Pages

Pages - Menu

Tuesday, June 16, 2015

NỘ DUNG TRỮ TÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH - Nguyễn Minh Hiếu


  • Nhắc lại về văn học lãng mạn (vì Thơ Mới) là thể loại nằm trong dòng văn học lãng mạn.

  1. Khái niệm Chủ nghĩa lãng mạn
 - Một cách định nghĩa:
      CNLM là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mĩ tiếp cận hiện thực một cách chủ quan, phản ánh hiện thực nhà văn “muốn có”. (Nó có ý nghĩa là một trào lưu văn học gắn với PPST : Chủ nghĩa lãng mạn.)
- Đặc điểm:
      + Mĩ học của CNLM nói chung là phủ nhận thực tại để hoặc là quay về quá khứ, hoặc hướng đến tương lai, đem lý tưởng đối lập với thực tại.
+ Về nội dung cảm hứng:
      - Cơ sở tâm lý: bất hòa, bất mãn nhưng bất lực trước thực tại xã hội xấu xa.
      - CNLM thường tìm đến các đề tài: Tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tôn giáo, trụy lạc…để thoát ly thực tại ô trọc.
      - Thể hiện thái độ phủ nhận gián tiếp thực tại xã hội và khát vọng vượt lên trên cuộc sống chật chội tù túng, dung tục, tầm thường.
+ Về hình thức biểu hiện:
      - Thiên về thể loại trữ tình (thơ). Văn xuôi theo xu hướng trữ tình hóa, đào sâu vào thế giới nội tâm của con người với tư cách là những cá nhân, cá thể.
      - Chú trọng xây dựng hình tượng khác thường.
      - Ưa sử dụng bút pháp đối lập, tương phản.
      - Diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người…

  1. Quá trình phát triển
-          30 năm đầu thế kỉ XX , CNLM đã có mầm móng ở các tác giả như Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm) và Tản Đà (Giấc mộng lớn)
-          Phát triển mạnh mẽ thành một trào lưu với hai hiện tượng tiêu biểu là Tiểu thuyết TLVĐ và Phong trào thơ Mới. => bắt sang trọng tâm là Thơ Mới
  1. Khái niệm Thơ Mới

THƠ MỚI là một trào lưu thơ Việt Nam xuất hiện từ khoảng 1932 đến khi nổ ra cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Đó là nền thơ mang phong cách hiện đại tương tự thơ phương Tây thế kỉ XIX và XX, khác hẳn thi ca Việt Nam trong tất cả các thời đại quá khứ.
4. Quá trình vận động

      Chặng 1: 1932 – 1935 - khởi đầu, tranh luận và áp đảo

      Chặng 2: 1936 – 1939 - làm hòa, phát triển, kết nối

      Chặng 3: 1940 -1945 – phân hóa theo các xu hướng khác nhau, tìm tòi thể nghiệm các hình thức mới.

5. Đặc điểm nổi bật (Sự cách tân từ phương thức nội dung đến hình thức nghệ thuật)

*Sự cách tân Nội dung Thơ Mới tập trung dưới những đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, Sự thể hiện cái tôi. Đó là một cái tôi thể hiện “cái thế nhị nguyên của chủ nghĩa lãng mạn”. Một mắt cảm thấy yêu đời, cảm thấy cuộc sống vô cùng đáng sống. Một mặt lại cảm thấy một nỗi buồn sầu não man mác trước thời cuộc.
- Thứ hai, Thơ Mới là thơ ưu tiên của cõi mộng. Đó là sự thoát lý khỏi thực tại. Và có những xu hướng thoát ly chính: thoát ly vào tình yêu (Xuân Diêu, Lưu Trọng Lư), thoát ly vào quá khứ (Huy Cận, Vũ Đình Liên), thoát ly vào cõi siêu hình, điên loạn (Hàn Mặc Tử, Bích Kê) , trốn vào nơi trụy lạc (Vũ Hoàng Chương),..
-  Thứ ba, Thơ Mới thường hường đến nỗi buồn, cái cô đơn và cái buồn đã trở thành nét chung của nhiều nhà thơ.
Tóm lại, dưới sự cách tân đổi mới của phương thức nội dung thì ở Thơ Mới , người đọc dễ bắt gặp những đặc điểm sau:
- Sự khẳng định cái “tôi”.
- Nỗi buồn cô đơn , nỗi buồn trong Thơ Mới xuất hiện vs tần số dày đặt.
- Cảm hứng về mới mẻ về thiên nhiên và tình yêu

* Sự cách tân mới lạ về hình thức nghệ thuật:
+ Thể loại: phong phú phóng túng nhưng dần cũng quay về các thể loại quen thuộc như: ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, ….
+ Hiệp vần: đa dạng, có thể theo một quy luật hoặc không theo quy luật nào.
+ Nhạc điệu: tạo bởi cách gieo vần và thanh điệu
+ Ngắt nhịp: một cách rất linh hoạt

+  Ngôn ngữ giàu sức gợi hình: cảm xúc, màu sắc phong phú.