. Giả Chính quý mến Chân Bảo Ngọc vì đó là mẫu người theo quan niệm của ông ta: “số là Giả Chính trông thấy diện mạo của Chân Bảo Ngọc giống hệt con mình, khi hỏi đên văn chương anh ta đối đáp như nước chảy, nên trong lòng rất yêu mến, bèn cho gọi Bảo Ngọc ra để khuyên răn…”
          Ta thấy rõ, Giả Chính sống rập khuôn, cứng nhắc theo lễ giáo phong kiến hủ lậu, ờ ngoài thì làm quan về nhà thì làm chủ. Những người như Giả Mẫu, Vương Phu nhân, Hình phu nhân càng cổ hủ, lạc hậu. Giả mẫu có thể cho phép Giả Liễn năm thê bảy thiếp  “ bọn trai trẻ chúng nó thấy gái khác nào mèo thấy mỡ, cấm đoán sao được bọn chúng”. Nhưng lại bóp chết, chà đạp lên trên những tình yêu chân chính cao đẹp. Giả mẫu luôn miệng khen Bảo Thoa, bởi nàng là người có đủ tư chất “ công, dung, ngôn, hạnh”, biết chiều chuộng, lấy lòng mọi người. Còn thứ tình yêu tự do Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc, trái với quan niệm “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vốn ăn sâu trong con người  họ thì làm sao  họ chấp nhận. Hồi 97, 98 đám cưới của Bảo Ngọc là một minh chứng rất rõ nét  và thể hiện sự tàn bạo ghê gớm của lực lượng này. Trong lúc người cháu ngoại ốm yếu gần chết, cô đơn lạnh lẽo ở quán Tiêu tương thì người ta vui vẻ, rằm rộ tổ chức đám cưới cho cháu trai đang ngây  ngô tưởng đó là em Lâm. Không đoái hoài đến Lâm Đại Ngọc, trước khi chết, Lâm Đại Ngọc xót xa nói với Tử Quyên: “ Em ơi! Ta ở đây không có ai là bà con, thân ta vốn trong sạch, thế nào em cũng phải bảo họ đưa ta về!”.
          Sự phản kháng xã hội còn rõ ràng hơn trong cuộc hôn nhân của Bảo Thoa và Bảo Ngọc. Sự tinh ranh tùy thời của Bảo Thoa không giúp nàng hiểu được tư tưởng phong kiến đó của nàng chính là hàng rào ngăn cách ngày càng xa giữa nàng và Giả Bảo Ngọc. Bởi lẽ, Bảo Ngọc không thích đọc sách theo quan điểm gia trưởng phong kiến áp đặt mà chỉ thích đọc sách gọi là “Tập học bàng thư”, tức là những sách do bách tính viết ra, không có tính chất quy phạm, ràng buộc. Bảo Ngọc ghét nhất là thứ văn chương khoa cử, chàng vốn quyết tâm không theo con đường cố đọc sách để thi cử, thăng quan tiến chức theo quy định của gia đình. Khi với chàng theo làm quan là tuân theo những lý lẽ được quy định sẵn, là phá vỡ đi sự công bằng mà chàng dành cho người phụ nữa. Chàng xem thường công danh phú quý, thậm chí không thể tiếp nhận, đồng tình với loại người làm quan như Giả Vũ Thôn. Chàng luôn đấu tranh chống lại khoa cử phong kiến, thì ngược lại Tiết Bảo Thoa nàng luôn nuôi tư tưởng phong kiến, một tín đồ trung thành của xã hội phong kiến. Nàng cho rằng con trai phải đọc sách để “giúp nước trị dân”. Những mưu mô tinh ranh xảo quyệt của Bảo Thoa vẫn không thể nào dập tắt được ngọn lửa đấu tranh chống lại xã hội phong kiến thối nát mà hình ảnh thu nhỏ là gia đình họ Giả, của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Chính vì thế, Bảo Ngọc giành tình yêu chân thành hơn cho Lâm Đại Ngọc bởi Đại Ngọc không hề khuyên Bảo Ngọc luận bàn chuyện học, chuyện làm quan giúp nước trị dân. Còn Tiết Bảo Thoa thông minh xinh đẹp thì bị Bảo Ngọc xem là một “con mọt ăn lộc”. Việc nàng cố duy trì và bảo vệ chế độ phong kiến bao nhiêu thì càng làm cho khoảng cách giữa nàng và Giả Bảo Ngọc càng xa bấy nhiêu. Giữa họ không cùng một tư tưởng cho dù họ cuối cùng cũng lấy nhau. Ở đây hôn nhân giữa Tiết Bảo Thoa và Giả Bảo Ngọc “đã trở thành hành vi chính trị để phục vụ cho lợi ích cá nhân” mà thôi.
          Trong khi lực lượng mới tiến bộ còn quá mong manh lại vấp phải sức phản kháng rất mạnh mẽ, kiên quyết của lực lượng cũ nên tạm thời thất bại. Cả Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc đều không thích đọc thứ sách “ nhảm nhí”, xem đó là cần câu cơm, thích cuộc sống  tự tại, được tự do yêu đương nhưng không đến được với kết quả của tình yêu Đại Ngọc ôm sầu mà chết, Bảo Ngọc nương nhờ chốn của Phật. Hành động đó chứng tỏ sự thất bại của họ có một ý nghiã rất to lớn, là sự phản kháng tích cực nhưng cũng có phần bế tắc.
Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đại diện tiêu biểu cho tư tưởng phản nghịch nhằm chống đối lại những ràng buộc, định kiến khắt khe trong quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, đồng thời họ khao khát được tự do trong tư tưởng, trong tình yêu và hôn nhân. Họ giống nhau ở một điểm là đều chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Chính sự cảm thông và sẻ chia này đã giúp họ trở nên gắn kết và tâm đầu ý hợp. Họ yêu nhau trong sự bất chấp, trong ý định phá vỡ mọi trật tự để vươn đến tình yêu đích thực. Đó có thể xem là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.
Nhưng sự thật nghiệt ngã và bất công của hiện thực đã gây ra bi kịch cho số phận của họ - những con người không được quyết định tình yêu của mình. Họ yêu nhau và muốn tiến đến hôn nhân cùng nhau thế nhưng điều này lại bị xem là “tai họa” đối với gia đình họ Giả. Đôi trẻ với khát khao yêu thương tha thiết, chân thành chưa kịp trao tặng nhau những lời hẹn ước, chưa được nếm mật ngọt tình yêu, đã linh cảm thấy mật đắng của đời. Cuối cùng, Giả mẫu và bọn phu nhân trong phủ họ Giả đã quyết định chọn Tiết Bảo Thoa cho Bảo Ngọc. Và một khi đã chọn, họ đã nhẫn tâm theo kế “đánh tráo” của Phượng Thư. Bảo Ngọc cứ yên trí là “cưới em Lâm”, đến lúc giở khăn che mặt, lại là Bảo Thoa; Bảo Ngọc lúc bấy giờ mới giật mình trong bàng hoàng. Còn Lâm Đại Ngọc sau cơn ốm nặng, đã chết trong niềm đau đớn, oán hận tột cùng. Nàng đốt thơ, đốt khăn tặng trong lúc cả nhà mừng đám cuởí của người mình yêu. Kết thúc tấn bi kịch này, Bảo Ngọc trốn nhà đi tu; và Bảo Thoa làm một người góa phụ trẻ đau khổ.
Xét về phương diện nội dung, cần nhìn nhận và đánh giá những điểm mới mẻ, tiến bộ của tác phẩm so với tư tưởng của thời đại xã hội lúc bấy giờ - tư tưởng phản đối những ràng buộc vô lý, bất công của xã hội phong kiến đã chà đạp, đã tước đoạt hạnh phúc, tình yêu và tự do của con người. Trước hết, đó là cách nhìn con người trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính. Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản, một chiều. Đó là một quá trình đấu tranh gay go,quyết liệt của sự mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của mình nhưng cuối cùng Đại Ngọc lại buông xuôi trước những ràng buộc khắt khe và chấp nhận vô điều kiện theo sự sắp đặt của người bề trên. Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ không phải là không có lý. Bảo Ngọc chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử” có lý tưởng, kiên định. Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch. Cuối cùng giải pháp “đi tu” - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng yếu ớt - đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia dình, rồi bỏ trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý.
Không chỉ thế cái xã hội thối nát lúc ấy còn bị phơi bày qua sự đối chiếu về “Ý dâm” trong sự đối sánh với “dâm” hay sự khác biệt trong “ý dâm” của Giả Bảo Ngọc với cái dâm của các nhân vật nam khác trong Hồng lâu mộng
          Giả Bảo Ngọc, chàng trai si tình trong Hồng lâu mộng là một chân dung  khác hẳn với các nhân vật nam khác. Không những khác với quan niệm đỗ đạt làm quan của Giả Chính, của Chân Bảo Ngọc, mà còn là phép đối với sự dâm ô ti tiện của những con người cùng họ là Giả Thuỵ , Giả Liễn.
Bảo Ngọc ngay từ nhỏ đã được bên các chị em của mình, chàng thể hiện sự công bằng, tôn trọng phụ nữ .
Dưới góc nhìn của nhân vật trung tâm Giả Bảo Ngọc, người phụ nữ luôn được nâng niu, trân trọng như những kết tinh trọn vẹn và toàn bích nhất mà tạo hóa mang lại. Bảo Ngọc cho rằng:
 “Xương thịt của con gái là do nước kết thành, xương thịt của con trai là do bùn kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng khoan khoái, trông thấy con trai thì như phải hơi dơ bẩn vậy”.  
Chẳng vì thế mà Bảo Ngọc luôn nâng niu, tôn trọng và đối xử rất mực dịu dàng với những bậc nữ nhi và có thành kiến với nam nhi:
“Người thiêng hơn cả vạn vật, bao nhiêu tinh hoa trong sạch của trời đất đều chung đúc vào con gái, bọn con trai chỉ là hạng cặn bã, vẩn đục mà thôi”.
Giả Bảo Ngọc, một đại diện trí thức của tầng lớp quan lại, vương giả trong xã hội đương thời và là một trong số ít nhân vật trong tác phẩm công khai chống lại quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Thậm chí, anh còn cho rằng tất cả con trai là hạng thô tục, có cũng được, mà không cũng chẳng sao.Và những người phụ nữ, những giai nhân của Đại Quan viên lại được xem là những bông hoa tỏa ngát.
Tuy nhiên thật sự khó khăn khi phải chọn cho mình một người con gái mà mình yêu. Giữa Đại Ngọc, Bảo Thoa, và cả Tập Nhân, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng một tính cách, một tư tưởng riêng. Nhưng cuối cùng chàng vẫn yêu và chọn cho mình người con gái hiểu chàng và biết chàng cần gì. Có lẽ là bất công cho Bảo Thoa, nhưng suy cho cùng chính cô cũng ko hiểu được Bảo Ngọc. Tình yêu của Bảo Ngọc xuất phát từ con tim, từ sự rung động và từ cái nghiệp kiếp suy tình của mình, là sự trả nợ tình duyên được mệnh trời sắp sẵn. Ở Bảo Ngọc anh nhận ra chính tình yêu mới có thể cứu rỗi cái xã hội đang sa đoạ này chứ không phải mà mớ Tứ thư Ngũ kinh, không phải là con đường thì cử để phục vụ cho một cái chế độ thống trị chắc chắn sẽ sụp đổ.
Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đại diện tiêu biểu cho tư tưởng phản nghịch nhằm chống đối lại những ràng buộc, định kiến khắt khe trong quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, đồng thời họ khao khát được tự do trong tư tưởng, trong tình yêu và hôn nhân. Họ giống nhau ở một điểm là đều chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Chính sự cảm thông và sẻ chia này đã giúp họ trở nên gắn kết và tâm đầu ý hợp. Họ yêu nhau trong sự bất chấp, trong ý định phá vỡ mọi trật tự để vươn đến tình yêu đích thực. Đó có thể xem là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.
Nhưng sự thật nghiệt ngã và bất công của hiện thực đã gây ra bi kịch cho số phận của họ - những con người không được quyết định tình yêu của mình. Họ yêu nhau và muốn tiến đến hôn nhân cùng nhau thế nhưng điều này lại bị xem là “tai họa” đối với gia đình họ Giả. Đôi trẻ với khát khao yêu thương tha thiết, chân thành chưa kịp trao tặng nhau những lời hẹn ước, chưa được nếm mật ngọt tình yêu, đã linh cảm thấy mật đắng của đời. Cuối cùng, Giả mẫu và bọn phu nhân trong phủ họ Giả đã quyết định chọn Tiết Bảo Thoa cho Bảo Ngọc. Và một khi đã chọn, họ đã nhẫn tâm theo kế “đánh tráo” của Phượng Thư. Bảo Ngọc cứ yên trí là “cưới em Lâm”, đến lúc giở khăn che mặt, lại là Bảo Thoa; Bảo Ngọc lúc bấy giờ mới giật mình trong bàng hoàng. Còn Lâm Đại Ngọc sau cơn ốm nặng, đã chết trong niềm đau đớn, oán hận tột cùng. Nàng đốt thơ, đốt khăn tặng trong lúc cả nhà mừng đám cuởí của người mình yêu. Kết thúc tấn bi kịch này, Bảo Ngọc trốn nhà đi tu; và Bảo Thoa làm một người góa phụ trẻ đau khổ.
Trái ngược là Giả Thuỵ, một còn người dâm ô háo sắc, là một biểu tượng điển hình của xã hội thối nát loạn luân lúc bấy giờ. Phượng Thư là vợ của Giả Liễn tức họ hàng với Giả Thuỵ thế nhưng hắn vẫn có những tư tưởng xấu xa, Gặp Phượng Thư ở nhà Giả Dung, hắn đã nổi tâm tà với những câu nói vẻ mời mọc:  “Tôi muốn đến thăm chị, nhưng sợ chị trẻ tuổi không chịu tiếp khách dễ dàng.”  Biết được tâm tà của Giả Thuỵ, Phượng Thư đã bày nhiều kế khiến Giả Thuỵ tiền mất tật mạng, từ đó hắn lâm trong bệnh. Thế nhưng, hắn vẫn không chừa, nằm liệt giường mà vẫn còn mộng mị đến Phượng Thư. Trong chiếc gương của một vị đạo sĩ, hắn thấy Phượng Thư vẫy gọi. Đến khi chết mà dưới quần đầm đìa một vũng tinh lạnh buốt.
Giả Liễn cũng không kém Giả Thuỵ, hắn đã có vợ mà còn là một cô vợ tài sắc vẹn toàn thế nhưng lòng dâm dục vẫn không ngừng trỗi dậy. Bất chấp thân phận của mình, hắn ta đã tằng tịu với vợ của Đa Quan- một tên đầu bếp trong phủ. “Thằng Đa chỉ cốt có rượu, có tiền, ngoài ra vợ cũng mặc kệ. Vì thế người trong hai phủ Vinh, Ninh phần nhiều tằng tịu với ả. Ả này dâm đãng khác thường, nên người ta đặt cho cái tên là cô "Đa" .Giả Liễn đương lúc ngứa ngáy, ngày thường vốn đã say mê say mệt ả này, nhưng trong thì sợ vợ, ngoài sợ bọn hầu yêu, nên không dám chờn vờn. Cô "Đa" từ lâu cũng có tình ý với Giả Liễn, nhưng chưa có dịp thuận tiện; nay thấy Giả Liễn dọn ra ngủ ngoài thư phòng, ả ta chẳng có việc gì cũng mỗi ngày lượn đi lượn lại ba bốn lần.” Và rồi hắn bắt đầu những cuộc mây mưa với ả. Nực cười ở chỗ hắn còn thốt lên : Em là "bà chúa", chứ còn ai là "bà chúa" nữa!”. Không chỉ dừng lại ở những trò lén lút trong phủ, hắn còn vụng trộm cưới thêm dì Hai, mà giúp đỡ cho hắn không ai xa lạ chính là những con người cùng một ruột: Giả Trân và Giả Dung, chừng đó thôi cũng cho thấy rõ những con người trong xã hội bây giờ tha hoá tới mức nào.
Hồng Lâu Mộng có hai thế giới đối sánh: “thế giới mộng tưởng” và “thế giới hiện thực” mà cụ thể là thế giới trong và ngoài Đại Quan Viên. Thế giới lý tưởng Đại Quan Viên của 12 thanh nữ và chàng Bảo Ngọc là thế giới lí tưởng của Hồng Lâu Mộng . Đây mới là thế giới duy nhất có ý nghĩa. Đối với họ, thế giới bên ngoài Đại Quan Viên coi như không tồn tại, nếu có cũng chỉ toàn những điều xấu xa, tiêu cực mà thôi. Bởi vì bên ngoài Đại quan viên (ám chỉ Hội Phương Viên) chỉ toàn những thói đời bẩn thỉu và trụy lạc.
Thế giới hiện thực trong tác phẩm hiện lên không ít những chân dung biến chất và tha hóa về nhân phẩm, họ là đại diện của những tư tưởng và định kiến khắt khe về sự phân biệt đẳng cấp và cả giới tính trong xã hội.Giả Xá có thể xem là một trong những con người nhơ bẩn nhất bên cạnh Giả Trân, Giả Liễn, Tuyết Bàn... Giả Xá ép cưới nàng hầu Uyên Ương làm thiếp khiến nàng phải thắt cổ tự vẫn vì không chấp nhận được việc phải lấy một kẻ dâm loàn làm chồng. Tập Nhân đã kết án Giả Xá:
 “Ông lớn háo sắc quá. Mặt sạch một chút là ông ta đã không tha rồi.”
Những cảnh dâm loạn của Giả Liễn thường được đặc tả trong phim cho thấy bản tính dâm ô cố hữu của bọn người sống nhàn nhã trên áp bức và bóc lột địa tô. Cuộc sống trống rỗng khiến bọn chúng ngày đêm chỉ toàn nghĩ đến những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác... Một vài khuôn mặt lương thiện xuất hiện, đa số đều thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, Tập Nhân... Phủ họ Giả vì thế mà không thoát khỏi sự sụp đỗ tất yếu của nó. Đây chính là cách nói ẩn dụ giàu hình ảnh về xã hội phong kiến thời mạt Thanh đã đi đến tận cùng khí số, chuẩn bị bước tới hồi kết cuối cùng.
Vườn ở phủ Đông trong Hội Phương Viên cũng là nơi bẩn thỉu, đúng như câu nói của nhân vật Liễu Tương Liên:
“Trong phủ Đông nhà chúng mày, ngoài hai con sư tử đá trước cổng phủ là sạch, còn thì đến mèo chó cũng bẩn cả”.
Trước khi có Đại quan viên, rất nhiều việc lớn trong Hồng Lâu Mộng đều diễn ra ở Hội Phương Viên, đây là nơi bẩn thỉu, nhơ nhuốc có tiếng, là nơi để các lão thiếu gia rượu chè hành lạc. Chỉ cần xem cảnh tổ chức đánh bạc, uống rượu và dâm ô với hầu trai của bọn Giả Trân là đủ biết. Đây cũng là nơi sinh ra những chuyện bất chính giữa Tần Khả Khanh và Thuỵ Châu, giữa Hy Phượng và Giả Thụy.
Hội Phương Viên là nơi ô uế của thế giới thực tại, đối lập với thế giới lí tưởng thanh sạch Đại Quan Viên. Tào Tuyết Cần một mặt sáng tạo thế giới mộng tưởng, muốn thế giới lí tưởng đó mãi mãi tồn tại giữa chốn nhân gian, mặt khác, ông lạnh lùng miêu tả một thế giới hiện thực đối sánh với nó. Tất cả sức mạnh của thế giới hiện thực đó liên tục tấn công phá huỷ thế giới lí tưởng.

          Hồng Lâu Mộng miêu tả quá trình hình thành, phát triển và cuối cùng tan vỡ của thế giới lí tưởng Đại Quan Viên. Thế giới lí tưởng đó ngay từ đầu đã không tách rời khỏi thế giới hiện thực: Đại Quan Viên hoa thanh quả khiết vốn được xây trên cái nền bẩn thỉu Hội Phương Viên. Trong suốt quá trình 12 chị em thanh nữ vun đắp phát triển khu vườn, hoa thanh quả khiết của họ cũng không ngừng bị rình rập, bẻ phá bởi bàn tay nhớp nhúa từ bên ngoài.
 Thanh khiết mọc lên từ ô uế, sau cùng cũng đành rơi rụng giữa ô uế. Đó chính là ý nghĩa trung tâm của bi kịch Hồng Lâu Mộng. Đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật.
è    Tất cả đã phơi bày cái hiện thực xấu xa, dâm ô, đáng khinh bỉ của một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội lúc bấy giờ, Đồng thời lên án tố cáo những con người ấy, gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự sụp đổ của gia đình họ Giả cũng như của triều đình phong kiến lúc bấy giờ.
è    Như vậy, “ý dâm” trong Hồng Lâu Mộng, bên cạnh ý nghĩa về si-nghiệp-mệnh chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, thì còn là một phản đề với chế độ phong kiến đương thời. Nghiệp tình ái của Giả Bảo Ngọc, “ý dâm”, đối lập với “dâm” của những kẻ như Giả Thụy, Giả Liễn đã trở thành một “tấm kính chiếu yêu” lột trần những xấu xa, giả dối, dâm ô, tha hóa của xã hội đương thời. Đồng thời, cái “ý dâm” ấy còn khẳng định những tiêu chuẩn giá trị mới, đó là khát vọng tự do hạnh phúc yêu đương, là tinh thần dân chủ, là sự phủ định đối với “mả công danh” đương thời. Có lẽ đó cũng là ẩn ý trong lời nói của tiên Cảnh Ảo khi nói với Giả Bảo Ngọc, đại ý, chúng tôi yêu công tử vì công tử là người dâm nhất thế gian.
C.   KẾT LUẬN
Hồng Lâu Mộng được đánh giá là một trong bốn tứ đại kì thư đồ sộ và có giá trị lớn của văn học Trung Quốc khi đã bao quát được những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, đòi bình đẳng và khát khao một lí tưởng sống mới. Chỉ với Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã được xưng tụng là "Shakespeare của Trung Hoa” - đó là vị trí độc tôn, dẫu thiên truyện của ông còn sự góp sức của một nhà văn hậu thế là Cao Ngạc. Gần 300 năm qua, câu chuyện về số phận của những con người trẻ tuổi trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến đã mê hoặc nhiều thế hệ độc giả trên thế giới. Điều làm nên sự vĩ đại cho tác phẩm chính là do khả năng bao quát các phương diện đời sống, nghệ thuật thuật và tư tưởng của tác giả. Hồng Lâu Mộng là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mục ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, tư tưởng cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình họ Giả, rộng hơn là của xã hội Trung Quốc đương thời. Họ công khai chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến. Khi đánh giá về Hồng Lâu Mộng, có ý kiến khen ngợi rằng: “Hồng Lâu Mộng lập ý mới, bố cục khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kĩ, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình thật không kể xiết. Hơn nữa chế giễu thì được cái hậu của nhà thơ, khen chê thì có cái tài của sử bút, kể chuyện ma không cảm thấy hoang đường, tả sự vật không cảm thấy chồng chất, không lời nào tự mâu thuẫn, không việc nào bất trúng nhân tình. Ngoài ra như chúc tết mừng tuổi, mừng thọ lo tang, xem bói bốc thuốc, thách rượu gá bạc, mất của gặp ma, bị cháy gặp cướp, cho đến những việc vặt vãnh gia thường, tư tình nhi nữ, không có chuyện gì mà không ghi đủ. Đến như cầm kì thi họa, y bốc tính mệnh, giải quyết rất tinh, sắp đặt xác đáng. Nhưng đặc biệt tôi cho rằng không có gì tài khéo hơn là thơ từ câu đối hoành phi, lệnh phạt rượu, câu đố đèn, kèm thêm văn từ, điểm diễn hí khúc, không một chỗ nào là không ám hợp với ý chính, nhất bút song quan. Quả là một cuốn sách không tiền tuyệt hậu, độc tuyển trên đời.” Hồng Lâu Mộng có thể xem là phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi những huy hoàng của vàng son lộng lẫy, cảm thấy tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng hư vô, bằng siêu hình và tôn giáo Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khó hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã thấy, đã nếm trái về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc và sự miêu tả khách quan "những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Chí ít thì về mặt đó, ông đã lay chuyến được "niềm lạc quan về cái trật tự hiện tồn", và như thế, ông là sản phẩm của một thời đại, đồng thời đã nhìn xa hơn thời đại.




TƯ LIỆU THAM KHẢO
1.     Giáo trình văn học Trung Quốc – Tác giả Giáo sư Lương Duy Thứ
2.     Mai Quốc Liên: Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng Tập 1. Nhà xuất bản Văn học. Hà Nội 2007 (nhóm dịch Vũ Bội Hoàng)
3.     Bùi Kỷ: Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng Tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội, 1962
4.     Lịch sử văn học Trung Quốc (Nguyên - Minh - Thanh). Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh, 1962. Bản dịch: Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
6.     Hồng Lâu Mộng – wikipedia
7.     Hồng lâu mộng – Tiểu thuyết ái tình hay nhất mọi thời đại – Đỗ Ngọc Thạch
8.     Số phận người phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng – Đặng Ngọc Ngận